LƯỢC GIẢI KINH HOA NGHIÊM
Tác giả: HT. Thích Trí Quảng
Nhà xuất bản Thành Phố HCM 2013
Chương III.
Ý Nghĩa Đề Kinh Hoa Nghiêm
Kinh Hoa Nghiêm là tên tóm gọn của Đại Phương
Quảng
Phật Hoa Nghiêm kinh. Chữ "Đại" trong tên kinh, không có nghĩa đối lại với tiểu. Ở đây, "Đại" chỉ cho đại dụng hay tổng thể.
Đức Phật đắc đạo, thấy được tổng thể sự vật, hay nắm bắt được
chân lý.
Chúng ta đang bước
theo dấu chân Phật, tức đang hướng tới
chân lý, chưa nắm bắt được
chân lý, làm sao
chúng ta thấy
chân lý, thấy đại dụng ?
Trước tiên,
chúng ta thấy
chân lý qua
giáo lý, mà
Đức Phật thường
ví như ngón tay chỉ
mặt trăng. Phật chỉ đâu
chúng ta thấy đó. Thực sự
chúng ta không thấy, nhưng nhờ
giáo lý soi sáng, từng bước
nhận ra chân lý. Hàng
Thanh văn tu theo lộ trình này. Tôi cũng vậy,
trải qua hàng chục năm siêng năng
đọc tụng kinh điển với tất cả tấm lòng, mới thấy từng phần
chân lý tương đối chính xác. Tuy chỉ thấy
mặt trăng hay
chân lý ở đàng xa một cách
lờ mờ, chưa nắm bắt được, nhưng ít ra cũng
nhận biết được nó để
chúng ta đi tới.
Kế đến,
chúng ta suy nghiệm
lời Phật dạy để hiểu
sâu xa hơn. Trước
chúng ta chỉ nghe
thuyết giảng hoặc
đọc kinh để tưởng tươïng,
hình dung ra
chân lý. Nay,
chúng ta hạ thủ công phu, tập trung
tư tưởng,
suy nghĩ thì
chân lý từ từ hiện rõ nét. Đó là cách tu của
Duyên giác nỗ lực thiền quán làm
vấn đề sáng ra.
Đến giai đoạn ba, hành
Bồ tát đạo vào đời trắc nghiệm 6
pháp ba la mật và 4 pháp nhiếp, biết rõ
căn tánh hành nghiệp của
chúng sanh. Từ đó, thay đổi
nghiệp thức,
hành uẩn của ta và người.
Bồ tát bắt đầu nắm bánh xe tạo hóa,
chuyển đổi từng phần sự vật theo
ý muốn.
Quá trình tu
tam thừa giáo như vậy, giúp
chúng ta nắm được
phương tiện trong tay mới chuyển được vật. Không
trải qua ba giai đoạn này, việc
tu hành không
thể đạt kết quả tốt.
Tùy theo phương tiện mà
chúng ta nắm được phần nào thì vận dụng được phần đó.
Trên lộ trình
Bồ tát đạo,
chúng ta khám phá đại dụng và càng làm, càng thấy nhiều điều chưa biết.
Chúng ta vẫn
sinh hoạt trong tổng thể, phần phá
vô minh,
phần chứng pháp thân. Có thể nói ở giai đoạn này,
chúng ta tu sáng hơn, tự tin hơn và có
thành công hơn.
Tiến tu như vậy, ánh
sáng trí tuệ cho ta thấy được tổng thể của sự vật, thấy được sự
chi phối toàn bộ của
Phật Tỳ Lô Giá Na.
Đưùc Phật trong
kinh Hoa Nghiêm là Tỳ
Lô Giá Na Pháp thân hay
Đại Nhựt Như Lai hằng hữu
bất sanh bất diệt, nắm bắt
toàn bộ tổng thể của sự vật. Ý này được kinh
diễn tả là Ngài
đắc đạo,
khám phá ra bàn tay tạo hóa hay người thợ xây ngôi nhà và từ đó Ngài chủ động
hoàn toàn vận mạng của Ngài.
Kinh Hoa Nghiêm muốn chỉ cho
chúng ta lộ trình
tu hành khám phá và nắm bắt được tổng thể của sự vật.
Đại là tổng thể. Từ tổng thể phân ra
thời gian và
không gian.
