TỪ BI VÀ TRÍ TUỆ
Thích Nguyên Hiệp dịch
Là
con người,
chúng ta mong tạo nên một cõi đời được
xây dựng trên sự tử tế và
tình thương. Tuy vậy, mọi điều dường như đang đi chệch hướng, khi những gì tôi muốn, những gì
bản thân tôi thích, lại trở nên quan trọng hơn
lợi ích của
toàn thể cộng đồng.
Trí tuệ và
từ bi luôn có mặt ở nơi
xã hội loài người. Nhưng bởi vì khuynh hướng chung của
chúng ta thường bị dính mắc với sự
vị kỷ, điều ta thích và không thích,
chúng ta tạo nên những tường thành và phân cách
chúng ta với người khác.
Chúng ta không
cảm thông được với người khác vì hai
lý do căn bản:
hy vọng và
sợ hãi. Tất cả
chúng ta muốn
hạnh phúc và không ai muốn khổ đau,
vì vậy mọi hành động mà
chúng ta thực hiện bị
chi phối bởi động cơ là làm sao tôi có thể có được
hạnh phúc, làm sao tôi có thể tránh được khổ đau. Trong
một thế giới bị
phân chia thành quá nhiều
con đường,
chúng ta tạo nên
một thế giới
của riêng mình. Và rồi một
thái độ rất
ích kỷ phát triển.
Các
hệ thống triết học và
tôn giáo thường
cố gắng hướng đến việc phá bỏ tường thành tự
cô lập này, để
chúng ta có thể làm việc cùng nhau với sự
quan tâm và
lòng từ bi thật sự. Từ
quan điểm Phật giáo,
chúng ta nên
xem xét chính mình một cách
cẩn thận – không phải là để tự khiển trách mình vì đã tạo ra sự
phân chia này, mà là để
giải quyết căn nguyên của
vấn đề.
Vấn đề không phải vì
cuộc đời, hay vì người khác, mà vì chính mình.
Trí tuệ chính ở nơi
chúng ta. Nó không phải là điều gì đó có thể mua được, nghe hay nhận lấy từ bên ngoài. Những
tình trạng rắc rối của
chúng ta với môi trường ngoại tại và sự
rối loạn cảm xúc của
bản thân chúng ta tạo nên một thứ màng che ngăn chận khả năng
quán sát tường tận của
chúng ta.
Chúng ta không cho mình có đủ
thời giờ để
sử dụng trí tuệ vốn có của mình để
quán sát chính mình trước khi
chúng ta hành động.
Tuy nhiên, thông qua
thiền định,
chúng ta có thể phát triển
trí tuệ bên trong chính mình.
Thiền định là một tiến trình nhìn vào bên trong, tiến trình vượt ra khỏi khuynh hướng
nhị nguyên quan tâm nhiều vào những
vấn đề ngoại tại hơn là đối với những
vấn đề nội tại mà
chúng ta không muốn
thực hiện.
Xã hội được đặt cơ sở trên hoà bình,
hoà hợp,
trí tuệ và
từ bi sẽ không bao giờ xảy ra nếu mỗi người không bắt đầu từ chính mình. Bởi vì
vô minh,
chúng ta không
sử dụng trí tuệ vốn có của mình,
chúng ta viện nhiều
lý do để không bắt đầu với chính mình.
Lý do chính yếu nhất là rằng
chúng ta đòi hỏi người khác thay đổi trước rồi mới đến
chúng ta. Do đó, nếu buổi sáng
thức dậy và thấy mọi điều không xảy ra
theo như chúng ta muốn,
chúng ta đổ lỗi mọi thứ cho
thế giới ngoại tại.
Nếu
chúng ta suy nghĩ về điều này,
chúng ta nhận thấy rằng
nhận thức của
chúng ta về
thế giới ngoại tại có
liên hệ mật thiết đến
thái độ nội tại của
chúng ta.
Thái độ ưa đỗ lỗi của
chúng ta mà nó được đặt cơ sở trên những
tình cảnh bên ngoài thì phản ánh những gì
chúng ta cảm nhận ở bên trong. Khi
chúng ta thấy một người nào đó làm điều mà
chúng ta thích, vậy anh ta là một người tốt. Nhưng nếu cũng người ấy nhưng làm điều mà
chúng ta không thích, vậy là anh ta
lập tức trở thành người xấu.
