LỜI MỞ ĐẦU
Quyển sách này gồm một loạt những bài viết về nhiều khía cạnh khác nhau của
Phật Giáo. Vài bài đã được viết cho loại sách Wheel và loại Bodhi Leaves do nhà xuất bản Buddhist Publication Society (BPS) tại Kandy, Sri Lanka
ấn hành.
Tuy nhiên tất cả những văn phẩm đăng tải ấy đã được duyệt lại, tu chỉnh
rộng rãi và khai triển với nhiều đoạn mới của
Giáo Pháp và thêm phần
giải thích. Những
tài liệu liên quan đến Phật Giáo trong
thế giới hiện đại,
phản ảnh sự
chú tâm của họ đến
Phật Giáo, đã được cập nhật hóa.
Người đọc sẽ thấy trong quyển sách này một cái nhìn
toàn diện hàm xúc những lời dạy chánh yếu và nòng cốt của
Đức Phật Sakyamuni Gotama (
Thích Ca Mâu Ni Cồ Đàm). Do đó, tôi đề tựa nó là: "The Spectrum of Buddhism" --
Phật Giáo, Nhìn
Toàn Diện -- tức một cái nhìn
toàn diện vào
giáo lý của
đạo Phật. Người đọc cũng sẽ
nhận thức vì sao
giáo huấn của
Đức Phật đã
vững chắc duy trì giá trị như một hướng dẫn
thực dụng cho
đời sống chí đến ngày nay.
Phật Giáo không phải dành riêng cho một
chủng tộc, một
quốc gia hay một vùng nào, mà
phổ cập cùng khắp
mọi nơi.
Thế giới Phương Tây sớm nhìn nhận
Phật Giáo là một
lối sống vững vàng mạnh mẽ và
thuần lý, bởi vì
Phật Giáo là
giáo lý thực dụng và hợp với
lý trí nhất, không có bất luận
hình thức cuồng tín nào. Bức
thông điệp của
Đức Phật là để cho mọi
thời đại, và ngày nay
chúng ta nhận thức rằng
Phật Giáo cung ứng thích nghi giải đáp cho những thắc mắc mà
tâm trí của
con người hiện đại đang khao khát mong tìm.
Tuy nhiên,
Phật Giáo không phải để
tán dương suông, cũng không thể ôm giữ, tồn trử
Phật Giáo như một loại
tài sản tương tợ
như bảo vật
quốc gia, mà là một
giáo lý phải được sống, phải được
chứng nghiệm.
Đức Phật đã
rõ ràng chỉ vào
Giáo Pháp (Dhamma),
Giáo Huấn của Ngài, và xem đó là
phương tiện để đưa
vượt qua đại dương trầm luân đau khổ, samsàra, những kiếp
sinh tồn triền miên tiếp diễn,
vững chắc và châu toàn sang đến bờ Không
Phiền Muộn, Không Chết. Như vậy,
Giáo Pháp thật sự cũng như chiếc bè mà ta bỏ lại sau lưng, khi đã đưa ta vượt
đến bờ bên kia.
Đức Phật gọi
giáo huấn của Ngài là Dhamma-Vinaya,
Giáo Pháp và
Giới Luật. Cũng được gọi là Buddha-sàsana,
giáo lý do
Đức Phật ban truyền.
Giới luật trong
Phật Giáo đề cập đến
đức hạnh, khía cạnh
luân lý của
giáo huấn.
Giới luật thuộc nhóm giới (sìla), trong khi
Giáo Pháp thuộc nhóm định (samàdhi) và nhóm tuệ hay
tuệ minh sát (pannà hay vipassanà). Họp chung lại, ba nhóm này (giới, định, tuệ) là
pháp hành trong
Phật Giáo. Đó là
Trung Đạo,
con đường mà
Đức Phật chỉ vạch, tránh xa hai
cực đoan,
lợi dưỡng trong nhục dục
ngũ trần và khắc khe
khổ hạnh, và dẫn đến châu toàn
tối thượng, đến
giải thoát toàn vẹn (vimutti), đến
Niết Bàn,
mục tiêu cứu cánh của
Phật Giáo. Không
cần phải học
toàn bộ Kinh Điển Phật Giáo (Ti-pitaka,
Tam tạng kinh) mới có thể
chứng đắc Niết Bàn.
