AI VÀO ĐỊA NGỤC
Nguyên Minh
Nhà xuất bản Tổng Hợp TP. Hồ Chí Minh
Đường lên thiên giới
Bản kinh số 13 trong
Trường bộ kinh có kể lại cuộc
tranh luận giữa hai thanh niên bà-la-môn về những phương thức
tu tập giúp
đạt đến sự thể nhập với đấng
Phạm thiên, tức là
đấng sáng tạo thế giới theo
niềm tin của đạo Bà-la-môn.
Hai thanh niên này là
đệ tử của hai vị thầy bà-la-môn
nổi danh. Sự tranh cãi giữa họ cho ta thấy đã có sự
mâu thuẫn, không giống nhau giữa lời dạy của hai vị thầy bà-la-môn này cũng như nhiều bậc thầy bà-la-môn khác vào thời
đức Phật. Tất cả đều cho rằng những gì mình nói ra mới thật sự là
chân lý, còn lời dạy của những người khác đều là sai trái!
Cuộc tranh cãi đã không đi đến kết quả nào, và hai thanh niên bà-la-môn
quyết định tìm đến hỏi
ý kiến đức Phật về
vấn đề trên.
Sau khi hỏi rõ về nội dung
tranh luận của hai người,
đức Phật đã hỏi lại cả hai rằng: “Trong số những vị bà-la-môn truyền dạy các phương thức
tu tập để
đạt đến sự thể nhập với đấng
Phạm thiên, có ai đã tận mắt nhìn thấy
Phạm thiên hay không?”
Câu
trả lời tất nhiên là không.
Đức Phật lại hỏi tiếp: “Vậy các bậc thầy của họ nhiều đời trước đây,
cho đến những vị xa xưa nhất đã
sáng tác những câu
thần chú của đạo Bà-la-môn mà
đến nay vẫn còn
truyền tụng, liệu có ai đã tận mắt nhìn thấy
Phạm thiên hay không?”
Câu
trả lời vẫn là không.
Đức Phật lại hỏi tiếp: “Nếu tất cả bọn họ đều chưa từng nhìn thấy
Phạm thiên, cũng không biết đấng
Phạm thiên ở đâu, từ đâu đến và sẽ đi về đâu, thì liệu những lời dạy của họ về những phương thức để
đạt đến sự thể nhập với
Phạm thiên có thể là
chính xác và
hợp lý hay không?”
Câu
trả lời tất nhiên là không. Và đến đây thì hai thanh niên đã
nhận ra được
tính chất vô lý trong lời dạy của các vị bà-la-môn.
Đức Phật kết luận: “Những người không thấy, không biết về một
vấn đề, lại chỉ dạy cho người khác về
vấn đề ấy, có khác nào như một chuỗi người mù ôm lưng nhau. Người
đi trước không thấy, người đi giữa không thấy, người đi
cuối cùng cũng không thấy. Như vậy
dựa vào đâu để có thể đi đúng đường? Những lời dạy như thế chỉ có thể là những lời
hoàn toàn vô lý và
đáng chê cười.”
Sau đó,
đức Phật giảng giải về sự
tai hại của năm món
dục lạc (
ngũ dục)
trong đời sống của người
tu tập. Đó là, mắt
chạy theo hình sắc,
say đắm trong sự khoái lạc do những
hình sắc đẹp đẽ mang lại; tai
chạy theo âm thanh,
say đắm trong sự khoái lạc do những
âm thanh êm dịu mang lại; mũi
chạy theo mùi ngửi,
say đắm trong sự khoái lạc do những mùi hương thơm mang lại; lưỡi
chạy theo vị nếm,
say đắm trong sự khoái lạc do những vị ngon ngọt mang lại; và thân
chạy theo sự xúc chạm,
say đắm trong sự khoái lạc do những xúc chạm
êm ái,
dễ chịu mang lại.
Khi người ta sống buông thả theo năm sự khoái lạc do các
giác quan mang lại, thì lòng
tham lam và
dục lạc sẽ được
nuôi dưỡng ngày càng
tăng trưởng.
Qua đó,
đức Phật cũng chỉ rõ là nếu các vị bà-la-môn không hề biết
tu tập,
kiềm chế ngũ dục trong đời sống của họ, thì họ chỉ có thể bị mê đắm,
trói buộc chứ không
thể đạt đến
sự giải thoát,
tự tại.
Rồi
đức Phật tiếp tục nói về những đức tính của đấng
Phạm thiên theo như sự
mô tả trong chính
kinh điển của đạo Bà-la-môn. Theo đó, đấng
Phạm thiên đạt được sự
tự tại và không có các
tâm dục ái, sân, hận,
ô nhiễm. Và ngài chỉ rõ, nếu như các vị bà-la-môn không
đạt được sự
tự tại, vẫn còn mang các
tâm dục ái, sân, hận,
ô nhiễm, các vị ấy tất yếu là không
thể đạt đến
sự thể nhập hay chung sống với đấng
Phạm thiên.
Qua
bản kinh vừa dẫn trên,
chúng ta có thể thấy được một
phương pháp biện luận hết sức khoa học mà
đức Phật đã vận dụng để chỉ rõ và
thuyết phục hai thanh niên bà-la-môn
nhận ra con đường sai lầm mà họ đang
theo đuổi. Phần cuối
bản kinh cho biết hai thanh niên này ngay trong ngày hôm đó đã
quy y Tam bảo và thề
trọn đời tu tập theo
Chánh pháp.
Trong cuộc
biện luận, tất cả những
kết luận đều được rút ra từ chính những câu
trả lời của hai thanh niên bà-la-môn.
Hay nói cách khác, thay vì tự mình đưa ra những
phán đoán đúng sai về sự việc,
đức Phật chỉ làm công việc dẫn dắt và gợi ý đúng hướng, để cho cả hai
dần dần tự
nhận ra và hiểu được
vấn đề. Vì thế, việc sau đó họ đặt
niềm tin hoàn toàn vào
đức Phật cũng là điều
dễ hiểu.
Ngày nay cũng có không ít người đặt
niềm tin vào một cõi
thiên đường nhưng lại chưa từng đặt ra câu hỏi là những cư dân trên
thiên đường ấy – nếu có – là những người thế nào?
Vấn đề mà họ biết được về
thiên đường của mình thường chỉ
đơn giản được
giới hạn trong những
chi tiết mô tả tốt đẹp,
hoàn hảo về
đời sống nơi đó. Nhưng
xuất xứ của những
mô tả đó thường rất
ít khi được
quan tâm đến.
Nếu như
chúng ta hình dung một cõi
thiên đường là nơi quy tụ của tất cả những người
suốt đời làm lành lánh dữ, câu hỏi
tiếp theo được đặt ra sẽ là: liệu
chúng ta đã có đủ những phẩm chất, đức tính để sống chung với những
con người như thế hay chưa? Và nếu mỗi
chúng ta đều có thể
trả lời câu hỏi này theo hướng
tích cực, thì
điều chắc chắn là ngay từ hôm nay
xã hội quanh ta đã có thể
chuyển biến theo hướng ngày càng
hoàn thiện, và
thiên đường cũng không còn là một
cảnh giới xa xôi nữa, mà sẽ
dần dần trở nên rất
hiện thực quanh ta!