Nguyệt Xứng (c. 570 - 650)
Nhập Trung Đạo: Các kệ tụng Tụng I.1 Thanh Văn và Độc giác sinh từ chư Tối Thắng (chư Phật); chư Phật sinh từ chư Bồ tát. Đại bi, tính bất nhị, và tâm Bồ đề là những nguyên nhân của chư Tối Thắng Tử (chư Bồ tát) Tụng I. 2 Mùa gặt quả Phật, Đại bi là hạt giống trong giai đoạn đầu. Đại bi là nước giúp tăng trưởng trong giai đoạn giữa. Và đại bi thành tựu toàn hảo xác định trong giai đoạn cuối; thế nên mở đầu tôi ca tụng đại bi ! [ toàn hảo xác định: giải thoát sinh tử và đại giải thoát của Phật ] Tụng I. 3 Hữu tình nghĩ “Tôi” trước nhất và chấp ngã, nghĩ “của tôi” và tham luyếni sự vật. Họ bất lực như thùng nước trong lòng giếng; và tôi kính lễ lòng đại bi đối với các hữu tình. Tụng I. 4 Hữu tình vô thường và chẳng có hiện hữu tự tính, như mặt trăng trong nước dao động. Trí tuệ của các Bồ tát hoạt động với năng lực đại bi để giải thoát hữu tình. Tụng I. 5. Xuyên qua dốc lòng thực hiện các đại nguyện Phổ Hiền, các Bồ tát an trú trong Hoan Hỉ Toàn Hảo, trí địa thứ nhất của mười trí địa. Từ nay tới tương lai họ được gọi là Bồ Tát, và không còn là kẻ thường tục. Tụng I. 6. Được sinh vào gia đình Chư Như Lai (thật chứng phi hiện hữu của ngã), các Bồ tát đã hoàn toàn từ bỏ ba kết bện đan quấn (tri kiến về các tập hợp vô thường là thật tôi và thật của tôi, xem đạo đức và cáckỉ luật sai bậy là đáng quý, và các nghi vấn do bị phiền não). Các Bồ tát thành tựu Hoan Hỉ Toàn Hảo có năng lực chấn động một trăm thế giới. Tụng I. 7. Các Bồ tát tiến lên cao hơn theo mỗi trí địa; tất cả các con đường tới các cõi thấp hơn đều bị đóng. Các Bồ tát không bao giờ ở các trạng thái của kẻ thường tục, và cấp bậc tương đương đệ bát hạng của các thánh tiểu thừa. Tụng I. 8. Với Tâm Bồ Đề tuyệt vời, các Bồ Tát tuy đang ở trí địa thứ nhất, hành hoạt tốt đẹp hơn các Thanh Văn và các Độc Giác. Các Bồ Tát bay cao và thong dong hơn họ bằng năng lực tích tập công đức; và khi tới trí địa Viễn Hành, các Bồ tát bay cao và thong dong hơn họ bằng trí tuệ. Tụng I. 9. Các Bồ tát tu tập cả mười toàn hảo cho Phật quả; Trí địa Hoan Hỉ, ở đây bây giờ bố thí là siêu việt hơn tất cả về ảnh hưởng, phúc đức, v.v… Các Bồ tát vui vẻ hi sinh chính thân mình để cứu độ các kẻ khác (để bảo vệ mọi người thoát khỏi cảnh “ người là lang sói với người ’’; vô úy thí); biểu tượng vô ngã tướng này do thế kẻ thường tục suy ra được. Tụng I.10 Tất cả các hữu tình chỉ mong muốn hạnh phúc mà hiện nay họ buồn vì chưa có được, và do thế chẳng hoan hỉ nếu chẳng thụ hưởng các sở hữu. Các thụ hưởng sở hữu này duyên khởi từ bố thí; Đức Phật nhận biết và do thế nói bố thí là toàn hảo thứ nhất. Tụng I.11 Các kẻ theo đuổi lợi ích cá nhân, tâm trí khắc nghiệt, độc ác, chỉ có chút ít đại bi. Tuy vậy trong hành trình tìm kiếm giàu có, chính các hiệu quả tốt do họ bố thí làm giảm bớt đau khổ của họ Tụng I.12 Xuyên qua các hành hoạt bố thí, các kẻ bố thí nhanh chóng gặp được các hiền giả. Nhờ đó họ tỉnh biết và cắt đứt dòng sinh tử, và đó là nguyên nhân của hành trình tới an lạc (thanh văn, độc giác) Tụng I.13 Những kẻ tâm nguyện trợ giúp hữu tình tiến tới thiện hảo, bố thí tức thời đem đến hoan hỉ. Các kẻ có tâm đại bi hoặc chưa có (kẻ thường tục, thanh văn, độc giác), bố thí là giáo pháp quan trọng cho tất cả. Tụng I.14 Chỉ thuần tâm niệm hoặc âm thanh cá nhân khóc than “Hãy bố thí ! ”, các người con của Đấng Tối Thắng hoan hỉ bố thí tức thời. Các A la hán vui với niết bàn tiểu thừa không hề biết đến niềm vui bố thí đó; làm sao có thể miêu tả niềm vui của các bồ tát khi họ bố thí tất cả các thứ và thân mệnh của họ ? Tụng I.15 Bởi vì các Bồ tát tự trải nghiệm đau đớn khi hi sinh thân mình (chết nhanh chóng hoặc chết dần mòn), các Bồ tát thấy trong tâm mình nỗi đau đớn mà các kẻ khác phải chịu đựng kéo dài trong địa ngục và các trạng thái khác. Thế nên các Bồ tát cố gắng nhanh chóng xoá bỏ các đau đớn của kẻ khác. Tụng I.16 Sự bố thí, tự tính không/ chân không diệu hữu của kẻ bố thí, sự vật bố thí, kẻ nhận bố thí, được gọi là một toàn hảo mà nó siêu việt thế giới. Nhưng khi có sự tham luyến quan liên kẻ bố thí, sự vật bố thí, kẻ nhận bố thí, các giáo pháp định nghĩa nó là một hành vi tốt đẹp của các kẻ thường tục. Tụng I.17 Trong phong cách trí hạnh này Bồ tát an trú tâm Trí địa Hoan Hỉ với ánh sáng từ bi. Trí địa Hoan Hỉ này tương tợ Bảo Châu Thủy Nguyệt, Mặt Trăng xoá tan bóng tối của ngu si vô trí. _____________________ Bản sơ đồ Giải thích Nhập Trung Đạo I. Trí địa thứ nhất: Hoan Hỉ Toàn Hảo / Hồi Hướng Toàn Hảo A. Miêu tả đại cương (Tụng I.5) B. Khảo sát chi tiết về các tính đức riêng biệt của trí địa thứ nhất 1. Các tính đức trang nghiêm tâm của các Bồ tát a. Ý nghĩa danh hiệu mới b. Năm tính đức về dòng truyền thừa, đoạn trừ, thật chứng, năng lực, và tiến bộ (Tụng I.6, Tụng I.7) c. Chấm dứt sự tái sinh vào các cõi thấp kém 2. Các tính đức từ đó Các Bồ tát hành hoạt tốt đẹp hơn (outshine) các kẻ khác (Tụng I.8) 3. Tính đức cao thượng của trí địa thứ nhất a. Sự siêu việt của bố thí toàn hảo trên trí địa thứ nhất (Tụng I.9) b. Ca tụng bố thí i. Ca tụng bố thí của kẻ thường tục (1) Bố thí cho kẻ thường tục là cần thiết (Tụng I.10) (2) Các lợi ích của bố thí (a) Bố thí mang tới hạnh phúc trong sinh tử luân hồi (Tụng I.11) (b) Bố thí dẫn tới đại lạc của niết bàn (Tụng I.12) ii. Ca tụng bố thí của các Bồ tát (Tụng I. 13) iii. Quy kết tóm tắt về ca tụng iv. Ca tụng thái độ đáng kính của các Bồ tát đối với bố thí (1) Tầm mức mà họ dốc lòng tận tụy cho bố thí (Tụng I.14) (2) Họ thực hành bố thí một cách đáng kính như thế nào (Tụng I.15) c. Các loại khác nhau về bố thí (Tụng I.16) C. Quy kết tóm tắt về trí địa thứ nhất (Tụng I.17) _____________________________________________ Giải thích Nhập Trung Đạo I. Trí địa thứ nhất: Hoan Hỉ Toàn Hảo / Hồi Hướng Toàn Hảo Chương này gồm có bản giải thích, và bản quy kết. Bản giải thích gồm có 3 chủ đề: các tính đức trang nghiêm tâm Bồ tát trên trí địa thứ nhất, các tính đức của Bồ tát sáng tỏ hơn các tính đức của các kẻ khác, và các tính đức cao cả của trí địa thứ nhất. A. Miêu tả đại cương Các Bồ tát, con của đấng Tối Thắng, thấy trong tâm họ rằng các hữu tình đều chẳng có hiện hữu tự tính, và với tâm đại bi, họ rất mong muốn các hữu tình được hoàn toàn giải thoát. Tụng I. 5 Xuyên qua dốc lòng thực hiện đại nguyện Phổ Hiền, Bồ tát an trú trong Hoan Hỉ Toàn Hảo, trí địa thứ nhất của mười trí địa. Và từ nay tới tương lai, họ được gọi là Bồ Tát, và không còn là kẻ thường tục. Các bồ tát này, bây giờ ở trên trí địa thứ nhất, thực hành mười đại nguyện về tâm bồ đề và hàng trăm ngàn các cầu nguyện khác và vô số các mong cầu. Tất cả các nguyện này đều được quy kết trong Nguyện Phổ Hiền, mà các bồ tát sử dụng để hồi hướng một cách hoàn hảo tất cả các phúc đức và trí tuệ của họ chẳng có hiện tướng nhị nguyên đối đãi (devoid of dual appearance). Họ an trú trên trí địa thứ nhất, Hoan Hỉ Toàn Hảo, nó là cấp bậc thứ nhất của tâm siêu việt. B. Khảo sát chi tiết về các tính đức riêng biệt của trí địa thứ nhất 1. Các tính đức trang nghiêm tâm của các Bồ tát a. Ý nghĩa danh hiệu mới Ngay khi các Bồ Tát vào trí địa thứ nhất, họ đạt trí tuệ tối hậu. Thế nên họ được nhận biết là các Bồ Tát của cấp bậc tối hậu và trở thành Các Bồ Tát Cao Quý. b. Năm tính đức về dòng truyền thừa, đoạn trừ, thật chứng, năng lực, và tiến bộ Tụng I. 6 Được sinh vào gia đình Chư Như Lai (thật chứng phi hiện hữu của ngã), các Bồ tát đã hoàn toàn từ bỏ ba kết bện đan quấn (tri kiến về các tập hợp vô thường là thật tôi và thật của tôi, xem đạo đứcvà các kỉ luật sai bậy là đáng quý, và các nghi vấn do bị phiền não). Các Bồ tát thành tựu Hoan Hỉ Toàn Hảo có năng lực chấn động một trăm thế giới. (1) Trí địa thứ nhất của Bồ tát vượt trên các cấp bậc của các kẻ thường tục, các Thanh Văn (các Thánh Tiểu Thừa), và các Độc giác. Các Bồ tát đi vào trí địa này trở thành các thành viên của gia đình Chư Như Lai; họ sẽ chẳng bao giờ còn lạc đường tới các đạo lộ khác, vì dòng truyền thừa của họ bây giờ là bất khả đảo nghịch. (2) Các Bồ tát trên trí địa này có một sự thật chứng trực tiếp về sự phi hiện hữu của ngã. Điều này làm cho họ có năng lực đoạn trừ ba kết bện đan quấn: tri kiến về các tập hợp vô thường (là thật tôi và thật của tôi), xem đạo đức và các kỉ luật sai bậy là đáng quý, và các nghi vấn do bị phiền não -- và đồng thời các che lấp trên kiến đạo (path of seeing) cũng bị đoạn trừ. (3) Bởi vì họ đạt được các tính đức siêu việt của thật chứng và đã đoạn trừ tất cả các sai khuyết, các Bồ tát trải nghiệm một hạnh phúc phi thường đó là lí do tại sao trí địa này được gọi là Hoan Hỉ Toàn Hảo. (4) Vào cùng thời điểm đó, các Bồ Tát thọ nhận một trăm mười hai năng lực, tỉ dụ năng lực phi thường làm chấn động một trăm thế giới khác nhau. Tụng I.7. Các Bồ tát tiến lên cao hơn theo mỗi trí địa, tất cả các con đường tới các cõi thấp hơn đều bị đóng. Các Bồ tát không bao giờ ở các trạng thái của kẻ thường tục, và cấp bậc tương đương đệ bát hạng của các thánh tiểu thừa. Và (5) Tính đức về tiến bộ của các Bồ tát hàm ý họ tiến bộ vui vẻ tới các trí địa cao hơn, từ thứ nhất tới thứ nhì và tiếp tục. c. Chấm dứt sự tái sinh vào các cõi thấp kém Khi các Bồ tát đi tới trí địa thứ nhất, từ nơi đó tất cả các con đường mà họ có thể rơi xuống các cõi thấp kém đều bị đóng lại. Sự thật chứng của “nhẫn vị” trên gia hành đạo, thật ra, không cung cấp đầy đủ các nhân duyên (các duyên làm nguyên nhân) để ngăn ngừa tái sinh vào cõi thấp kém, trong khi đó trên trí địa thứ nhất, hạt giống cho tái sinh cõi thấp kém bị các đối trị (antidotes) phản kích và hủy diệt. Các Bồ tát đạt trí địa thứ nhất, nay là các vị thánh (Aryas; Superiors), bởi vì họ không bao giờ thoái lui về các trạng thái của các kẻ thường tục. Trí địa này của Đại thừa là tương đương với cấp bậc đệ bát hạng của Thánh Tiểu Thừa (Hướng Dự lưu). Quả A La Hán tương đương với cấp bậc đệ nhất hạng. Trên tất cả các cấp bậc này, tất cả những gì bị trí tuệ của kiến đạo đoạn trừ và từ đó trở đi bị buông bỏ, và tất cả các tính đức tương ứng về đoạn trừ và thật chứng đều đạt được. 2. Các tính đức từ đó Các Bồ tát hành hoạt tốt đẹp hơn (outshine) các kẻ khác Tụng I.8 Với Tâm Bồ Đề tuyệt vời, các Bồ Tát tuy đang ở trí địa thứ nhất, hành hoạt tốt đẹp hơn các Thanh Văn và các Độc Giác. Các Bồ Tát bay cao và thong dong hơn họ bằng năng lực tích tập công đức, và khi tới trí địa Viễn Hành, các Bồ tát bay cao và thong dong hơn họ bằng trí tuệ. Các Bồ tát có mục đích giác ngộ, trong khi chỉ mới ở trên trí địa thứ nhất, hành hoạt tốt đẹp vượt trên các Thanh Văn [= các Thánh Tiểu Thừa], sinh từ lời Phật dạy, và rực rỡ hơn các Độc Giác. Các Bồ tát thực hiện điều này xuyên qua năng lực của phúc đức do họ gia tăng tích tập (accruing) từ tâm bồ đề tương đối và đại bi không quy chiếu (vô duyên đại bi); khi đem so sánh với các Thanh Văn và các Độc Giác, phúc đức của các Bồ tát là tăng gia liên tục. Ở trí địa thứ bảy, Viễn Hành, các Bồ tát cũng hành hoạt tốt đẹp hơn các Thanh Văn, các Độc Giác do trí tuệ của họ, sự lí hội thông hiểu của họ về tâm bồ đề tuyệt đối. 3. Tính đức cao thượng của trí địa thứ nhất a. Sự siêu việt của bố thí toàn hảo trên trí địa thứ nhất Tụng I.9. Các Bồ tát tu tập cả mười toàn hảo cho Phật quả; Trí địa Hoan Hỉ, ở đây bây giờ bố thí là siêu việt hơn tất cả về ảnh hưởng, phúc đức, v.v… Các Bồ tát vui vẻ hi sinh chính thân mình để cứu độ các kẻ khác (để bảo vệ mọi người thoát khỏi cảnh “ người là lang sói với người ’’; vô úy thí); biểu tượng vô ngã tướng này do thế kẻ thường tục suy ra được. Về mười toàn hảo, các nguyên nhân của trạng thái phật (mà họ đang tu tập cả mười), toàn hảo về bố thí là quan trọng nhất cho các Bồ tát trên trí địa thứ nhất. Ngay cả khi họ hiến tặng thân của chính họ (để giúp hữu tình sinh sống chân chính), họ chẳng có tham luyến và bám víu vào sự hiện hữu của nó. Hệ quả là, họ không những không hối tiếc, mà còn hành động với nhiệt tình tha thiết. Khi chứng kiến các hành động như thế, các kẻ thường tục có thể suy luận cái mà họ không thể thấy, được gọi tên là, Bồ tát đã đạt các trí địa của sự thật chứng, trong cùng một cách thức suy luận rằng có khói tức là có lửa. b. Ca tụng bố thí i. Ca tụng bố thí của kẻ thường tục (1) Bố thí cho kẻ thường tục là cần thiết Tụng I.10 Tất cả các hữu tình chỉ mong muốn hạnh phúc mà hiện nay họ buồn vì chưa có được, và do thế chẳng hoan hỉ nếu chẳng thụ hưởng các sở hữu. Các thụ hưởng sở hữu này duyên khởi từ bố thí, Đức Phật nhận biết và do thế nói bố thí là toàn hảo thứ nhất Kẻ thường tục chỉ mong muốn hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc, sự chữa lành cho các đau khổ của con người, tỉ dụ đói và khát, không xảy ra mà không có nguyên nhân; nó đòi hỏi các bảo dưỡng vật chất. Nhận biết rằng sự giàu có an lạc là các nghiệp quả của các hành động bố thí đã thực hiện trong quá khứ, Đức Phật ca tụng bố thí trong giáo pháp thứ nhất của ngài , trước khi ca tụng giới hạnh và các toàn hảo khác. Ngài dạy như thế cũng do bố thí thì dễ thực hành. (2) Các lợi ích của bố thí (a) Bố thí mang tới hạnh phúc trong sinh tử luân hồi Tụng I.11. Các kẻ theo đuổi lợi ích cá nhân, tâm trí khắc nghiệt, độc ác, chỉ có chút ít đại bi. Tuy vậy trong hành trình tìm kiếm giàu có, chính các hiệu quả tốt do họ bố thí làm giảm bớt đau khổ của họ Ngay đối với những kẻ mà chính tín và đại bi của họ thì quá nhỏ bé, tính khí của họ thì thô cứng và các kẻ chỉ hoạt động loanh quanh trong quyền lợi bản thân, đạt được sự mãn nguyện vật chất -- nói khác đi, một sự tạm đình hoãn một phần các sầu muộn của họ -- đến chỉ như là kết quả của hành nghiệp bố thí. Thế nên bố thí là nguồn gốc và điểm xuất phát của hạnh phúc luân hồi sinh tử. (b) Bố thí dẫn tới đại lạc của niết bàn Tụng I.12 Xuyên qua các hành hoạt bố thí, các kẻ bố thí nhanh chóng gặp được các hiền giả. Nhờ đó họ tỉnh biết và cắt đứt dòng sinh tử, và đó là nguyên nhân của hành trình tới an lạc (thanh văn, độc giác) Cũng thế, ngay cả nếu họ không có đại bi, những kẻ quảng đại sẽ, do kết quả của bố thí của họ, họ sẽ mau chóng nhận thấy được họ đang gặp các vị hiền thánh. Điều này là do bản chất của các sự vật mà các hiền thánh hiển lộ trong khu vực có các kẻ bố thí hào hiệp quảng đại. Và các thí chủ này, do gặp được các hiền thánh và thọ nhận các giáo pháp của họ, thế nên tìm cách xa lìa sinh tử luân hồi và thiền định về đạo lộ. Hành động như thế, họ cắt đứt hoàn toàn tương tục của sinh tử. Trên cơ sở của các hội ngộ như thế, họ tiến bộ tới an lạc của các Thanh Văn và các Độc Giác. ii. Ca tụng bố thí của các Bồ tát Tụng I. 13 Những kẻ tâm nguyện trợ giúp hữu tình tiến tới thiện hảo, bố thí tức thời đem đến hoan hỉ. Các kẻ có tâm đại bi hoặc chưa có (kẻ thường tục, thanh văn, độc giác), bố thí là giáo pháp quan trọng cho tất cả. Nhờ do sự bố thí của các Bồ tát thoả mãn các kẻ cầu xin, các Bồ tát, những kẻ đã hứa đem lại lợi ích một cách tức thời và tối hậu cho hữu tình, mau chóng nhận được hạnh phúc, hiệu quả hình thành của bố thí. Đó là lí do tại sao họ liên tục hoan hỉ trong bố thí. iii. Quy kết tóm tắt về ca tụng Đối với các Bồ tát có lòng đại bi và đối với các kẻ thường tục, các Thanh Văn, và các Độc Giác, những kẻ chưa có lòng đại bi hoàn hảo, đại lạc của các