Thực hành là
trọng yếu, chớ không phải
uyên bác học rộng. Hãy lắng
nghe lời Phật dạy:
"Dầu người kia đọc nằm lòng nhiều kinh điển nhưng không chú tâm, không hành động đúng theo lời dạy, người như vậy giống như mục đồng đếm bò của kẻ khác nhưng không thừa hưởng quả vị của đời sống thiêng liêng." (Dhammapada, Kinh Pháp Cú, câu 19)
Cũng không có
cưỡng bách hay
ép buộc trong
Phật Giáo.
Đức Phật không phải là một vì vua chuyên chế
độc tài, cũng không phải nhân vật
ban hành luật pháp. Ngài không hứa hẹn với hàng
tín đồ sẽ
ban thưởng người
hành thiện và
trừng phạt người hành động
bất thiện, bởi vì trong
Phật Giáo định luật tự mình lãnh lấy
trách nhiệm về hành động của mình,
phổ cập áp dụng cho tất cả: mỗi người phải chịu
đau khổ vì những hành động
sai lầm của chính mình, và
thọ hưởng những
lợi ích do hành động chân chánh của mình.
Nghiệp báo (kamma, sanskrit là karma), nhân sanh quả, tự nó là một
định luật, không cần có người
ban hành.
Sinh hoạt của nghiệp có đặc tánh là
tuyệt đối công bình, vì nghiệp là kế toán viên rất
chính xác. Do đó mỗi người thọ nhận đúng phần của mình -- những gì mình xứng đáng thọ nhận. Những vị không
nghiên cứu thông suốt những
bài kinh (suttas) của
Đức Phật mà chỉ đọc những quyển sách về
Phật Giáo do những
tác giả không
quen thuộc với lối trình bày rất
rõ ràng của
Đức Phật, hấp tấp đi đến những
kết luận sai lầm và gọi
Phật Giáo là
tôn giáo "của
thế giới khác" hay
tôn giáo "phủ nhận đời sống".
Thí dụ như trong quyển "The Religion of India, The Sociology of Hinduism and Buddhism", trang 206-213, Max Weber
mô tả sự
cứu vớt linh hồn trong
Phật Giáo như "một
việc làm có tánh cách
tuyệt đối cá nhân của một
cá nhân đơn độc," và
Phật Giáo là "thần bí và phi-xã hội".
Quan niệm như thế là
hoàn toàn vô căn cứ.
Đức Phật không tự hảm mình trong một căn phòng. Ngài là người đi bộ nhiều nhất trong
thế gian, đi từ dậm này đến dậm đường khác để ban truyền bức
thông điệp hòa bình của Ngài cho tất cả. Trong khi vua chúa và hàng vương giả đến với Ngài để được dạy dỗ và hướng dẫn thì
Đức Bổn Sư đích thân đến viếng người
nghèo khó và
túng thiếu, người
thấp hèn và người
thua thiệt mất mát. Ngài
di chuyển giữa hạng người
bình dân nhiều hơn trong những người cao sang
quyền quý.
Một lần nọ Ngài từ chối, không
thuyết giảng liền cho một
mục đồng nghèo đang bụng đói và ngồi chờ mãi, chí đến khi người ấy có chút gì đỡ dạ.
Đức Phật thấu hiểu
con người từ bậc thấp nhất đến bậc cao nhất
trong đời sống. Hay biết
rõ ràng những
điều kiện chánh trị,
xã hội và kinh tế của xứ
Ấn Độ thời bấy giờ, Ngài chú trọng nhiều đến thời điểm kế cận, đến cuộc sống
hiện tại. Người đọc sẽ
tìm thấy trong sách này chính những lời dạy của
Đức Phật,
giải đáp cho những
quan niệm sai lầm.
Sử gia H.G. Wells viết: "Phật Giáo đã
cung ứng cho bước tiến của nền
văn minh thế giới và
văn hóa thật sự, nhiều hơn bất luận
ảnh hưởng nào khác trong ký sự của
nhân loại."
Tiến Sĩ Richard A. Gard nói: "Văn minh
Phật Giáo vươn mình lên
vững vàng trước khi tất cả
mọi người đến nằm trong
ảnh hưởng của nó, một kiểu mẫu của
con người xứng đáng được
kính trọng phải như vậy, một nhân
vật lý tưởng đáng nêu gương lành cho hàng vua chúa cũng như hạng
cùng đinh ... Sản xuất
tài sản để xử dụng trong công tác
xã hội thay
vì lợi ích cá nhân, đo lường
cá nhân bằng
giá trị đạo đức và
trí tuệ, không phải bằng
quyền lực kinh tế, và sự lớn mạnh
quốc gia bằng
tình trạng thanh bình thạnh vượng của dân trong nước chớ không phải chỉ thăng bằng số chi thâu thương mãi. Đó là vài
giá trị được
cụ thể hóa trong
lý tưởng của người
Phật tử."
