BÁT NHÃ TÂM KINH GIẢNG GIẢI
VÔ THƯỢNG NIẾT BÀN
Lê Sỹ Minh Tùng
30 Thế nào là ma cảnh?
Ma cảnh là những
hiện tượng không có thật, những
cảm giác hư huyễn, những
ảo tưởng mà người
tu thiền thường gặp phải trong giai đoạn nào đó.
Ma cảnh là những
vọng tưởng đến và
đi theo thời gian nhưng nó sẽ
trở thành chướng ngại cho người tu vì thiếu sự
chỉ dẫn để nó
quyến rũ mà tưởng rằng nó là thật.
Ma cảnh thường
xuất hiện tùy theo nhân cách tánh khí của người tu. Trong
kinh Lăng Nghiêm Đức Phật đã giảng rõ về 52 loài
ma cảnh khác nhau. Sau khi siêng năng
tu tập để
kiềm chế tư tưởng đến một lúc nào đó
ma cảnh sẽ
xuất hiện và điều nầy rất thông thường không có gì là lạ cả. Có người nhìn thấy các
hiện tượng lạ lùng, có người
nghe được những
lời nói, hay mách bảo
xui khiến, có người còn ngửi được những mùi hương hay có thể sờ mó được một vật gì kỳ lạ. Có khi họ thấy
thân thể nhẹ bổng lên như bay, có khi họ
cảm thấy như rơi vào một hố thẳm
không đáy. Có khi họ bật ra các câu nói kỳ lạ mà không thể
kiểm soát được.
Đôi khi những câu nói tưởng như vô tình nầy lại trở nên
linh nghiệm như những
lời tiên tri. Nhưng dù thế nào chăng nữa nó vẫn là
ma cảnh. Vẫn là những
chướng ngại, vẫn
xuất phát từ các
tư tưởng có nghĩa là gốc rễ của nó nằm trong
vô minh.
Ảo ảnh về
thị giác là điều thường xảy ra nhiều nhất vì mắt là
giác quan gắn liền với tư tưởng mà
con người thường xử dụng
giác quan nầy nhiều hơn cả. Một
ý niệm bỗng
biến thành một con quái vật, một vết nứt trên tường bỗng
biến thành con rắn. Nhiều người còn thấy cả
hình ảnh ma quỷ, nhe nanh múa vuốt hoặc thấy các
Đức Phật hiện ra với
hằng hà sa số đệ tử đi quanh Ngài. Điều quan trọng nhất phải
ý thức đó là
ma cảnh, đừng để nó
quyến rũ,
lôi cuốn mà cứ để
tự nhiên vì nó đến thì nó sẽ đi. Đừng
để tâm vọng động, cứ
tiếp tục công phu thiền tập, không
sợ hãi và cũng
không vui mừng, vì vui hay sợ, lo hay mừng đều là những
cảm giác làm khuấy động
tâm thức của người tu.
Vấn đề quan trọng trong việc
thiền định là làm bặt mọi
tư tưởng và làm sao
để tâm trống rỗng, yên tĩnh như mặt nước hồ thu thì ánh trăng của
chân lý mới có thể
phản chiếu một cách
toàn vẹn được. Bất cứ một cái gì làm
cản trở điều nầy đều là những
chướng ngại. Do đó việc quan trọng nhất là phải biết
tự chủ.
Nhưng
lý do nào làm đã cho
ma cảnh xuất hiện?
Ma cảnh là những
trạng thái của
tâm thức xuất hiện một cách
nhất thời trong khi khả năng tập trung của
con người đã
đạt đến một mức độ nào đó. Nếu hiểu theo một nghĩa khác thì
công phu thực hành có
tiến bộ, các lớp
tư tưởng hời hợt trong
tâm thức có
bị chế ngự thì
ma cảnh mới
xuất hiện. Còn nếu
giải thích theo
Duy Thức học thì khi các
vọng niệm thuộc thức thứ sáu đã lắng đọng,
các chủng tử tâm thức chứa đựng trong thức thứ bảy và thứ tám sẽ bị khích động và nổi lên tạo thành các
hình ảnh màu sắc,
âm thanh đặc biệt.
Ma cảnh là một sự trộn lẫn của cái thật và cái
không thật, hư
hư ảo ảo. Nó khác với các
giấc mộng thông thường vì nó
xuất phát từ những
chủng tử hết sức vi tế nằm rất sâu trong
tâm thức con người.
Nếu người tu thiếu sự
chỉ dẫn của một vị thầy đã có
kinh nghiệm về
ma cảnh thường bị chúng
quyến rũ và
đi lạc vào
ma đạo. Đừng bao giờ nghĩ rằng các
hiện tượng mình
kinh nghiệm được trong lúc nầy là thật. Thấy một
cảnh giới chư thiên không có nghĩa là mình đã
đạt đến cảnh giới đó và
trở thành chư thiên. Thấy Phật hay
Bồ tát không có nghĩa là mình đã nhập được vào các
pháp hội để nghe
Phật thuyết pháp mà
lầm lẫn. Một người
tu tập phải biết coi đó là một
giấc mộng, là hư, là
vọng tưởng, là những
chướng ngại làm
cản trở công phu tu hành. Dù thấy bất cứ điều
tốt lành gì cũng đừng phấn khởi, dù thấy điều gì
xấu xa cũng
đừng sợ hãi vì nếu trong tâm nẩy sinh bất cứ một
cảm giác gì nó cũng khuấy động mặt nước hồ tâm,
cản trở sự
phản chiếu toàn vẹn của ánh trăng
chân lý. Khi
tu tập đến mức
thuần thục các
ma cảnh còn xảy ra ghê gớm hơn nữa.
Có khi người tu thấy vào
cõi Phật, thấy được ban phúc, được
truyền tâm ấn mà tưởng mình
chứng đắc nầy nọ. Tất cả những cái đó cũng đều là
ma cảnh. Nếu bị
quyến rũ và nếu
để tâm vọng động thì kết quả chỉ là sự
phung phí năng lực của mình mà thôi. Nhưng nói một cách khác là khi bắt đầu thấy những
ma cảnh thì đó là dấu hiệu
cho biết mình đã đến một mức điểm quan trọng nào đó rồi. Và nếu
chúng ta giữ tâm yên tĩnh không bị
xao động thì
chắc chắn sẽ
thành công, sẽ
kiến tánh và sẽ
giác ngộ. Chính
Đức Phật cũng đã phải
trải qua bao nhiêu
thử thách và bao nhiêu khó khăn trước khi
thành đạo dưới gốc Bồ-đề. Người ta có thể cho rằng có những
thiên ma hiện ra quấy phá,
thử thách Ngài, nhưng cũng có thể đó là những
ma cảnh mà Ngài
kinh nghiệm trước khi
đạt đến những
trạng thái giác ngộ. Dù thế nào đi chăng nữa phải biết
coi thường những
hiện tượng nầy, cứ để nó đến rồi nó đi không
phản ứng, không chống đối,
không vui cũng không buồn, không mừng cũng không lo,
thản nhiên bất động trước mọi sự. Đó chính là điểm
then chốt của người
tu thiền.
Ma cảnh thường xảy ra khi sự
điều hành của
hơi thở và
tâm thức chưa được hoàn chỉnh. Khi tâm và thân chưa
hoàn toàn nhất như tức là một thì sự sai lệch nầy có thể tạo ra những
hiện tượng kỳ lạ. Do đó
tư thế tọa thiền và việc điều hòa
hơi thở rất
cần thiết. Người ta không thể
tu thiền một cách hấp tấp mà phải chú trọng đến cách ngồi cho thật đúng cách, thật
thoải mái và
buông xả hoàn toàn. Nên nhớ thân và tâm là một vì thế bất cứ một sự
căng thẳng nào của thân cũng
ảnh hưởng đến tâm và bất cứ một sự
xung đột nào của tâm cũng
ảnh hưởng đến thân. Việc ngồi mới nghe thì giản dị nhưng thật là rất quan
trọng không kém việc điều hòa
hơi thở. Phần lớn các vị thầy dạy thiền vì quá chú trọng đến việc đếm
hơi thở mà
xao lãng việc dạy học trò ngồi sao cho thật đúng cách.
Phần đông các học trò cũng nôn nóng hấp tấp vào những
công án lạ lùng, các
quán tưởng cao xa trong khi chưa biết cách ngồi sao cho
thoải mái. Có lẽ đó là
lý do nhiều người
tu thiền đã bỏ cuộc vì ngồi lâu làm chân tay tê buốt
đau đớn mà chẳng thấy kết quả gì
khả quan. Tư thế trong lúc
tọa thiền chính là một trong những
căn bản quan trọng của
công phu tu tập. Đừng tưởng chỉ
ngồi xếp bằng, tập
trung tâm thức và điều hòa
hơi thở là được. Một người
tu thiền phải biết ngồi một cách
trang nghiêm,
thành kính với
lòng biết ơn sâu xa chư Phật và chư Tổ là những người đã
làm Phật pháp biểu hiện. Nhờ đó mà người ta mới có thể
kinh nghiệm được
thật tánh của Pháp.
