Tổ Đình Minh Đăng Quang
ĐẠO PHẬT TRONG ĐỜI SỐNG
Thiện Phúc
Phần 1.
1- Phật giáo là gì?
2- Tại sao gọi đạo Phật là đạo phá ngã?
3- Từ bi hỉ xả trong đạo Phật là thế nào?
4- Ta nên tu vào lúc nào và tu như thế nào?
5- Đạo Phật trong đời sống hàng ngày.
6- Hai loại Phật Giáo.
7- Thế nào là biết dừng?
8- Tu là biết chiêm nghiệm những bài học quá khứ.
9- Tu là tự thấy lỗi mình thay vì thấy lỗi người.
10- Tu là tạo cho mình một cuộc sống đơn giản.
11- Chúng ta hãy sống cho những giây phút hiện tại.
12- Làm sao tạo cho mình một cuộc sống đầy ý nghĩa?
13- Nếp sống tín nguỡng của người Phật Tử.
14- Hình thức lễ bái có phải là cứu cánh không?
15- Tại sao chúng ta thờ Phật, thờ Tổ và Tiền Vãng.
16- Tại sao phải dâng hoa quả, Nhang đèn và nước trong?
17- Tại sao mỗi khi Phật Tử gặp nhau lại chắp tay, cúi đầu và niệm mô phật?
18- Ý nghĩa của cách chào theo đạo Phật.
19- Phật Giáo và những tôn giáo khác?
20- Năm giới cấm của Phật Giáo và thế giới văn minh.
21- Phật Tử cầu nguyện như thế nào?
22- Khi nào ta có thể dứt bỏ được tham, sân, si?
23- Thiền trong Phật Giáo đã giúp ích gì cho ta?
24- Trì chú có công dụng gì?
25- Lúc tu và lúc chưa tu khác nhau như thế nào?
Phần 2.
26- Tại sao đức Phật lại dùng phương tiện để khai thị chúng sanh?
27- Ta thụ giáo được gì từ ngài Trưởng Lão xá Lợi Phất.
28- Khai, Thị, Ngộ, Nhập thế nào trong phật giáo?
29- Đạo Phật có mấy thừa?
30- Tu bao lâu mới thành Phật?
31- Giáo lý của đạo Phật?
32- Nhân, Thiên, Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát và Phật.
33- Chúng ta nhìn sự vật bằng cái nhìn như thế nào?
34- Cái gì đã tạo cho ta có cái nhìn Nhị Biên?
35- Ai đưa chúng sanh tới chỗ trầm luân khổ ải?
36- Nhờ đâu mà ta đến được bến bờ Chánh Đẳng Giác?
37- Xuất gia có phải là phương tiện duy nhất để tu không?
38- Người tu nhìn tri kiến Phật như thế nào?
39- Tu và đời sống hàng ngày của chúng ta?
40- Phương pháp hành trì - Tu và áp dụng giáo lý vào cuộc sống như thế nào?
41- Chánh niệm và vọng niệm. 66
42- Ngôi nhà tâm linh.
43- Ngôi nhà tâm linh được xây dựng như thế nào?
44- Làm cách nào để tâm chúng ta lúc nào cũng trì chánh niệm?
45- Tại sao phải chuyển hóa và chuyển hóa như thế nào?
46- Những giọt nước mưa xuyên qua ánh mặt trời. 71
47- Tại sao chúng ta nên phát tâm ăn chay? 72
48- Thân tứ đại là vô thường.
49- Phật Giáo và cuộc đời.
50- Đạo phật diệt cái khổ ra sao?
Phần 3.
51- Tại sao chúng ta tu?
52- Cuộc đời thế tục vui hay khổ?
53- Cái danh nó sai khiến ta như thế nào?
54- Làm thế nào để được nhiều vui hơn khổ?
55- Tu cho ai? Tu khó hay dễ?
56- Tu theo Phật Giáo có phải xuất gia không?
57- Chừng nào mới nên tu và tu như thế nào?
58- Ý nghiã của Niết Bàn trong đạo Phật?
59- Thế nào là Phật Tử? Thế nào là pháp thân?
60- Tìm Phật ở đâu? Ở tâm ta hay ở chùa?
61- Muốn được Phật thọ ký thì phải làm sao?
62- Tiền có mang lại hạnh phúc cho chúng ta hay không?
63- Cái đẹp tâm hồn và cái đẹp bên ngoài. Cái đẹp nào đáng cho ta theo?
64- Chúng ta có tham ăn hay không?
65- Hãy trân trọng những gì mà chúng ta đang có trong hiện tại?
66- Mục đích của đạo Phật?
67- Những cản trở trên bước đường tu học?
68- Làm sao để có được đạo Phật trong cuộc sống hàng ngày?
69- Chánh pháp và cuộc đời. 96
70- Tùy hỉ nghĩa là gì? 97
71- Ý nghĩa của chữ "Xả" trong đạo Phật? 99
72- Tại sao chúng ta chưa sống được trong an lành?
73- Ta nên chạy trốn cái khổ hay ta diệt nó?
74- Đạo Phật đặt quan trọng trong niềm tin: Tin cái gì và tin như thế nào?
75- chúng ta có Phật tánh hay không?
Phần 4.
76- Tội và phước với người Phật Tử.
