NHỮNG HẠT NGỌC TRÍ TUỆ PHẬT GIÁO
Nguyên tác: Gems of Buddhist Wisdom
Buddhist Missionary Society, Malaysia, 1983, 1996
Thích Tâm Quang dịch
III. PHẬT GIÁO VÀ ĐỜI SỐNG
12. Ý NGHĨA CỦA CUỘC ĐỜI
- Hòa Thượng Narada Mahathera
Con người là ai? Nguồn gốc con người?
Con người đi về đâu?
Mục đích của
cuộc đời là gì? Đó là những câu hỏi quan trọng, câu
trả lời ảnh hưởng tất cả
nhân loại.
Chúng ta hãy bắt đầu với những gì là
hiển nhiên và có thể
nhận thức được đối với tất cả.
Con người là ai? Con người có một xác thân nhìn thấy bằng
giác quan của
chúng ta hay bằng
phương tiện máy móc. Xác thân
vật chất gồm có lực và
đặc tính chất luôn luôn ở trong
tình trạng thay đổi.
Khoa học gia thấy khó khăn đinh nghĩa
vật chất là gì. Một số các
triết gia định nghĩa "vật chất là cái tiến hành thay đổi gọi là sự chuyển động, và sự chuyển
động tức những sự thay đổi tiến hành trong vật?
Tiếng Pali gọi vật là
Rupa (Sắc) . Sắcù được
giải thích là cái thay đổi hay tan rã. Cái mà chính nó
biểu thị cũng là một cách
giải thích khác.
Theo
Phật Giáo có bốn
thành phần vật chất căn bản. Chúng là Đất (
Pathavi), Nước (
Apo), Gió (
Vayo) và Lửa (
Tejo).
Pathavi có nghĩa là
thành phần vật chất mở rộng, thể nền của
vật chất. Không có nó vật
thể không thể choán khoảng không.
Tính chất cứng và mềm
thuần khiết liên hệ là hai
điều kiện của
thành phần này.
Thành phần mở rộng hiện hữu trong đất, nước, gió và lửa. Chẳng hạn, nước ở trên được hỗ trợ bởi nước bên dưới.
Thành phần mở rộng này hợp với
thành phần chuyển động (gió) phát sanh áp suất hướng lên.
Apo là
thành phần cố kết. Không giống như
Pathavi, nó không thể nắm được.
Thành phần này giúp cho các nguyên tử rải rác của
vật chất kết hợp lại cho ta khái niệm về xác thân.
Tejo là
thành phần của hơi nóng. Lạnh cũng là một
hình thức của
Tejo. Cả nóng lẫn lạnh đều nằm trong Tejo vì chúng có
sức mạnh làm xác thân
tăng trưởng,
hay nói một cách khác, chúng là
năng lượng có
sinh khí. Sự
bảo tồn và phân hủy là do
thành phần này.
Vayo là
thành phần chuyển động. Chuyển động sinh ra do
thành phần này. Sự chuyển động được coi như lực hay máy phát ra hơi nóng. Cả hai chuyển động và hơi nóng trong
cảnh giới vật chất tương úng với thức và nghiệp về phần
tinh thần.
Bốn lực mạnh mẽ này không tách rời nhau và
liên quan lẫn nhau, nhưng
thành phần này có thể
ưu thế hơn
thành phần kia, chẳng hạn,
thành phần mở rộng ưu thế đất,
sự cố kết trong nước, hơi nóng trong lửa và sự chuyển động trong không khí.
Cho nên
vật chất gồm lực và
đặc tính luôn luôn thay đổi, không bao giờ đứng nguyên một chỗ trong hai khoảnh khắc
liên tiếp. Theo
Phật Giáo vật chỉ
chịu đựng đươc 17 chập
tư tưởng trong khi các khoa học gia cho rẳng
vật chất chỉ
chịu đựng 10 trên 27 phần một giây.
Vào lúc sanh, theo sinh vật học,
con người thừa hưởng từ
cha mẹ một tế bào
li ti bằng một phần 30 triệu phần của một inch (1 inch = 2, 54 cm). " Trong
thời gian chín tháng, cái
hạt bụi này lớn lên gấp 15,000 triệu lần lúc
ban đầu để thành bào thai"- Cái tế bào
li ti lý-hóa là
nền móng cơ thể
con người.
Theo
Phật giáo, sự giao cấu được xác định vào lúc thụ thai.
Phối hợp với
vật chất có một
yếu tố quan trọng khác trong bộ máy
phức tạp con người. Đó là tâm. Đúng nghĩa là nó làm
vừa lòng một số nhà
văn trí giả nói là
con người không phải là tâm cộng với thân, mà là thân-tâm. Khoa học gia
tuyên bố là
đời sống nổi lên từ vật và
tâm từ đời sống. Nhưng họ không cho
chúng ta lời
giải thích thỏa đáng về sự phát triển của tâm.
Không giống như xác thân
vật chất, cái tâm phi-vật-chất là vô hình, nhưng có thể
cảm thấy trực tiếp. Một câu thơ cổ
lưu truyền như sau:
"Cái gì là tâm? Không có vật chất"
"Cái gì là vật chất? Không bao giờ là tâm"
Chúng ta nhận thức được những
tư tưởng và cảm nghĩ của
chúng ta cùng nhiều điều khác nữa bằng
trực giác, và
chúng ta kết luận sự
hiện hữu của chúng bằng phép
loại suy.