Chính nhờ biết cách ngồi một cách
trang nghiêm mà
tâm thức sẽ trở nên
thành kính và từ đó những
cử chỉ hành động như đi, đứng, nằm, ngồi, ăn, ngủ cũng
ảnh hưởng theo những sự
chuyển hóa. Nhờ
công phu tọa thiền mà
tâm thức được
thoải mái, các
vọng tưởng dần dần lắng xuống và tâm được
thanh tịnh. Khi tâm và thân đã
quân bình thì sự
an lạc sẽ đến. Mà chỉ trong sự
an lạc nầy người ta mới
kinh nghiệm rõ rệt được từng
hơi thở sống động,
mầu nhiệm từng phút, từng giây. Từ đó sự
hô hấp vốn có
tính cách vô thức và
thụ động sẽ chuyển qua
ý thức và
toàn bộ diển biến của sự sống sẽ biểu
hiện ra một cách
rõ ràng hơn bao giờ hết.
Tóm lại việc ngồi cho đúng cách là
căn bản chính yếu cần thiết cho những người mới bước vào
con đường thiền. Đừng
cố gắng ngồi cứng ngắc như khúc gỗ vừa không
tự nhiên vừa quá
căng thẳng, nhưng cũng đừng ngồi một cách
cẩu thả nặng nề trì trệ như bị một vật gì
đè nặng trên vai. Tư thế ngồi phải thật
thoải mái,
vững chãi.
Chúng ta có thể ngồi vào giữa
tọa cụ hay trên một tấm nệm mềm theo kiểu bán già hay
kiết già. Thế
kiết già tốt hơn vì bàn chân áp vào đùi và các huyệt đạo có
ảnh hưởng tốt cho gan, túi mật và thận. Hông hơi đưa về phía trước, lưng giữ thẳng, đầu gối đè xuống đất và đầu đưa thẳng lên trời. Cổ vươn cao lên và hơi đưa về phía sau, bụng để
tự nhiên. Sau khi vào thế ngồi xong thì mỗi bàn tay nắm lấy ngón tay cái, rồi để ngửa lên đùi gần đầu gối. Sau đó
chúng ta lắc người từ trái sang phải và từ phải sang trái sáu hay tám lần. Cứ mỗi lần chuyển động thì ít hơn
cho đến khi dừng hẳn lại thì bây giờ thân người sẽ thật thẳng đứng trong sự
quân bình tự tại.
Bây giờ
chúng ta để bàn tay trái trong lòng bàn tay mặt, khớp xương to của ngón giữa chạm vào nhau. Hai bàn tay ngửa lên và đặt trong lòng, ngón út chạm bụng. Hai đầu ngón tay cái chạm và hơi ấn vào nhau nhè nhẹ như đang giữ một tờ giấy không cho rơi. Cố giữ cho hai ngón nầy thành một đường thẳng ngang. Còn hai cánh tay thì cứ để thỏng
tự nhiên bên cạnh hông.
Khi đặt tay vào
vị trí rồi thì hai vai hơi đưa về phía sau và
chúng ta nên để cho chúng thư giản
tự nhiên. Đầu lưỡi chạm khẩu cái tức nóc miệng ngay sau răng cửa hàm trên. Hai
mắt nhìn xuống vào một điểm trên sàn nhà độ chừng nửa thước
trước mặt và hơi nhắm lại. Mí mắt nửa nhắm nửa mở nhưng không nhìn gì. Đó là tất cả những gì
cần thiết cho thế ngồi. Khi ngồi như thế
chúng ta nên
tâm niệm rằng đây là
một thế ngồi rất
nghiêm chỉnh và mạnh mẽ vì nó chính là tư thế ngồi của
Đức Phật khi
thành đạo.
Do đó, khi mới tập chỉ nên ngồi khoảng 15 phút cho
quen thuộc, cho gân cốt co giãn
tự nhiên theo tư thế. Rồi
dần dần tăng lên nữa giờ, rồi một giờ.
Dĩ nhiên thời gian tọa thiền lâu hay mau tùy lòng nhiệt thành và
công phu hạnh trì. Có người ngồi từ nửa giờ đến một giờ mà
thân thể không
đau đớn, tê buốt. Cái
cảm giác an lạc,
thoải mái sẽ đến một cách
tự nhiên.
Thứ nhì phải nói đến
hơi thở.
Hơi thở là tối
cần thiết cho sự sống nhưng lại hay bị lãng quên mất.
Mục đích của
thiền tọa là giữ cho
hơi thở chậm, mạnh và đều.
Chúng ta chỉ cần chú ý lúc
thở ra sao cho dài, sâu và nhẹ trong khi
theo dõi các bộ phận của
thân thể trong thế ngồi cho hòa nhip.
