KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA
Hán dịch: Tam tạng Pháp sư Cưu Ma La Thập
Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Minh Định
Quyển Một
Phẩm Tựa thứ Nhất
Tôi nghe
như vầy: Một thời,
Đức Phật ở tại thành
Vương Xá, trên
núi Kỳ Xà Quật, cùng với
đại chúng Tỳ Kheo, một vạn hai nghìn người
tụ tập. Đều là
A La Hán, các lậu đã hết, chẳng còn
phiền não. Sớm được lợi mình, hết những sự
ràng buộc trong các cõi, tâm được
tự tại. Đó là những vị
đại A La Hán, hàng
tri thức trong chúng. Lại có hai nghìn người
hữu học và
vô học.
Tỳ Kheo Ni Ma Ha Ba Xà Ba Đề, cùng với
quyến thuộc sáu ngàn người tụ hội. Mẹ của
La Hầu La là
Tỳ Kheo Ni Gia Du Đà La, cũng cùng với
quyến thuộc tụ hội. Bậc
đại Bồ Tát gồm tám vạn người, đều
không thối chuyển nơi đạo
Vô thượng chánh đẳng chánh giác, đều đắc được
Đà la ni nhạo thuyết
biện tài,
chuyển bánh xe pháp bất thối chuyển, đã từng
cúng dường vô lượng trăm ngàn các
Đức Phật. Ở chỗ các
Đức Phật gieo trồng các gốc
công đức. Thường được chư Phật
ngợi khen, dùng từ để
tu thân, khéo vào huệ của Phật,
thông đạt đại trí huệ, đến nơi bờ kia. Danh đồn khắp
vô lượng thế giới, có thể độ được
vô số trăm ngàn
chúng sinh. Tên của các Ngài là:
Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi,
Bồ Tát Quán Thế Âm,
Bồ Tát Đại Thế,
Bồ Tát Thường Tinh Tấn,
Bồ Tát Bất Hưu Tức,
Bồ Tát Bảo Chưởng,
Bồ Tát Dược Vương,
Bồ Tát Dũng Thí,
Bồ Tát Bảo Nguyệt,
Bồ Tát Nguyệt Quang,
Bồ Tát Mãn Nguyệt,
Bồ Tát Đại Lực,
Bồ Tát Vô Lượng Lực,
Bồ Tát Việt
Tam Giới,
Bồ Tát Bạt Đà Bà La.
Bồ Tát Di Lặc,
Bồ Tát Bảo Tích,
Bồ Tát Đạo Sư .v.v... các vị
đại Bồ Tát như vậy, gồm tám vạn người tụ hội.
Lúc đó, có
Thích Đề Hoàn Nhân và
quyến thuộc hai vạn
Thiên tử đều tụ hội. Lại có
Thiên tử Minh Nguyệt,
Thiên tử Phổ Hương,
Thiên tử Bảo Quang. Bốn vị
đại Thiên Vương và
quyến thuộc một vạn
Thiên tử đều tụ hội.
Thiên tử Tự Tại,
Thiên tử Đại Tự Tại và
quyến thuộc ba vạn
Thiên tử đều tụ hội. Chủ
thế giới Ta Bà:
Phạm Thiên Vương,
Thi Khí Đại Phạm,
Quang Minh Đại Phạm và
quyến thuộc một vạn hai ngàn
Thiên tử đều tụ hội. Có tám vị
Long Vương. Đó là:
Long Vương Nan Đà.
Long Vương Bạt
Nan Đà.
Long Vương Sa
Già La.
Long Vương Hòa Tu Cát.
Long Vương Đức Xoa Ca.
Long Vương A Na Bà Đạt Đa.
Long Vương Ma Na Tư.
Long Vương Ưu Bát La. Mỗi vị có bao nhiêu trăm ngàn
quyến thuộc đều tụ hội. Có bốn vị
Khẩn Na La Vương. Đó là: Pháp
Khẩn Na La Vương,
Diệu Pháp Khẩn Na La Vương,
Đại Pháp Khẩn Na La Vương,
Trì Pháp Khẩn Na La Vương. Mỗi vị có bao nhiêu trăm ngàn
quyến thuộc đều tụ hội. Có bốn vị
Càn Thát Bà Vương. Đó là: Nhạc
Càn Thát Bà Vương,
Nhạc Âm Càn Thát Bà Vương, Mỹ
Càn Thát Bà Vương,
Mỹ Âm Càn Thát Bà Vương. Mỗi vị có bao nhiêu trăm ngàn
quyến thuộc đều tụ hội. Có bốn vị
A Tu La Vương. Đó là:
Bà Trĩ A Tu La Vương,
Khư La Khiên Đà A Tu La Vương,
Tỳ Ma Chất Đa La A Tu La Vương,
La Hầu A Tu La Vương. Mỗi vị với bao nhiêu trăm ngàn
quyến thuộc đều tụ hội. Có bốn vị
Ca Lâu La Vương. Đó là:
Đại Oai Đức Ca Lâu La Vương,
Đại Thân Ca Lâu La Vương,
Đại Mãn Ca Lâu La Vương,
Như Ý Ca Lâu La Vương. Mỗi vị với bao nhiêu trăm ngàn
quyến thuộc đều tụ hội.