Vì vậy chuyển đổi môi trường bên ngoài phải bắt đầu với
chuyển đổi bản ngã bên trong, bởi vì chỉ khi cái ngã được
chuyển hoá và
giá trị nhận thức sáng tỏ có mặt bên trong
chúng ta,
chúng ta mới có khả năng hiểu đúng người khác.
Tâm
con người về cơ bản là rất tốt,
rộng lượng và từ mẫn. Nhưng có thể nó đã không thường làm việc cùng với
trí tuệ. Kết quả là rằng
chúng ta có nhiều người sẵn lòng
bước ra thay đổi cõi đời cho
tốt hơn, nhưng họ vẫn xem
triết học,
tôn giáo và chính trị theo những gì
họ thích, theo những gì họ muốn.
Ngay ở trong những
vấn đề tâm linh - nơi
chúng ta nỗ lực tìm tới sự
vô ngã và
thoát khỏi những thủ chấp,
vô minh và
vị ngã - thì ngay ở đó
chúng ta khăng khăng rằng những gì
chúng ta nghĩ là
trí tuệ thì đó mới đích thực là
trí tuệ.
Chúng ta quả quyết rằng những gì
chúng ta nghĩ là
từ bi thì đó mới là
lòng từ bi
chân thực. Thậm chí ở mức độ rất cao của thiền,
chúng ta có thể
vẫn có những
quan điểm như vậy, nhưng
chúng ta viện lý do rằng đó là
vì lợi ích của tất cả
chúng sanh.
Nhận ra trí tuệ bản lai ở trong chính mỗi người phải bắt đầu bằng đào luyện
bản thân. Để phá bỏ màng
vô minh đòi hỏi phải phá bỏ
vô minh trong mọi
hình thức của nó.
Vô minh không phải đến từ người khác.
Vô minh đến từ việc
chấp chặt hay phóng chiếu
bản ngã. Trong
triết học Phật giáo,
chúng ta nói nhiều về
ảo giác, mà nó
liên hệ đến
vô minh của
con người. Và mỗi khi
ảo giác đó được tạo ra,
chúng ta thấy nó thật sự
vô cùng kiên cố, khó dời bỏ.
Bằng
thiền định,
chúng ta phá bỏ đi
ảo giác về
hiện tượng bên ngoài bằng cách phân tích
tính không thực của nó.
Bước đầu tiên là để hiểu cách
chúng ta tạo ra
ảo giác của chính mình như thế nào - để thấy
tâm thức này tạo nên và
chi phối cuộc đời như thế nào. Khi
chúng ta từ bỏ sự
chấp thủ,
chúng ta sẽ
giải thoát khỏi khổ đau,
thoát khỏi những
mong đợi,
thoát khỏi những
hy vọng và
sợ hãi của chính mình.
Tuy nhiên, khi mức độ
nhận thức đó vẫn chưa
đạt được, thì mỗi khoảnh khắc của đời mình, mọi thứ mà
chúng ta sử dụng hay
tiêu thụ, đều tuỳ thuộc vào người khác.
Chúng ta ngồi trền chiếc ghế do người khác làm ra, mặc áo quần do người khác may, ăn
thức ăn do người khác nấu. Thậm chí cho dù
chúng ta tin rằng
chúng ta là
con người của chính mình, và
chúng ta thành tựu được điều này hay điều kia bằng những
nỗ lực của chính mình, thì
sự thật rằng
bản thân chúng ta không thể tách rời khỏi người khác.
Nhận thức về sự tuỳ thuộc này trực tiếp đưa đến
ý thức về
tinh thần trách nhiệm, và
từ bỏ đi sự
chấp chặt bản ngã. Đến khi nào
chúng ta đạt được sự
vô ngã thật sự,
hoàn toàn giải thoát khỏi
vô minh,
chúng ta có thể bắt đầu bằng việc trao lại cho người khác những gì
chúng ta đã nhận để làm
lợi ích tha nhân bằng cách tốt nhất mà
chúng ta có thể.
