NHÌN LẠI BẢN CHẤT CON NGƯỜI Hoang Phong biên soạn và dịch Nhà xuất bản Phương Đông 2012 TƯ TƯỞNG CỦA ĐỨC PHẬT ĐÃ ĐƯỢC NGƯỜI SAU BIẾN ĐỔI NHƯ THẾ NÀO? Philippe Cornu - Hoang Phong chuyển ngữ
Các bài thuyết giảng của Đấng Giác Ngộ lưu lại sau khi Ngài tịch diệt đã được người sau bình giải, thêm thắt và mang ra ứng dụng vào mọi hoàn cảnh. Và cũng từ đó đã phát sinh ra Phật giáo Nguyên thủy (Theravada), Phật giáoĐại thừa (Mahayana) và Phật giáo Tantra thừa (Vajrayana). Lời giới thiệu của người dịch: Tất cả mọi hiện tượng đều biến động và đổi thay, đó là quy luật của vô thường. Giáo lý của Đức Phật cũng không tránh khỏiquy luật ấy. Sự diễn đạt và bình giải của con người có thể đã góp phần giúp cho Đạo Phápphong phú hơn nhưng đồng thời cũng mang lai lắm điều phức tạp hơn. Bài được chuyển ngữ dưới đây tuy sơ lược nhưng cũng có thể mang lại cho chúng ta một tầm nhìn bao quát hơn về con đườngĐạo Pháp. Thật vậy, tu tập cũng cần biết mình đang tu tập cái gì và đang bám víu vào những cành lá nào đang vươn ra từ gốc cây Phật Pháp. Bài viết được đăng trong một số ngoại lệ của tạp chí Le Point của Pháp (số 5, tháng 2 và 3, năm 2010) với chuyên đề là Đức Phật. Tác giả là ông Philippe Cornu, hiện là viện trưởng đại họcPhật giáo Âu châu, (Hoang Phong). Tạp chí Le Point số ngoại lệ 5, tháng 2 và 3, năm 2010 Đức Phậtthuyết giảng lần đầu tiên ở vườn Lộc Uyển (Chạm nổi trên đá, thế kỷ thứ I-II?, Pakistan) Đức Phật đã thuyết giảng trong gần bốn mươi năm liên tiếp và đã lưu lại trên đường hoằng pháp của Ngài một số bài giảng thật lớn. Những lời giáo huấn của Đức Phật được các đệ tử gom góp và truyền khẩu cho nhau. Những lời giáo huấn ấy mang nhiều thể dạng khác nhau: có những bài giảng mang tính cách khái quát nhưng cũng có những bài giảng là những lời khuyên bảo, có những bài giảng dựa vào bối cảnh chung quanh nhưng cũng có những bài giảng hàm chứa nhiều triết thuyết thật thâm sâu. Bảng liệt kê các bài giảng nguyên thủy của Đức Phật được gọi là matrika (tiếng Phạn matrika có nghĩa là mẹ, chữ matrix trong tiếng La tinh là một chữ vay mượn từ tiếng Phạn và cũng có nghĩa là mẹ, chuyển sang tiếng Pháp ngày nay là matrice và tiếng Anh là matrix) và từ đó phát xuất ra các tập abhidharma đầu tiên (Abhidharma dịch âm là A-tì-đạt-ma, hoặc dịch nghĩa là Thắng Pháp hay Luận tạng, tức Tạng thứ ba trong Tam tạng kinh điển), đó là những tập bình giải và hệ thống hóa giáo lý của Đức Phật. Tuy nhiên sự phân tán của tăng đoàn trong khắp bốn miền của bán lục đia Ấn độ cũng như các cách bình giải thật đa dạng đã tạo ra nhiều sự khác biệt. Những bất đồng chính kiến đó đã bùng ra trong một hội nghị gọi là "Kết tập Đạo Pháp" được tổ chức vào năm 386 trước Tây lịch. Có hai nhóm được hình thành sau hội nghị "Kết tập" đó : một nhóm là Đại chủng bộ (Mahasanghika), có nghĩa là "Đại hội đồng". Nhóm này nắm ưu thế và chủ trương cần phải xác định trở lạitính cáchThánh thiện (arya) của vị A-la-hán, với ý nghĩa là một vị hiền nhân đã được giải thoát khỏi chu kỳ luân hồi. Nhóm thứ hai là Trưởng lão bộ (Sthaviravada) là nhóm của những "Người xưa", thì lại giữ một vị thế bảo thủ và khắt khe hơn, tiếp tục chủ trương vị thế siêu nhiên của vị A-la-hán. Sau đó, dưới triều đại của hoàng đế Maurya Ashoka (vua A-dục) một hội nghị thứ hai đã được tổ chức (vào khoảng năm 250 trước Tây lịch) tại kinh đô Hoa-thị-thành (Pataliputra), và tại hội nghị này Trưởng lão bộ đã được tách ra thành ba nhóm riêng biệt : nhóm Phân biệt bộ (Vibhajyavada), nhóm này về sau đã khai sinh ra Phật giáo Nguyên thủy (Theravada) của Tích Lan, nhóm thứ hai là Chánh lượng bộ (Sammitiya), và nhóm thứ ba là Nhất thiết hữu bộ (Sarvastivada). Tóm lại ba nhóm trên đây cộng thêm với nhóm Đại chủng bộ đã tạo ra bốn trào lưu chính yếu và từ đó đã đưa đến sự thành hình của mười tám học pháiPhật giáo trong thời kỳsơ khai. Các quan điểmliên quan đếnĐức Phật Các quan điểm ấy là gì? Học pháiĐại chủng bộ xem chư Phật là những chúng sinh ngoại lệ vượt lên trên những con người thường tình trong thế giới này và cho rằng sự hiển hiện kỳ diệu của Đức Phậtlịch sử là một bằng chứng cho thấy sự Giác ngộ có thể thực hiện được. Trái lạihọc pháiPhân biệt bộ xem Đức Phậtlịch sử là một chúng sinh như những chúng sinh khác nhưng đã đạt đượcGiác ngộ, và xem vị A-la-hán thật sự đã đạt được giải thoát hoàn toàn. Học phái này còn cho là mọi hiện tượng thông thường chỉ có tính cách nhất thời và tuyệt đối không hàm chứa một bản thểtự tại nào, và xác định niết bàn là một thể dạng duy nhất phi điều kiện (đạt đượcniết bàn có nghĩa là đạt được sự tư do đích thực và tuyệt đối, không còn bị trói buộc trong bất cứ một điều kiện nào nữa). Học pháiNhất thiết hữu bộ thì lại chủ trương xu hướng tin tưởngvững chắc vào hiện thực và cho rằng các hiện tượngvật chất được tạo ra bởi sự kết hợp thật sâu kín của các nguyên tử. Đối với học phái này thì mọi vật thể đều có một sự hiện hữu trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Các vị chủ trương học phái này rất uyên bác, với tư cách là những học giả họ đứng ra phân loại lại toàn bộ các thành phầngiáo lý, nhưng vì quá chú trọng vào việc sắp xếp để tạo ra sự mạch lạc nên họ không ngờ là đã làm cho nền giáo lý nguyên thủy trở nên phức tạp hơn. Sau hết là học pháiChánh lượng bộ còn gọi là học phái của những "Người chủ trương nhân cách chủ nghĩa". Gọi như vậy bởi vì họ bị ám ảnh quá mức bởi vấn đềtiếp nốiliên tục của một cá thểcon người: họ bám víu vào khái niệm về một "con người" (pudgala) chuyển tiếp từ kiếp sống này sang kiếp sống khác, dù rằng họ không tin vào một linh hồnbất diệt. Dầu sao thì học phái này cũng đã bị lên án vì vi phạm vào thuyết vô ngã mà tất cả các học phái khác đều chấp nhận. Tuy nhiênhọc phái này vẫn được nhiều người theo và tiếp tụctồn tạicho đến thế kỷ thứ VII. Tuy rằng sự diễn đạt về giáo lý có mang tính cách đa dạng như đã được trình bày trên đây nhưng tuyệt nhiên không thể cho đấy là một sự ly giáo (tách rời thành những giáo phái đối nghịch nhau). Lý do là vì các học phái chỉ tranh luận với nhau mà thôi, trên thực tế thì các trào lưu trên đây đều sinh hoạt chung với nhau, tu tập chung trong một tu viện, và tất cả đều tôn trọng những giới luật như nhau. Tuy nhiên vào thế kỷ thứ I, người ta vẫn thấy xuất hiện một số văn bản báo hiệu một trào lưu tư tưởng mới là Đại thừa (Mahayana), còn gọi là "Cỗ xe lớn". Trào lưu này tin rằng giáo lý mà họ chủ trương là giáo lý do chính Đức Phậtlịch sử đã thuyết giảng, và chỉ dành riêng cho những đệ tử nào có khả năng hấp thụ cao qua những khóa tu học chuyên biệt. Lý tưởng của một vị Bồ tát Các chuyên gia về lịch sửtôn giáo thì tin nhiều hơn vào thuyết cho rằng Đại thừa Phật giáo được dần dần hình thành từ những khái niệm mà một số học phái xưa đã