KINH TỨ THẬP NHỊ CHƯƠNG
ĐỐI CHIẾU & NHẬN ĐỊNH
THÍCH CHÚC PHÚ
Nhà xuất bản : Hồng Đức 2014
BÀI TỰA KINH TỨ THẬP NHỊ CHƯƠNG
1. CHÁNH VĂN 大正新脩大藏經第十七冊 No. 784 四十二章經. 後漢西域沙門迦葉摩騰共法蘭譯 昔漢孝明皇帝. 夜夢見神人. 身體有金色. 項有日光. 飛在殿前. 意中欣然 甚悅之. 明日問群臣. 此為何神也. 有 通人傅毅曰. 臣聞天竺. 有得道者. 號曰佛. 輕舉能飛. 殆將 其神也. 於是上悟. 即遣使者張騫羽林中郎將秦景博士弟子王遵等十 二人. 至大月支國. 寫取佛經四十二章. 在第十四石函 中. 登起立塔寺. 於是道法流布. 處處修立佛寺. 遠人伏 化願為臣妾者. 不可稱數國內清寧. 含識之類. 蒙恩受 賴. 于今不絕也 . Dịch nghĩa ĐTKĐCTT, tập thứ 17, số 784,
Kinh Tứ thập nhị chương. Đời Hậu Hán, Sa-môn
Tây Vực Ca-diếp Ma-đằng và
Pháp Lan cùng dịch. Xưa, một đêm vua Hán Hiếu Minh
nằm mộng thấy một vị thần,
toàn thân màu
hoàng kim,
xung quanh đầu có hào 25 quang, bay vào trong điện. Tâm ý hứng thú với
giấc mộng đó, sáng dậy, vua đem việc ấy hỏi quần thần: Đó là vị thần nào vậy? Có
vị quan bác lãm Truyền Nghị tâu rằng: Thần nghe ở xứ
Thiên Trúc có bậc
đắc đạo, gọi là Phật,
uy nghi khác tục, có khả năng
phi hành biến hóa,
phải chăng đó là vị thần mà bệ hạ đã gặp? Ngay theo đó
hoàng đế chợt ngộ, nên sai
sứ giả là Trung lang tướng Trương Khiên, Vũ Lâm,
bác sĩ Tần Cảnh và
đệ tử Vương Tuân… gồm 12 người đến nước Đại Nguyệt Chi sao chép kinh Phật 42 chương, đựng trong 14 chiếc rương bằng đá. Từ đây, chùa, tháp bắt đầu được tạo dựng và
đạo pháp cũng từ đó mà
lưu hành. Nơi nơi
kiến lập chùa Phật, người người nguyện làm
đệ tử, số lượng
thật không thể tính kể. Quốc dân
yên ổn thái bình, vạn loại
sanh linh nương nhờ ân đức, còn mãi đến hôm nay.
2. ĐỐI CHIẾU 2.1. Bài tựa trong Xuất Tam tạng ký tập, quyển 6 大正新脩大藏經第 55 冊 No. 2145, 出三藏記集 序卷第六 , 四十 二章經序第一 (未詳作者) 昔漢孝明皇帝 .夜夢見神人. 身體有金色. 項有日光. 飛在殿 前. 意中欣然甚悅之. 明日問群臣. 此為何神也. 有通人傳毅曰. 臣 聞天竺有得道者. 號曰佛. 輕舉能飛. 殆將其神也. 於是上悟. 即遣 使者張騫羽林中郎將秦景博士弟子王遵等十二人. 至大月支國寫 取佛經. 四十二章在十四石函中. 登起立塔寺. 於是道法流布. 處處 修立佛寺. 遠人伏化願為臣妾者不可稱數國內清寧. 含識之類蒙恩 受賴.于今不絕也. Đây là nguyên tác của Bài tựa đã dẫn ở trên nên không cần chép lại bản dịch. 26
2.2. Bài tựa trong Xuất Tam tạng ký tập, quyển 2 漢孝明帝夢見金人. 詔遣使者張騫羽林中郎將秦景到西域. 始 於月支國遇沙門竺摩騰. 譯寫此經還洛陽. 藏在蘭臺石室第十四間 中. 其經今傳於世. Vua Hán Hiếu Minh mộng thấy người vàng, hạ chiếu sai
sứ giả là Trung lang tướng Trương Khiên, Vũ Lâm, Tần Cảnh đến
Tây Vực, vừa tới nước Nguyệt Chi thì gặp Sa-môn Trúc Ma- đằng, dịch và sao chép kinh này rồi
trở về Lạc Dương, cất giữ trong gian thạch thất thứ 14 của lầu Ngự sử. Từ đây, kinh này
lưu truyền ở đời.