77- Nghiệp báo và phước báo.
78- Phật coi ai là Phật Tử?
79- Tại sao gọi Đức Như Lai là vua của các pháp.
80- Tại sao chúng ta cần tu?
81- Tại sao chúng ta muốn trẻ mãi không già?
82- Chúng ta cho người khác cái ta thích hay họ thích?
83- Thế nào là chân giải thoát?
84- Thế nào là cái không trong đạo Phật?
85- Muời tâm kim cang của một người Phật Tử?
86- Làm thế nào cho thế gian này bớt khổ?
87- Chúng ta có thể đoán biết chúng ta sẽ đi về đâu?
88- Tại sao gọi Phật là đạo sư?
89- Đạo Phật và phong trào giải phóng phụ nữ.
90- Tại sao phải sám hối và ai sám hối cho ta?
91- Phật Giáo có chủ trương khổ hạnh và bi quan?
92- Thế nào là nhìn "Nhị Biên"?
93- Tại sao Đức Phật dùng thí dụ ông trưởng giả dẫn dụ các con ra khỏi căn nhà lửa?
94- Chữ Hỉ trong Đạo Phật là gì?
95- Tại sao chúng ta hay trách người khác?
96- Tu thế nào mới thành Phật?
97- Cái "Ta"và việc học Phật.
98- Tầm quan trọng của việc học Phật.
99- Thế nào là hoằng trì chánh pháp?
100- Tu cách nào cho được định?
101- Mười điều tâm niệm mà chúng ta cần nhớ trong cuộc sống hằng ngày.
102- Niềm tin luân hồi trong đạo Phật.
103- Ngũ giới.
104- Thế nào là bố thí?
105- Phật Giáo và tín ngưỡng.
106- Quan niệm về Phật tánh trong đạo Phật.
107- Vô ngã trong đạo Phật.
108- Sự tương quan giữa vô thường, khế cơ và khế lý trong cuộc sống hằng ngày.
109- Ý nghĩa của tiếng chuông.
110- Quy Y, Tam Bảo.
111- Phật Tử tại gia.
112- Quán.
113- Chiếc thuyền Bát-Nhã đưa ta từ bờ mê đến bến giác.
114- Hai mươi điều khó làm trong cuộc sống hàng ngày.
115- Cuộc sống tỉnh thức và niềm an vui rộng lớn.
116- Ai có Phật tánh.
117- Hãy học theo mười hai lời nguyện của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát.
118- Đức Phật và Phật pháp.
119- Nghiệp.
120- Đạo Phật trong gia đình và ngoài xã hội.
121- Tại sao Phật Tử nên tụng kinh?
122- Niết Bàn ở đâu? Chừng nào ta mới đến?
123- Lời Hay Trong Lẽ Đạo
Kính Bạch Hòa Thượng,
Cái duyên được ơn Tam Bảo cho con gặp được thầy quả là một đại duyên, thế mà suýt chút nữa con đã đánh mất. Con còn nhớ vào đầu năm 1985 khi con mới bước chân vào đất Mỹ với bao nhiêu khó khăn dồn dập, con đã tìm đến thầy để được nghe những lời chỉ dạy quí báu. Thầy đã giúp cho con vượt qua những khổ đau và thầy cũng khuyên con nên phát tâm quy y. Nhưng thú thiệt với thầy, lúc ấy con như chàng Cùng Tử bỏ nhà ra đi lăn lộn với danh với lợi, đâu có thiết gì đến những lời vàng ngọc của thầy. Rồi dòng đời đưa đẩy, đến năm 1990 và năm 1992, khi mẹ và nhạc phụ con qua đời, con lại đau khổ và lại tìm đến thầy để được thầy an ủi khuyên lơn.
Nhưng rồi sau khi những đau khổ tạm qua, con lại phải quay cuồng với cuộc sống, mà quên đi những lời chỉ dạy của thầy. Thầy đã thương xót mà chỉ dạy cặn kẻ, thế mà con nào có quan tâm. Con nhớ có lần thầy đã nói : "Con ơi, hãy phát tâm quy y và tu đi, đau khổ lúc nào nó cũng rình rập và chờ vật ngả con. Con phải tìm cách diệt nó chứ không thể chạy trốn nó được đâu. Con cũng vâng dạ, rồi đâu cũng vào đấy. Chàng cùng tử lại bỏ nhà ra đi. Thế rồi đến năm 1994, sau khi ba con ra đi vĩnh viễn, con mới thấy những lời dạy của thầy quả là thắm thía. Đau khổ lúc nào cũng rình rập đón bắt lấy mình. Con lại đến với thầy, nhưng lần nầy con đã đến với thầy khác hơn những lần trước, con đã xin thầy cho con quy y, dù chỉ tại gia. Con đã xin thọ giới và quyết tâm trì giữ những gì mà mình đã thọ.
Kính Bạch Thầy,
Chính nhờ những lời chỉ giáo của thầy mà giờ nầy con mới thực sự có một cuộc sống tương đối an lạc, chẳng những cho con, mà còn cho cả gia đình, và những người quanh con nữa. Cuối cùng con cầu xin ơn Tam Bảo luôn gia hộ cho thầy có đầy đủ sức khỏe để tiếp tục hoằng pháp lợi sanh.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật