Sức khỏe và bệnh tật là những trải nghiệm thông thường của kiếp sống con người và là mối quan tâm đặc biệt của tôn giáo. Trong mỗi xã hội, trên mỗi chặng đường lịch sử, tôn giáo đều hướng đến giá trị của an lạcvà sức khỏe, xem đây là điều tiên quyết để có một cuộc sống ý nghĩa. Tôn giáo cũng đưa ra những phương tiện và giải pháp để giúp mọi người có sức khỏe tốt và có khả năng chống chỏi với bệnh tật, hóa giải nỗi khổ niềm đau một cách có sáng tạo. Nhiều người đồng ý rằng mạnh khỏe và an lạc không có nghĩa đơn giản là vắng mặt khổ đau hoặc ít đi sự bất toàn, giảm bệnh tật và chết chóc, mà mạnh khỏe và an lạc còn có nghĩa tích cực hơn những điều vừa nêu. Đến nay, vẫn còn nhiều tranh cãi về nghĩa tích cực của khái niệm “sức khỏe”. Bài viết ngắn này bàn về sức khỏe và bệnh tật theo quan điểm của đạo Phật. Nói chung, đạo Phật đã trải qua hơn 2500 năm lịch sử gắn liền với y học cả phương diện lý thuyết lẫn thực hành. Là một tôn giáo sống động, giáo lý đạo Phật ảnh hưởngnhiều đến cách nghĩ, cách làm của người Phật tử đối với vấn đề sống và chết.
Tất cả
chúng ta đều
quan tâm đến
sức khỏe vì đây là
giá trị của
con người.
Hy vọng rằng bài
giới thiệu này là sự
cống hiến của
đạo Phật với
vấn đề đang
thảo luận là định nghĩa khái niệm “sức khỏe” cũng như
vai trò,
chức năng của các chuyên gia chăm sóc y tế
hiện đại, những người
đại diện và có
chức năng chăm sóc
giá trị quý giá này ở
con người.
Xem tiếp:
Đạo Phật, sức khỏe và bệnh tật