Có một số
từ ngữ bằng tiếng Pali chỉ tâm:
Mana, Citta, Vinnana là những từ đáng ghi nhớ. Hãy
so sánh từ người gốc Pali, để
suy nghĩ, với từ người tiếng Anh và tiếng Pali -
Manussa có nghĩa là "người đã phát triển thức".
Trong
Phật Giáo không có sự
phân biệt giữa tâm và thức. Cả hai được dùng như từ đồng nghĩa. Tâm có thể định nghĩa
đơn giản là sự
nhận thức về một đối tượng bởi chưng không có một
tác nhân hay
linh hồn chỉ huy mọi
hoạt động. Tâm
bao gồm trạng thái tính thoáng qua luôn luôn trỗi lên rồi mất đi nhanh như tia chớp. "Vì sinh ra để thành nguồn của nó và chết để
trở thành lối vào của nóù, nó bền bỉ
tràn trề như con sông nhận nước từ các suối nguồn bồi thêm vào dòng chảy của nó". Mỗi thức
nhất thời của dòng đời không ngừng thay đổi, khi chết đi, truyền lại cho thức
kế thừa toàn bộ năng lượng của nó, tất cả những
cảm tưởng đã ghi không bao giờ phai nhạt. Cho nên mỗi thức mới
gồm có tiềm lực của thức cũ và thêm điều mới. Vì tất cả những cảm nghĩ không phai nhạt được ghi vào cái
tâm không ngừng thay đổi như ghi vào tấm da cừu nạo, và tất cả những
tiềm lực được
truyền thừa từ đời này tới đời kia, bất
chấp sự phân hủy
vật chất tạm thời thân, nhớ lại những lần sanh hay những
biến cố trong
quá khứ trở thành một khả năng có thể xẩy ra. Nếu
trí nhớ không thể có khả năng xẩy ra chỉ
tùy thuộc trên tế bào não thì không thể nào được.
Giống như điện, tâm là lực mạnh mẽ cả
xây dựng lẫn
phá hoại. Nó là con dao hai lưỡi có thể
sử dụng cho cả điều thiện và điều ác. Một
tư tưởng nổi lên từ một cái tâm vô hình có thể cứu hay
phá hoại cả
thế giới. Môt
tư tưởng như vậy có thể làm
tăng trưởng hay giảm đi dân cư của một
quốc gia. Tâm tạo
địa ngục cho chính mình.
Ouspenky viết:
"Về
năng lực tiềm tàng trong
hiện tượng về thức, tức
tư tưởng, cảm nghĩ,
ham muốn,
chúng ta khám phá ra cái
tiềm lực to lớn của nó không thể đo được và
vô giới hạn nhiều hơn nữa. Từ
kinh nghiệm cá nhân,
quan sát, từ
lịch sử chúng ta biết rằng những
ý tưởng, cảm nghĩ,
ham muốn, tự chúng phát sanh có thể
giải phóng năng lượng hết sức l?n, và tạo ra hàng loạt
vô tận các
hiện tượng. Một
ý tưởng có thể
hoạt động hàng thế kỷ và hàng thiên niên kỷ, và càng ngày càng lớn mạnh và sâu thêm đem lại hàng loạt
hiện tượng mới chưa từng có,
giải phóng năng lượng luôn mới này.
Chúng ta biết những
tư tưởng tiếp tục sống và
tác động dù
tên tuổi những người
sáng tạo ra đã
trở thành huyền thoại, giống như tên các vị khai sáng những
tác phẩm thi văn bất hủ cổ xưa - những
anh hùng, các nhà
lãnh đạo và
tiên tri. Những lời của họ vẫn được nhắc nhở trên môi
mọi người, những
ý tưởng của họ vẫn được
nghiên cứu và bình luận".
"Chắc chắn, mỗi
tư tưởng của một
thi hào chứa đựng một
tiềm lực to lớn, giống như
sức mạnh của một hòn than, hay một tế bào sống, nhưng còn
vô cùng tinh tế hơn, hùng mạnh hơn, không thể lường được."
Chẳng hạn, hãy
quan sát,
tiềm lực nằm trong những lời dạy đầy
ý nghĩa của
Đức Phật:
Tâm dẫn đầu các hành vi, tâm là chủ, tâm tạo tác tất cả.
Tâm hay thức, theo
Phật Giáo, trỗi lên ở mỗi lúc khái niệm cùng với vật. Vậy nên thức
hiện diện trong
bào thai. Thức
sơ khởi, theo kỹ thuật được gọi là
tái sanh thức hay thức tái
liên kết,
tùy thuộc vào nghiệp
quá khứ của người
liên quan. Cái dị biệt
tinh tế về
tinh thần,
trí thức và
luân lý hiện tồn giữa
loài người là do Nghiệp mà thức
tùy thuộc vào
yếu tố thứ hai của
con người.
Để
hoàn tất ba
yếu tố xây dựng thành
con người có
yếu tố thứ ba,
hiện tượng của
đời sống nó
tiếp sinh khí cho cả tâm và vật. Vì sự
hiện diện của
đời sống,
tái sanh trở thành hiện thực.
Đời sống tự nó biểu hiện cả
hiện tượng tinh thần lẫn
vật chất. Tiếng Pali hai dạng thức của
đời sống được gọi là
Nama jivitindriya và Rupa jivitindriya (Danh và Sắc) -
đời sống tâm linh và
vật chất.
Vật, tâm và
đời sống là ba
yếu tố khác biệt làm thành
con người. Với sự
phối hợp của nó, một
sức mạnh hùng mạnh được biết là
con người với khả năng
phi thường phát sanh.
