ĐIỀU TRỊ BỆNH TẬN GỐC
NĂNG LỰC CHỮA LÀNH CỦA TÂM BI MẪN
Lama Zopa Rinpoche
Nguyễn Văn Điều & Đỗ Thiết Lập dịch Việt
Nhà xuất bản Tôn Giáo, Hà Nội
PHẦN MỘT: TÂM LÝ ĐIỀU TRỊ BỆNH
9. BỆNH TẬT CHỈ LÀ TÊN GỌI
Những thí dụ mà tôi vừa đề cập giúp chúng ta hiểu được thực tại của bệnh ung thư, AIDS và kể cả cái chết. Thiền định về tánh Không của bệnh ung thư, AIDS và các bệnh khác nữa sẽ có ích lợi trong việc phá vỡ các khái niệm cố hữu của chúng ta về bệnh tật mà lâu nay đã làm cho chúng ta lo âu sợ hãi.
Trong thực tại, việc mắc phải một căn bệnh nào đó chỉ là một cách nhìn của tâm chúng ta. Những gì xuất hiện trước mắt chúng ta chính là những gì mà tự ta đã tạo ra. Hay nói như vị Đại hành giả Du-già Naropa là: “Khi chúng ta bị bệnh, chính là khái niệm [của ta] bệnh.” Rõ ràng, chính cái khái niệm của chúng ta [mới là đối tượng] đang chịu đựng căn bệnh. Trước tiên, tâm chúng ta gán đặt tên gọi lên một cái gì đó, rồi chúng ta mới nhìn thấy cái đó. Điều này cũng đúng đối với bệnh tật và tất cả các hiện tượng khác. Tất cả bệnh tật của chúng ta đều là do tâm tạo tác. Như tôi đã giải thích, chúng ta không thể nào thấy có cái tôi trừ phi tâm chúng ta đã tạo ra danh xưng “tôi”. Cũng tương tự như vậy, chúng ta không thể thấy có bệnh ung thư hay AIDS, trừ phi tâm chúng ta đã tạo ra những danh xưng “ung thư” hay “AIDS”.
Một điều quan trọng trong việc chữa lành bệnh là phải hiểu được bệnh tật cũng như các vấn đề bất ổn khác xuất phát từ tâm ta như thế nào, vì nếu một điều gì đó xuất phát từ tâm thì chúng ta sẽ có thể kiểm soát nó, có thể thay đổi nó. Điều này có nghĩa rằng tâm chúng ta có năng lực loại trừ bệnh tật, chúng ta không cần phải cảm thấy lo lắng hay tuyệt vọng. Việc biết được chúng ta có quyền tự do quyết định như thế nào sẽ khích lệ và mang đến cho ta hy vọng.
AIDS chỉ là một tên gọi
Không hề có bệnh AIDS thực sự, không có bệnh AIDS nào tự nó tồn tại. Đầu tiên, một bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị HIV dương tính rồi bảo bệnh nhân rằng ông ta có thể nhiễm bệnh AIDS. Dựa trên những gì bác sĩ nói, bệnh nhân gán đặt danh xưng “AIDS” lên bệnh tình của mình và tin vào cái tên gọi đó. Thực thể ở đây là loại vi-rút đặc biệt – HIV – làm cho bệnh nhân mất khả năng đề kháng với bệnh tật, và tên gọi [gán đặt lên thực thể đó] là “AIDS”. Thực sự, tất cả những gì về bệnh AIDS là như thế này: Tâm tạo dựng tên gọi “AIDS” và gán đặt nó lên một cái thực thể cá biệt. Không có AIDS nào khác ngoài cái này. Không có bệnh AIDS độc lập, không có bệnh AIDS tự nó tồn tại. Về phần cơ thể không hề có bệnh AIDS; bệnh AIDS chỉ hoàn toàn được gán đặt bởi tâm. Trong thực tại không hề hiện hữu bệnh AIDS có thật như chúng ta tin tưởng. Bệnh AIDS có thật đó hoàn toàn là một ảo tưởng; nó hoàn toàn trống không ngay ở đó, nơi thực thể của nó.