Thở ra chậm và thật êm, trong
cùng lúc đó từ từ thót bụng vào. Muốn biết bụng phải thót vào ra sao cho đúng cách thì trong một
hơi thở thì
chúng ta có thể kêu một tiếng trầm và dài cho tới khi
hết hơi. Hãy
quán tưởng đến
hơi thở như là sự thông thương nối kết giữa hai
thế giới bên trong ta và
vũ trụ bên ngoài ta và hai bên hòa
với nhau thành
một thể cũng bởi nhờ vào
hơi thở.
Phần thứ ba là
diễn tiến của
tâm thức: Nếu
chúng ta ngồi và thở cho đúng rồi thì phần nầy rất dễ. Một khi
chúng ta bận rộn
theo dõi hơi thở thì
tâm thần sẽ không còn bấn loạn và các
hoạt động của
tâm trí sẽ được định hướng. Như trên đã nói một trong những
mục đích thực tiển trong việc
thực hành thiền là để
xóa bỏ cái
trạng thái xác một nơi mà hồn một nẻo để cho
con người trở về với
trạng thái thân tâm là một. Chẳng hạn như khi lái xe mà
chúng ta lại nghĩ về trăm ngàn chuyện khác thì
tai nạn chắc chắn sẽ xảy ra. Bây giờ
chúng ta quay lại
chú tâm vào việc lái xe,
thưởng thức giây phút nầy thì chẳng những
chúng ta được
an toàn mà
cảm thấy rất yên vui trong khi lái xe. Thiền thì
cũng thế, khi đã nắm lấy
hơi thở rồi thì
chúng ta sẽ thấy một
cảm giác bình yên như khi sắp ngủ, nhưng
đồng thời chúng ta lại rất
minh mẫn và trong tâm lúc đó tất cả những
tư tưởng nhị nguyên tương phản sẽ không còn nữa.
Hiện tại con người chúng ta đang sống trong một
xã hội văn minh nên phải
đối đầu với quá nhiều
vọng thức làm cho
trực giác và sự
minh mẫn tự nhiên mà nhà Phật gọi là
tự tánh hay tánh giác của
chúng ta bị
lu mờ. Vì thế
ngồi thiền là
trở lại với những phần bị
bỏ quên đó của
trí tuệ.
Chính nhờ
vậy mà chúng ta có thể tái tạo sợi dây
liên lạc giữa phần
ý thức của ta với
con người nguyên thỉ tiềm tàng trong ta.
Con người đó chính là
bản tánh thanh tịnh, vốn tự đầy đủ và không
ô nhiễm ở trong ta. Ngoài những
thời gian ngồi thiền ra,
chúng ta nên cố giữ sự tĩnh thức
toàn vẹn trong bất cứ việc gì mình đang làm. Nếu muốn nói chuyện với bạn bè thì hãy
chú tâm vào
câu chuyện. Còn muốn xem TV thì hãy nghỉ để coi TV. Ngày nay rất nhiều người tay đang đánh máy vi tính mà vừa kẹp điện thoại ở cổ nói chuyện với bạn. Làm như
vậy thì vừa không giữ được một phong thái
nghiêm chỉnh vừa không
hoàn tất được một việc nào cho hoàn mãn. Thêm nữa, lúc
mặt trời mọc và
mặt trời lặn là hai thời điểm tốt nhất để
ngồi thiền bởi vì cơ thể của
con người vào lúc đó chuyển từ
trạng thái tĩnh sang động và ngược lại.
Hiện tại con người đi làm phải
tuân theo một thời khóa biểu
tương đối cố định và nó được
định đoạt bằng đồng hồ chứ không phải
mặt trời. Dù vậy, nếu
chúng ta tập
ngồi thiền vào buổi sáng và buổi chiều tức là lúc chuyển tiếp giữa động và tĩnh thì vẫn
tốt hơn là trong buổi trưa và ban đêm.
Tại sao có người ngồi lâu và không mỏi mệt mà vẫn không thấy có kết quả bao nhiêu?
Có phải khi
con người ngồi thiền là
cố gắng để
đạt đến giác ngộ? Cái lòng mong cầu
ao ước đó chính là một
chướng ngại đã phá đi
trạng thái ung dung tự tại cần thiết. Sự mong cầu dù mong cầu một sự
bình an, một sự
giác ngộ vẫn là
vọng niệm làm khuấy động mặt nước hồ tâm thì làm sao ánh trăng
chân lý có thể
phản chiếu một cách
toàn vẹn được.
Còn khi
ngồi thiền có nên chú trọng về sự phát triển về
định lực không?
Phát triển về
định lực không phải là
mục đích tối hậu của
Phật giáo mà nó chỉ là một
phương tiện, một
trình độ mà người ta có
thể đạt được khi sự tập trung lên đến một mức độ nào. Bởi vì tuy có định mà thiếu tuệ thì làm sao có thể
kiến tánh được?