cõi cao hơn (higher realms; cõi người, a tu la, trời) và sự toàn hảo xác định của giác ngộ (niết bàn và phật quả) là các xuất lượng (outcome) của bố thí hào hiệp quảng đại. Do thế các giáo pháp về bố thí là quan trọng tối yếu. iv. Ca tụng thái độ đáng kính của các Bồ tát đối với bố thí (1) Tầm mức mà họ dốc lòng tận tụy cho bố thí Tụng I.14 Chỉ thuần tâm niệm hoặc âm thanh cá nhân khóc than “Hãy bố thí ! ”, các người con của Đấng Tối Thắng hoan hỉ bố thí tức thời. Các A la hán vui với niết bàn tiểu thừa không hề biết đến niềm vui bố thí đó; làm sao có thể miêu tả niềm vui của các bồ tát khi họ bố thí tất cả các thứ và thân mệnh của họ ? Khi họ nghe một kẻ hành khất kêu khóc “ Hãy bố thí !” hoặc ngay cả khi họ nghĩ về một điều như thế -- nói khác đi, khi chỉ thuần tâm niệm xảy đến với họ rằng họ có thể có cơ hội thực hành bố thí -- các Bồ tát trải nghiệm một niềm hoan hỉ lớn lao hơn niềm hoan hỉ của các A la hán nhập vào cõi an lạc vượt ngoài đau khổ. Có cần phải nói về hạnh phúc của các Bồ tát khi họ hiện đang (actually) bố thí tất cả các thứ -- các sở hữu của họ và ngay cả các bộ phận thân thể của họ -- để giải quyết thoả đáng các nhu cầu của những kẻ cần cứu giúp? (2) Họ thực hành bố thí một cách đáng kính như thế nào Tụng I.15 Bởi vì các Bồ tát tự trải nghiệm đau đớn khi hi sinh thân mình (chết nhanh chóng hoặc chết dần mòn), các Bồ tát thấy trong tâm mình nỗi đau đớn mà các kẻ khác phải chịu đựng kéo dài trong địa ngục và các trạng thái khác. Thế nên các Bồ tát cố gắng nhanh chóng xoá bỏ các đau đớn của kẻ khác. Bởi vì họ vui mừng được thực hành bố thí, các Bồ tát chẳng có ý nghĩ gì về sự đau khổ của bản thân họ; thay vào đó, họ cố gắng cứu giúp các kẻ khác thoát khỏi đau khổ càng nhanh theo khả năng họ. Bởi vì họ thấy hoặc thông hiểu rằng đau đớn họ đã cảm thấy (khi họ là các kẻ thường tục họ đã hi sinh thân thể họ khi bị cắt, chặt) không là chi hết khi so sánh với sự cực đau đớn thân tâm của các kẻ sống trong địa ngục, mà sự đau khổ của các kẻ này là một ngàn lần thê thảm hơn. c. Các loại khác nhau về bố thí Tụng I.16 Sự bố thí, tự tính không/ chân không diệu hữu của kẻ bố thí, sự vật bố thí, kẻ nhận bố thí, được gọi là một toàn hảo mà nó siêu việt thế giới. Nhưng khi có sự tham luyến quan liên kẻ bố thí, sự vật bố thí, kẻ nhận bố thí, các giáo pháp định nghĩa nó là một hành vi tốt đẹp của các kẻ thường tục. Một hành vi bố thí có kết hợp với trí tuệ thanh tịnh (pure wisdom) do đó bạn thấy rằng hành vi bố thí, tặng phẩm bố thí, kẻ nhận bố thí hoặc kẻ bố thí cũng đều chẳng có bất kì hiện hữu thực hữu (hiện hữu tự tính), thì hành vi đó được gọi là một toàn hảo liên thế giới (transmundane perfection) hoặc toàn hảo (paramita; ba la mật). Ngay cả khi một hành vi bố thí không kết hợp với trí tuệ siêu việt, nó vẫn có thể được quy chiếu là một toàn hảo. Do vì nếu bố thí được hồi hướng tới giác ngộ hoàn toàn, nó chắc chắn trên đường tới bờ kia “đi tới bờ kia” (“gone to the far shore”) là ý nghĩa của các Tạng ngữ “pha rol tu phyin pa” và từ ngữ Sanskrit paramita. Thuật ngữ Tạng ngữ có thể được diễn dịch theo hai cách. Trong trường hợp thứ nhất, “bờ kia “ (far shore) được hiểu theo ý niệm của đối cách (accusative; túc từ trực tiếp của câu), chỉ định về một chuyển động tới một nơi đến. Trong trường hợp này thuật ngữ hàm ý “đi tới bờ kia”, (gone to the far shore), đó là, trạng thái phật. Theo cách diễn dịch này, phúc đức siêu việt hoàn hảo thì chỉ được tìm thấy trong trạng thái phật toàn giác và thật tế là trạng thái đó. Trong trường hợp thứ nhì, “pharol tu phyin pa” có thể được diễn dịch theo ý nghĩa công cụ (instrumental sense), nói khác đi, quy chiếu tới phương tiện mà do từ đó trạng thái phật được thành tựu. Theo nghĩa này, các phúc đức siêu việt thì được tìm thấy ngay cả trên đạo lộ tu học (the path of learning). Nói vắn tắt, para hoặc pha rol quy chiếu tới bờ kia, đó là bờ kia của đại hải sinh tử luân hồi. Đây là trạng thái phật mà hai che lấp (two veils) được loại bỏ. Sử dụng tương phản, giáo pháp dạy rằng khi có sự tham luyến vào ba địa hạt (chủ thể, đối tượng, và hành động; kẻ bố thí, kẻ được bố thí, hành động bố thí), sự bố thí trong vấn đề này được quy chỉ là một toàn hảo thế tục bởi vì nó vẫn được thẩm định bằng sự quy chiếu nhị nguyên đối đãi. C. Quy kết tóm tắt về trí địa thứ nhất Tụng I.17 Trong phong cách trí hạnh này Bồ tát an trú tâm nơi Trí địa Hoan Hỉ với ánh sáng từ bi. Trí địa Hoan Hỉ này tương tợ Bảo Châu Thủy Nguyệt, Mặt Trăng xoá tan bóng tối của ngu si vô trí. Cũng như mặt trăng cao viễn trên bầu trời, các Bồ tát bay cao trong trí tuệ của trí địa thứ nhất bởi vì tâm bồ đề của trí địa thứ nhất giờ đây là là phần tự nội của các tâm của họ. Các Bồ tát như thế là các thánh hiền cao cả quang minh mĩ lệ với ánh sáng của trí tuệ. Cũng như mặt trăng, mandala bảo châu của thủy nguyệt, các Bồ tát trên trí địa thứ nhất của Toàn Hảo Hoan Hỉ, trí tuệ của họ xoá bỏ bóng tối sâu dày của những che lấp mà chúng giờ đây được đoạn trừ trên kiến đạo (path of seeing) . Họ vượt thắng chúng và cách tuyệt chúng một cách hoàn toàn (They overcome them and are completely free from them). *** Đây là chấm dứt trí địa thứ nhất hay cấp bậc thứ nhất về đào luyện tâm bồ đề tuyệt đối. _________________________________ Chú thích từ ngữ 1. nhẫn vị ( = the level of “acceptance” -- Padmakara Translation Group; = forbearance period -- J. Hopkins) trên gia hành đạo (= path of joining (Padmakara Translation Group; = path of preparation; J Hopkins), 2. Trí địa này (Hoan Hỉ Địa) của Đại thừa là tương đương với cấp bậc đệ bát hạng của Thánh Tiểu Thừa (Hướng Dự lưu). Đây là theo cách tính 8. Hướng Dự lưu 7. Quả Dự lưu; 6. Hướng Nhất lai 5. Quả Nhất Lai 4. Hướng Bất lai 3. Quả Bất Lai 2. Hướng A la hán 1. Quả A la hán). Quả A La Hán tương đương với cấp bậc đệ nhất hạng. 3. Quả A la hán: Abider in the fruit of Foe Destroyer Hướng A la hán: Approacher to the fruit of a Foe Destroyer 4. kết bện đan quấn: entwinement xiềng xích (nơi cổ chân tù nhân) : fetters 5. Mười địa:1. Hoan hỉ 2. Li cấu 3. Phát quang 4. Diệm huệ 5. Cực nan thắng 6. Hiện tiền 7. Viễn hành 8. Bất động 9. Thiện huệ 10. Pháp vân 6. Đồng sự / Thật hành như lời nói Kinh Hoa Nghiêm : "Khởi lòng thật hành như lời nói, để tu đạo Bồ tát" ... Đại thừa VN giảng 4 nhiếp pháp khác với Tây Tạng . Bốn nhiếp pháp VN = bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự. Ái ngữ = lời nói hay, đẹp để chinh phục lòng người -- nên bản Anh có người dịch là sweet words. Nhưng bên Phật giáo Tây Tạng, bản Anh dịch -- kind words = lời từ bi. 7. Tính đức toàn hảo “Trên mỗi trí địa của mười Bồ tát trí địa gồm có đạo lộ về thiền định (path of meditation) , một phúc đức chuyên biệt về bố thí, an nhẫn , v.v…được thành toàn hảo (Tất cả mười tính đức này đều được tu tập liên tục để thành toàn hảo, nhưng chỉ có một được trở thành toàn hảo tại mỗi trí địa / cấp bậc) . Cá nhân không chỉ đoạn trừ các che lấp do phiền não (phiền não chướng), nhưng cũng đoạn trừ các “che lấp“ đối với toàn hảo của trí địa đó. Ở trí địa thứ nhất, bất kì cái gì nắm giữ chúng ta tiến tới toàn hảo bố thí đều bị vượt qua. Theo các nhà Trung quán Hệ Quả Ấn độ và ngài Tsongkhapa, Các vị trở thành A la hán qua con đường Tiểu thừa, sau đó một khi đi vào con đường Bồ tát , tuy họ đã vượt qua tất cả che lấp do phiền não, nhưng họ vẫn chưa vượt qua các nhân duyên (the conditioning) ngăn cản họ trở thành toàn hảo về bố thí , giới hạnh, an nhẫn, v.v…thế nên họ vẫn phải tu tập các trí hạnh của các trí địa từ thứ nhất cho tới thứ bảy. Về ý kiến nghĩ rằng các cựu A la hán này không