Cho dù
chúng ta gọi nó là
từ bi,
tình thương, sự
quan tâm hay bằng một
thuật ngữ Phật học khác như
bồ-đề tâm chẳng hạn, thì
ý nghĩa của nó vẫn giống nhau: rằng ở nơi hành động,
lời nói và
suy nghĩ của mình, ta hãy đặt người khác trước
bản thân mình. Một vài trong
chúng ta thực hành thiền nhằm
đạt được sự
hiểu biết này; một số người khác có thể hiểu điều này mà không có sự
thực hành thiền
chính thức. Nhưng
lòng từ bi không phải chỉ để đem ra
đàm luận, nó
cần phải được
thực hành. Và không ai hiểu
chúng ta bằng chính
chúng ta.
Chúng ta cần
trí tuệ để
quán chiếu xem
chúng ta là người như thế nào.
Lòng từ bi có nghĩa là
không chấp chặt vào
bản thân, bỏ đi sự
chứng tỏ bản thân.
Lòng từ bi có nghĩa là làm việc như cách ngọn gió làm việc, như
mặt trời làm việc,
như không khí làm việc. Ví dụ, hãy xem không khí chiếm giữ gian phòng này như thế nào. Không khí không nói “tôi sẽ trao cho bạn
không gian này để hít thở. Hãy hít thở theo những gì tôi muốn.”
Mọi người đều hưởng
lợi ích trong việc hít thở khí trời.
Nếu
chúng ta không xem mình là người quan trọng nhất trong
cuộc đời, thì
chúng ta có nhiều khả năng hơn để làm việc cho người khác.
Chúng ta sẽ
tìm thấy thêm
không gian,
thời gian và
năng lượng bên trong chính mình.
Ví dụ, Vì có
lòng từ bi nên
chúng ta đến làm việc tại một bệnh viện hay tại một trại
tế bần. Nhưng nếu
chúng ta thấy rằng có những
hạn chế và
chúng ta không thể làm những điều mà mình muốn.
Chúng ta thấy rằng mình cần đấu tranh
chống lại hệ thống làm việc ở đó, và rồi
chúng ta kiệt sức bởi
sự cố gắng của mình.
Chúng ta kết luận rằng
lòng từ bi của mình không được
sử dụng theo một
phương cách tốt nhất.
Những gì cần được hiểu ở điểm này là,
chúng ta cần
áp dụng trí tuệ cho
lòng từ bi của mình. Bởi vì
chúng ta suy nghĩ các thứ phải nên như thế này hay như thế kia, rồi khi nó không giống như
vậy thì chúng ta thất vọng; và tâm trạng
thất vọng đã che mờ óc
sáng tạo mà
chúng ta cần có cho tình huống.
Khi
chúng ta muốn
phát khởi lòng từ bi,
căn bản chúng ta phải
chấm dứt kiểu làm việc bằng cảm tính. Do đó
nếu không có
trí tuệ,
lòng từ bi sẽ không làm việc
hiệu quả.
Trí tuệ giúp
chúng ta không đặt
điều kiện và không
thiên vị trong những
việc làm của mình. Với
trí tuệ,
chúng ta không bị
giới hạn nơi một
nguyên nhân hay
mục đích duy nhất;
chúng ta nỗ lực hết mình trong mỗi tình huống được đưa ra, và rồi
chúng ta tiến lên.
Không có
trí tuệ, cũng khiến
chúng ta chấp chặt vào một
vấn đề nào đó mà
chúng ta nghĩ là điều quan trọng nhất. Nhưng
chúng ta sống trong
một thế giới cộng tồn bởi nhiều người, và mỗi khi có hàng tỷ người đang làm việc, sẽ không có một điều
duy nhất mà
mọi người cùng
chấp nhận. Sẽ có nhiều điều người ta làm ngoài sự mong muốn của
chúng ta. Nếu
chúng ta nhìn vào các
hệ thống tôn giáo khác nhau - dù đó là Thiên chúa,
Phật giáo,
Hồi giáo hay Ấn giáo –
chúng ta thấy rằng chúng đều khuyên người ta nên khởi lòng
thương yêu. Nhưng trong khi tôi tin điều này là đúng, thì bạn tin điều kia là đúng, còn người khác tin điều nọ là đúng. Thậm chí ngay với điều được
chấp nhận chung là
tình thương, nhưng người
Phật tử thấy cần gọi nó là tâm Bồ-đề, những người Hindu muốn gọi nó là karuna, những người Thiên chúa lại thích gọi nó là
bác ái.