Người có
định lực có thể phát triển được những
năng lực siêu nhiên như
thần thông. Nhưng dù
đạt đến trạng thái tuyệt đỉnh con người vẫn không thể cắt đứt được sự
kiềm chế của
luân hồi sanh tử vì vẫn còn chịu sự
chi phối của
nghiệp lực. Người có định tuy làm chủ được
thân tâm nhưng vẫn không
thoát khỏi sự
chi phối của
khổ não vì chưa
nhận ra được
tự tánh của mình. Có định phải có tuệ đi kèm thì mới
nhận ra tự tánh của mình được. Đó chính là điều mà
Lục Tổ Huệ Năng đã nói:” Nào ngờ
bản tánh vốn tự đầy đủ, vốn tự
thanh tịnh, vốn
bất sanh diệt…” Nếu đã
nhận ra tự tánh thì
thực chất của cái
kinh nghiệm đó sẽ không khác điều mà
xưa kia chư Phật hay chư Tổ đã
chứng đắc.
Kiến tánh chính là sự
phối hợp tự nhiên của định và tuệ. Định là
sức mạnh và tuệ là chất xúc tác để mở con
mắt tâm. Thiếu
trí tuệ con người chỉ có thể
kinh nghiệm được những cái gì hời hợt, nông cạn, chợt đến chợt đi trong chốc lát. Và sau cùng chỉ là những kỷ niệm rời rạc, chẳng giúp ích gì mà còn là những
chướng ngại nếu
con người cứ mãi
bám víu vào đó.
Tại sao
ngồi thiền làm cho
con người cảm thấy hạnh phúc,
thoải mái hơn?
Trong cuộc sống
con người thường quen
suy nghĩ theo đường lối
nhị nguyên. Đó là có chủ thể và có đối tượng nên thường
bám víu vào
bản ngã. Các
cảm giác khoái lạc và
hạnh phúc cũng đều xảy ra quanh cái
bản ngã nầy. Khi
con người không còn tập trung vào
bản ngã thì họ sẽ
cảm thấy sung sướng,
thoải mái hơn các
cảm giác của
bản ngã.
Tuy nhiên con người cũng đừng nên
bám víu lấy nó, chỉ nên coi nó là một việc đã xảy ra rồi và quên nó đi. Đừng để
kinh nghiệm nầy trở nên một kỷ niệm mà giữ trong tâm để
trở thành chướng ngại.
Khi
thân tâm cảm thấy sợ hãi, mỏi mệt có phải là dấu hiệu thông
thường hay bất thường trong khi tu tập?
Đó là một điều thường xảy ra. Một cái máy có thể
hoạt động đều đặn không ngừng nhưng một
con người thì không như thế. Có lúc cơ thể mỏi mệt vì các
hiện tượng tâm lý hay
sinh lý hoặc cả hai. Nhưng điều quan trọng là phải vững tâm và đừng
thất vọng. Chính
chúng ta phải
tin chắc rằng mình sẽ
thành công và sự
quyết tâm nầy sẽ gây phấn khởi và khôi phục lòng nhiệt thành của
chúng ta. Một khi mình nghĩ là mình không
thể đạt được điều mình muốn hoặc tệ hơn nữa là cho việc đó vượt khỏi khả năng của mình thì không bao giờ
chúng ta có thể
nhận ra được
chân tánh của mình. Do đó muốn
thành công thì
chúng ta phải
tuyệt đối tin vào mình cái mà nhà Phật gọi là
đại tín căn hay
lòng tin nhiệt thành. Một
lòng tin đã cắm rễ rất sâu, không gì có thể lay chuyển được. Đây không phải là
lòng tin mù quáng hay
mê tín dị đoan, nhưng là một
lòng tin tưởng
chắc chắn vào những điều
Đức Phật đã chỉ dạy.
Ngày xưa Đức Phật đã nói:”Ta là Phật đã thành và
chúng sinh là Phật sẽ thành” thì
chắc chắn chúng ta sẽ
thành Phật vì
chúng ta vốn sẵn có khả năng đó. Nếu người nào không tin được điều nầy thì
chắc chắn không thể tiến xa được.
Yếu tố quan trọng thứ hai là
đại nghi ngờ hay sự
nghi ngờ mãnh liệt. Một nỗi nghi khiến
chúng ta cảm thấy áy náy, khó chịu, không sao tìm được sự
giải thích thỏa đáng. Đây không phải là một mối
nghi ngờ tầm
thường hay đơn giản, nhưng là một mối nghi phát xuất từ
lòng tin nhiệt thành kia. Đó là cái nghi rằng tại sao
thế giới nầy lại đầy
xung đột, mâu thuẩn và
đau khổ khi
lòng tin nhiệt thành cho rằng chính sự ngược lại như vậy mới đúng. Cái nỗi nghi mãnh liệt nầy
hiện hữu tương
xứng với cái
lòng tin nhiệt thành kia.