Con người trở thành vị
sáng tạo và kẻ
tiêu diệt của chính mình. Nơi
con người tìm thấy một đống rác các
tội lỗi và một kho
đức hạnh. Ở nơi
con người thấy có kẻ
đáng khinh, kẻ
vũ phu,
con người,
siêu nhân, trời và
phạm thiên. Khuynh hướng
tội lỗi và
thánh tính ngủ ngầm nơi
con người.
Con người vừa là phước báu vừa là
tai họa cho chính mình và cho người khác.
Thực ra,
con người là cả
một thế giới của chính mình.
Nguồn gốc của con người ra sao? Đó là câu hỏi thứ hai của
chúng ta.
Hoặc phải có sự bắt đầu cho
con người hoặc không có sự bắt đầu. Những người thuộc trường phái thứ nhất,
mặc nhận nguyên nhân đầu tiên, có hay không một lực
vũ trụ hay một Đấng
Toàn Năng. Những người thuộc trường phái thứ hai,
bác bỏ nguyên nhân đầu tiên, theo
kinh nghiệm thông thường,
nguyên nhân có bao giờ
trở thành hậu quả và
hậu quả trở thành nguyên nhân. Trong chu trình
nguyên nhân và
hậu quả,
nguyên nhân thứ
nhất không thể
nhận thức được.
Theo người ở trường phái thứ nhất,
đời sống phải có sự bắt đầu, theo trường phái thừ hai, không có sự bắt đầu. Theo
ý kiến của một số người,
quan niệm của
nguyên nhân thứ
nhất thật nực cười như một
tam giác vòng tròn.
Theo
quan điểm khoa học,
con người là sản phẩm trực tiếp của tinh dịch của tế bào trứng
cung cấp bởi
cha mẹ. Khoa học gia trong khi
xác nhận "
Omne vivum exviro" - tất
cả đời sống từ
đời sống,
xác nhận tâm và
đời sống tiến hóa từ cái không có
đời sống.
Vậy thì, từ
quan điểm khoa học,
con người nhất định do
cha mẹ sinh ra. Theo
nghĩa hẹp,
đời sống này đến trước
đời sống kia. Về nguồn gốc của chất nguyên sinh của
đời sống, hay 'chất keo', khoa học gia lấy cớ không biết.
Theo
Phật Giáo,
con người sinh ra từ cái dạ con
hoạt động.
Cha mẹ chỉ
cung cấp cho
con người lớp
vật chất. Như vậy,
chúng sinh đến trước
chúng sinh. Vào lúc thụ thai, Nghiệp tạo thành thức
sơ khởi tiếp sinh khí cho
bào thai. Cái
năng lượng Nghiệp vô hình phát sanh từ kiếp sống
quá khứ, sản sanh các
hiện tượng tinh thần và các
hiện tượng đời sống trong một
hiện tượng thực thể đã có, để
hoàn thành ba
yếu tố làm thành
con người.
Nói về sự thụ thai của một
chúng sinh,
Đức Phật dạy: "Nơi có ba
yếu tố phối hợp, cái mầm của
đời sống được trồng. Nếu người mẹ và người cha cùng đến, nhưng không phải là
thời gian người mẹ có thể thụ thai, đứa con 'sẽ được sanh' không
hiện diện, không có mầm của
đời sống được trồng. Nếu người mẹ và người cha cùng đến, người mẹ trong
thời kỳ có thể thụ thai, nhưng 'đứa trẻ sẽ được sanh' không có mặt, không có mầm sống được trồng. Nếu cha và mẹ cùng đến, đúng là
thời kỳ người mẹ có thể thụ thai, và đứa trẻ 'sẽ được sanh' cũng có mặt, rồi bởi sự
phối hợp của ba
yếu tố, cái mầm của
đời sống được trồng".
Nơi đây
Gandhabba (đứa trẻ sẽ được sanh) ngụ ý một
chúng sanh phù hợp sẵn sàng để sinh ra từ một dạ con riêng biệt. Từ này chỉ dùng trong mối quan hệ
đặc biệt này; không được hiều lầm là một
linh hồn vĩnh viễn.
Vì một
chúng sanh sẽ sanh nơi đây, thì một
chúng sanh phải chết nơi nào đó. Cái sanh của một
chúng sanh tương ứng với cái chết của một
chúng sanh trong đời quá khứ y như theo lời lẽ thông thường,
mặt trời mọc ở chỗ này có nghĩa là
mặt trời lặn ở chỗ khác.
Đức Phật dạy: - "Cái khởi
thủy đầu tiên của
chúng sanh bị
che lấp bởi
vô minh và
gông cùm bởi
tham ái,
lạc đường chệch hướng, không thể
nhận thức được."
Cái dòng đời trôi lăn
vô tận với
điều kiện nó được
tiếp tế bởi nước bùn nhơ của
vô minh và
tham ái. Khi hai điều này bị cắt đứt
hoàn toàn, thì lúc đó dòng đời mới ngưng,
tái sanh mới
chấm dứt như
trường hợp của các
Đức Phật và
A La Hán. Cái khởi thủy chủ yếu của dòng đời này không thể xác định được vì là một giai đoạn không thể
nhận thức được khi cái lực
đời sống không đầy với
vô minh và
tham ái.
Đức Phật chỉ nhắc đến nơi đây cái bắt đầu của dòng đời của
chúng sinh đang sống. Nó được để lại cho các khoa học gia
ức đoán về nguồn gốc và sự
tiến hóa của
vũ trụ.