Cũng giống như bệnh AIDS là hoàn toàn trống không, ung thư và các bệnh khác cũng vậy. Giáo lý về chuyển hóa tâm dạy rằng: “Khổ đau là một thể hiện của tánh Không.” AIDS là một thể hiện của tánh Không, ung thư là một thể hiện của tánh Không. Ung thư là hoàn toàn trống không, ấy thế mà chúng ta lại tưởng là thật, là không phải được gán đặt bởi tâm. Vậy, ung thư là gì? Ung thư chỉ là một tên gọi do tâm gán đặt lên cái thực thể của nó.
Chỉ riêng việc thiền định về bản chất rốt ráo của AIDS, ung thư và các bệnh khác cũng đã mang lại năng lực chữa bệnh mãnh liệt, vì thiền định sẽ cắt đứt tâm vô minh ảo tưởng và đồng thời loại bỏ sự sợ hãi, tuyệt vọng và các xúc cảm bất lợi khác nữa. Chính sự hiểu biết được cách thức mà mọi sự đến từ tâm đã là sự thiền định về tánh Không, vì nó trực tiếp cắt đứt các suy nghĩ huyễn ảo thường ngày của chúng ta, nó phá vỡ khái niệm cứng ngắt, cố chấp cho rằng mọi sự tự chúng hiện hữu. Khái niệm huyễn ảo này, vốn trái ngược với thực tại, chính là căn bệnh căn bản nhất. Chúng ta tiếp xúc với thực tại thông qua sự hiểu biết rằng mọi sự đều xuất phát từ tâm.
Chết cũng chỉ là một tên gọi
Ngay cả cái chết cũng
xuất phát từ tâm chúng ta. Chết là một khái niệm, một sự việc
xuất phát từ tâm, vì thế
chính tâm chúng ta tạo ra cái chết. Không hề có cái chết thực sự, không có cái chết tự nó
hiện hữu như nó
hiện ra trong tâm
huyễn ảo của
chúng ta. Cái chết thực sự, vốn làm cho
chúng ta khiếp sợ, không hề
hiện hữu; nó
hoàn toàn chỉ là một
ảo tưởng.
Như tôi đã
giải thích,
bản thân cái chết không phải là
vấn đề; chính khái niệm của
chúng ta về cái chết mới là
vấn đề.
Chúng ta có
ý tưởng cho rằng cái chết là một cái gì đó tự nó
hiện hữu và chính cái khái niệm
huyễn ảo này làm ta
sợ chết, ngăn không cho ta
loại bỏ sự
quyến luyến bám chặt
cuộc đời này: bám chặt thân này,
gia đình này, các vật
sở hữu này của
chúng ta. Cái chết trở nên
kinh khủng vì
chúng ta thấy các đối tượng chung quanh là
thường hằng, một cách thấy không hề
hiện hữu, và rồi
chúng ta cảm thấy luyến bám, hay
sân hận, và các xúc cảm
bất thiện khác
liên quan đến các đối tượng này.
Trong khi sự sống được định nghĩa là sự
kết hợp của tâm và thân thì cái chết được định nghĩa là sự tách rời của tâm ra khỏi thân dưới sự
chi phối của nghiệp và
vọng tưởng. Nói cách khác, cái gọi là “chết” được tạo ra bởi tâm. “Chết” chỉ là một tên gọi
hoàn toàn được gán đặt bởi tâm của
chúng ta lên cái
thực thể của nó – tức là cái
tâm thức đang rời bỏ thân. Đây là tất cả những gì gọi là cái chết. Do vậy, không có cái chết tự nó
hiện hữu. Không có cái chết thực sự trong
ý nghĩa là một
hiện tượng tự nó
hiện hữu. Nó là một
ảo tưởng.