Do đó mới nẩy sanh
yếu tố quan trọng thứ ba là
đại phấn chí hay sự
quyết tâm dũng mãnh. Sự
quyết tâm nầy phát xuất một cách
tự nhiên từ sự
nghi ngờ mãnh liệt kia. Để dẹp tan mối
nghi ngờ đó,
con người mới dốc
toàn lực ra để
khám phá vì sao lại có sự
nghịch lý như vậy. Tại sao
bản tánh của
chúng ta vốn tự
trong sạch, đầy đủ và
không sinh diệt mà
thế giới của
chúng ta cũng là những biểu hiện của
nội tâm chúng ta lại bất toàn,
thiếu sót, đầy những khổ đau và luôn luôn thay đổi như vậy. Chính cái động năng
cương quyết tìm kiếm câu
trả lời nầy sẽ dẫn
con người đến nơi
kiến tánh.
Giải quyết được mối nghi nầy là phá vỡ được tất cả những mâu thuẩn
nhị nguyên và đây chính là
con đường mà các Tổ
thiền tông đã chỉ dạy. Đó là “Trực chỉ
nhân tâm,
kiến tánh thành Phật”.
Kinh nghiệm và
trí thức quá khứ ảnh hưởng đến thiền như thế nào?
Khi
ngồi thiền mà
tư tưởng bị
xung đột thì đó cũng là
ma cảnh chứ chẳng phải
Phật pháp và
chúng ta nên khởi sự lại từ đầu. Trong thiền thì
nỗ lực không bao giờ là
lãng phí cả. Điều nầy có thể
so sánh với việc bắn cung. Ai dám bảo 99 lần bắn hụt không
liên quan gì đến lần thứ 100 bắn trúng hồng tâm. Điều quan trọng là
chúng ta phải biết
áp dụng những điều đã học được vào
đời sống hằng ngày.
Con người sẽ
thành đạt bằng những
nỗ lực cá nhân không nghĩ của mình để
loại bỏ những
lý luận trong
tâm thức của mình. Đấy là cái bệnh của
trí thức.
Con người có
thói quen suy nghĩ và
lý luận nhiều quá nên thấy mình và
thế gian bên ngoài là những
thực thể khác biệt. Sự
vướng mắc lại càng
trầm trọng hơn khi
chúng ta cố gắng gạt bỏ nó vì vẫn còn sự
phân biệt giữa cái
bản ngã và cái không phải
bản ngã. Phải biết rằng
bản ngã chỉ là huyễn, là do sáu thức sinh ra và
tứ đại hợp thành.
Cái
quan niệm về
bản ngã thật ra đã ăn rất sâu vào
tiềm thức cá nhân từ kiếp nầy qua kiếp khác, không dễ gì có thể gạt bỏ ngay được. Nhờ sự tập trung vào
thiền định,
chúng ta có thể
dần dần loại bỏ được những
vọng niệm nầy. Và khi xóa sạch được nó là
kiến tánh. Chính Tổ
Huệ Khả nói rằng:”Cố gắng thấy cái Không bằng
lý luận thì có khác gì sờ tay vào một tấm vách bằng thép dày nung đỏ”. Vì tất cả những gì có thể
lý luận,
suy nghĩ hay tưởng tượng được đều phải
bị gạt bỏ. Khi
đạt được thì mỗi
hơi thở đều là Không.
Thở ra cũng là Không và hít vô cũng là Không. Tất cả đều là Không. Cứ thế thì
con người sẽ hòa nhập vào trong Không lúc nào mà chính mình cũng không biết. Họ sẽ
ý thức rằng mỗi
tiếng động cũng là Không,
tiếng gió thổi, tiếng lá cây rụng cũng là Không, từ cánh cửa đến bức tường cũng đều là Không.
Dựa theo phái
Lâm Tế thì họ dùng”công án” để làm đối tượng cho thiền.
Công án được
thiết lập ra để làm
bối rối những kẻ
trí thức, những kẻ say mê
chữ nghĩa danh từ,
lý luận phân biệt.
Mục đích của
công án là
giải phóng cái tâm ra khỏi trò chơi của
ngôn ngữ hay cái bẩy của
văn tự.