Vua A Xà Thế con của bà
Vi Đề Hi, và bao nhiêu trăm ngàn
quyến thuộc đều tụ hội. Hết thảy đều lễ dưới chân
Đức Phật, rồi
lui về ngồi một bên.
Bấy giờ, tất cả
bốn chúng đều vây quanh
Đức Thế Tôn,
cung kính cúng dường tôn trọng tán thán ca ngợi. Vì các
Bồ Tát nói
Kinh đại thừa tên là
Vô Lượng Nghĩa,
pháp giáo hóa Bồ Tát, được
Phật hộ niệm.
Đức Phật nói Kinh này rồi, bèn
ngồi kiết già, nhập
tam muội vô lượng nghĩa xứ,
thân tâm đều
bất động.
Lúc đó, trời mưa
hoa mạn đà la, hoa
ma ha mạn đà la,
hoa mạn thù sa, hoa
ma ha mạn thù sa, rải ở trên
Đức Phật và các
đại chúng. Khắp hết thảy
thế giới của chư Phật, đều có
sáu thứ chấn động.
Bấy giờ, trong
pháp hội các chúng
Tỳ Kheo,
Tỳ Kheo ni,
cư sĩ nam,
cư sĩ nữ, trời, rồng,
Dạ xoa,
Càn thát bà,
A tu la,
Ca lâu la,
Khẩn na la,
Ma hầu la già, người, chẳng phải người, và các ông vua nhỏ,
chuyển luân thánh vương, các
đại chúng, được chưa từng có,
vui mừng chắp tay một lòng nhìn
Đức Phật.
Bấy giờ,
Đức Phật phóng ra luồng
hào quang trắng ở giữa chân mày, chiếu soi hết thảy một vạn tám nghìn
thế giới ở phương đông. Dưới thì chiếu đến
địa ngục A Tỳ, trên thì chiếu đến
cõi trời Sắc Cứu Kính. Ở
thế giới này, đều thấy hết thảy
chúng sinh trong sáu nẻo của các cõi kia. Lại thấy chư Phật đang ở các cõi đó. Và nghe chư Phật
giảng kinh thuyết pháp, cũng thấy các vị
Tỳ kheo,
Tỳ kheo ni,
cư sĩ nam,
cư sĩ nữ, các vị
tu hành đắc đạo. Lại thấy các vị
đại Bồ Tát, đủ thứ
nhân duyên, đủ thứ tin hiểu, đủ thứ
tướng mạo, hành
Bồ Tát đạo. Lại thấy chư Phật vào
Niết Bàn, sau khi chư Phật vào Niết Nàn, đều đem
xá lợi của Phật, đựng thờ trong tháp bằng
bảy báu.
Bấy giờ,
Bồ Tát Di Lặc khởi
ý nghĩ như vầy : Nay
Đức Thế Tôn hiện tướng thần thông biến hóa, vì
nhân duyên gì, mà hiện
điềm lành nầy? Nay
Đức Phật Thế Tôn đang nhập
tam muội, là việc ít có không thể nghĩ bàn. Bây giờ nên hỏi ai, ai là người đáp được? Lại nghĩ thế nầy : Ngài
Văn Thù Sư Lợi là con của
đấng Pháp Vương, đã từng gần gũi
cúng dường vô lượng chư Phật trong quá khứ, chắc đã thấy tướng ít có nầy, nay tôi nên hỏi Ngài. Lúc đó, các
Tỳ kheo,
Tỳ kheo ni,
cư sĩ nam,
cư sĩ nữ, và các vị trời, rồng,
quỷ thần .v.v... đều khởi nghĩ như thế nầy: Tướng
quang minh thần thông của
Đức Phật, nay nên hỏi ai?