Cái chết
quả thật hiện hữu, nhưng cái chết
hiện hữu đó là một cái chết
hoàn toàn được gán đặt tên gọi bởi tâm
chúng ta, chứ không phải một cái chết tự nó
hiện hữu,
xuất hiện trước mặt chúng ta. Cái chết [
hiện hữu]
độc lập,
cụ thể trước
chúng ta đó chỉ là một
ảo tưởng. Tâm của
chúng ta bị
ảo tưởng, vì đối tượng mà
chúng ta đặt
niềm tin vào không hề
hiện hữu. Cái chết, vốn được tạo ra bởi khái niệm của
chúng ta, lại
hiện ra trước
chúng ta một cách giả tạo như một cái gì
cụ thể và tự nó thật
đáng sợ. Rồi
chúng ta tin rằng khái niệm
sai lầm này là đúng thật.
Đại hành giả Du-già Naropa đã nói: “ Khi
chúng ta sinh ra, [đó là] khái niệm sinh ra; khi
chúng ta bệnh, [đó là] khái niệm bệnh; và ngay cả khi
chúng ta hấp hối, [đó là] khái niệm đang chết.” Nói cách khác, mọi thứ đều là khái niệm. Khi
chúng ta phân tích một cách
hợp lý để xem cái chết thực sự là gì,
chúng ta thấy rằng cách thức nó
hiện ra trước
chúng ta và cách thức
chúng ta nhận hiểu nó
hiện hữu đều là
sai lầm. Cách nhìn
sai trái và khái niệm
sai trái của
chúng ta về cái chết chính là những gì làm cho
chúng ta sợ hãi.
Đại hành giả Du-già Saraha đã nói rằng,
nếu không có khái niệm, thì không có những
kẻ thù bên ngoài, không có những con cọp hung dữ, không có những con
rắn độc. Khi
chúng ta tức giận,
chúng ta thấy có
kẻ thù bên ngoài; nếu
chúng ta không tức giận,
chúng ta không thể
tìm thấy kẻ thù bên ngoài. Khi
chúng ta có khái niệm về một
kẻ thù,
chúng ta thấy có một
kẻ thù. Nếu
chúng ta không có
sân hận hay không có khái niệm về
kẻ thù thì
chúng ta không thể
tìm thấy kẻ thù, cho dù
mọi người đang tức giận với ta, phê phán ta hay thậm chí giết hại ta.
Trong quyển Nhập
Bồ Tát Hạnh,
Đại Bồ Tát Tịch Thiên (Shantideva) cũng
lưu ý rằng, khuất phục được chính
kẻ thù trong tâm cũng giống như đã khuất phục tất cả
kẻ thù bên ngoài, vì một khi
kẻ thù bên trong được
tiêu diệt rồi thì
chúng ta không bao giờ thấy có dù chỉ một
kẻ thù bên ngoài. Để giúp
chúng ta hiểu được điều này, ngài
Tịch Thiên giải thích rằng, nếu ta muốn
chấm dứt việc bị gai đâm vào chân bằng cách dùng da bao bọc tất cả các bụi cây có gai trên
thế giới thì
chúng ta sẽ không có đủ da, nhưng nếu
chúng ta mang giày da thì sẽ không bị gai đâm vào chân. Cơ bản mà nói, ngài
Tịch Thiên nhấn mạnh vào cùng một điểm: Bằng cách
dẹp bỏ khái niệm,
chúng ta sẽ không thấy có bất cứ điều gì
đáng sợ từ bên ngoài.
Nếu cái chết tự nó thực sự là
vấn đề, nó hẳn phải là
vấn đề cho tất cả
mọi người. Nhưng điều này không đúng. Nhiều người thậm chí thấy
thích thú khi chết. Cái chết có là
vấn đề hay không
tùy thuộc vào
tâm thức người sắp chết. Cái chết tự nó không
đáng sợ, nhưng khái niệm của một người về cái chết có thể là
đáng sợ.
Giáo lý đạo Phật giảng giải rằng các
hành giả tu tập Phật pháp giỏi nhất luôn
cảm thấy vui khi sắp chết, như thể họ sắp về nhà thăm lại
gia đình sau một
thời gian dài đi vắng. Cái chết không hề làm họ bận tâm chút nào. Các
hành giả thành tựu thấp hơn thì
hoan hỷ và
thoải mái trong giây phút
lâm chung và
hoàn toàn tự tin rằng sẽ có một
tái sinh tốt đẹp. Ngay cả các
hành giả thành tựu thấp nhất cũng sẽ ra đi không chút
lo âu hay
sợ hãi. Sự
sợ hãi hay
hoan hỷ khi chết đều là do tâm tạo ra; nó không tự
hiện hữu.