cần thực hiện điều chi hết, không có chi cần đoạn trừ, kể từ trí địa thứ nhất tới sau trí địa thứ bảy, thì ý kiến này là sai lầm”. (Tham khảo: Daniel Cozort and Craig Preston. Buddhist Philosophy. Lobsang Gonchok’s Short Commentary to Jamyang Shayba’s Root Text on Tenets . Snow Lion 2003 -- Giải thích Giáo trình căn bản về Các Quy kết Giáo nghĩa của Jamyang Shayba. p. 269-270) Chú thích về các kệ tụng bản dịch Việt 1 -- Vấn đề dịch các kệ tụng Nhập Trung Đạo. Bản dịch Việt, dịch theo bản Anh, mà bản Anh dịch theo bản dịch Tạng ngữ. Bản Tạng ngữ dịch từ bản Sanskrit. Bản Sanskrit mỗi kệ tụng chỉ có hai câu. Bản dịch Tạng ngữ và bản dịch Anh ngữ trình bày thành kệ tụng 4 dòng. Nay bản dịch Việt, mỗi kệ tụng cũng chỉ có 2 câu để ý nghĩa kệ tụng có thể sáng tỏ hơn. Các kệ tụng 1, 2, 3, và 4, có trong Bài 2, nay xin ghi lại trong bài này, và mỗi kệ tụng cũng trình bày thành 2 câu. Và dưới đây là các kệ tụng XI. 52 -- XI. 56 trong Bài 3 nay cũng được ghi thành 2 câu. Nói chung tất cả đều không đổi một chữ nào. Tụng XI. 52 Con đường tu tập này tôi, tỉ khưu Nguyệt Xứng, tập hợp từ các kệ tụng giảng dạy Trung Đạo. Và tôi viết xuống đây một cách chính xác, theo kinh văn và các chỉ giáo. Tụng XI. 53 Chỉ có các kệ tụng về Trung Đạo đề khởi một hành trình như giáo nghĩa này đã đề khởi. Giáo pháp được giảng giải nơi đây cũng không tìm thấy ở nơi khác ; kẻ trí và kẻ có học vấn nên thông hiểu rõ ràng điều này. Tụng XI. 54 Bị kinh sợ do hiển tướng phản chiếu của đại hải trí tuệ siêu việt của ngài Long Thọ, một số hữu tình tránh né và đứng xa truyền thống tuyệt vời này. Giờ đây, sự khai hiển những kệ tụng này tương tợ cam lộ đến từ sự khai hiển của hoa kumuta dưới ánh trăng; trong tính đức này các hi vọng của Nguyệt Xứng đã được thể hiện hoàn hảo. Kệ tụng XI. 55 Kẻ từng an trú với tính như thị sẽ thật chứng tính như thị thâm mật và kinh sợ được giảng nơi đây; nhưng các kẻ khác sẽ không thông hiểu, mặc dù họ có tu học. Do vậy, khi nhận thấy các bộ luận khác do người bình thường soạn thảo đề khởi bản ngã; bạn hãy buông bỏ các vui thích nơi các bộ luận sai lệch với giáo pháp được giảng dạy ở đây. Kệ tụng XI. 56 Nguyện phúc đức tôi nhận được qua sự giải thích Trung Luận của Đại sư Long Thọ tăng trưởng tất cả các phương tới các biên tế của hư không ; nguyện phúc đức này trong sáng như các ánh sao mùa thu chiếu trên bóng tối chạng vạng của hư vọng nơi tâm tôi. Và nhận phúc đức vô lượng lợi ích như thế giống như nhận viên ngọc trên đầu con rắn hổ mang của tâm; nguyện cho các hữu tình tất cả thế giới thật chứng tính như thị, tiến nhanh tới các địa của chư Thiện Thệ (chư Phật). _________________________ Phụ bản 1 - Kinh Hoa Nghiêm. Phẩm Thập Địa Thứ Hai Mươi Sáu Hán Dịch: Đại Sư Thật-Xoa-Nan-Đà -- Việt Dịch: HT Thích Trí Tịnh …. (Lược trích 1) Bấy giờ mười phương Chư Phật đều đưa tay hữu xoa đầu Kim Cang Tạng Bồ Tát. Chư Phật xoa đầu xong, Kim Cang Tạng Bồ Tát xuất định bảo khắp chúng đại Bồ Tát rằng : Chư Phật tử ! Thệ nguyện của các vị Bồ tát khéo quyết định không tạp chẳng thể thấy, rộng lớn như pháp giới, rốt ráo như hư không, khắp tất cả Phật độ, suốt thuở vị lai, cứu độ tất cả chúng sanh, được chư Phật gia hộ, vào trí địa của tam thế Chư Phật. Chư Phật tử ! Những gì là trí địa của đại Bồ Tát ? Chư Phật tử ! Trí địa của đại Bồ tát có mười bực. Tam thế Chư Phật đã nói, sẽ nói, đương nói, tôi cũng nói như vậy. Đây là mười trí địa : Một là Hồi Hướng địa. Hai là Ly Cấu địa. Ba là Phát Quang địa. Bốn là Diệm Huệ địa. Năm là Nan Thắng địa. Sáu là Hiện Tiền địa. Bảy là Viễn Hành địa. Tám là Bất Động địa. Chín là Thiện Huệ địa. Mười là Pháp Vân địa. Chư Phật tử ! Tôi chẳng thấy có quốc độ nào mà Chư Phật nơi đó chẳng nói mười trí địa này. Tại sao vậy ? Vì đây là đạo tối thượng hướng Bồ đề của đại Bồ Tát, cũng là pháp môn thanh tịnh quang minh. Chư Phật tử ! Nơi đây chẳng thể nghĩ bàn đến được, chính là chứng trí của chư đại Bồ Tát. (Lược trích 2 Chư Phật tử ! Nếu có chúng sanh trồng sâu căn lành, khéo tu tập những hạnh trợ đạo, hay cúng dường Chư Phật, làm thiện tri thức, khéo chứa nhóm những pháp trắng trong, giỏi nhiếp và khéo làm thanh tịnh thâm tâm, lập chí quảng đại phát sanh trí biết rộng lớn, lòng từ bi luôn hiện tiền, vì cầu Phật trí, vì được Thập lực, vì được đại vô úy, vì được Phật pháp bình đẳng, vì cứu tất cả thế gian, vì thanh tịnh đại từ bi, vì được Thập lực Nhứt thiết chủng trí, vì thanh tịnh Phật độ vô ngại, vì khoảng một niệm biết cả tam thế, vì chuyển đại pháp luân vô úy. Chư Phật tử ! Bồ tát phát khởi những tâm như vậy bèn lấy đại bi làm trước, trí huệ tăng thượng, phương tiện khéo diệu, thâm tâm tối thượng là chỗ nhiếp lấy, Phật lực là chỗ giữ gìn, vô lượng trí khéo quan sát, sức phân biệt dũng mãnh, sức trí huệ vô ngại hiện tiền, tùy thuận tự nhiên trí, có thể thọ lãnh tất cả Phật pháp dùng trí huệ để giáo hóa, quảng đại như pháp giới, rốt ráo dường hư không suốt thuở vị lai. Này Phật tử ! Bồ Tát mới bắt đầu phát tâm như vậy liền được vượt khỏi hạng phàm phu mà vào ngôi Bồ Tát, sanh vào nhà Như Lai. Không ai có thể nói chủng tộc của Ngài lỗi lầm. Ngài đã rời loài thế gian mà vào đạo xuất thế, được pháp Bồ Tát, ở chỗ Bồ Tát, nhập tam thế bình đẳng, ở trong chủng tánh Như Lai quyết định sẽ thành Vô Thượng Giác. Bồ Tát an trụ những pháp như vậy gọi là trụ bực "Bồ Tát Hoan Hỷ Địa", vì đã tương ưng với chơn như bất động. Chư Phật tử ! Bồ tát trụ bực Hoan Hỷ Địa thời thành tựu nhiều hoan hỷ, nhiều tịnh tín, nhiều ái lạc, nhiều thích duyệt, nhiều hân khánh, nhiều dũng dước, nhiều dũng mãnh, nhiều bất đấu tránh, nhiều vô não hại, nhiều vô sân hận. Chư Phật tử ! Bồ tát trụ bực Hoan Hỷ Địa vì nhớ Chư Phật nên sanh vui mừng, vì nhớ Phật pháp nên sanh vui mừng, vì nhớ chư Bồ Tát nên sanh vui mừng, vì nhớ hạnh Bồ Tát nên sanh vui mừng, vì nhớ thanh tịnh Ba la mật nên sanh vui mừng, vì nhớ Bồ Tát địa thù thắng nên sanh vui mừng, vì nhớ Bồ Tát không hư hoại nên sanh vui mừng, vì nhớ Chư Phật giáo hóa chúng sanh nên sanh vui mừng, vì nhớ có thể làm lợi ích cho chúng sanh nên sanh vui mừng, vì nhớ vào trí phương tiện của Chư Phật nên sanh vui mừng. Bồ Tát này lại tự nghĩ : Vì tôi đã chuyển và rời tất cả cảnh giới thế gian mà hoan hỷ, vì thân cận tất cả Phật mà hoan hỷ, vì lìa xa hạng phàm phu mà hoan hỷ, vì gần bực trí huệ mà hoan hỷ, vì dứt hẳn tất cả ác thú mà hoan hỷ, vì làm chỗ y chỉ cho tất cả chúng sanh mà hoan hỷ, vì thấy tất cả Như Lai mà hoan hỷ, vì sanh vào cảnh giới Phật mà hoan hỷ, vì vào trong tánh bình đẳng của tất cả Bồ Tát mà hoan hỷ, vì xa lìa tất cả những sự kinh sợ rùng mình mà hoan hỷ. Tại sao vậy ? Vì Bồ Tát đã được bực Hoan Hỷ Địa thời được khỏi hẳn tất cả sự kinh sợ. Như là xa lìa hẳn sự sợ chẳng sống, sợ tiếng xấu, sợ chết, sợ sa ác đạo, sợ oai đức của đại chúng. _________________________________ Phụ bản 2 - Tibetan- English Translation by Padmakara Translation Group I.1. The Shravakas and those hafway to buddhahood are born from the Mighty Sage, And Buddhas take their birth from Bodhisattvas heroes. Compassion, nonduality, the wish for buddhahood for other’sake Are causes of the children of the Conqueror. I.2. Of buddhahood’s abundant crop, compassion is the seed. It is like moisture bringing increase and is said To ripen in the state of lasting happiness. Therefore to begin, I celebrate compassion ! I.3. Beings think “I” at first, and cling to self , They think of “mine” and are attached to things. They thus turn helplessly as buckets on a waterwheel, And to compassion for such beings I bow down ! I.4. Beings are like the moon in rippling water, Fitful, fleeting, empty in their nature. Boddhisattvas see them thus and yearn to set them free. Their wisdom is beneath compassion’s power. I.5. Through dedication with Samantabhadra’s prayer, They rest in Perfect Joy, the first of all the grounds. And, henceforth, gaining this, they take The name of Bodhisattva and are thus renowned. I.6. For they are born the offering of the Tathagatas. Three fetters they have utterly forsworn. Fulfilled in supreme joy, these Bodhisattvas have The power to shake a hundred worlds. I.7. From ground to ground they stride; their steps lead ever higher. All paths to lower realms have now been closed. The states of common beings are no longer theirs, Their level likened to the eighth stage of the Aryas. I.8. With perfect bodhichitta as their aim, though dwelling on the First, Those born from Buddka’s speech they now surpass, Pratyeabuddhas too; They soar above them by their merit’s growing strenghth And by their wisdom also when on Far Progressed. I.9. The initial cause of prfect buddhahood Is generosity , which here is now pre-eminent. With joy the Bodhisattvas give their flesh -- A sign whereby the unseen is inferred. I.10. All living beings yearn for only happiness, And yet there is no human joy without enjoyment of possessions. Tha latter in their turn arise from generosity. This Buddha knew and so spoke first of giving. I.11. Meager in compassion and with harsh and ruthless minds, Beings seek their self- regarding gain; And yet the riches they pursue, the healing of their ills, Are fruits of generosity alone. I.12. Indeed it is through acts of generosity That they are swift to meet with noble beings. They cleancut the stream of birt and death, And journey into peace, possessed of such a cause. I.13. To those who keep in mind their pledge for beings ‘s good, A joy from giving comes without delay. For those who have, and those who lack, compassion, All talk of generosity is thus of highest moment. I.14. The merest thought or sound of someone crying “ Give ! ” Will bring to children of the Conqueror a joy Unknown to arhats even when they enter into peace -- How shall we speak of when they give up everything? I.15. Because they suffered when they cut and gave away their flesh, They see within their minds the pains endured By others caught in hell and other states; They therefore swiftly strive to cut away all pain. I.16. Giving, void of giver, gift, receiver, Is called a paramita that transcends the world. But when attachment to these three occurs, The teacings have defined it as the perfct act of wordly ones. I.17. Abiding firmly in the minds of Bodhisattvas -- Holy beings endowed with lovely light -- This Joyful ground is lke the Water - Crystal Gem [ = The moon] That scatters the obscuring dark and reigns supreme. * Here ends the first ground or stage in the cultivation of absolute bodhichitta. _______ Bản dịch của Tỳ kheo Hạnh Tấn và Sư Cô Nhật Hạnh (dịch từ Tạng ngữ). (Các tụng đều không ghi số thứ tự; nhưng trong trích dẫn này, tôi ĐHP, ghi số để độc giả dễ tham khảo) * I.1. Chúng Thanh Văn, Duyên Giác sanh ra từ Năng Nhân, Chư Phật lại từ chúng Bồ Tát mà sanh ra, Chính tâm từ bi và trí tuệ không phân biệt, Cùng tâm bồ đề là nhân sanh ra Bồ Tát. * I.2. Cũng giống như hạt giống nảy sanh nhờ vào nước, Lâu ngày tưới tẩm trở nên thành thục dần, Tâm từ là nhân thành thục quả Phật vô thượng, Do đây trước nhất xin được khen Đại Từ Bi. * I.3. Do vì chấp Ngã nên sanh chấp có Tự Ngã, Theo đó chấp “của tôi”, chấp thủ hiện hữu sanh, Giống như cối xay nước bị nước đẩy không ngừng, Kính lễ Tâm Từ với chúng sanh bị luân hồi. * I.4. Chúng sanh hiện hữu như bóng trăng trong dòng nước, Hãy biết họ chịu trôi lăn mà không hề có tự tánh. Bồ Tát tư duy về các chúng sanh như thế ấy. Vì độ họ mà Bồ Tát thành tựu Từ Bi Lực. * I.5. Nguyện lực các ngài chính là nguyện lực Phổ Hiền. Các ngài như thế trụ nơi địa thứ nhất đầy hoan hỷ. Từ lúc thành tựu những quả này Các ngài thực đúng danh gọi là Bồ Tát, * I.6. Và được sanh vào mạch truyền thừa của các Như Lai Nhờ đó ba ràng buộc hoàn toàn được tiêu trừ, Bồ Tát do đây đạt được đại lạc trong tâm. Ngài có khả năng làm rung chuyển hàng trăm cõi. * I.7. Từng một cảnh giới Ngài vượt càng lên cao, Từ đó con đường sanh vào cõi dưới bị đóng chặt, Cũng từ đó với Ngài những phàm cảnh bị diệt trừ. Ngài được diễn đạt tương tự như bậc Thánh Bát Địa. (A La Hán quả) * I.8. Tâm giác trọn vẹn, dầu Ngài an trú địa thứ nhất, Các bậc Thanh Văn cùng với Độc Giác, Đều bị Công Đức của Ngài vượt trội; Càng tiến bước vượt lên trí tuệ Ngài càng trội. (hơn bậc thanh văn v.v.) * I.9. Vào lúc này đối với Ngài nhân để giác ngộ hoàn toàn, Đầu tiên hành trì Bố Thí Ba La Mật là thích hợp nhất. Ngài bố thí ngay cả thịt xương, khi đã phát nguyện, Đây là dấu hiệu của pháp bình thường không thể thấy. * I.10. Tất cả chúng sanh đều mong được an lạc, Tất cả loài người không thể an lạc nếu không đối tượng, Biết được nhân của đối tượng này chính là bố thí, Đức Phật đầu tiên dạy pháp hành bố thí. * I.11. Những kẻ thiếu từ bi, sung mãn tâm sân hận, Những người hăng say chạy theo lợi ích cá nhân, Với họ và với những người cầu nhân phúc báu, Khổ đau sẽ giảm thiểu nhờ vào hành Bố Thí. * I.12. Những người này do hành pháp Bố Thí, Gặp được các Bậc Thánh, được dạy dỗ, Nhờ đó chặt đứt vòng luân hồi, Chính là chánh nhân vào an lạc. * I.13. Những vị phát tâm làm lợi lạc chúng sanh, Qua hành bố thí không lâu được an lạc. Vì vậy có từ bi hay thiếu tâm từ bi, Cần lấy bố thí làm pháp tu căn bản. * I.14. Chỉ cần nghe hay nghĩ đến chữ Bố Thí, Bồ Tát liền an trụ vào đại lạc, Vượt trội hơn an lạc của Niết Bàn, Huống chi đại lạc sanh ra khi cho tất cả. * I.15. Nỗi đau đớn khi cắt thịt để cho, Cùng nỗi khổ địa ngục của những chúng sanh, Đều thấy như chính mình đang thọ nhận, [cho nên] tinh tấn mau chặt bỏ những gì cần phải diệt. * I.16. Người cho, vật cho và người nhận đều không, Đây chính được gọi là chân rốt ráo (Ba La Mật), Nếu còn chấp vào ba pháp ấy, Đây chính được gọi là thế gian thí. * I.17. Quyết định trụ vào tâm Bồ Tát như thế, Căn bản thánh thiện này được chiếu sáng đẹp ngời, Niềm an lạc này như viên ngọc thủy pha lê (mặt trăng), Bóng tối dày đặc xua tan hoàn toàn dành thắng lợi. ______________________________________________ Phụ bản 4. Tích tập Phúc Đức và Trí Tuệ Chúng ta là người Việt, đang theo học giáo pháp của Đức Phật, và được ngài Long Thọ, ngài Nguyệt Xứng giải thích; chúng ta hãy cố gắng xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn là vì “ nguyên nhân của tình cảnh xã hội Việt Nam thì chẳng tàn tạ hoại diệt, chẳng thường hằng thường tại” . Đức Đạt Lai Lạt Ma nói trong “Trung Đạo. Chính tín căn cứ trong Suy lí”: “ Chúng ta tích tập phúc đức trên căn bản của phương diện hiển hiện của duyên khởi và tích tập trí tuệ trên căn bản của phương diện chân không diệu hữu / rỗng thông (empty aspect) của duyên khởi” . Thưa các bạn, phúc đức có tính hiển hiện nơi ta, nơi kẻ khác và nơi xã hội. Chúng ta hãy tích tập phúc đức và trí tuệ. _____ Nguyễn Khải viết trong Đi tìm cái tôi đã mất (2006): “Một đất nước bị xâm lược, rồi bị nô dịch, dân chúng thành nô lệ không được pháp luật che chở, làm người cũng khó nói gì tới ý thức cá nhân trong mỗi con người. Ý thức cá nhân là ý thức về cái riêng biệt của mình, về cái có thể cống hiến của mình cho cộng đồng không giống với một ai do có một cách cảm nhận riêng, một cách suy nghĩ riêng, từ đó… Những cái giá trị cá nhân chỉ được nhìn nhận, được tôn vinh ở những xã hội tương đối tự do, các mối quan hệ giữa người