Ngay tại phần đầu có nói đến
Đức Phật không có hoài bão muốn
giải quyết tất cả những
vấn đề đạo đức và triết lý làm
nhân loại lúng túng. Ngài cũng không đề cập đến ức thuyết và
lý thuyết không có khuynh hướng về sự khai trí hay
giác ngộ. Ngài cũng chẳng đòi hỏi
niềm tin mù quáng của
tín đồ về
nguyên nhân đầu tiên. Ngài
quan tâm nhất đến một
vấn đề tu tập đặc biệt: đó là khổ đau và
chấm dứt khổ đau, tất cả những
vấn đề khác
hoàn toàn không cần
lưu ý tới.
Có lần, một thầy
Tỳ Kheo tên là Malunkyaputta, không muốn sống một
cuộc đời thánh thiện, không muốn
hoàn tất sự giải thoát từng bậc một, tìm đến
Đức Phật và đòi Ngài
trả lời về một số
vấn đề có
tính cách ức đoán và
đe dọa sẽ cởi áo
nếu không được
Đức Phật trả lời thỏa đáng.
"Bạch
Đức Thế Tôn, những
lý thuyết này không được
sáng tỏ bị bỏ qua môt bên và bị
Đấng Thế Tôn bác bỏ như
thế giới này
bất diệt hay không
bất diệt,
thế giới này tận cùng hay không tận cùng. Nếu
Đấng Thế Tôn soi sáng cho con những câu hỏi này, con sẽ
tiếp tục sống đời
thánh thiện,
nếu không được
soi sáng, con sẽ từ giã những
giới cấm và
trở về đời sống thường dân.
Nếu
Đấng Thế Tôn biết
thế giới này
trường cửu,
Thế Tôn soi sáng cho con
thế giới này
trường cửu, nếu
Đấng Thế Tôn biết
thế giới này không
trường cửu,
Đấng Thế Tôn soi sáng cho con
thế giới này không
trường cửu. Trong
trường hợp này,
chắc chắn với người không biết và thiếu
tuệ giác, điều phải nói ngay là: Tôi không biết, tôi không có tuệ giác"
Đức Phật bình tĩnh hỏi vị
tỳ kheo sai lầm này
phải chăng sự
chấp nhận đời sống thánh thiện có
điều kiện gì
liên quan đến những lời
giải đáp của
vấn đề.
Vị
tỳ kheo trả lời: "Thưa không, Bạch Đức Thế Tôn".
Đức Phật liền khuyên nhủ không nên
phí phạm thì giờ và
năng lực vào những
ức đoán có hại dến việc
tiến bộ tinh thần, Ngài nói: "Này Malunkyaputta, ngươi phải nói
như vầy: 'Tôi không sống đời
Thánh Thiện theo
Đấng Thế Tôn cho đến khi nào
Đấng Thế Tôn soi sáng cho tôi những câu hỏi ấy,
con người đó sẽ chết trước khi những câu hỏi này được
sáng tỏ bởi Đức Thế Tôn'."
Cũng như một người bị bắn trúng bằng mũi tên độc, bạn bè và người thân muốn tìm thầy giải phẫu, nhưng người bị bắn lại nói rằng: "Tôi không muốn mũi tên độc được
lấy ra cho đến khi nào tôi chưa biết được
chi tiết về người bắn, vì đâu tôi bị bắn,
bản chất của mũi tên đã bắn tôi,
vân vân...". Người đó sẽ bị chết trước khi biết những điều đó.
"Cũng đúng như vậy, kẻ nói: "Tôi không sống đời
thánh thiện cho đến khi nào
Đấng Thế Tôn soi sáng cho tôi phải hay không
thế giới này
trường cửu hay không
trường cửu, phải hay không phải
thế giới này tận cùng hay vô cùng- Kẻ ấy sẽ chết trước khi những câu hỏi này được
sáng tỏ bởi
Đức Thế Tôn.
"Nếu tin
thế giới này
trường cửu, thì việc
tu tập đời sống Thánh Thiện sẽ ra sao?
Trường hợp như vậy - Không! Không có
ảnh hưởng cả! "Nếu tin
thế giới này không
trường cửu, việc
tu tập đời sống Thánh Thiện sẽ ra sao?
Trường hợp này cũng vậy - Không! Không có
ảnh hưởng gì cả! Nhưng liệu có phải hay không phải tin
thế giới trường cửu hay không
trường cửu,
thế giới tận cùng hay
vô cùng,
vẫn có sanh, già, chết, sự
dập tắt đời sống này mà
Như Lai biết.
Này Malunkyaputta,
Như Lai không
khám phá ra xem
thế giới này
trường cửu hay không
trường cửu,
thế giới này tận cùng hay
vô cùng. Tại sao
Như Lai không
khám phá ra những điều này? Vì những điều ấy không mang
lợi ích, không
liên quan gì đến
căn bản của
đời sống thánh thiện, không dẫn đến
nhàm chán, đến
điềm tĩnh, đến
chấm dứt, đến tĩnh lặng, đến
trí tuệ trực giác, đến
giác ngộ, đến
Niết Bàn. Cho nên ta không
khám phá những điều ấy.
Con người đi về đâu? Đó là câu hỏi thứ ba của
chúng ta.
Theo thuyết
duy vật cổ, theo tiếng Pali và Sanscrit, được gọi là Lokayata,
con người bị
tiêu hủy sau khi chết, không để lại một lực nào để được sản sanh bởi người đó. "Con người
gồm có bốn
thành phần. Khi
con người chết,
thành phần tiên khởi (đất)
trở về thành đất,
thành phần nước
trở về nước,
thành phần hơi nóng
trở về thành lửa, và
thành phần gió
trở về không khí;
cảm giác qua
không gian. Người khôn, người dại, khi xác thân phân hủy, đều không còn
hoại diệt nữa, và không còn
gì nữa. Không có
thế giới khác và Chết là hết. Cái
thế giới hiện tại là thực. Cái mà ta gọi
thiên đường và
địa ngục chỉ là phát minh của người
lừa đảo."