Bấy giờ,
Bồ Tát Di Lặc muốn
giải quyết tâm nghi của mình, lại
quán sát tâm của
bốn chúng:
Tỳ Kheo,
Tỳ Kheo ni,
cư sĩ nam,
cư sĩ nữ, và các
chúng hội trời, rồng,
quỷ thần .v.v... mà hỏi
Bồ Tát Văn Thù, vì
nhân duyên gì mà có
điềm lành nầy? Tướng
thần thông phóng
đại quang minh, chiếu phương đông một vạn tám nghìn cõi, đều thấy cõi nước của chư Phật đó
trang nghiêm. Do đó,
Bồ Tát Di Lặc muốn thuật lại nghĩa nầy, bèn dùng kệ hỏi rằng:
Ngài
Văn Thù Sư Lợi!
Đấng
Đạo Sư cớ chi?
Phóng quang trắng giữa mày
Quang minh chiếu hết thảy.
Trời mưa
hoa mạn đà
Và
hoa mạn thù sa
Gió thơm hương
chiên đànKhiến
vừa lòng đại chúng.
Do
nhân duyên như vậy
Cõi nước đều
nghiêm tịnhMà ở
thế giới nầy
Có
sáu thứ chấn động.
Lúc nầy
bốn bộ chúngThảy đều rất
vui mừngThân tâm đều
an lạcĐắc được chưa từng có.
Quang minh giữa chân mày
Chiếu thẳng về phương đông
Một vạn tám nghìn cõi
Thảy đều như sắc vàng.
Dưới chiếu ngục
A tỳTrên chiếu trời
Hữu ĐỉnhTrong tất cả
thế giớiCác
chúng sinh sáu đường.
Sinh tử chỗ họ đến
Nghiệp duyên thiện và ác
Thọ báo tốt và xấu
Thảy đều thấy rõ hết.
Lại thấy các
đức PhậtĐấng Thánh chúa
sư tửĐang diễn nói
kinh điểnTối
vi diệu bậc nhất.
Âm thanh rất
thanh tịnhThốt ra lời êm diệu
Giáo hóa các
Bồ TátVô số ngàn ức vạn.
Tiếng
phạm âm thâm diệuKhiến người
ưa thích nghe
Đức Phật ở mỗi cõi
Đều diễn nói
chánh pháp.
Dùng đủ thứ
nhân duyênVà
vô lượng thí dụChiếu rõ các
Phật phápĐể
khai ngộ chúng sinh.
Nếu người gặp sự khổ
Chán sinh già bệnh chết
Vì họ nói
Niết bànDứt hết thảy các khổ.
Nếu người có
phước báoTừng
cúng dường chư Phật
Chí
cầu pháp thù thắngVì họ nói
Duyên Giác.
Nếu có những
Phật tửTu đủ thứ hạnh môn
Để cầu huệ
vô thượngVì họ nói
tịnh đạo.
Nầy
Bồ Tát Văn Thù!
Tôi ở tại nơi đây
Thấy nghe như vậy đó
Và ngàn ức thứ việc.
Như thế nhiều
vô sốNay sẽ lược nói ra
Tôi thấy cõi nước kia
Có
Hằng sa Bồ Tát.
Tu đủ thứ
nhân duyênĐể cầu chứng
Phật đạoHoặc có vị
bố thí:
Vàng bạc và
san hô.
Chân
châu ngọc ma niXa cừ và
mã nãoKim cương đồ
quý báuTôi tớ và xe cộ.
Trang sức và xe kiệu
Đều
hoan hỉ bố thíHồi hướng quả vị Phật
Nguyện đắc được thừa ấy
Bậc nhất trong
ba cõiChư Phật thường khen ngợi.
Hoặc có những
Bồ TátDùng xe báu bốn ngựa
Lan can và lọng hoa
Trang sức đem
bố thí.
Lại thấy các
Bồ TátĐem thân thịt tay chân
Và
vợ con bố thíĐể cầu
vô thượng đạo.
Lại thấy có
Bồ TátDùng đầu mắt
thân thểVui thích đem
bố thíĐể cầu
Phật trí huệ.
Ngài
Văn Thù Sư Lợi!
Tôi thấy các ông vua
Đều đi đến chốn Phật
Hỏi pháp
vô thượng đạo.
Bèn
vui vẻ bỏ nước
Và cung điện thần thiếp
Cạo bỏ râu và tóc
Mà mặc
y pháp phục.
Hoặc thấy có
Bồ TátXuất gia làm
Tỳ KheoMột mình ở chỗ vắng
Thích
đọc tụng kinh điển.
Lại thấy có
Bồ TátRất
tinh tấn dũng mãnhVào ở trong rừng sâu
Suy gẫm cầu
Phật đạo.
