Thuyết Thập Nhị Nhân Duyên Của Phật Giáo
Nam-mô A-di-đà Phật,Thưa các cụ,Thưa các giáo hữu,Hội Phật giáo đặt ra cuộc giảng diễn hàng tháng này chủ ý là đem giáo lý của đạo Phật mà bày tỏ ra để mọi người ai nấy đều hiểu rõ đến chỗ sâu xa mà tin theo một cách cho chánh đáng. Nhưng vì đạo Phật là một đạo rất giàu về đường tư tưởng và rất cao về đường nghĩa lý, cho nên càng bàn càng rộng, càng nói càng nhiều, các lý thuyết liên miên bề bộn không biết đâu là cùng tận. Nếu ta không lựa lọc lấy những điều cốt yếu mà giảng giải ra cho phân minh rõ ràng thì tôi e rằng không mấy người theo đạo Phật mà thật hiểu được đạo Phật.Ta đã tin theo một đạo mà ta lại lờ mờ không biết rõ phần tinh túy của đạo ấy là thế nào, cứ thấy người ta nói làm sao, ta làm theo như vậy, rồi để cái thói quen nó sai khiến, để lòng tư dục nó che lấp, tin những điều huyễn hoặc, làm những điều nhảm nhí, điên cuồng, dại dột, mất cả cái bản tính sáng suốt có sẵn ở trong lòng ta. Sự tin theo như thế lại thành ra sự mê tín, chứ không phải là sự chuyển mê khai ngộ như cái đại mục đích của đạo Phật nữa. Bởi thế cho nên thiết tưởng ta nên đem cái phần cao thâm trong lý thuyết của Phật giáo mà bàn luận, trước là cho đúng với cái mục đích của hội, sau để cùng nhau ta hiểu rõ cái tôn giáo ta đã tin theo.Đạo Phật là đạo gồm cả hai phương diện: thế gian và xuất thế gian, tức là cái đạo xét rõ thế gian là thế nào, để mà tìm cách giải thoát ra ngoài thế gian. Đạo ấy chủ ở cái thuyết Thập nhị nhân duyên, là câu chuyện tôi xin nói hầu các cụ và các giáo hữu hôm nay, mà ở bài trước tôi đã nói qua cái đại cương.Cái thuyết này mà xét cho đến nơi đến chốn, thì cũng có phần khó thật. Nhưng ta có tới chỗ khó, thì ta mới thấy rõ cái hay cái đẹp. Nói đến đây, tôi lại nhớ một câu của nhà văn hào nước Pháp nói rằng: “Có cắn vỡ cái xương, thì mới hút được cái tủy ngon.” Cắn vỡ cái xương để hút lấy cái tủy ngon, ấy là một điều tỷ dụ bảo ta phải chịu khó, phải mất công phu mới được hưởng cái ngon cái lành. Vậy tôi xin đem một câu chuyện nói về cái lý thuyết rất khó để hiến các giáo hữu, và xin các giáo hữu đem lòng nhẫn nại mà cố hiểu lấy một điều rất đáng hiểu trong Phật giáo.
......
Thư Viện Lưu Trữ Sách Xưa Phật Giáo
- Tâm chúng sinh và tâm Phật
- Tâm của người ngồi thiền
- Tâm Diệu Minh Thường Trụ (Bài 6)
- Tam Đoạn Luận Và Tứ Phân Phản Biện Trong Phật Giáo (bài 1)
- Tam Đoạn Luận Và Tứ Phân Phản Biện Trong Phật Giáo (Bài 2)
- Tâm Giác Ngộ
- Tâm Không
- Tâm là gì?
- Tâm là gì?
- Tâm Là Gì? Tiến sĩ Alexander Berzin, Matt Lindén
- Tâm Là Thế Nào?
- Tâm lang thang, sự chú ý và thiền định
- Tâm Linh Nhưng Không Tôn Giáo: Tu Chánh Niệm Nhưng Không Giáo Hội | Tác Giả: Moon Joon-hyun - Dịch Giả: Nguyên Giác
- Tâm này là Phật
- Tâm Như Hư Không, Không Sanh, Trụ, Diệt | Nguyễn Thế Đăng
- Tâm Như Nhà Họa Sư, Hay Vẽ Những Thế Gian
- Tâm Như Trí Thủ (Toàn Tập)
- Tâm Ở Đâu
- Tam Pháp Ấn - Giáo Lý Trong Đạo Phật
- Tam pháp ấn và sự diệt khổ
- Tâm Phật Tâm Ma | Thích Khế Định
- Tầm Quan Trọng Của Việc Thông Hiểu Tái Sanh
- Tâm Sanh Các Pháp Sanh
- Tâm Sanh Thảy Thảy Pháp Sanh, Tâm Diệt Thảy Thảy Pháp Diệt
- Tâm Sinh Muôn Pháp
- Tâm Sinh Muôn Pháp
- Tầm sư học đạo an trụ ốc đảo tâm linh
- Tâm Tâm Làm Phật, Chốn Chốn Cõi Phật
- Tam Thân
- Tam thân của Đức Phật
- Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới
- Tam Thời Pháp Trong Phật Giáo
- Tâm Trong Đạo Phật
- Tâm Từ - sách ebook PDF
- Tâm Từ - Tỳ Khưu Hộ Pháp Sách Ebook PDF
- Tâm Từ Bi Trong Phật Giáo
- Tâm và ta
- Tâm Và Vật
- Tám Vạn Pháp Môn Thệ Nguyện Học Bài 5. Bình Đẳng Và Bất Công | Ngọc Huyền (Song ngữ Vietnamese-English)
- Tam Vô Lậu Học Là Gì?
- Tâm vô thủy
- Tâm Vô Trụ, Chân Và Vọng
- Tâm Xả Ly: Mỹ Học Của Giải Thoát
- Tâm, Phật, chúng sinh cả ba không sai khác
- Tan Biến Ngã Và Pháp (Thích Tuệ Hải)
- Tản Mạn Thiền Tâm - Tập I - Sách Ebook Song Ngữ PDF
- Tản Mạn Thiền Tâm Tập 2 - Sách Song Ngữ Vietnamese-English PDF
- Tăng Bảo Là Mạng Mạch Của Phật Pháp
- Tăng Đoàn Là Gì?
- Tăng Già Chưa Hẳn Là Tăng Bảo