AI VÀO ĐỊA NGỤC
Nguyên Minh
Nhà xuất bản Tổng Hợp TP. Hồ Chí Minh
Dẫn nhập
Thiên đường và
địa ngục là những khái niệm hầu
như không xa lạ đối với bất cứ ai trong
chúng ta. Tuy vậy, trong
thực tế thì
chúng ta luôn có những cách hiểu và cảm nhận khác nhau về các khái niệm này.
Ngược dòng
thời gian, có lẽ
nhân loại đã từng biết đến những khái niệm về
thiên đường và
địa ngục từ xa xưa lắm. Trong hầu hết –
nếu không nói là tất cả – các nền
văn minh tối cổ của
nhân loại đều thấy
xuất hiện những khái niệm
tương tự về
thiên đường và
địa ngục. Những
tôn giáo xuất hiện sớm nhất mà
chúng ta còn được biết, cũng không một
tôn giáo nào không có những khái niệm này, cho dù mỗi nơi có thể dùng những tên gọi khác nhau, và cách
mô tả,
diễn đạt hay
niềm tin vào những khái niệm này cũng không phải là
hoàn toàn giống nhau.
Tuy nhiên, có một điều mà
chúng ta có thể dễ dàng
nhận ra ở tất cả những cách hiểu khác nhau về
thiên đường và
địa ngục, đó là
tính cách thống nhất về sự tương phản của hai khái niệm này và
tính chất răn đe,
giáo dục của chúng. Giống nhau về đại thể nhưng khác nhau về những khía cạnh
chi tiết,
tính cách “đại đồng tiểu dị” này
quả thật là một bằng chứng cho thấy có rất nhiều điều để tất cả
chúng ta – với
tư cách là những
con người –
quan tâm tìm hiểu về những khái niệm này. Từ một góc độ nào đó, có thể nói là chúng
vô cùng thiết yếu đối với cuộc sống của mỗi
chúng ta, và nếu nói theo cách
diễn đạt của Dostoyevsky thì đó chính là những khái niệm mà “nếu không có cũng
cần phải dựng lên cho có”.
Tập sách mỏng này không có
tham vọng đề cập đến
chủ đề trên một cách bao quát cả
thời gian và
không gian, mà chỉ mong muốn thông qua những gì được truyền lại từ thuở xa xưa để nêu lên một số
nhận xét, phân tích rất gần gũi và
thiết thực về những khái
niệm thiên đường và
địa ngục. Mỗi
chúng ta có thể tin nhận hoặc không tin nhận, có thể hiểu theo cách này hoặc cách khác, và
bản thân người viết cũng đã vận
dụng quyền phán đoán độc lập của mình khi đưa ra những
lập luận trong sách này.
Tuy nhiên,
vẫn có những điều mà
hy vọng tất cả
chúng ta đều có thể dễ dàng
đồng ý với nhau,
đơn giản chỉ là vì chúng
hoàn toàn phù hợp với những gì mà mỗi
chúng ta đều
tiếp xúc và cảm nhận
hằng ngày trong cuộc sống.
Nền
văn minh nhân loại ngày nay thực sự là điểm đến của một quá trình phát triển kéo dài qua hàng ngàn năm
lịch sử. Trong đó, khoa học,
triết học,
tôn giáo và tất cả các
thành tựu tri thức khác của
nhân loại đều có những
tiến triển nhất định so với điểm khởi đầu của chúng. Vì thế,
chúng ta sẽ không có đủ
điều kiện để nhìn lại tất cả những
chuyển biến trong suốt chiều dài
lịch sử.
Tuy nhiên, trên
tinh thần “ôn
cố tri tân”,
chúng ta cũng sẽ không
thể không nhớ về những gì mà người xưa đã từng nói đến.
Tín đồ của một
tôn giáo nào đó sống trong
thế giới hiện đại ngày nay có thể hiểu về
thiên đường hay
địa ngục không
hoàn toàn giống với những
tín đồ của cùng một
tôn giáo đó đã sống cách đây vài ba mươi năm, vài trăm năm hoặc
cho đến hơn ngàn năm...
Tuy nhiên, họ
vẫn có những
niềm tin cơ bản rất giống nhau,
vẫn có những điểm chung để ta có thể dễ dàng
nhận ra được là họ
tin theo cùng một
tôn giáo. Vì thế,
vẫn có những
lý do rất
thuyết phục để
chúng ta có thể
tin chắc rằng, cho dù khoa học
hiện đại có phát triển đến mức nào đi chăng nữa,
nhân loại vẫn sẽ
tiếp tục đặt
niềm tin vào một số
vấn đề mà khoa học không sao có thể
chứng minh cụ thể hoặc
giải thích bằng vào những nguyên lý hay
định luật đã có được.
Qua tập sách này, người viết
hy vọng sẽ có thể nêu lên một số
nhận thức về
thiên đường và
địa ngục mà người viết tin là có thể mang lại những
chuyển biến hướng thượng rất
tích cực trong cuộc sống của mỗi người.
Tuy nhiên, những cách hiểu và nhìn nhận ấy có thực sự được xem là
hợp lý,
chính xác và khoa học hay không, có thể
thuyết phục được người nghe hay không, điều đó tất nhiên còn phải
tùy thuộc vào sự phán xét và
tiếp nhận của từng
độc giả. Người viết cũng xin
nhận lỗi về những sai sót nếu có, và
chân thành biết ơn mọi
ý kiến đóng góp
xây dựng từ bạn đọc.
Trân trọngMùa thu, 2005
Nguyên Minh