Trong những công tác hoằng dương
Giáo Pháp không bao giờ có những
phương pháp cưỡng bách hay xử dụng đến
quyền lực nào.
Giáo Pháp (Dhamma), được hoằng khai một cách
trầm lặng hiền hòa, không
vội vàng hấp tấp,
trang nghiêm đứng đắn, và bằng những
phương tiện đáng được
tôn kính. Bằng cách ấy
Phật Giáo thâm nhập vào những lãnh thổ
xa lạ mà không làm
xáo trộn những
tín ngưỡng sẵn có tại đó.
Aldous Huxley
ghi nhận: "Duy nhất trong tất cả những
tôn giáo lớn
thế giới,
Phật giáo tiến hành trên
con đường của mình mà không gây
sát hại hành hà, cấm đoán
kiểm duyệt, hoặc
tìm tòi soi bói."
Giờ đây tôi lấy làm
hoan hỷ thực hành nhiệm vụ bày tỏ lòng
tri ân của tôi đối với những vị đã giúp
hoàn thành quyển sách này.
Ông và Bà Jivinda de Silva,
Phật tử Sinhala
Tích Lan, hiện
cư ngụ tại New York City, đã làm phấn khởi và khích lệ tôi tuyển chọn những bài viết, gom lại thành tập. Tôi không mấy
hăng hái làm việc này, vì
đa đoan bận rộn với nhiều phận sự khác, những công tác
tôn giáo và
xã hội. Nhưng rồi một nữ
tu sĩ người Mỹ Cô Ayyà Nyànasirì, (tên ngoài đời là Helen Wilder) một
ủng hộ viên nhiệt thành và nhân vật đọc lại bài vỡ của hội Buddhist Publication Society tại Kandy, đã rất sẵn lòng góp nhặt vài
bài luận của tôi về
Phật Giáo và sắp xếp lại
thành hình để tôi chỉ nhuận chính bản thảo. Tôi
hết lòng cảm tạ sự giúp đỡ
vô cùng quảng đại của
sư cô trong việc chuẩn bị, đọc lại suốt quyển sách, sắp xếp bảng
mục lục và phần ghi chú.
Sư Cô đã
chứng tỏ tinh thần hy sinh bất vụ lợi và
tâm đạo nhiệt thành, hăng say
phục vụ không thối chuyển trong bất luận giai đoạn nào.
Tôi cũng muốn bày tỏ lòng
tri ân đặc biệt của tôi đối với
Đại Đức Tỳ Khưu Boddhi, Chủ Tịch và Chủ Bút hội Buddhist Publication Society, đã viết lời mở đầu cho quyển sách, và
Đại Đức Mahàthera Kheminda của chùa Vajirarama đã sẵn lòng giúp tôi tìm rất nhiều
vị trí tham chiếu của quyển sách, đến
Đại Đức Mahàthera Siridhamma của chùa Vajirarama và đến Ông Albert Witanachi, Cựu Tổng Thơ Ký hội Buddhist Publication Society, đã đọc lại bản thảo và gợi nhiều đề nghị
quý báu. Với tất cả những vị trên tôi
hết lòng cảm tạ sâu xa. Tôi rất
cảm tạ Cô Enid Alahakoon của hội BPS và Ông R.M.T.B. Ratnayake đã giúp đánh máy cho tôi vài
bài luận. Và tôi cũng xin
đặc biệt cảm tạ Ông M.W. Karunaratne và tất cả nhân viên trong nhà in của ông đã
hoàn thành một
công trình rất
đẹp đẽ. Tôi cũng muốn
ghi nhận nơi đây
lòng biết ơn của tôi đối với những
tác giả và các nhà phát hành những văn phẩm mà tôi đã
trích đăng.
Cuối cùng, nhưng không
kém quan trọng, tôi xin
cảm tạ quý
liệt vị đã
hảo tâm đóng góp vào phí tổn quyển sách, tôi xin
vô cùng cảm tạ.
"Icchitam patthitam tunham --
Khippameva samijjhatu
Sabbe pùrentu samkappà --
Cando pannaraso yathà"
Ngưỡng nguyện tất cả những gì
Quý vị mong muốn và ước ao sớm được thành tựu;
Ngưỡng nguyện tất cả đều trổ quả
Như trăng trong ngày Rằm.
Vajirarama
Colombo 5
Sri Lanka (Ceylon)
F.R. Senanayaka
Forest Hermitage
Kandy, Sri Lanka
PIYADASS