Người theo
duy vật chủ nghĩa chỉ tin cái mà có thể
nhận biết bởi
giác quan. Như vậy chỉ có
vật chất mới là thực. Các
yếu tố chủ yếu là bốn
thành phần đất nước, gió, lửa.
Đời sống của cái thức
bản thân,
xuất hiện một cách huyền bí từ chúng,
y như thần
xuất hiện khi Aladin chà xát vào cây đèn. Não tiết ra
tư tưởng giống như gan tiết ra mật.
Theo
quan điểm của những người
duy vật,
niềm tin vào
thế giới bên kia giống như Sri Radhakrishnan
tuyên bố: "là dấu hiệu của sự nói láo, đàn bà,
yếu đuối,
hèn nhát và bất lương."
Có một
tôn giáo cho rằng
con người không có
quá khứ. Cái
hiện tại là cái chuẩn bị cho hai cái
bất diệt thiên đường và
địa ngục. Liệu những nơi chốn hay
trạng thái đó có phải là nơi
con người trong tương lai có thể phải chịu
đau khổ triền miên trong
địa ngục. Cho nên
con người không bị phân hủy
sau khi chết mà cái
cốt lõi (
linh hồn)
đi vào bất diệt.
"Bất cứ ai", như Schopenhaeur nói, xem mình sanh ra từ cái không, phải nghĩ rằng mình cũng sẽ
trở thành không; cho rằng
thời gian bất diệt đã qua
đi trước mình, thì một cái
bất diệt thứ hai mới bắt đầu, do đó mình sẽ không bao giờ ngưng
hiện hữu, là một
tư tưởng quái dị.
Một trường phái
tư tưởng tin vào
quá khứ và
hiện tại không nói là
con người bị phân hủy
sau khi chết. Họ cũng không nói rằng
con người bất diệt sau khi chết. Họ tin vào chuỗi
tử sinh vô tận.
Theo quan niệm của họ, dòng đời
con người trôi lăn
vô cùng tận với
điều kiện nó bị đẩy đi bởi
Nghiệp lực, hành dộng của chính mình. Theo đúng tiến trình, cái
thực thể của
con người có thể tái nhập vào
sự thật tối hậu từ đó
linh hồn bắt nguồn.
Phật Giáo tin vào
hiện tại. Với cái
hiện tại làm
căn bản để lý luận về
quá khứ và tương lai. Giống như đèn điện là sự
biểu lộ ra bên ngoài,
năng lượng điện vô hình,
tuy nhiên con người chỉ là sự
biểu lộ ra ngoài
năng lượng vô hình được biết là Nghiệp vô hình không
biểu lộ ra bên ngoài. Bóng đèn có thể vỡ, điện tắt, nhưng dòng điện vẫn còn, ánh sáng lại
tái sanh vào một bóng đèn khác. Cũng giống như vậy,
nghiệp lực vẫn giữ
nguyên không bị
xáo trộn bởi cái xác thân tan rã, và cái thức
hiện tại chết đi dẫn đến một thức mới phát sanh trong một sự ra đời khác. Nơi đây dòng điện giống như
Nghiệp lực, và cái bóng đèn có thể
so sánh với cái tế bào - trứng do
cha mẹ cung cấp.
Nghiệp
quá khứ là
điều kiện cần thiết cho cái sanh
hiện tại, và Nghiệp
hiện tại phối hợp với Nghiệp
quá khứ là
điều kiện cần thiết cho tương lai.
Hiện tại là con - kết quả của
quá khứ, và
trở thành cha mẹ - nguồn gốc của tương lai.
Tái sanh mà người
Phật Tử không chỉ coi là
lý thuyết mà là một sự thực có thể kiểm chứng, hình thành
giáo lý căn bản Phật Giáo dù rằng
mục tiêu Niết Bàn có
thể đạt ngay
trong đời sống này.
Lý tưởng Bồ Tát và
chủ nghĩa tương quan về
tự do nhắm đạt sự toàn bích
căn cứ vào học thuyết tái sanh.
Tài liệu ghi về
niềm tin vào
tái sanh, được coi như
đầu thai hay
luân hồi, được
chấp nhận bởi các
triết gia như Pythagoras và Plato, các thi sĩ như Shelley, Tennyson, và Woodsworth, và nhiều người
bình thường ở phương Đông cũng như phương Tây.
Học thuyết về
tái sanh của
Phật Giáo khác biệt về
lý thuyết đầu thai và
luân hồi của các
hệ thống khác, vì
Phật Giáo bác bỏ sự
tồn tại của cái
linh hồn bất diệt tạo ra bởi
Thượng Đế, hay bắt nguồn từ cái
thực chất thần thánh (
Paramatma).
Cái thực của
hiện tại không cần
chứng minh vì nó
hiển nhiên. Cái thực của
quá khứ căn cứ vào trí nhớ và
báo cáo, và cái thực của tương lai
căn cứ vào chủ tâm và
suy luận.
Ta có thể
lập luận đời sống có cái khởi thủy trong
quá khứ vô tận và cái bắt đầu ấy hay
Nguyên Nhân Đầu Tiên là
Đấng Sáng Tạo.
Trong
trường hợp này
không có lý do gì tại sao cùng sự đòi hỏi lại không được
chấp thuận cho
Đấng Sáng Tạo được chuẩn y này.