Thời gian luôn
di chuyển và
không gian luôn
biến động và chúng luôn
tác động lẫn nhau, cũng như
chi phối tất cả sự vật. Mọi
vấn đề đều phát sanh từ
thời gian,
không gian.
Phương là chiều đứng và quảng là chiều rộng, cộng lại là
vũ trụ. Hay
thời gian và
không gian hợp lại tạo thành
vũ trụ và sự sống muôn loài, sự vật
vận hành, tức
vũ trụ biến đổi, xoay vần đều không nằm ngoài thời không.
Pháp thân Phật vĩnh hằng, nhưng từ tổng thể phát sinh ra
Báo thân và
ứng hóa thân Phật có đổi khác. Thật vậy,
giáo lý Phật
bất biến nhưng thường
tùy duyên. Trên nền tảng ấy, tổng thể hay
Phật giáo muôn đời không thay đổi.
Tuy nhiên, để
tồn tại thích nghi,
sinh hoạt từng chỗ, từng lúc có
biến đổi. Nếu giữ nguyên khuôn mẫu cố định, thì phải
bị loại ra ngoài cuộc sống của trời đất.
Đại hay tổng thể
bất biến, nhưng nhờ phần dụng là
Báo thân linh hoạt, tức
đạo đức và
tri thức được vận dụng
thích nghi lợi lạc nên
tồn tại mãi. Trong
thực tế cuộc sống,
chúng ta thấy rõ nếu giữ được hai thứ vốn quý giá là
đạo đức và
tri thức thì ở đâu
chúng ta cũng được
quý trọng. Tu theo
Hoa Nghiêm là tu trong tổng thể của sự vật, lấy những gì đẹp nhất của nó
trang nghiêm cho ta, chứa đựng
tri thức và
đạo đức của
nhân loại trong đầu ta, trong trái tim ta,
thể hiện thành
Báo thân Phật.
Chư Phật đều giống nhau ở điểm
tri thức và
đạo đức vẹn toàn, làm Thầy trời người, được
cung kính cúng dường.
Tuy nhiên, cách
hành đạo của các Ngài khác nhau.
Thí dụ Phật Tịnh
Lưu Ly chỉ giữ tâm
trong sáng và dùng tâm ấy
cảm hóa người
trong sáng theo. Phật
Hương Tích thì dùng mùi hương
cảm hóa người
phát tâm tu
thành Phật. Phật
Di Đà thì
sử dụng phương tiện lầu các, ao
thất bảo, chim nói pháp, v. v...để
giáo hóa.Từ tổng
thể Pháp thân
hiện ra hoạt động của
Báo thân trong trời đất,
tùy duyên cứu độ chúng sanh bằng mọi cách, không ngừng nghỉ. Đó là
hiện hữu của
Như Lai,
bất động mà
biến hóa lợi ích không cùng.
Tinh thần này được
Phật giáo Đại thừa triển khai thành "Dĩ
bất biến ứng vạn biến", theo đó sự vật thay đổi như thế nào, ta vẫn
thích nghi được, để
tồn tại. Không
thích nghi thì
chắc chắn bị
tiêu diệt, như
lịch sử đã từng
ghi nhận thảm họa đổ lên
Phật giáo Ấn Độ xưa kia và ngày nay một số nước
Phật giáo nguyên thủy.
Đức Phật cũng trụ ở
trạng thái bất biến, tức
an trú đại
thiền định ở
cung trời Đâu Suất. Từ
trạng thái Phật ở thể tĩnh, Ngài
khởi tâm đại bi, ứng vạn biến, chọn thành
Ca Tỳ La Veä làm nơi Đản sanh vào
thời gian cách đây hơn 2500 năm, đó là
hiện thân Phật
Thích Ca Mâu Ni ở thể động.
Hiện hữu trên
cuộc đời,
Đức Phật vận dụng
đạo đức và
tri thức chuyển hóa mọi
tư tưởng và
việc làm sai lầm của hàng
trí thức đương thời.
Đức Phật chỉ cho
mọi người nhận ra chính họ làm chủ
cuộc đời của họ, đừng dại khờ giao vận mạng cho người mà mình không hề biết rõ. Trước đó, tất cả
mọi người đều
lệ thuộc thần linh, nhưng nay Phật dạy ngược lại, dạy
chúng ta chủ động,
sử dụng ngay
tri thức của ta để tự
quyết định mọi
thành bại của đời ta.