Công án thường lấy những đề tài rất giản dị như cây cối,
súc vật, sông núi để người ta
dễ hiểu và khiêu khích
lý trí để đưa ra những
giải đáp không thể có được. Nói một cách khác
công án vạch trần sự
giới hạn của
lý trí, của
lý luận nhị nguyên và giúp người ta
kinh nghiệm được
chân lý không thể nghĩ bàn. Sự
giải đáp công án chính là sự
chuyển hóa tâm đưa nó từ
trạng thái mê hoặc đến
trạng thái thức tỉnh. Sự
quyết tâm chiến đấu với
công án chính là sự
nỗ lực phá tan xiềng xích của
vô minh để
đạt đến giải thoát. Chỉ những người đã giải được
công án mới có thể hiểu rằng mỗi
công án đều có những
ý nghĩa rất
sâu xa để chỉ rõ bộ mặt thật của
con người trước khi sinh ra chớ không giản dị đâu.
Bản tánh của
con người thì hay
lý luận,
suy nghĩ nhiều quá và có lòng tham mong cầu đạt Ngộ. Đây chính là
ba chướng ngại đã
cản trở công phu tu tập của người
tu thiền cho nên dù
cố gắng rất nhiều người không đạt kết quả bao nhiêu. Làm sao để khắc phục nó? Có một cách
tọa thiền để
thực hiện tự tánh. Nó không phải là sự tập trung vào
công án để đã phá những
lý luận, cũng không phải chỉ đếm
hơi thở để
chống lại việc đầu óc trống rỗng.
Phương pháp nầy đòi hỏi lòng
quyết tâm,
can đảm và hùng lực. Đó là
phương pháp “chỉ quán đả tọa” mà cũng chính là
tôn chỉ của phái
Tào Động vậy.
Nền tảng của nó là việc ngồi với một
lòng tin dũng mảnh, không lay chuyển. Ngồi như Phật ngồi, ngồi với tâm vô cầu
vô niệm để
thể hiện cái
tâm thức Bồ-đề
tự nhiên sẵn có. Người
ngồi thiền theo
phương pháp nầy tin rằng một ngày nào đó
chắc chắn họ sẽ đạt Ngộ một cách
tự nhiên. Mà
ngồi thiền đúng cách là
thể hiện chân tánh không
ô nhiễm của mình chớ không phải
cố gắng để Ngộ. Nhưng nên nhớ kỹ rằng Ngộ vẫn là điều
hết sức quan trọng. Có người
lý luận sai lầm rằng
Ngộ không phải là điều
cần thiết. Bởi vì nếu
tu thiền mà không đạt Ngộ thì cái đó là thứ thiền gì chứ không phải là thiền
Phật giáo. Có nhiều
phương cách khác nhau để đạt Ngộ. Đạt Ngộ qua việc tham “công án”,
quán hơi thở như
ngày xưa Đức Phật đạt Ngộ qua cách ngồi với
lòng tin rằng giây phút
kiến tánh sẽ đến
tự nhiên. Trong “chỉ quán đả tọa” không có
phương tiện tức là
thiền tọa hay cứu cách tức là
giác ngộ. Mà ở đây
phương tiện và
cứu cánh là một.
Đây là một
phương pháp thực hành mà trong đó người tu chỉ tập trung
duy nhất vào việc ngồi mà thôi. Vì không có “công án” hay “hơi thở” trợ giúp nên người ta rất dễ sao lãng. Do đó tu theo
phương pháp Tào Động nầy nói thì dễ nhưng
thực hành lại rất khó. Đây không phải là
phương pháp cho người mới
tu tập mà chỉ dành cho những người đã có
công phu tu tập lâu dài. Đó là những người có thể ngồi lâu mà không
mệt mỏi, có thể đếm
hơi thở rõ ràng không
lầm lẫn vì nó đòi hỏi một sự tập trung cao độ. Vì
trạng thái tập trung nầy không thể
duy trì lâu dài được nên một thời khóa chỉ nên kéo dài khoảng nửa giờ là nhiều. Và nếu ngồi đúng cách, họ sẽ
toát mồ hôi đầm đìa dù dưới
mùa đông giá lạnh vì sự tập trung
tư tưởng sẽ phát sinh nhiệt.
Tuy nhiên trong
con đường đạo không có một
phương pháp cố định nào để
áp dụng cho tất cả
mọi người. Mỗi người nên
tùy tâm trạng,
hoàn cảnh và
hạnh nguyện mà
lựa chọn phương pháp nào
thích hợp cho mình nhất để
tu tập.