Chúng ta bám chặt vào
từ ngữ của riêng mình.
Trí tuệ dạy
chúng ta rằng những khác biệt này không khiến
chúng ta rút lui. Chúng không ngăn chặn
chúng ta vận dụng
lòng từ bi bằng
sức mạnh và
ý chí lớn hơn. Sau khi
đạt được giác ngộ,
đức Phật đã không
thuyết giảng vì nghĩ không ai có thể hiểu được
giáo pháp của Ngài. Nhưng sau đó Ngài đã
quyết định giảng dạy.
Nếu
đức Phật từ chối
thuyết giảng bởi vì không ai lắng nghe Ngài, ngày nay
chúng ta không có
Phật giáo.
Tương tự, nếu tôi khăng khăng rằng lời lẽ và
lòng từ bi của tôi phải được
mọi người chấp nhận, thì đó thật sự là một sự
hiểu biết kém cõi. Đó là
trí tuệ dành cho tôi mà không dành cho người khác. Nhưng
trí tuệ thật sự là không
dính chặt vào những gì tôi nghĩ là đúng, là thấy rõ hơn những gì thật sự có ích.
Trí tuệ là sự cởi mở giúp
chúng ta thấy những gì là cốt tuỷ và hữu hiệu nhất, những gì là nhu cầu thật mà
mọi người cần
thực tập. Đây thật sự là
cần thiết. Đây là điều mà
chúng ta cần
thực hành.
Trí tuệ đòi hỏi rằng
chúng ta làm việc với chính mình, để hành động
thích hợp với điều tốt
căn bản mà
chúng ta có. Và khi
chúng ta gặp những
chướng ngại hay khó khăn,
chúng ta có thể
sử dụng chúng để phát triển thêm nguồn
sức mạnh, vì nếu
chúng ta chân thành quý trọng lòng từ bi,
niềm tin đó sẽ trao cho
chúng ta nghị lực để
vượt qua tất cả những
chướng ngại.
Chúng ta có thể cùng
học hỏi lẫn nhau, nhưng sự
chuyển đổi cuộc đời phải bắt đầu bên trong chính
chúng ta.
Lòng từ bi và
trí tuệ cần
hoạt động cùng
với nhau,
kết hợp với nhau khéo léo,
bao dung và nhẫn nhịn. Nếu
chúng ta dành cho mình
thời gian để
quan sát những
suy nghĩ và hành động của mình, thì điều tốt có thể xảy ra. Và thay vì hành động một cách
ích kỷ,
chúng ta hành động một cách
vô ngã.
Như vậy, sự
thực hành phải bắt đầu với chính
chúng ta. Khi
chúng ta nhìn vào một tấm gương,
chúng ta luôn biết những gì
chúng ta muốn nhìn, và
vì vậy chúng ta chỉ thấy những gì
chúng ta muốn. Để thấy những gì thật sự ở trong tấm gương, tốt hay xấu, và để làm việc với những gì
chúng ta thấy, là thật sự quan trọng và
cần thiết. Nó cần có sự
can đảm.
Vì vậy hãy
suy nghĩ cẩn thận, bởi vì
thời gian trôi chảy không ngừng.
Thời gian không
đợi chờ một ai cả. Và bởi vì sự thay đổi xảy ra trong mỗi
sát na, nếu
chúng ta buông lung thì
chúng ta đang làm hại chính mình. Nhưng nếu ở nơi
đời sống làm người ngắn ngủi này,
nếu có thể làm điều
lợi ích cho người khác, thì
chúng ta hãy
cố gắng làm vì đó là
việc làm của một người
giác ngộ.
Khandro Rinpoche – Nguyên Hiệp dịch