"Hơn thế nữa, nếu sanh là cái bắt đầu
tuyệt đối, thì cái chết phải là cái tận cùng
tuyệt đối, và
giả định rằng
con người từ cái không mà ra, cần dẫn đến
giả định chết là cái tận cùng
tuyệt đối."
Cho nên chết không phải là sự phân hủy
hoàn toàn con người, dù quãng đời riêng
chấm dứt, lực để phát động nó không bị
phá hủy.
Sau cái chết dòng đời của
con người tiếp tục vô tận chừng nào nó vẫn được
cung cấp với nước
vô minh và
tham ái. Nói theo thói thường,
con người không
nhất thiết sinh làm
con người vì
con người không phải là
chúng sinh sống
duy nhất. Hơn thế nữa, đất, một
hạt bụi hầu như
vô nghĩa trong
vũ trụ, không phải là nơi
duy nhất mà
con người tìm
tái sanh.
Con người có thể sanh vào các bình diện có thể ở được.
Nếu
con người muốn
chấm dứt hàng loạt sanh,
con người có thể làm như
Đức Phật và các Đức
A La Hán đã làm bằng cách chứng
Niết Bàn, ngưng
hoàn toàn tất cả các dạng thức
tham ái.
Con người đi về đâu?
Con người có thể về nơi mong muốn hay
ưa thích nếu
thích hợp với nơi đó. Nếu, không có lời
ước nguyện đặc biệt nào,
con người có thể rời
con đường đó và sẵn sàng theo các
biến chuyển trong tiến trình, phải đi đến chỗ hay xứ xứng đáng
tùy theo Nghiệp của mình.
Theo nguyên tắc
thần học, Spencer Lewis
lập luận con người được tự ý tạo ra và không có
ham muốn, trong lúc
sáng tạo chẳng có phước lành và cũng chẳng
bất hạnh, cao quý hay sa đọa, từ
bước đầu trong tiến trình
sáng tạo hình hài cho đến hơi thở cuối cùng, không kể gì đến
ham muốn cá nhân,
hy vọng,
tham vọng,
tranh đấu hay
chí thành cầu nguyện. Đó là thuyết
định mệnh thần học.
"Học thuyết cho rằng tất cả
mọi người đều
tội lỗi và có cái tội chủ yếu của Adam là một thách thức đối với
công bằng,
lòng nhân từ,
tình thương, và lòng ngay thẳng
tuyệt đối."
Huxley nói: "Nếu
chúng ta cho rằng ai đó đã
thiết lập vũ trụ tuyệt vời này tiến bước, với tôi thật
rõ ràng người đó
thực không nhân từ và
công bằng chút nào, trong bất cứ
ý nghĩa nào
dễ hiểu của
lời nói, người đó
hiểm ác và bất công."
Theo Einstein: "Nếu
Thượng Đế có quyền vô hạn thì mỗi việc xảy ra kể cả mỗi hành động,
tư tưởng, cảm nghĩ, và
hoài vọng của
con người thì phải là công việc nơi Đấng đó; Làm sao có thể nghĩ rằng
con người chịu
trách nhiệm về
hành vi và
suy nghĩ của mình trước một Đấng
Toàn Năng như vậy?"
"Có quyền thưởng phạt, ở một mức nào đó, Ngài tự phải phán xét. Làm sao sự phán xét này có thể
kết hợp lòng tốt và
đạo đức quy cho Ngài?"
Theo Charles Bradlaught - "Sự
hiện hữu của
tội lỗi là một
chướng ngại ghê gớm cho người
hữu thần.
Đau đớn,
lầm than,
tội ác,
nghèo khổ đối đầu với người
ủng hộ cho
lòng nhân từ bất diệt, và thách thức với
quyền uy không bác được,
tuyên ngôn Thần Thánh như
toàn thiện,
toàn trí, và toàn
thế lực."
Bình luận về cái
đau khổ của
con người và
Thượng Đế, Giáo Sư J.B.S. Haldane viết:
"Hoặc
đau khổ cần thiết để
toàn thiện đặc tính con người, hay
Thượng Đế không
toàn năng.
Lý thuyết thứ
nhất không được
chấp nhận bởi
thực ra một số người
đau khổ chút ít nhưng lại
may mắn nhờ
tổ tiên và
giáo dục có những
đặc tính rất tốt.
Phản đối lý thuyết thứ hai là chỉ có sự
liên hệ với
vũ trụ như một tổng thể có một khoảng trống
trí thức phải được lấp đầy bởi sự
mặc nhận về
thánh thần. Và
đấng sáng tạo có thể tạo ra bất cứ gì đấng đó muốn."
Trong thi phẩm "Thất Vọng" ở thời cổ, Lord Tennyson táo bạo
đả kích Thượng Đế, ghi trong Isaiah, nói:
"Ta tạo hòa bình và tạo
tội lỗi"Cái Gì! Ta phải gọi thế nào về
tình thương vô cùng tận đã
phục vụ chúng ta quá tốt như vậy?
"Ác độc
vô cùng tận hơn là tạo một
địa ngục vĩnh viễn."
Những nhà
văn tín điều của chức quyền thời cổ
hách dịch tuyên bố là
Thượng Đế tạo
con người theo
hình ảnh của chính Ngài. Một số nhà
tư tưởng hiện đại,
trái lại, nói
con người tạo ra
Thượng Đế theo
hình ảnh của chính
con người. Với
văn minh tiên bộ,
quan niệm của
con người về
Thượng Đế càng ngày càng
tinh tế hơn. Hiện nay có khuynh hướng thay thế
Thượng Đế có cá tính
con người bằng một
Thượng Đế khách quan.