thiết lập từ trước, chẳng hạn như các học pháiĐại chủng bộ và Nhất thiết hữu bộ. Một số các luận thuyết trên đây đã được bổ khuyết và khai triển thêm để trở thành các luận thuyết của Đại thừa. Dầu sao thì Đại thừa Phật giáo cũng cho thấy một sự biến đổi thật căn bản, có nghĩa là chủ trương một lý tưởng mới đó là sự hy sinh của người Bồ tátvì lợi ích của chúng sinh và sự trau dồi trí tuệ giúp cho người Bồ táttrở thành một vị Phật hoàn hảo và toàn năng - và đó cũng là mục đích chung để tất cả mọi ngườitu tập nhìn vào. Học phái này đặt vị thế của vị A-la-hán vào một tình trạng tạm thời (trước khi trở thành một vị Phật thật sự), và xác nhận rằng Đại thừa là một thừa duy nhất chủ trương giúp tất cả chúng sinhđạt được sự Giác ngộhoàn hảo, không phân biệt bất cứ một chúng sinh nào. Đối với Đai thừa Phật giáo sự tu tập không phải chỉ dành riêng cho hàng tăng lữ mà người thế tục cũng có thể tu tập được. Niết bàn không còn là một biên giới ngăn cách mà người tu hành khi đã vượt qua thì không còn khả năng nào để giúp đỡ chúng sinh đang vướng mắc trong cõi ta bà. Các vị đại Bồ tát và chư Phật sau khi đã nhập vào niết bànvẫn có thể tiếp tục thực thi những hành động vị tha của mình nhờ vào Ba thân (Trikaya) [Tam thân Phật, có nghĩa là một vị Phật có thể hiển hiện dưới ba thể dạng khác nhau: thân con người (tứ đại), thân tâm linh (manomayakaya) và thân Đạo Pháp (Dharmanakaya)]. Với một tầm nhìn thật bao quát, Đại thừa Phật giáo tự cho mình có những hướng đi rộng lớn và vì thế đã xếp các học phái xưa vào Tiểu thừa Phật giáo (Hynayana) có nghĩa là "Thừa nhỏ hơn". Tuy nhiên dầu cho toàn bộĐại thừa đều hướng vào một lý tưởng chung và duy nhất là lòng từ bi vô biên của người Bồ tát, nhưng vẫn cho thấy có hai trường phái khác nhau. Trường phái thứ nhất là "Trung quán tông" (Madhyamaka) tức "Con đường Trung dung" đứng vào giữa hai chủ thuyết hay vị thế cực đoan: chủ thuyết thứ nhất tin có một vị Trời hoặc tin vào một linh hồnbất diệt và chủ thuyết thứ hai chủ trương thuyếthư vô (không có gì cả). Trung quán tông do một triết gia thật lỗi lạc thuộc thế kỷ thứ II là ngài Long Thụ khởi xướng, đã chứng minh cho thấy đặc tính phổ quát và toàn cầu của Tánh không bằng cách phá vỡ bằng lý luận mọi cấu trúc căn bản của tất cả các khái niệm triết họcẤn độ đã có từ trước. Trường phái thứ hai là Du-già hành tông (Yogacara) còn gọi là Duy thức tông (Vijnanavada) do đại sư Vô Trước (Asanga) và người em là đại sưThế Thân (Vasubandu) chủ xướng. Trường phái này phân tích một cách vô cùngtinh tế các hiện tượng trong thiên nhiênliên hệ đến các điều kiện tâm lý của con người, để chứng minh cho thấy là mọi sự cảm nhận của giác cảm sẽ biến thành những tạo tác trong tâm thức. Mặc dù hai trường phái trên đây đã mang lại nhiều sự tranh biện đối chọi nhau, nhưng thật ra trên thực tế thì phải nói là cả hai đã bổ khuyết cho nhau, trường phái thứ nhất chủ trương sự tuyệt đối (của Tánh không) và trường phái thứ hai thì phân tích sự vận hành của ảo giác và tìm cách giúp chúng tatháo gỡ những ảo giác ấy để tự giải thoát cho chính mình. Đại thừa Phật giáo không phải chỉ tự giới hạn mình trong lãnh vực triết học mà còn làm phát sinh ra việc thờ phụng chư Phật chẳng hạn như Đức Phật A-di-đà và cả các vị Bồ tát chẳng hạn như Bồ tát Quán thế âm. Sự thờ phụng đó mang tính cách rất đại chúng và rất phổ cập tại Trung quốc, Nhật