Thư Viện Hoa Sen

Chương 1: Lợi Ích Của Tâm Bồ Đề


Bodhicaryàvatàra
NHẬP HẠNH BỒ TÁT
Sàntideva (Tôn giả Tịch Thiên)
Việt dịch: Nguyên Hiển - Hiệu đính: Lê Triều Phương
TUỆ QUANG FOUNDATION
-Ấn bàn điện tử, Xuân 2009-


CHƯƠNG MỘT
LỢI ÍCH CỦA TÂM BỒ ĐỀ

Đối tượng và mục đích

1. Con trân trọng cúi đầu
Đảnh lễ các đức Phật (1)
Cùng các vị Thừa Kế (2)
Và những bậc đáng kính;
Con nương lời Phật dạy
Xin nêu lên ngắn gọn
Lối vào hạnh Bồ Tát

2. Luận này nghĩa chẳng mới
Vần điệu cũng không hay
Chẳng dám vì lợi tha
Viết ra chỉ nhắc nhở
thấm nhuần
m mình.

3. Nhờ sự nhắc nhở này
tín tâm tăng trưởng
Ai cùng một tin tưởng
Cũng được lợi ích nhiều.

Lợi ích của tâm bồ đề

4. Hạnh phúc thay gặp duyên
Sinh ra thân con người
Nay không nhân cơ hội
Để tu hành giải thoát
Sau này tìm đâu ra.

5. Như đêm mây dày dặc
Được lằn chớp chiếu soi
Nhờ thần lực chư Phật
Tâm lành thoảng khởi lên.

6. Đức hạnh rất yếu mềm
Trước sức mạnh điều ác
Chỉ có tâm Bồ đề
Mới cưỡng lại, đứng vững.

7. Trải bao kiếp tư duy
Phật thấy tâm Bồ đề
công đức vô lượng
Cứu vô số chúng sinh
Thoát ra ngoài biển khổ.

8. Muốn thoát khổ của đời
Trừ tai ương muôn loài
Muốn hưởng chân hạnh phúc
Chớ rời tâm Bồ đề

9. Người người trong sanh tử
Phát khởi tâm Bồ đề
Được gọi là con Phật
Xứng đáng được tôn kính

10. Nước phép tâm Bồ đề
Gội sạch thân ô trược
Thành thân Phật vô giá
Hãy giữ Bồ đề tâm

11. Đấng Đạo sư thấy rõ
Tâm Bồ đề qúi báu
Muốn vượt thoát ba cõi
Phải giữ vững tâm này.

12. Làm lành như cây chuối
Quả hết rồi héo khô
Tâm Bồ đề to lớn
Như đại thụ xum xuê
Luôn sinh quả tươi tốt.

13. Người đời phạm tội nặng
Nhờ thế lực che chở
Biết sự nghiệp đã tạo
Sao chẳng tìm chỗ nương?

14. Đức Di Lặc đã giảng
cho Thiện tài biết rằng
Tâm Bồ đề kỳ diệu
Như lửa thời hoại kiếp
Đốt tan bao tội nặng
Chỉ trong một sát na.

Hai loại tâm Bồ đề

15. Tâm Bồ đề bao gồm
Hai nguyện để tu tập:
Trước là nguyện phát tâm
Sau thực hiện tâm ấy.

16. Ai cũng đều biết rằng
“Muốn đi“ khác với “đi“
Người trí nên biết rõ
Sự khác biệt như vậy.

17. Nguyện phát tâm Bồ đề
Tuy sinh kết quả lớn
Song không thể sánh bằng
Nguyện thực hiện tâm này.

Ca ngợi tâm Bồ đề

18-19. Những ai đã quyết tâm
Cứu độ mọi chúng sinh
Phải luôn luôn tinh tấn
Thực hiện tâm Bồ đề;
Từ lúc ấy trở đi
Ngay cả khi ngủ nghỉ
Phước đức vẫn liên tục
Tăng lớn như hư không

20. Để người tin Tiểu thừa
Không ngừng bước tiến lên
Trong Kinh Vấn Diệu Lý
Đấng Như Lai đã dạy
Công đức tâm Bồ đề
Thật rộng lớn vô biên.

21-22. Chỉ nghĩ cách chữa lành
Đầu mọi người khỏi nhức
phát tâm chân thành
Đem lại bao phước đức.

Phước đức càng thâm sâu
Khi cứu giúp chúng sinh
Thoát ưu phiền thống khổ
Đạt được cõi an lành.

23. Có cha nào, mẹ nào
Đã phát tâm như vậy?
Tiên, chư Thiên, Phạm Thiên
Đã có chưa tâm ấy?

24. Xưa nay dù trong mơ
Chưa ai nguyện như thế
Dù vì lợi cho mình
Nói chi đến phát nguyện
Cứu độ cho người khác.

25. Làm sao có thể tìm
Được một vị Bồ Tát
Như viên ngọc hi hữu
Giữa chúng sinh ích kỷ
Chẳng biết làm điều lành
Vì lợi ích chúng sinh!

26. Tâm Bồ đề trân quý
Là mầm mống an vui
linh dược diệt khổ
Tạo phước đức vô lường.

27. Ý nghĩ làm lợi người
Đã hơn phước cúng Phật
Huống chi luôn nỗ lực
Làm lợi lạc muôn loài.

28. Có biết bao chúng sinh
Tuy cầu mong an vui
Song hủy diệt nguồn cội
Sản sinh ra hạnh phúc
Như tận diệt kẻ thù.

29. Chúng sinh thiếu niềm vui
Lại chịu nhiều đau khổ
Tâm nguyện Bồ đề này
Đem vui và diệt khổ.

30. Tâm Bồ đề có thể
Trừ diệt sự ngu si
Có bạn lành nào sánh
Còn phước nào lớn hơn?

31. Bồ tát luôn bố thí
Dầu không ai cậy nhờ
Với tâm hạnh như vậy
Đáng ca ngợi xiết bao!

32. Kẻ bố thí thức ăn
Giúp chúng sinh đỡ đói
Dù họ no nửa ngày
Đã là người đáng trọng

33. Bồ tát thường ban cho
Niềm vui của chánh giác
Làm thỏa mãn tất cả
Nguyện vọng mọi hữu tình .

34. Đức Phật đã dạy rằng
Bồ tát cứu muôn loài
Nên đáng được tôn quý
Ai phỉ báng Bồ tát
Sẽ sa đại địa ngục

35. Ngược lại, ai tín thành
Cung kính chư Bồ tát
Sẽ hưởng phước đức lớn
Bồ Tátgian nan
Việc ác vẫn không làm
Càng hăng làm việc thiện.

36. Tôi kính xin đảnh lễ
Người phát tâm Bồ đề
Đem vui cho chúng sinh
Cho cả kẻ hại mình;
Tôi cúi đầu kính lạy
Và xin được quy y
Nơi chư vị Bồ tát
Cội nguồn chân hạnh phúc.