Voltaire nói
Thượng Đế là sự
sáng tạo cao quý của
con người.
Tuy nhiên không thể
chấp nhận đấng
toàn năng, có mặt tại khắp nơi là
hình ảnh thu nhỏ của mọi thứ
lương thiện - hoặc cả trong hoặc cả ngoài
vũ trụ.
Mục đích của đời sống là gì? Đó là câu hỏi
cuối cùng của
chúng ta. Câu này có thể gây ra
tranh luận. Về
quan điểm vật chất nó thế nào?
Khoa học gia
trả lời:
"Đời sống có mục đích không?
Thế nào, ở đâu và bao giờ?
Ngoài không gian có vũ trụ, có mặt trời
Có trái đất, có đời sống, có con người
và còn nhiều nữa đến sau
Nhưng về Mục Đích: của ai hay nguồn gốc? Tại sao, Không ai.
Vì nhà
duy vật học
hạn chế mình trong các
dữ kiện cảm giác và
phúc lợi vật chất hiện tại, không màng tới
giá trị tinh thần, họ nắm giữ
quan niệm trái ngược hẳn với các
nhà đạo đức. Theo
quan điểm của họ, không có
mục đích - vì những thứ đó không thể có
mục đích.
"Ai là người tô mầu
tuyệt vời cho các con công, hay ai làm cho con chim cu gáy cúc cu hay như thế? Đó là
lý luận chính mà người
duy vật cho rằng mọi thứ đều do
luật thiên nhiên của mọi sự vật."
"Ăn, uống, và hãy
vui vẻ, vì chết đến với tất cả
mọi người,
kết thúc cuộc đời của chúng ta", có vẻ là
lý tưởng đạo đức theo
hệ thống của họ.
Theo quan niệm của họ, Sri Radhakrishman viết: "Đức hạnh là
ảo tưởng,
thích thú mới là
thực tại. Chết là
kết thúc cuộc đời.
Tôn giáo là một sự
lầm lạc khờ dại, một bệnh
tâm thần. Có sự
ngờ vực trong
mọi việc thiện, cao quý,
trong sạch và
từ bi.
Lý thuyết đó bênh vực
chủ nghĩa nhục dục,
ích kỷ, và
xác nhận mạnh mẽ
ý muốn mãnh liệt. Không
cần phải kiểm soát đam mê và
bản năng vì chúng là
di sản tự nhiên cho con người".
Savadarsana Sangrala nói:
"Trong khi đời sống là của bạn, hãy sống vui vẻ
Không ai có thể thoát khỏi con mắt theo dõi của tử thần
Một khi tấm thân này của bạn bị cháy
Làm sao nó có thể trở lại được?"
"Trong khi cuộc sống vẫn còn để cho
con người sống
hạnh phúc, hãy để cho hắn được dùng bơ sữa dù rằng hắn sẽ phải mang nợ"
Vậy thì chúng ta hãy
quay về với khoa học để có
giải đáp cho câu hỏi. "Tại sao?"
Nên
lưu ý rằng khoa học là sự
nghiên cứu nhiều thứ,
nghiên cứu xem nó ra sao và
tôn giáo là sự
nghiên cứu về
tư tưởng, một sự
nghiên cứu phải là như thế."
Sir J. Arthur Thompson cho rằng khoa học không đầy đủ vì khoa học không
trả lời được câu hỏi "Tại sao".
Thảo luận về
mục đích vũ trụ, Bertrand Russell
tuyên bố ba
quan điểm -
hữu thần, phiếm thần, và
hiện ra. Về cái đầu tiên, ông viết:
"Cho là
Thượng Đế sáng tạo ra
thế giới và
ban hành luật thiên nhiên vì
đoán trước một số tốt sẽ
tiến hóa. Trong
quan điểm này,
mục đích tồn tại một cách
cố ý trong tâm
đấng sáng tạo, đứng bên ngoài sự
sáng tạo của vị này.
"Trong dạng thức phiếm thần,
Thượng đế không ở ngoài
vũ trụ, nhưng chỉ là
vũ trụ được coi như tổng thể. Cho nên không thể có hành động
sáng tạo, mà có một loại lực
sáng tạo trong
vũ trụ, lực là
nguyên nhân phát triển theo một
kế hoạch mà lực
sáng tạo này có thể được truyền trao nói là đã có trong tâm
trong suốt tiến trình.
"Trong dạng thức 'hiện lên',
mục đích lại càng mù mờ. Tại giai đoạn trước đó, không có gì trong
vũ trụ được nhìn thấy trước, tại giai đoạn sau đó nhưng một loại
thúc đẩy khó thấy dẫn đến sự thay đổi mang lại nhiều dạng thức được phát triển hơn vào
hiện hữu, cho nên, đúng hơn là tối nghĩa, cái tận cùng lại ẩn tàng vào lúc bắt đầu."
Chúng tôi không
bình luận. Những câu
trả lời trên dây chỉ là
quan điểm của các
nhà tôn giáo và
tư tưởng gia lớn khác nhau.
Có
mục đích vũ trụ hay không, câu hỏi nêu lên về sự
vô ích của các con sán dây, con rắn, con muỗi
vân vân.., và sự
hiện hữu của bệnh chó dại. Sao người ta có
thể tính nó là một
vấn đề của tội lỗi? Có phải động đất, lụt lội, bệnh dịch hạch, và chiến tranh đã được trù tính?