bản và Tây tạng. Tuy thế vào thế kỷ thứ V trong khi các học pháiPhật giáo xưa và Phật giáoĐại thừa còn đang vướng mắc trong lãnh vực phân tích triết học và trong các cách bình giải thật phức tạp, thì có một học phái mới phát sinh, đó là Kim cương thừa (Vajrayana) hay là "Thừa Kim cương". Thừa này đưa ra một phương pháptu tập mới ghép thêm vào con đườngĐại thừa, phương pháp này sử dụng các kỹ thuật cực mạnh của du-già (Yoga), sự quán tưởng và các câu tụng niệmthần bí gọi là man-tra giúp cho người tu tập có thể đạt được Giác ngộ một cách nhanh chóng hơn. Học phái này dựa vào các kinh sách gọi là tan-tra (vì thế Kim cương thừa còn có tên là Phật giáo tan-tra) mà các môn đệ cho rằng đã trực tiếp xuất phát từ Đức Phật (qua sự cảm ứng của các vị đại sư ngoại lệ hoặc do những khám phákỳ diệu các kinh sách tan-tra cất giấu trong các nơi bí mật). Thật ra thì trong thời gian này cũng có một học phái tan-tra khác xuất hiện nhưng lại thuộc vào Ấn giáo, hoàn toàn khác hẳn với tan-tra của Kim cương thừa từ kỹ thuật cho đến nghi lễ, kể cả các vay mượn lẫn nhau: tan-tra thừa Phật giáo và tan-tra thừa Ấn giáo thuộc vào hai thế giớihoàn toàn khác biệt nhau. Sự khoan dung đối với các nền văn hóa địa phương Một số học pháiPhật giáo xưa tuy vẫn còn tiếp tụctồn tạicho đến thế kỷ thứ VII tại Ấn và nhất là vẫn còn được truyền bá tại Đông nam Á và các quốc gia dọc theo con đường tơ lụa và cả Inđônéxia, nhưng cũng đã bắt đầu suy yếu và sau đó thì dần dần biến mất, chỉ còn lại Phật giáo Nguyên thủy Theravada là còn tiếp tục phát triển tại Tích Lan. Học phái Nguyên thủy Theravada xuất phát từ học pháiTrưởng lão bộ (Sthaviravada) là học pháiduy nhất đã thừa hưởng được những gì thuộc nền Phật giáo xưa mà vẫn còn tồn tạiđến nay. Phật giáo Đại thừa thì được truyền bá sang Trung quốc nhờ vào con đường tơ lụa, và sau đó thì được đưa vào Triều Tiên, Việt Nam và Nhật Bản. Đại thừa Phật giáo cũng đã được truyền bá rất sớm vào xứ Khmer (Campuchia ngày nay), Miến điện và Siam (Thái Lan ngày nay), nhưng sau đó đã bị Phật giáo Nguyên thủyhoàn toàn thay thế kể từ thế kỷ XII. Đại thừa Phật giáo được đưa vào Tây tạng vào thế kỷ thứ VIII, và tại đây sự kết hợp giữa Đại thừa, Kim cương thừa và phép tu giới của người xuất gia thuộc Nhất thiết hữu bộ (Sarvastivada) đã làm phát sinh ra Phật giáo Tây tạng rồi sau đó thì được truyền sang Mông cổ (thế kỷ XIII). Ngoài lãnh thổ Tây tạng, Kim cương thừa còn tạo được nhiều ảnh hưởng rộng lớn ở Nepal, Inđônexia (chứng tích là ngôi đền Borobudur) và xứ Khmer, và sau đó đến lượt Trung quốc (thế kỷ thứ VII đến thứ IX) trước khi truyền sang Nhật Bản vào năm 805 và ngày nay vẫn còn tồn tại qua các học phái như Chân ngôn tông (Shingon) và Thiên thai tông (Tendai). Phật giáo là một tôn giáonổi tiếngmềm dẻo và đã từng khoác lên cho mình nhiều màu sắc của các nền văn hóa khác nhau, sự kiện đó cho thấy một cách rõ rệt bản chấtkhoan dung của Phật giáo đối với các tập tục địa phương. Sự khoan dung đó nổi bật nhất trong các sinh hoạt nghệ thuật mang tính cáchthiêng liêng và qua các hinh thức tu tập của quảng đại quần chúng. Tuy nhiênchúng ta cũng không nên để cho sự đa dạng đó che lấptính cách độc đáo và duy nhất trong giáo lý của Đức Phật, vì đó chính là những gì giúp cho những người Phật giáo có thể nhận ra nhau để đến gầnvới nhau. Bures-Sur-Yvette, 23.03.10 Hoang Phong chuyển ngữ