với người tương đối tốt đẹp.” …… Một xã hội không tự hiểu mình, mỗi cá nhân cũng không tự hiểu mình, vàng thau, phải trái, cao quý ti tiện lẫn lộn, các giá trị lẫn lộn bắt đầu từ sự không chuẩn xác của ngôn từ. Ngôn ngữ làm nên văn minh này, vì nó có thể lưu giữ và truyền lại toàn bộ kinh nghiệm của nhiều đời trước cho nhiều đời sau, càng ngày cái khả năng nhận thức càng gần đúng như nó có, khiến sự lựa chọn của con người khách quan hơn, có hiệu quả tích cực trong quá trình chủ động thích ứng với mọi đổi thay của môi trường sống và môi trường xã hội. Vậy mà ngôn từ lại là cái mặt yếu nhất trong các lãnh vực thuộc thượng tầng kiến trúc ở các nước xã hội chủ nghĩa. Công dân của các nước ấy dùng ngôn từ để che đậy chứ không nhằm giao tiếp, hoặc giao tiếp bằng cách che đậy, “nói vậy mà không phải vậy”! Nó là cái vỏ cứng để bảo vệ mọi sự bất trắc, chống lại thói quen hay xét nét lời ăn tiếng nói của công dân của mọi chính quyền chuyên chế. Cái cách tự bảo vệ ấy lại càng rõ rệt ở cấp lãnh đạo và các viên chức nhà nước làm việc ở các cơ quan quyền lực. Họ nói bằng thứ ngôn ngữ khô cứng đã mất hết sinh khí, một thứ ngôn ngữ chết, ngôn ngữ “gỗ”, nói cả buổi mà người nghe vẫn không thể nhặt ra một chút thông tin mới nào. Các buổi trả lời phỏng vấn báo chí, diễn văn tại các buổi lễ kỷ niệm, báo cáo của Đảng, của chính phủ, của quốc hội, tất cả đều dùng các từ rất mơ hồ, ít cá tính và ít trách nhiệm nhất. Người cầm quyền cấp cao nhất và cấp thấp nhất đều biết cách nói mơ hồ, càng nói mơ hồ càng được đánh giá là chín chắn. Và nói dối, nói dối hiển nhiên, không cần che đậy. Vẫn biết rằng nói dối như thế sẽ không thay đổi được gì vì không một ai tin nhưng vẫn cứ nói. Nói đủ thứ chuyện, nói về dân chủ và tự do, về tập trung và dân chủ, về nhân dân là người chủ của đất nước còn người cầm quyền chỉ là nô bộc của nhân dân. Rồi nói về cần kiện liêm chính, về chí công vô tư, về lý tưởng và cả quyết tâm đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa cộng sản. Nói dối lem lém, nói dối lì lợm, nói không biết xấu hổ, không biết run sợ vì người nghe không có thói quen hỏi lại, không có thói quen lưu giữ các lời giải thích và lời hứa để kiểm tra. Hoặc giả hỏi lại và kiểm tra là không được phép, là tối kỵ, dễ gặp tai hoạ nên không hỏi gì cũng là một phép giữ mình. Người nói nói trong cái trống không, người nghe tuy có mặt đấy nhưng cũng chỉ nghe có những tiếng vang của cái trống không. Nói để giao tiếp đã trở thành nói để không giao tiếp gì hết, nói để mà nói, chả lẽ làm người lại không nói. Thật ra nói thế mà vẫn hiểu nhau cả. Người cầm quyền thì biết là nhân dân đang rất bất bình về nhiều chuyện, nhân dân thì biết người cầm quyền đang nói dối, nhìn vào thực tiễn là biết ngay họ đang nói dối. Nhưng hãy mặc họ với những lời lẽ dối trá của họ, còn mình là dân chả nên hỏi lại nói thế là thật hay không thật. Mình cứ làm theo ý mình và mình cũng sẽ nói dối, nói che đậy nếu như có dịp được người cầm quyền hỏi. Trong hàng trăm cuốn hồi ký của các nhà văn hoá, của những người hoạt động chính trị, của nhiều tướng lĩnh, ta chả biết được bao nhiêu cái thế giới riêng của họ, cái thế giới cá nhân của họ. Cái phần đóng góp của họ càng nhỏ thì cái ý nghĩa quyết định của tập thể càng lớn, cái có tên thì bé tí xíu, vô nghĩa, cái không tên thì bao trùm rộng khắp nhưng cũng không có hình thù rõ rệt, cứ mờ mờ mịt mịt, có đấy mà cũng không có đấy, cái chung ấy chả phải chịu trách nhiệm với một ai, có biết nó là ai mà truy cứu. _________________ Phụ Bản 6. Kinh Duy Ma Cật / Kinh Vô Cấu Xưng. Quán vô ngã nhưng không buông thả hoang phí đời mình Bản dịch Tạng ngữ - Anh ngữ Chapter 11. Lesson of the Destructible and the Indestructible Bố thí và Hồi hướng: Phan Thanh Giản và “Thời trời, đất lợi, lại người hoà” **** Chúng ta nhớ đến tính bất tử của giáo pháp của chư Phật / tính cam lộ của chính pháp , đó là các giáo pháp về các hiện tượng / biến cố (nội tâm / ngoại giới / thiền định) không đồng nhất cũng không dị biệt, không thường hằng cũng không đoạn diệt, do đó ở đây bây giờ khởi đại bi . Chúng ta nhớ đến Khâm sai Phan Thanh Giản Chánh sứ, và Lâm Duy Hiệp Phó sứ kí Hoà ước Nhâm Tuất (Hoà ước Sài gòn 5.6.1862) về sau đều uống thuốc độc tự sát ; Khâm sai Lê Tuấn, Chánh sứ kí Hoà ước Sài gòn 15/3/1874, và tuẫn tiết ngày 17/3/1874 tại nhà khách của sứ bộ tại Sài gòn. Phan Thanh Giản, Tiến sĩ đầu tiên của Nam kỳ , nâng chén thuốc phiện tuẫn tiết ngày 5 tháng 7 năm Đinh Mão (4.8.1867), vào tuổi 71, trong tư thế kết già , sau khi tịnh hoá thân tâm trong 17 ngày tuyệt cốc tại một lều tranh. Chúng ta nhớ đến trí địa thứ nhất là Hoan Hỉ Toàn Hảo mà Bố Thí/Hồi Hướng là Toàn Hảo. Chúng ta hãy tự chiếu soi ý nghĩa của Bố Thí và Hồi Hướng trong cái chết tự sát của Chánh Sứ Phan Thanh Giản , Phó Sứ Lâm Duy Hiệp , Chánh Sứ Lê Tuấn trong đó cái chết không là một kẻ thù cũng không là một người bạn (Death is neither an enemy nor a friend. Osho). Chúng ta hãy tự chiếu soi thông điệp hồi hướng của Phan Thanh Giản “Trời thời, đất lợi, lại người hoà” trong công cuộc xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn, và hạnh phúc hơn. Phan Thanh Giản năm 1863 đã tới Paris, kinh đô Pháp Quốc, Madrid, kinh đô Tây Ban Nha, đã thấy xã hội Pháp, xã hội Tây Ban Nha, văn minh tiến bộ theo nhân duyên “Thời trời, đất lợi, lại người hoà”, và gửi thông điệp tới người Việt 1867 -- “Thời trời, đất lợi, lại người hòa” . Ở đây bây giờ 149 năm sau, chúng ta có xây dựng một xã hội “Trời thời, đất lợi, lại người hoà” hay không, hay là “Thay trời, đổi đất, sắp đặt lại giang sơn”, một thời kỳ long trời lở đất đã khiến mộ tên quan phong kiến “Văn chương tàn tức nhược như ty” trong nắng chiều của “Lương Chiêu Minh Thái Tử Phân kinh Thạch đài” 203 năm trước tâm sự “Ngã độc Kim Cương thiên biến linh, Kỳ trung áo chỉ đa bất minh” (Tôi đọc Kim Cương hơn ngàn lần, mà tôi vẫn chưa thấy sáng tỏ về ý chỉ sâu kín của kinh), trải qua một cuộc bể dâu 40 năm “sè sè nấm đất bên đường” (1954-1995) -- (Năm 1995 là năm tái lập bang giao Mỹ Việt). Nay xin giới thiệu “Ngày mai của ngày mai”, đoản văn của Nguyễn Ngọc Tư, bài thơ của Tieuphu “Kính dâng hương hồn cụ Phan Thanh Giản” , và từ bài thơ của Tieuphu xuất phát các giới thiệu ngắn về tâm tình cụ Phan Thanh Giản (1796 - 1867), đăng trên Góc Nhìn Alan tháng 4.2014 . Chánh sứ Phan Thanh Giản và phái đoàn rời Huế 21.6.1863 , vào Sài gòn. Từ Sài gòn , khởi hành đi Pháp 4.7.1863. Đến Paris 13.9.1863.Gặp Bộ Trưởng Ngoại Giao Drouhin de Lhuys 18.9.1863. Tiếp kiến Hoàng Đế Napoleon III 5.11.1863. Ngày 8.11.1863, Phái đoàn đi Madrid, Tây Ban Nha, ở lại đây một tháng. Phái đoàn về tới Sài gòn 18.3.1863. Chánh sứ Phan Thanh Giản trình lên Vua Tự Đức tập “ Như Tây sứ trình nhật ký” ngày 31.3.1864. Hai Phó sứ Phạm Phú Thứ, Ngụy Khắc Đản đều có các bản tường trình. **** Ngày mai của những ngày mai… Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư Ngày: 21 / 04 / 2014 Phải có đến hàng trăm lần, tôi nghe và nói cái câu nào đó tương tự như “hẹn mai mốt gặp”. Như một thói quen, như một câu chào, người ta tự nhiên nói mà không quan tâm điều đó có xảy ra hay không. Và cái câu hẹn mai mốt gặp trong tôi luôn mang ý nghĩa, chào nghen, tôi về. Và cái buổi nắng lên trong vườn dừa hôm ấy, tôi cũng nghe lại câu này, “hẹn mai mốt gặp, mình nói chuyện nghề chơi”. Người “hẹn hò” tôi là một ông già gầy gò, kham khổ. Tôi không trả lời được, tôi thoáng nghẹn đi, vì cái cảm giác tiếc nuối do chia tay vội buốt ở đầu mắt, thì cuối mắt ông nhấp nhánh ánh lên sự hy vọng hồn nhiên. Mai mốt gặp. Lưng bỗng đau khi day lại phía ông