Vì sự
phức tạp của cuộc sống nên
chúng ta cũng có thể
thực hành cả ba
phương pháp. Đó là đôi khi
chúng ta cần
thực hành “công án” để phá vở những
chướng ngại về
trí thức,
lý luận. Đôi khi cũng cần
quán hơi thở để giữ đầu óc
minh mẫn, luôn luôn chủ động chớ không để lạc vào
trạng thái trống rỗng,
thụ động và sau cùng cũng nên
thực hành “chỉ quán đả tọa” để
thể hiện Phật tánh sẵn có, tránh những mong cầu về Ngộ. Một khi đã ngồi một cách
thành kính, không mong không cầu
gì nữa mà
hoàn toàn để tâm thoải mái thanh tịnh thì dù
chúng ta có đạt Ngộ hay chưa thì
tự tánh sẵn có cũng vẫn khai mở và
thể hiện một cách
tốt đẹp. Khi tập thiền thì nên chú trọng
tư tưởng vào
đan điền vì đó chính là nơi các
năng lực tinh thần quy tụ.
Một số người tin rằng óc là nơi trú ngụ của
tư tưởng nên khi
tọa thiền họ thường tập trung tất cả
sức mạnh vào đầu hay giữa trán để mở con
mắt tâm, nhưng các
thiền sư không
đồng ý mà phải bắt đầu nơi
đan điền để giữ
quân bình cho cơ thể và
thiết lập một
trung khu ý thức tại đây. Bởi vì nếu tập trung
tư tưởng lên óc thì dễ bị nhức đầu,
căng thẳng thần kinh, tê liệt
cảm giác rồi sinh ra các
biến chứng kỳ lạ như
thụ động dễ bị các
động lực khác
sai khiến. Còn nếu tập trung
sinh lực vào
đan điền tức là phần ở dưới bụng sẽ làm giảm đi các
vọng niệm nẩy sinh trong đầu vì máu trên óc được kéo xuống
đan điền để
xoa dịu bộ óc và hệ
thần kinh và làm
thuyên giảm các
căng thẳng không
tự nhiên. Khi
tâm lực được giữ chặt ở
đan điền thì các
vọng niệm ích kỷ vốn
xuất phát từ trí óc
hạn chế phân biệt sẽ được thay thế bằng các
tư tưởng rộng rãi,
bao dung khiến
con người kinh nghiệm được một
cảm giác tự do,
thoải mái tràn ngập khắp tâm và thân.
Khi tập trung
tư tưởng lên óc một cách
quá độ, người ta thường vô tình cúi đầu ra phía trước khiến lưng không được thẳng. Một cái lưng cong sẽ kéo theo
vô số tạp niệm nẩy sinh do sự
lưu chuyển không
bình thường của khí. Những tạp niệm nầy sẽ
ảnh hưởng lên
hơi thở và sự
rối loạn hơi thở sẽ
phản ảnh ngược lên
thần kinh tạo ra
trạng thái căng thẳng không
cần thiết. Nếu tập trung vào
đan điền người ta dễ ngồi thẳng lưng một cách
thoải mái, nhờ thế mà ngồi lâu chân tay không bị tê cứng, đau buốt. Do biết ngồi đúng cách mà các
năng lực tinh thần bị
lãng phí trước kia và những
lý luận thị phi, những toan tính
ích kỷ sẽ
được xử dụng một cách hài hòa để
gia tăng cường lực cho các bộ phận trong cơ thể. Chính sự ngồi đúng cách và thở hít một cách
ý thức nầy sẽ tái
sắp đặt các
năng lực của cơ thể và phân phối nó đi một cách
đồng đều làm ổn
định tâm thần. Nhờ đó mà
tự tánh sẵn có được
thể hiện và
chuyển hóa nhân cách cũng như cá tính
con người và mang lại cho họ một sự
an lạc thầm kín, nhẹ nhàng không thể
diễn tả được. Như thế thì
kiến tánh là
kinh nghiệm mà mình có thể sống mãi trong đó, không bao giờ dứt tuyệt.
Vì
thế Tổ Tăng Xán đã dạy rằng:”Muốn đạt đạo lớn cũng không khó, chỉ đừng
phân biệt thì
tự nhiên tâm sẽ
sáng ngời.
Sai lạc đi một ly, đất trời liền
xa cách, chớ nghĩ chuyện ngược xuôi thì hiện liền trước mắt”.
Vì sự quan trọng trong việc phát triển
trí tuệ nên không người nào
đạt được trí tuệ mà không phát sanh từ
thiền định bởi vì nếu
tâm không lặng
vọng tưởng thì
trí tuệ không bao giờ
xuất hiện. Không
mặt trăng nào sáng khi mây đen còn dầy cho dù
mặt trăng vẫn có trên
hư không. Cũng như
mặt trời chỉ sáng khi nào mây tan hết.
Con người thì
cũng thế.
Trí tuệ thanh tịnh chỉ bừng sáng khi nào
vọng tưởng bị dập tắt.
Nói
tóm lại phương pháp tu thiền thì không ít
tùy theo khả năng,
sở thích và
hoàn cảnh của mỗi người, nhưng
cứu cánh đều đồng nhất, không khác nhau.