Nếu
chúng ta đã sống
suốt đời với
tâm từ bi thì trong ngày
lâm chung chúng ta sẽ không
cảm thấy hối tiếc, vì
mọi việc chúng ta đã làm đều là
Chánh pháp, nhân của
hạnh phúc, và không có gì là nhân của khổ đau hay của sự
tái sinh vào các
cảnh giới thấp. Vì thế, ngay cả khi đang hấp hối, tâm
chúng ta sẽ
hoan hỷ và
mãn nguyện. Những ai đã sống một cuộc sống với
tâm từ bi thì dù không có
tín ngưỡng họ cũng sẽ chết không
sợ hãi, họ sẽ chết với tâm
thoải mái và
hạnh phúc.
Có một số người, mặc dù không tin vào sự
tái sinh và
nghiệp quả, nhưng lại
cảm thấy không
an tâm về những gì sẽ xảy ra
sau khi chết và họ đã hoảng hốt lo sợ rất nhiều khi sắp chết. Câu
trả lời cho điều này thật
đơn giản và
hợp lý: Nếu chỉ có
một đời này để sống và không có
đời sau thì
không có lý do gì để họ phải lo sợ, vì
sau khi chết họ sẽ không còn
vấn đề bất ổn nào nữa cả.
Những người y tá làm
nhiệm vụ chăm sóc các bệnh nhân sắp chết đã nói với tôi rằng, theo
kinh nghiệm của họ thì những người nghiện rượu
thường có sự
sợ hãi kinh khủng nhất khi sắp chết. Tại sao những người nghiện rượu rất
sợ hãi khi sắp chết?
Xã hội Tây phương rất cần
biết điều này. Không ai có tâm trạng giống nhau khi chết: một số người thấy
an lạc,
thoải mái khi chết, một số người khác chết trong
sợ hãi. Có người
trải qua cái chết khủng khiếp, họ gào thét trước khi chết vì họ thấy có những điều
kinh khủng đang tấn công họ. Người nào trong lúc sống đã có nhiều hành động xấu ác thì sẽ
trải qua nỗi khiếp sợ khi chết, bất kể là họ có tin vào sự
tái sinh hay không.
Các chủng tử được tạo ra bởi hành động
bất thiện trong
quá khứ của họ sẽ sản sinh các
ảo tưởng gây
sợ hãi – sản phẩm
tâm thức của chính họ.
Chúng ta không thể thấy được giấc mơ của người khác, ngay cả người đang
nằm ngủ cạnh ta;
tương tự như vậy,
chúng ta không thể thấy được các
ảo tưởng của người đang hấp hối. Các biểu hiện
sợ hãi (của người sắp chết) là
kết quả của nghiệp bất thiện và là dấu hiệu cho thấy người đó sẽ
tái sinh vào một trong
những cảnh giới thấp.
Thời điểm cận tử là rất quan trọng. Nếu
chúng ta tin vào sự
tái sinh,
chúng ta sẽ không
hoài nghi về
một đời sống khác sẽ
tiếp theo đời này, và kiếp sống tương lai của ta như thế nào được
quyết định phần lớn bởi việc
chúng ta chết như thế nào. Cung cách
suy nghĩ của
chúng ta vào lúc chết là nhân
tác động trực tiếp cho đời
tái sinh. Nếu
suy nghĩ thiện sẽ
tái sinh một đời hạnh phúc; nếu
suy nghĩ ác thì
kiếp sau sẽ gặp nhiều
vấn đề bất ổn hơn đời này. Cho dù có tin vào sự
tái sinh hay không, điều rất quan trọng cho
chúng ta là
xây dựng một
thái độ hướng thiện ngay lúc kề cận cái chết, ngay trước khi
tâm thức thô nặng bị tan rã, và chết với một
tâm thức hoan hỷ,
an ổn.
