- Lời Người Dịch
- Lời Dẫn Tựa Pháp Hoa Đề Cương
- Tựa Tổng Chỉ Đề Cương Kinh Diệu Pháp Liên Hoa
- Tổng Chỉ Đề Cương Kinh Diệu Pháp Liên Hoa
- Tổng Nêu Pháp Dụ Và Đề Mục Của Kinh
- Tổng Nêu Nhân Do Tôn Chỉ Khai Thị Ngộ Nhập
- Nêu Rõ Diệu Lý Theo Mỗi Phẩm Trong Kinh Phân Giải
- Phẩm Phương Tiện, Thí Dụ, Tín Giải Và Thọ Ký
- Phẩm Dược Thảo Dụ Và Hoá Thành Dụ
- Phẩm Ngũ Bá Đệ Tử Thọ Ký, Thọ Học Vô Học Nhân Ký Và Phẩm Pháp Sư
- Phẩm Hiện Bảo Tháp
- Phẩm Đề Bà Đạt Đa
- Phẩm Trì, Phẩm An Lạc Hạnh, Phẩm Tùng Địa Dũng Xuất
- Phẩm Như Lai Thọ Lượng, Phẩm Phân Biệt Công Đức, Tuỳ Hỷ Công Đức Và Pháp Sư Công Đức
- Phẩm Thường Bất Khinh Bồ Tát, Phẩm Như Lai Thần Lực Và Phẩm Chúc Lụy Và Phẩm Dược Vương Bồ Tát Bản Sự
- Phẩm Diệu Âm Bồ Tát, Phẩm Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn, Phẩm Đà La Ni
- Phẩm Diệu Trang Nghiêm Vương Bản Sự, Phẩm Phổ Hiền Bồ Tát Khuyến Phát
- Bạt Dẫn Đề Mục Đàu Kinh
- Chỉ Thẳng Diệu Nghĩa Của 14 Chữ Toát Yếu
PHÁP HOA ĐỀ CƯƠNG
Hòa Thượng Thanh Đàm
Chùa Bích Động, Ninh Bình 1820
Việt Dịch: Thích Nhật Quang - Tu Viện Chân Không 1973
PHẨM HIỆN BẢO THÁP
Tháp Phật
Đa Bảo vọt
hiện lên chứng minh, là trưng biểu cho
Diệu pháp của tâm
bản lai thanh tịnh, được sự
hộ niệm của các
đức Phật thuở
quá khứ và sự
ủng hộ gìn giữ của các
đức Phật thời
hiện tại, cũng là chỗ
tu chứng của các
đức Phật trong tương lai.
Số mục theo đời chia làm ba, nhưng tâm này chỉ là một. Từ xưa đến giờ, trước sau chẳng khác. Cũng chẳng theo trình tự đổi dời của ba thuở. Thế nên, kinh
Kim Cương nói: “Tâm
quá khứ chẳng thể được, tâm
hiện tại chẳng thể được, tâm
vị lai cũng chẳng thể được.”
Lại Phật
Đa Bảo là trưng biểu cho
Pháp thân.
Hiện tại đức Thích Tôn là trưng biểu cho
Ứng thân. Chư Phật
phân thân khắp nơi trong
mười phương là trưng biểu cho
Hóa thân. Đây nhằm bày tỏ
ba thân cùng một lý vậy.
Tháp
bảy báu là trưng biểu bảy đại,
năm uẩn, thân và tâm.
Đức Phật ở trong đó khen “Lành thay” đối với đức Thích Tôn, đây là trưng biểu
Pháp thân Phật, ẩn kín trong lầu
năm uẩn bảy đại mà phát huy ra sáu căn thấy, nghe, hiểu, biết ấy vậy.
Chính trong
kinh Lăng Nghiêm nói
Như Lai tạng tánh là đấy.
Đại chúng muốn mở cửa tháp báu để thấy đức
Đa Bảo Như Lai. Nhưng
đức Phật kia có lời thệ lớn, là cần đợi các
phân thân của đức Thích Tôn trong
mười phương nhóm họp đông đủ, Ngài mới
xuất hiện. Đây là trưng biểu cho
hành nhân, muốn tự thấy tâm thể
xưa nay của mình, tức phải thu cái nhìn nghe
trở lại. Thu nhiếp sáu căn, chẳng cho
căn tánh tán loạn ngoài
cảnh giới sáu trần. Đến lúc một niệm không sanh, liền đó tự thấy tâm thể
xưa nay của mình.Bởi tâm
thể không hình, nhưng
tác dụng của tâm có dấu vết,
ứng hiện ra các căn. Hợp cơ, chỉ
hiển bày kiến căn, mà sáu căn vẫn đủ. Căn là chỗ của
tâm quang ứng dụng, tâm tức là căn thể
xưa nay. Đây là
tâm căn soi lẫn nhau,
thể dụng đều rõ rệt. Muốn thấy
bản tâm, từ căn mà vào.
Trong kinh nói: “Từ ánh sáng mà được lửa, nắm mũi là dắt cả con trâu”.Lại
đức Phật Đa Bảo trưng biểu cho tâm thể
xưa nay. Đức Thích Tôn trưng biểu cho
ứng dụng của
căn tánh. Các
Hóa Phật trưng biểu cho thức tản mạn theo
sáu trần. Nay thì
chuyển thức đến dụng là nghĩa các
phân thân nhóm họp. Nhiếp dụng về thể là nghĩa được thấy Phật
Đa Bảo. Hai
đức Như Lai cùng ngồi một tòa trong tháp, là nghĩa
xưa nay một lý, cũng chính là nghĩa
thể dụng không hai. Lại có nghĩa là
ba thân đồng
một thể. Các
học giả, phải hiểu như thế !
Kệ rằng:
Nhân gì tháp báu vọt trước đây,
Lại nghe trong đó tiếng “Lành thay”,
Đại Nhạo Thuyết Tôn, nghi đến hỏi,
Thích-ca Văn Phật quyết
tỏ bày,
Phân thân vốn thật Mâu-ni hóa,
Tháp báu nguyên là
cổ Phật đài,
Đấy chỉ
ba thân về một chỗ,
Tòa sen cùng ngự,
lý không sai.
Nhân hà
bảo tháp dũng tiền lai,
Cánh thính kỳ trung
tán thiện tai !
Đại Nhạo Thuyết Tôn nghi trí vấn,
Thích-ca Văn Phật quyết minh khai,
Phân thân bản thị Mâu-ni hóa,
Bảo tháp nguyên chân
cổ Phật đài,
Đáo thử
tam thân qui nhất xứ,
Liên hoa đồng tọa lý vô sai.