già. Chân bước đi cũng đau. Gáy tôi nhìn thấy cái tuổi tám mươi tư của ông già đứng im sững bên chái nhà, nơi đặt bộ bàn tiếp khách. Gáy tôi lạnh. Trời ơi, sao ở cái tuổi ấy người vẫn còn có thể thanh thản hẹn với một ngày mai? Hơn ai hết, ông già biết ngày mai đó rất xa xôi. Bởi ông không còn sức để đi chỗ này, chỗ khác, không thích những chỗ xô bồ xô bộn, họp hội xinh xang. Chủ nhân (dù muốn hay không) của câu nói nổi tiếng ngang tàng ngạo nghễ, “đi chỗ khác chơi” đã chọn chơi với mảnh vườn yên tĩnh của mình. Con mương vườn rụng đầy những trái dừa chuột cắn, mấy cây bưởi ngoài sân trước. Hơn ai hết, ông biết đôi chân mình đã mỏi, lời đã mỏi nụ cười đã mỏi, chỉ ánh nhìn là vẫn lấp lánh sự tinh quái, làm tôi thót tim lại, hôm đầu gặp ông. Cái nhìn soi thấu vào gan ruột người ta. Trong những cơ may gặp gỡ mà tôi có được, chỉ vài ba người làm tôi sợ, vì cái sự-đọc-được-người-khác của họ. Ông già cũng làm tôi sợ, ông thấu được một tôi nông cạn, hời hợt, dại dột. Cũng chẳng có gì nghiêm trọng, chỉ là cảm giác mất tự do, mình sống thế nào, mình che đậy thế nào, mình xoay bề nào ông già cũng ngoáy cái ánh mắt tinh quái, cái cười hóm hỉnh vào, chọc chọc. Đối mặt nhau qua cái bàn trà cũ kỷ, nhưng mỗi lần nghe ông già dùng trí nhớ mẫn tiệp của mình dẫn lại mấy câu văn dài ngoằng của Lỗ Tấn, một đoạn truyện cũng dài thườn thượt của Ernest Hemingway, tôi lại cảm giác ông già ở trên cao, và mình trong cái thế phải ngước lên, ông thầy giỏi mà kẻ học thì lơ ngơ, như vói hái trái ở một cành cây quá đầu, mỏi chân, mỏi cổ quá trời. Nhưng tôi biết, cái cội cây già ấy sâu thẳm tự đáy lòng muốn trao trái cho đám trẻ như tôi. Cái cây vẫn còn quá nhiều trái trên cành mà thân đã dần cạn nhựa, cây không muốn trái cũng chết khô giữa trời. Trái kia, phải được hái khẽ khàng, để một hôm nào đó, sau mưa, hạt lại ươm mầm trên những mảnh đất mới và đầy sức sống. Thiệt tình, đó là tất cả những gì tôi muốn khi bước chân qua cánh cỗng xiêu xiêu kia. Học. Tôi chỉ cần có vậy, học tất cả những gì ông già có, nhân cách sống, sự lịch lãm, ngạo đời, vốn kiến thức văn học giàu có, cái nhìn nghề khe khắt… Nhưng học ông già này hơi bị… khó, nên bước chân ra về lại rấm rức, sao mình không thể ở lâu hơn, mà tôi đoán phía bên kia cũng… ấm ức giống tôi. Đã nói gì được nhiều đâu, đã cho và nhận kịp đâu, nhìn thẳng ông già tôi còn không dám, nói gì tôi đã chạm được ông. Mà, tôi muốn chạm vào ông, muốn đọc chút xíu ông, muốn tự mình dệt nên một câu chuyện tếu táo gì đó về ông, lâu nay tôi toàn nghe giai thoại của người khác. Vậy nên cả hai không thỏa, vậy nên ông già ngó tôi mà rằng, “mai mốt mình gặp nói chuyện nghề chơi”. Và tôi ngẩn ngơ. Tôi muốn gặp ông già lần nữa, lần nữa, gặp hoài nhưng tôi không bao giờ cất lời hẹn lần sau. Hơn ai hết, tôi biết mình lâu lắm mới sẽ trở lại nơi này, lâu lắm tôi mới lại qua sông Tiền, vì tôi ở xa, vì tôi là đứa ru rú xó nhà ít lang thang đây đó. Tôi tầm thường đến nỗi lên xe rồi, cứ nghĩ tới chuyện nhà không ai quét, con trai không ai nấu cơm cho ăn, và nghĩ tới cái gối ôm có hình mấy con thỏ thả bong bóng bay là tôi muốn quay lại cho rồi. Nhưng nếu muộn hơn, bạn bè tôi còn, những vườn dừa còn, nhưng ông già Nam Bộ ngạo đời ấy tôi không còn cơ hội gặp nữa, ý nghĩ đó đã đưa tôi đi, vượt lên những lười nhác. Gặp lần đầu, tôi vẫn không tin mình sẽ gặp ông lần hai, và gặp lần hai, tôi làm sao biết được có còn lần nữa. Bởi những cuộc hẹn sẽ có ít nhiều đổ vỡ, bất trắc. Trên con đường đi đến đó, có khi tôi đau bụng nên quay lại, có khi tôi gặp bạn bè và say mèm ở dọc đường, có khi chiếc xe trở chứng xịch lụi chết máy. Tôi đến nơi thì người cũng vừa đi khuất. Mà bất trắc thì quá nhiều nhân dạng. Vượt qua khoảng cách địa lý, vượt qua những rào cản lặt vặt như… cái gối ôm để thực hiện cuộc gặp, nhiều khi lãng trân. Tôi không là tôi cũ, người không còn là người cũ, gặp nhau cũng như không. Ông già thì vững trân một nếp, nhưng tôi? Chưa chắc… Tôi đã có lần gặp bạn mừng chưa hết, thì nói câu gì đó đau lòng rồi cuộc hẹn tan mau. Nhưng có một dạng bất trắc hơn cả mọi bất trắc mà tôi không bao giờ kịp quen. Đi đám giỗ, gặp nhỏ em họ cùng tuổi, hẹn nhau đám giỗ sau, nhưng nó đã bỏ đời đi sau một cơn buồn. Có người hôm trước gặp nhau còn cười hỏi, “ê khoẻ hôn, lâu quá không nhậu nghen, mai mốt rảnh rổi, anh gọi”, hôm sau thấy anh cười trên ti vi, nụ cười đã bất động, không thể tin, người cười đẹp vậy sao có thể thản nhiên ra đi giữa khuya vì đau tim được hả trời. Và bất trắc thì đôi khi không chờ giữa hai lần đám giỗ, không chờ qua một ngày, bất trắc chỉ trong tích tắc, một cô gái ngún nguẩy đuôi tóc, tung tăng bước qua đường vẫn trong tầm nhìn tôi, tôi vẫn chưa chớp mắt thì chiếc xe điên cuồng nào đó đã huỷ hoại cuộc sống của cô rồi, chỉ một phần trăm của giây. Trong những câu chuyện thường ngày quanh ly rượu, chén trà, sau tiếng thở dài, người ta chép miệng, “mới hôm qua…”, “mới cái độp đây mà…”. Bất trắc nhanh đến nỗi khiến người ở lại phải hoang mang giữa tuyệt vọng và hy vọng, giữa có nghĩa và vô nghĩa, bởi rõ ràng thân xác đã nguội rồi, rồi, nhưng cảm giác về người cũng còn nguyên vẹn. Trong veo. Rực rỡ. Tôi sợ… Ông già thì đã tám mươi tư… Nhưng ông già đã hẹn tôi, ông không thèm nhìn cái tuổi tám mươi tư của ông, mà sao tôi cứ nhìn mãi, thấy mãi. Xe tôi khuất qua những thôn xóm, qua trùng trùng muôn muôn những vườn cây trái, những dòng sông, hàng trăm cây số, về đến nhà, đóng chặt cửa, nhắm mắt lại tôi vẫn nhìn thấy mái tóc ông bạc, lưa thưa, giọng nói đã hơi run khi vượt thoát khỏi đôi môi, và gầy đến chiếc áo của ông cũng ngẩn ngơ như nó đã đánh mất da thịt của ông rồi. Nhưng ông già đã hẹn tôi. Ông không thấy cái tuổi tám mươi tư của mình, bởi vì ông không có tuổi, chẳng bất trắc nào đánh gục được ông, ông sống hàng trăm tuổi ấy, với những gì ông để lại. Một nhân cách hơi kỳ lạ, cô đơn sâu nhói, đeo đuổi sự tự trọng đến cuối đời. Những trang văn đau, sâu sắc, tinh tế, mà sang trọng, lịch lãm. Ông “đi chỗ khác chơi”, không “bẹo hình bẹo dạng” nữa, nhưng nhiều người vẫn gặp ông khi qua căn gác cũ, con đường cũ, quán cũ, trang sách cũ… Bao giờ còn những khoảnh khắc mà các hạt bụi như tôi bỗng nhớ đến non-ông, nhớ cái cây cổ thụ già ấy thì ông vẫn còn nguyên trân đó, dù cái áo xưa đã xếp lại, hết chỗ cho nó phất phơ rồi. Hóa ra, cái hình ảnh tám mươi tư tuổi của ông già chỉ là tôi mượn để nói tránh về một tôi già nua, chỉ tôi là nhìn thấy tuổi, nhìn người, nhớ người, hẹn người bằng tuổi. Tuổi không phải là biểu tượng của đời đâu, nhỏ ơi. Ông già chắc không biết là câu nói hẹn gặp lại bị tôi suy diễn xa dữ vậy. Đơn giản, chỉ là ông kêu có dịp thì gặp nhau, nói chuyện văn chương vô tận chơi thôi. Đơn giản là tuổi già của ông bị cô đơn ăn hiếp quá, dồn đuổi quá, lâu lâu có đứa nhỏ buồn mà cà chớn như tôi đến chơi thì vui chớ sao. Thì muốn còn tập tiếp theo chớ sao. Dù ngày mai, mốt đó là của những ngày mai, mốt khác. Nó xa, nhưng mà gần, cứ kêu lên, ngày mai, chẳng phải qua đêm nay là tới sao? Những hẹn hò có khi mãi mãi là hẹn hò, nhưng nhờ nó, người ta mới chịu khó ngồi nuôi dưỡng niềm tin. Tôi mới chịu khó sống và viết, tôi mà tệ quá, ông già không chịu tiếp, thì chết. Tôi vẫn còn muốn hái thật nhiều trái chín của cái cây cổ thụ tuyệt đẹp có sức sống mãnh liệt đó. Tôi tham quá trời đi. Mai mốt gặp, dạ, mai mốt gặp. ___________________________ Bình luận (34)TIEUPHUKính dâng hương hồn Cụ Phan Thanh Giản Nâng chén ly này, đắng nghẹn môi Gửi Anh HP Hữu-Phúc HBVP Đa tạ Tiều phu bài thơ — Gửi Anh HP. Xin được phúc đáp sau. Chúc TP an vui . Nay xin giới thiệu TP và BCA , thơ Cụ Phan Thanh Giản (tuẫn tiết 1867), và thơ họa của Tôn Thọ Tường (1825-1877) Chút nghĩa vương mang gắng phải đi **** DANH MÀ CHI ĐÓ… Múa gươm quăng chén cất mình đi Hữu-Phúc HBVP (Bùi Giáng …) Hữu-Phúc HBVP Kính dâng hương hồn Cụ Phan Thanh Giản (TIEUPHU) Lời thơ TP diễn tả tâm tình cụ Phan vào giờ ly biệt , cụ độc thoại trong cảnh mặt trời chiều . TÒ LE KÈN LẠ MẶT TRỜI CHIỀU (Tôn Thọ Tường). Cụ Phan đã : Từ ngày đi sứ tới Tây Kinh **** Trời thời đất lợi lại người hoà **** TRỜI CAO CÓ THẤU TẤM LÒNG TÔi Cụ đã tới Paris , Cụ đã đi ngang Ai cập .. Thiên hạ tung hoành ai Đế Bá (Vũ Hoàng Chưong) **** Cửa sổ buồn xem ngựa trắng qua (Nguyễn Hữu Chỉnh) **** **** Ân cần bốn mặt gió xuân Xuân phong mãn diện giai bằng hữu Hữu-Phúc HBVP TP vốn học Sử Việt thâm sâu , nên xin giới thiệu thêm về Cụ Phan để BCA và độc giả ý hội được phương trời thơ của TP. ( Lược trích Tsuboi. Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa) “ … Rời Huế ngày 21-6-1863, ba sứ thần và đoàn tuỳ tùng gồm 66 người; có Trung Tá Hải Quân Rieunier cùng đi, đến Paris ngày 13 -9. Họ được Bột trưởng Ngoại Giao Drouhin de Lhuys tiếp kiến ngày 18-9 và được chính Hoàng Đế tiếp ngày 5-11…. Vừa góp phần chuẩn bị công cụ ngoại giao mới sẽ xác định quan hệ giữa Pháp và Việt Nam , các sứ thần vừa đi thăm những cơ sở công nghiệp và khoa học kỳ thú ở thủ đô, và họ đã tỏ ra tò mò và thán phục rất lâu trước những kỳ quan ấy. Sau thời gian lưu trú ngắn ở Madrid các sứ thần trở về Saigon ngày 18-3-1864 và từ đó họ ra Huế ngay , vui mừng báo tin cho nhà vua của họ sự thành công của cuộc thương lượng tế nhị đã qua ( G. Taboulet tập II trang 488) Phan Thanh Giản. Như Tây sứ trình nhật ký : Ngày 2-10-1863 (…) chúng tôi mời phó đại sứ nước Áo đến khách sạn … **** Phan Thanh Giản lại trở vào Saigon, ngày 18-3-1864 để thương lượng về nguyên tắc của việc trả lại ba tỉnh. Tháng 6-1864, Gabriel Aubaret lãnh sự Bangkok được cử đi công cán đặc biệt ở Huế để yêu cầu Tự Đức phê chuẩnhiệp ước mới mà các điều khoản chung đã được quyết định ở Paris có sự đồng tình của Giản. Ngày 15-7-1864, Giản và Aubaret ký hiệp ước mới chấp thuận trả lại ba tỉnh Nam kỳ, nhưng chỉ có tính cách tạm thời trong khi chờ chỉ thị (ad referendum), trong đó ghi rõ là dành quyền quyết định cuối cùng cho chính phủ Pháp được hoàn toàn do chấp nhận hay khước từ hiệp ước mới…. Rốt cuộc , vào cuộc họp Nội các ngày 10-11-1864, người ta quyết định không phê chuẩn hiệp ước do G.Aubaret và Phan Thanh Giản ký ở Huế ( G. Taboulet tập II trang 491, 496) Hữu-Phúc HBVP Lược trích Tsuboi: Lê Thanh Tường miêu tả những giây phút cuối cùng của Giản như sau: Hữu-Phúc HBVP Hãy cùng nhau đọc lại một lần nữa lời thơ TP: Kính dâng hương hồn cụ Phan Thanh Giản Nâng chén ly này, đắng nghẹn môi **** Bài thơ diễn tả thật tuyệt vời nỗi lòng Cụ Phan, người học trò già ven biển (hải nhai lão thư sinh), giờ ly biệt mặt đất và quê hương yêu dấu (Trời cao có thấu tấm lòng tôi) — “Khi tôi té xuống giữa khung đời dở dang [của danh và thực] ( Miệng thế người đời thế thế thôi) , Ai người là kẻ nâng đỡ tôi ? Ai hôn chốn cũ cho dàn mộng xinh ?” (Đất dày chắc hiểu thân trung hiếu) Trời ơi , “Trời cao có thấu tấm lòng tôi ” là lời thơ TP , và cũng là lời của trăm ngàn người Việt giữa lòng đất nước “Nghi ngút tro tàn nền đạo nghĩa” “Tim tôi em nắm em cầm / Khổ xưa gạn kể , đau ngầm phanh phơi” , là lời thơ của Bùi Giáng , và và cũng là lời thơ của trăm ngàn người Việt trước cảnh “thay trời , đổi đất , sắp đặt lại giang sơn” (ngôn ngữ thời Cải cách ruộng đất), cũng là lời cụ Phan nói về lời thơ TP. Thân gửi TP: “Đã lâu rồi giây thơ reo réo gọi Nay xin gửi tặng TP bốn câu thơ Đinh Hùng để nhớ về tấm lòng của TP với Cụ Phan , và cũng để nhớ về thơ ” Gửi Anh HP” Những cánh hoa này rất mỏng manh Hữu-Phúc HBVP Xin được giới thiệu đôi dòng về cụ Phan để độc giả thêm ý hội thơ TP : Hữu-Phúc HBVP Trích từ Nguyễn Xuân Thọ sđd trang 108…. Hữu-Phúc HBVP Lược trích từ Bùi Giáng: Chút nghĩa vương mang phải gắng đi Múa gươm quăng chén cất mình đi Làn môi khô héo của cụ già đã nở một đóa môi hoa tươi lắm. Cụ Phan đã nghiêng đầu cho cụng xuống cái đầu Tôn . Phương xa xe ngựa lừa khi đến [Những thông tin về Cụ Phan giúp chúng ta cảm động thêm về thơ cụ Phan , thơ Tôn, và thơ TP] Hữu-Phúc HBVP Khi Tôn Thọ Tường nói “Xe ngựa phương xa lừa khi đến” thì TTT chỉ ghi nhận đó là một thực tế — Lừa thời cơ đến cho tướng ngoài ngàn dặm — TTT không ám thị ý nghĩa phê phán đạo đức. “Trên xem văn trời, dưới xét lý đất, giữa khảo sát tình trạng vạn vật , mới nghĩ cách mở mang dân trí, để tăng tấn văn minh cho loài người” (Phan Bội Châu . Chu Dịch . Quyển Thượng trang 15) Hữu-Phúc HBVP Văn của trời là vẻ đẹp của trời , là tự do và bình đẳng , là chân không diệu hữu , là mở ra muôn vàn khả thể hiển lộ. Cũng là duyên khởi , trùng trùng duyên khởi , có nguyên nhân có hiệu quả . Văn của trời là hư không vô tận xứ Nắng không làm khô , mưa không làm ướt . Hữu-Phúc HBVP Lược trích Bùi Giáng: Múa gươm quăng chén cất mình đi Danh mà chi đó lợi mà chi. Hữu-Phúc HBVP GNA đã giới thiệu đoản văn tuyệt vời “Ngày mai của những ngày mai” của Nguyễn Ngọc Tư. Cảm động với những tâm tình Nguyễn Ngọc Tư viết về tâm hồn người Việt , Tiều phu đã gửi tới GNA bài thơ –Kính dâng hương hồn cụ Phan Thanh Giản . Từ hai điểm đó , tâm tình NNT và tâm tình TP , tôi đã giới thiệu GNA tâm tình cụ Phan Thanh Giản, Tiến sĩ đầu tiên của Nam kỳ , nâng chén thuốc phiện tuẫn tiết ngày 5 tháng 7 năm Đinh Mão (4.8.1867), vào tuổi 71, trong tư thế kết già , sau khi tịnh hoá thân tâm trong 17 ngày tuyệt cốc tại một lều tranh. Cụ đã dặn các con trên bài vị chỉ ghi 9 chữ “Hải nhai lão thư sinh tánh Phan chi cữu” ( Áo quan của người học trò già ven biển họ PHAN) Chân thành cảm ơn GNA , Nguyễn Ngọc Tư, và Tiều phu Hữu-Phúc HBVP Khi Tôn Thọ Tường nói “Xe ngựa phương xa lừa khi đến” thì TTT chỉ ghi nhận đó là một thực tế — Lừa thời cơ đến cho tướng ngoài ngàn dặm — TTT không ám thị ý nghĩa phê phán đạo đức. “Trên xem văn trời, dưới xét lý đất, giữa khảo sát tình trạng vạn vật , mới nghĩ cách mở mang dân trí, để tăng tấn văn minh cho loài người” (Phan Bội Châu . Chu Dịch . Quyển Thượng trang 15) Hữu-Phúc HBVP Văn của trời là vẻ đẹp của trời , là tự do và bình đẳng , là chân không diệu hữu , là mở ra muôn vàn khả thể hiển lộ. Cũng là duyên khởi , trùng trùng duyên khởi , có nguyên nhân có hiệu quả . Văn của trời là hư không vô tận xứ Nắng không làm khô , mưa không làm ướt . Hữu-Phúc HBVP Lược trích Bùi Giáng: Múa gươm quăng chén cất mình đi Hữu-Phúc HBVP GNA đã giới thiệu đoản văn tuyệt vời “Ngày mai của những ngày mai” của Nguyễn Ngọc Tư. Cảm động với những tâm tình Nguyễn Ngọc Tư viết về tâm hồn người Việt , Tiều phu đã gửi tới GNA bài thơ –Kính dâng hương hồn cụ Phan Thanh Giản . Từ hai điểm đó , tâm tình NNT và tâm tình TP , tôi đã giới thiệu GNA tâm tình cụ Phan Thanh Giản, Tiến sĩ đầu tiên của Nam kỳ , nâng chén thuốc phiện tuẫn tiết ngày 5 tháng 7 năm Đinh Mão (4.8.1867), vào tuổi 71, trong tư thế kết già , sau khi tịnh hoá thân tâm trong 17 ngày tuyệt cốc tại một lều tranh. Cụ đã dặn các con trên bài vị chỉ ghi 9 chữ “Hải nhai lão thư sinh tánh Phan chi cữu” ( Áo quan của người học trò già ven biển họ Phan) Chân thành cảm ơn GNA , Nguyễn Ngọc Tư, và Tiều phu Hữu-Phúc HBVP GNA chuyển hướng và chuyển bến rất hay . GNA là trang mạng hữu ích và đáng quý cho giới trẻ . Cảm ơn TP rất nhiều về bài thơ Kính dâng hương hồn cụ Phan Thanh Giản . Cảm động với sự tuẫn tiết này đã giúp tôi viết xong — ” Cụ Phan Thanh Giản và ” Nâng chén ly này đắng nghẹn môi”– Xem các bài trước: |