Tu sĩ Đại thừa nối gót theo Phật,
hành đạo ở nơi nào đều
sử dụng ngũ minh để
giải quyết nghèo đói, ngu dốt, bịnh tật cho người dân nơi đó.
Kinh Hoa Nghiêm nối kết lại những
tư tưởng Đại thừa Viên giáo,
gồm có 36.000
bài kệ nói về
việc làm cao quý của các
Bồ tát,
tiêu biểu bằng hoa. Hoa ở đây là tất cả loài hoa, không phải chỉ có
hoa sen như
kinh Pháp Hoa.
Bồ tát theo
Hoa Nghiêm góp nhặt được tất cả hoa hay tinh ba của muôn loài. Dưới mắt
Bồ tát,
mọi người thuộc mọi tầng lớp
xã hội đều tốt, quan trọng là phải thấy được điểm
tốt đẹp của người và quan hệ với họ ở mặt tốt đó. Thật vậy, thể nghiệm
lời Phật dạy,
Tổ sư Pháp Tạng không thấy bà Võ Hậu
hoàn toàn xấu ác như người ta thường chê bai. Và Ngài đã khai thác được mặt tốt,
cảm hóa bà trở thaønh người
bảo trợ cho việc
phiên dịch kinh Hoa Nghiêm.
Chúng ta không nói cái nào hay, cái nào dở. Mỗi thứ đều có nét đẹp riêng. Tu
Bồ tát đạo, ai có điều gì tốt,
chúng ta học cái tốt ấy. Theo
Hoa Nghiêm,
chúng ta lấy tinh ba của
cuộc đời,
văn minh của
nhân loại để trang bị cho
trí năng và
phục vụ lợi ích cho đời, không phải chỉ
sử dụng một cái
duy nhất, rớt vô cục bộ.
Theo tôi,
hiểu biết càng nhiều càng tốt.
Triết học Đông Tây, chính trị, kinh tế,
văn hóa,
xã hội, v. v...
chúng ta đều
am tường. Biết để sống với đời,
cảm hóa người, mới hành
Bồ tát đạo được và chỉ có
con đường này dẫn
chúng ta đến
quả vị toàn giác.
Tóm lại, đề
kinh Hoa Nghiêm tuy ngaén gọn, nhưng hàm chứa
ý nghĩa sâu xa, chỉ cho
chúng ta thấy
Đức Phật của
kinh Hoa Nghiêm là tổng thể của
vũ trụ, tức Tỳ
Lô Giá Na Pháp thân.
Đức Phật này
chi phối muôn sự muôn vật vì Ngài đã
trang nghiêm bằng
chân thiện mỹ vẹn toàn, nghĩa là
đạo đức và
tri thức Phật bao trùm muôn loài,
tác động cho tất cả
hữu tình vô tình
chúng sanh thăng hoa trên đường
thánh thiện.
Có thể nói đề kinh có vài chữ, nhưng bao hàm tất cả kinh.
Vì vậy, theo
tinh thần Hoa Nghiêm, tất yếu không chỉ
giới hạn ở việc học
ngữ ngôn văn tự, nhưng học và
ứng dụng trong cuộc sống như thế nào để
chúng ta xứng đáng làm Thầy, đúng
như ý Phật dạy.
Thể nghiệm pháp Phật,
chúng ta bieát rõ tâm tư, nguyện vọng, tình cảm,
năng lực của đối tượng và
tùy theo đó giúp họ
trưởng thành.
Chúng ta tự khẳng định
vai trò đạo sư của người
tu sĩ, theo ta thì người được
lợi lạc nhiều mặt, nương
đạo đức của ta thì người
trưởng dưỡng được
đạo tâm, nhờ chỉ dạy của ta mà người nâng được
nhận thức sáng suốt hơn, cuộc sống
an lạc hơn, phát triển hơn. Không phải người theo để nuôi ta, làm tôi mọi cho ta.
Đức Phật không bao giờ
đào tạo những người
ăn hại.
Bước theo lộ trình
Hoa Nghiêm, nối tiếp
sự nghiệp hoằng
hóa độ sanh của
Đức Phật,
thể hiện đúng
tư cách nhà
truyền giáo,
chúng ta hiện hữu trên
cuộc đời vì lợi ích và
hạnh phúc cho số đông.