Bầy tỏ
quan điểm riêng về
mục đích vũ trụ, Russell mạnh dạn
tuyên bố:
"Tại sao, trong bất cứ
trường hợp nào, có sự vinh danh cho con người? Còn về con
sư tử hay con hùm thì sao? Chúng
tiêu diệt ít
thú vật và sinh mạng
con người hơn
chúng ta, và còn
đẹp đẽ hơn
chúng ta. Về các con kiến thì sao? Chúng
điều hành tập đoàn của chúng giỏi hơn bất cứ tên Phát xít nào.
Phải chăng thế giới của chim sơn ca, oanh yến, và nai không
tốt đẹp hơn
thế giới ác độc, bất công và chiến tranh của con người? Những người
tin tưởng vào
mục đích vũ trụ lạm dụng nhiều về cái coi là
trí thông minh của
chúng ta. Nhưng những bản văn của họ khiến ta
nghi ngờ. Nếu tôi được
trao quyền vô hạn, và hàng triệu năm để
chứng nghiệm, tôi sẽ không nghĩ rằng
con người có nhiều điều để kiêu hãnh về những
thành quả cuối cùng trong tất cả
nỗ lực của tôi".
Giờ đây,
Phật Giáo trả lời ra sao câu hỏi "
Tại Sao?"
Phật Giáo bác bỏ sự
hiện hữu của một
Đấng Sáng Tạo. Theo
quan điểm của
Phật Giáo không thể có một
mục đích định trước.
Phật Giáo cũng không tán thành thuyếtù
định mệnh,
quyết định luận, hay
tiền định kiểm soát tương lai
con người không
phụ thuộc vào hành động
tự do của
con người. Trong
trường hợp như vậy, tự nguyện
trở thành một lực
tuyệt đối và
đời sống trở thành thuần túy máy móc.
Ở một mức độ rộng lớn, hành động của
con người ít nhiều máy móc,
ảnh hưởng bởi
việc làm của chính mình, sự
nuôi dưỡng và môi trường chung quanh
vân vân... Nhưng ở một mức độ nào đó,
con người có thể
sử dụng sự tự nguyện của mình. Chẳng hạn, một người từ một sườn núi rơi xuống đất thì cũng chẳng khác gì một hòn đá
vô tri vô giác rơi. Trong
trường hợp này người đó không thể
sử dụng lòng tự nguyện của mình mặc dù người đó có tâm ý không giống như hòn đá. Nếu người đó trèo núi, ắt hẳn người đó đã
sử dụng lòng tự nguyện và hành động theo ý thích.
Trái lại, hòn đá không có
tự do để làm như vậy.
Con người có
quyền lực để chọn giữa cái phải và cái trái, giữa cái tốt và cái xấu.
Con người có thể hoặc
thù địch hay
thiện cảm với chính mình và người khác. Tất cả
tùy thuộc tâm mình và sự phát triển của tâm.
Mặc dù không có
mục đích đặc biệt trong cuộc sống,
con người có
tự do để có một
mục đích rõ ràng trong đời.
Cho nên,
thế nào là ý nghĩ của đời?Ouspenky viết:
"Một số người nói
ý nghĩa của
cuộc đời là trong
phục vụ,
đầu hàng cái ta,
quên mình,
hy sinh mọi thứ kẻ
cả đời mình. Một số khác nói
ý nghĩa rõ ràng trong
cuộc đời là điều
thích thú, làm nhẹ bớt sự
mong đợi hãi hùng cuối cùng về cái chết. Một số nói
ý nghĩa của
cuộc đời là toàn hảo, tạo môt tương lai
tốt đẹp hơn ở bên kia
thế giới, hay trong kiếp tương lai cho chính
chúng ta. Một số khác nói
ý nghĩa của
cuộc đời là
tiến tới cái không
hiện hữu,
vẫn có một số nói
ý nghĩa của
cuộc đời là trong
sự kiện toàn nòi giống, trong việc tổ chức
đời sống trên trái đất, trong khi cũng có những người
bác bỏ ngay cả đến toan tính muốn biết
ý nghĩa của
cuộc đời."
Phê bình tất cả những
quan điểm này, những nhà văn
tri thức viết:
"Cái
sai lầm của tất cả những lời
giải thích ấy là chỗ
thực ra tất cả đều
cố gắng khám phá ý nghĩa cuộc đời ở bên ngoài, hoặc trong
bản tính nhân loại hoặc trong cuộc sống khó thấy bên kia
thế giới, hay
một lần nữa trong sự
chống lại sự
tiến hóa của cái "Tôi" qua nhiều
hiện thân liên tiếp - luôn luôn trong cái gì đó bên ngoài của
đời sống hiện tại của
con người. Nhưng thay vì
ức đoán,
đơn giản là
con người hãy nhìn vào chính mình, rồi họ sẽ thấy sự thực
ý nghĩa của
cuộc đời xét cho cùng không phải quá tối nghĩa. Nó cốt ở
kiến thức."
Theo
quan điểm của người
Phật Tử,
ý nghĩa của
cuộc đời là sự
Giác Ngộ Tối Thượng, tức sự
hiểu biết đúng về ta là gì. Điều này chỉ có
thể đạt được nhờ hạnh kiểm cao cả, huấn luyện
tinh thần,
thâm nhập tuệ giác;
hay nói một cách khác do
phục vụ và kiện toàn.
Trong
phục vụ,
gồm có lòng từ-ái
vô biên,
từ bi, và
tuyệt đối vị tha thúc đẩy ta
phục vụ người khác. Kiện toàn
bao gồm thanh tịnh và
trí tuệ tuyệt đối.