Thuyết Thập Nhị Nhân Duyên Của Phật Giáo
Nam-mô A-di-đà Phật,Thưa các cụ,Thưa các giáo hữu,Hội Phật giáo đặt ra cuộc giảng diễn hàng tháng này chủ ý là đem giáo lý của đạo Phật mà bày tỏ ra để mọi người ai nấy đều hiểu rõ đến chỗ sâu xa mà tin theo một cách cho chánh đáng. Nhưng vì đạo Phật là một đạo rất giàu về đường tư tưởng và rất cao về đường nghĩa lý, cho nên càng bàn càng rộng, càng nói càng nhiều, các lý thuyết liên miên bề bộn không biết đâu là cùng tận. Nếu ta không lựa lọc lấy những điều cốt yếu mà giảng giải ra cho phân minh rõ ràng thì tôi e rằng không mấy người theo đạo Phật mà thật hiểu được đạo Phật.Ta đã tin theo một đạo mà ta lại lờ mờ không biết rõ phần tinh túy của đạo ấy là thế nào, cứ thấy người ta nói làm sao, ta làm theo như vậy, rồi để cái thói quen nó sai khiến, để lòng tư dục nó che lấp, tin những điều huyễn hoặc, làm những điều nhảm nhí, điên cuồng, dại dột, mất cả cái bản tính sáng suốt có sẵn ở trong lòng ta. Sự tin theo như thế lại thành ra sự mê tín, chứ không phải là sự chuyển mê khai ngộ như cái đại mục đích của đạo Phật nữa. Bởi thế cho nên thiết tưởng ta nên đem cái phần cao thâm trong lý thuyết của Phật giáo mà bàn luận, trước là cho đúng với cái mục đích của hội, sau để cùng nhau ta hiểu rõ cái tôn giáo ta đã tin theo.Đạo Phật là đạo gồm cả hai phương diện: thế gian và xuất thế gian, tức là cái đạo xét rõ thế gian là thế nào, để mà tìm cách giải thoát ra ngoài thế gian. Đạo ấy chủ ở cái thuyết Thập nhị nhân duyên, là câu chuyện tôi xin nói hầu các cụ và các giáo hữu hôm nay, mà ở bài trước tôi đã nói qua cái đại cương.Cái thuyết này mà xét cho đến nơi đến chốn, thì cũng có phần khó thật. Nhưng ta có tới chỗ khó, thì ta mới thấy rõ cái hay cái đẹp. Nói đến đây, tôi lại nhớ một câu của nhà văn hào nước Pháp nói rằng: “Có cắn vỡ cái xương, thì mới hút được cái tủy ngon.” Cắn vỡ cái xương để hút lấy cái tủy ngon, ấy là một điều tỷ dụ bảo ta phải chịu khó, phải mất công phu mới được hưởng cái ngon cái lành. Vậy tôi xin đem một câu chuyện nói về cái lý thuyết rất khó để hiến các giáo hữu, và xin các giáo hữu đem lòng nhẫn nại mà cố hiểu lấy một điều rất đáng hiểu trong Phật giáo.
......
Thư Viện Lưu Trữ Sách Xưa Phật Giáo
- Thất Chi Nguyện
- Thật có ta không?
- Thất Giác Chi, Bảy Yếu Tố Giác Ngộ Trong Đạo Phật | Thích Nữ Hằng Như
- Thật Nghĩa Chữ "Vi" Trong Vô Vi | Nguyên Toàn
- Thầy Là Ngọn Hải Đăng
- Thấy mối liên hệ tương duyên của mọi hiện tượng
- Thấy Pháp
- Thấy Pháp tức thấy Như Lai
- Thấy Phật
- Thấy Phật, Thấy Pháp
- Thấy Phật, Thấy Pháp | Nguyên Giác
- Thấy Tháp Đa Bảo
- Thế Gian Của Giả Tướng
- Thế giới chung, thế giới riêng
- Thế Giới Chuyển Biến, Theo Kinh Hoa Nghiêm
- Thế Giới Của Chúng Ta Ngày Nay
- Thế Giới Vang Ca
- Thế giới vàng ròng
- Thế Giới Vật Chất Và Phi Vật Chất
- The Mind Of True Thusness, And The Mind Of Arising And Passing (Song ngữ Vietnamese-English)
- Thế Nào Gọi Là Nguyên Thủy Phật Học
- Thể Tánh Của Tâm
- Thể Tính Của Sự Nguyên Cầu
- Thể Và Dụng Của Tâm
- Theo Bước Chân Phật
- Theo Đạo Phật Bạn Được Gì?
- Thi Kệ "bốn Núi" Của Trần Thái Tông
- Thích Bồ Đề Tâm Luận, Đức Đạt Lai Lạt Ma giảng tại Strasbourg Pháp
- Thích Phước Sơn Toàn Tập
- Thiền Đại Thừa và Tối Thượng Thừa
- Thiền Định (samatha)
- Thiền Định Là Gì ? - (Fabrice Midal) Hoang Phong Chuyển Ngữ
- Thiền định một phương pháp biến cải tâm linh
- Thiền định về cái chết
- Thiên Đường Và Địa Ngục Trong Đạo Phật (song ngữ)
- Thiên Mệnh, Định Mệnh, Số Mệnh Hay Nghiệp Quả?
- Thiền Tập Cho Người Tại Gia | Meditation Practices For Lay People (sách song ngữ Vietnamese-English PDF)
- Thiền tập trên chính mình trước nhất
- Thiên Thai tứ Giáo Nghi
- Thiền Tịnh Song Tu (Sách Ebook Song Ngữ Vietnamese-English PDF)
- Thiền Tông
- Thiền Tông: Từ Tây Thiên Đến Đông Độ Buổi Sơ Thời (từ Thời Đức Phật Đến Thời Lục Tổ Huệ Năng) Quyển 2 - Song ngữ Vietnamese-English
- Thiền Tông: Từ Tây Thiên Đến Đông Độ Buổi Sơ Thời (từ Thời Đức Phật Đến Thời Lục Tổ Huệ Năng) Quyển 3 - Song ngữ Vietnamese-English
- Thiền Tông: Từ Tây Thiên Đến Đông Độ Buổi Sơ Thời (từ Thời Đức Phật Đến Thời Lục Tổ Huệ Năng) Song ngữ Vietnamese-English
- Thiền Tứ Niệm Xứ
- Thiền Và Pháp Môn Vô Niệm - Luận Giải Về Pháp Bảo Đàn Kinh Của Lục Tổ Huệ Năng
- Thiền-na và Đệ Tử Cư Sĩ, Dựa Theo Các Bài Kinh Pāli
- Thiết Lập Bản Đồ Tâm Thức
- Thiết lập sự thấu cảm
- Thiết thực hiện tại qua dụ ngôn “Lá trong bàn tay và lá trong rừng”