Chúng ta phải
sử dụng pháp
thiền định hay bất kỳ
phương pháp nào khác ta có được để
giảm bớt tâm
tham luyến,
sân hận,
lo âu,
sợ hãi và để
chuyển hóa tâm ta.
Một
phương pháp ngăn ngừa sự
sợ hãi khi chết là tịnh
hóa nguyên nhân
sợ hãi, chính là các
nghiệp bất thiện và những
chủng tử do chúng để lại trong tâm. Một khi
chúng ta tịnh hóa được nó,
viễn cảnh của cái chết sẽ không làm ta bận tâm nữa. Cái chết sẽ không là một điều gì to tát, vì nó
đơn giản chỉ là sự thay đổi
thân thể.
Tái sinh cũng giống như thay quần áo. Giống như khi ta cởi bỏ quần áo cũ
dơ bẩn và mặc vào người bộ quần áo mới và sạch,
chúng ta rời bỏ thân
hiện tại đã
kiệt sức và nhận lấy một thân xác mới mẻ, trẻ trung trong một
gia đình và ở một nơi mà
chúng ta có mọi cơ hội để phát triển tâm và phát sinh các
thực chứng của
con đường đưa tới giác ngộ. Nếu
chúng ta đã tạo được nhân [hiền thiện] thì
chúng ta sẽ có thể nhận được một thân
tốt đẹp hơn để
tiếp tục tu tập Chánh pháp và để
phụng sự những
chúng sinh khác.
Một
phương pháp khác
ngăn ngừa sự
sợ hãi khi chết là
từ bỏ việc gây hại cho người khác, tức là cố sức
từ bỏ mọi
hành vi bất thiện. Ngay cả nếu ta không thể
từ bỏ hoàn toàn thì
chúng ta cũng phải
cố gắng giảm bớt đi càng nhiều càng tốt.
Nếu
áp dụng các
biện pháp đó thì cái chết sẽ không làm cho
chúng ta sợ hãi, mà thay vào đó, cái chết sẽ
trở thành một cuộc
thử thách rất hứng thú. Nếu
chúng ta phát sinh được
tâm từ bi,
nhẫn nhục,
thành tín, hay
nhận biết được
bản chất rốt ráo của các
hiện tượng, thì
chúng ta có thể dùng cái chết như một thời
thiền định, như một
thực hành tâm linh. Thậm chí,
chúng ta có thể dùng cái chết để phát triển các
thực chứng về
con đường tu
giác ngộ đồng thời đưa tất cả
chúng sinh hữu tình đến cùng
trạng thái đó. Thay vì để cái chết điều khiển
chúng ta,
chúng ta điều khiển cái chết. Thay vì
sợ chết,
chúng ta có thể dùng cái chết để
thành tựu hạnh phúc tối thượng bằng cách
chấm dứt nhân của các
vấn đề bất ổn. Đây là một cuộc
thử thách thực sự.
Giải pháp cho việc này là
tu tập Bồ-đề tâm.
Tu tập Bồ-đề tâm giúp
chúng ta tịnh hóa mãnh liệt các
nghiệp bất thiện trong
quá khứ cũng như các
chướng ngại,
đồng thời tự nhiên ngăn chặn không cho
chúng ta tạo thêm các
nghiệp bất thiện. Với
Bồ-đề tâm,
chúng ta từ bỏ các
nghiệp bất thiện một cách
tự nhiên và
vui vẻ.
Tu tập Bồ-đề tâm là sự chuẩn bị tốt nhất cho cái chết,
bảo đảm sẽ có một cái chết
hạnh phúc và
an lạc. Với
thiện tâm này, khi bị đau ốm,
chúng ta đón nhận sự đau ốm đó thay cho tất cả
chúng sinh, và thậm chí khi chết,
chúng ta sẽ chết thay cho tất cả
chúng sinh.
Chúng ta gánh chịu mọi
vấn đề bất ổn đến với ta là thay cho tất cả
chúng sinh, là
vì lợi ích của
chúng sinh. Điều này sẽ mang lại cho
chúng ta một cuộc sống tràn đầy
hạnh phúc,
bình an và
toại nguyện. Và
chúng ta sẽ không có gì
hối tiếc, ngay bây giờ cũng như trong tương lai.