2.3. Bài tựa của Tống Chân Tông 大正新脩大藏經第三十九冊 No. 1794, 註四十二章經. … 爾時世尊既成道已作是思惟離欲寂靜是最為勝住大禪定降 諸魔道今轉法輪度眾生於鹿野苑中為憍陳如等五人轉四諦法輪而 證道果時復有比丘所說諸疑陳佛進止世尊教詔一一開悟合掌敬諾 而順尊敕 ĐTKĐCTT, tập thứ 39, số 1794, Chú
Tứ thập nhị chương kinh. … Bấy giờ,
Đức Thế Tôn, sau khi
thành đạo, đã dấy khởi
suy nghĩ: Lìa dục đạt
tịch tĩnh, đó là điều
tối thắng. Trú nơi đại
thiền định,
hàng phục chúng ma. Rồi ở trong vườn Lộc-uyển,
Đức Phật đã chuyển bánh xe
Chánh pháp để
hóa độ chúng sanh. Ngài đã
thuyết giảng pháp
Tứ đế, độ năm người như Kiều-trần-như v.v… khiến các vị ấy đều
chứng đạo quả. Mỗi khi Tỷ-kheo còn có những điều
nghi ngờ, xin Phật chỉ giáo,
Đức Thế Tôn luôn ban bảo chỉ dạy. Hết thảy đều tỏ ngộ,
chắp tay cung kính,
vâng theo lời Phật. 27
2.4. Bài tựa của Sa-môn Thủ Toại 世尊成道已. 作是思惟. 離欲寂諍. 是最為勝. 住大禪定. 降諸魔 道. 於鹿野苑中. 轉四諦法輪. 度憍陳如等五人. 而證道果. 復有比丘. 所說諸疑. 求佛進止. 世尊教敕. 一一開悟. 合掌敬諾. 而順尊敕. Sau khi
Đức Thế Tôn thành đạo, Ngài đã khởi lên
suy nghĩ: Lìa dục
đạt được tịch tĩnh, đó là điều
tối thắng. Ngài trụ nơi đại
thiền định,
hàng phục chúng ma. Rồi ở trong vườn Lộc-uyển,
Đức Phật đã chuyển bánh xe
Chánh pháp,
thuyết giảng pháp
Tứ đế, độ năm anh em Kiều-trần-như khiến họ đều
chứng đạo quả. Nếu có Tỷ-kheo nào nói ra những điều
nghi ngờ, xin Phật chỉ giáo,
Đức Thế Tôn răn dạy. Hết thảy đều
khai ngộ,
chắp tay cung kính,
thuận theo lời Phật.
3. NHẬN ĐỊNH Trong Bài tựa
Kinh Tứ thập nhị chương được dẫn xuất trong
Xuất Tam tạng ký tập, có một
chi tiết quan trọng mà ngài
Tăng Hựu đã
lưu ý, đó là không rõ
tác giả Bài tựa là ai (未詳作者). Một khi đã không rõ
tác giả, thì mọi cơ sở nương vào bài tựa này đều
cần phải cân nhắc. Thứ hai, trong việc bảo quản
kinh Tứ thập nhị chương, thì
Xuất Tam tạng ký tập, quyển sáu, cho rằng, kinh được đựng trong 14 chiếc rương bằng đá (在十四石函中); thế nhưng cũng trong
tác phẩm này, ở quyển thứ hai, thì cho rằng: cất giữ trong gian thạch thất thứ 14 của lầu Ngự sử(藏在蘭臺石室第十四間中).Hai
chi tiết đó đã cho thấy có sự
kế thừa lẫn nhau về những huyền tích
xoay quanh sự ra đời của
kinh Tứ thập nhị chương. Thứ ba, điều dễ dàng
nhận ra giữa bài tựa Chú
Tứ thập nhị chương kinh của
Tống Chân Tông và bài tựa
Tứ thập nhị chương của Sa-môn Thủ Toại có sự giống nhau rất lớn.
Căn cứ vào lịch 28 sử, thì
Tống Chân Tông có niên đại 968-1022; còn năm sinh của Sa-môn Thủ Toại không rõ, nhưng
tác phẩm Kinh Tứ thập nhị chương do ông
chú giải vào năm Kiến Viêm thứ 3 (1129), sau đó ông
viên tịch vào tháng Ba năm Đinh Mão (1147), niên hiệu Thiệu Hưng (Theo Bổ
tục Cao tăng truyện, quyển 9). Nếu
căn cứ vào niên đại
lịch sử,
chúng ta có cơ sở để khẳng định rằng, Sa-môn Thủ Toại đã
kế thừa gần như
toàn bộ lời tựa Chú
Tứ thập nhị chương kinh của
Tống Chân Tông. Như vậy, từ những bài tựa mang
tính chất giới thiệu kinh Tứ thập nhị chương nêu trên,
bộc lộ hai
xu thế chính. Thứ nhất,
giới thiệu về niên đại
lịch sử cũng như bối cảnh ra đời của
bộ kinh. Thứ hai,
giới thiệu vai trò của
Đức Phật và thời điểm chuyển vận bánh xe
Chánh pháp. Trong
thực tế, cả hai
hình thức giới thiệu này đều có thể vận dụng trước khi bắt đầu tiếp cận
bản kinh Tứ thập nhị chương.