Lại thấy người lìa dục
Thường ở chỗ
thanh nhànChuyên tu tập
thiền địnhĐắc được năm
thần thông.
Lại thấy có
Bồ TátChắp tay trụ
thiền địnhDùng ngàn vạn
bài kệKhen ngợi các
Pháp Vương.
Lại thấy có
Bồ TátTrí sâu chí
kiên cốTham vấn các
đức PhậtNghe rồi đều
thọ trì.
Lại thấy có
Phật tửĐịnh huệ đều đầy đủ
Dùng
vô lượng thí dụVì chúng diễn nói pháp.
Vui thích nói các pháp
Giáo hóa các
Bồ TátPhá trừ chúng binh ma
Mà đánh vang trống pháp.
Lại thấy có
Bồ TátYên lặng ngồi
bất độngTrời rồng đều
cung kínhChẳng vì thế
vui mừng.
Lại thấy có
Bồ TátTại rừng
phóng quang minh
Cứu khổ dưới
địa ngụcKhiến họ vào
Phật đạo.
Lại thấy có
Phật tửChưa từng có ngủ nghỉ
Kinh hành ở trong rừng
Siêng cầu chứng
Phật đạo.
Lại thấy bậc
giới đứcOai nghi chẳng thiếu khuyết
Thanh tịnh như
châu báuĐể cầu chứng
Phật đạo.
Lại thấy có
Phật tửTrụ vào sức
nhẫn nhụcBị kẻ
tăng thượng mạnMắng chưởi và đánh đập.
Thảy đều nhẫn thọ được
Để cầu chứng Phật đạo!
Lại thấy có
Bồ TátLìa bỏ sự giỡn cười.
Và
quyến thuộc ngu siGần gũi bậc
trí huệNhất tâm trừ tạp loạn
Nhiếp niệm ở
núi rừng.
Trải ức ngàn vạn năm
Để cầu chứng Phật đạo!
Hoặc thấy có
Bồ TátĐồ
ăn uống thượng hạng.
Và trăm thứ thuốc thang
Đem
cúng Phật và Tăng
Y tốt quần áo đẹp
Trị giá ngàn vạn tiền.
Hoặc là y
vô giáĐem
cúng Phật và Tăng.
Dùng ngàn vạn ức thứ
Nhà báu bằng
chiên đànCác giường nệm
tốt đẹpDâng
cúng Phật và Tăng.
Vườn rừng rất
thanh tịnhHoa quả đều sum sê
Có suối chảy ao tắm
Cúng dường Phật và Tăng.
Như thế đều
bố thíĐủ thứ đồ
tốt đẹpVui vẻ chẳng
nhàm chánĐể cầu
vô thượng đạo.
Lại thấy có
Bồ TátĐang nói
pháp tịch diệt
Đủ thứ
sự giáo hóa
Độ
vô số chúng sinh.
Hoặc thấy có
Bồ TátQuán sát các
pháp tánhĐều chẳng có hai tướng
Giống như là
hư không.
Lại thấy có
Phật tửTâm chẳng có
chấp trướcLấy đó làm
diệu huệCầu chứng
vô thượng đạo.
Ngài
Văn Thù Sư Lợi!
Lại thấy có
Bồ TátKhi
Phật diệt độ rồi
Cúng dường Phật xá lợi.
Lại thấy có
Phật tửTạo dựng các chùa tháp
Nhiều
vô số Hằng saNghiêm sức khắp cõi nước.
Bảo tháp rất cao đẹp
Đến năm ngàn
do tuầnBề ngang rộng đồng nhau
Dài hai ngàn
do tuần.
Tại mỗi mỗi chùa tháp
Đều có ngàn
tràng phanMàn châu xen thòng xuống
Linh báu đều hòa reo.
Hết thảy trời rồng thần
Người và chẳng phải người
Hương hoa và
âm nhạcThường
mang đến cúng dường.
Ngài
Văn Thù Sư Lợi!
Các vị
Phật tử kia
Vì
cúng dường xá lợiTrang nghiêm đẹp chùa tháp.
Khắp cõi nước
tự nhiênĐẹp đẽ tốt lạ thường
Như cây
thiên thụ vươngHoa nở khắp hết thảy.
Phật phóng luồng
hào quangTôi và cả
chúng hộiThấy khắp cõi nước đó
Đủ thứ sự thù diệu.
Sức
thần thông chư Phật
Trí huệ rất
hi hữuPhóng một luồng tịnh quang
Chiếu khắp
vô lượng cõi.
Chúng ta thấy như vậy
Thật là chưa từng có
Mong
Phật tử Văn ThùGiải quyết nghi của chúng.
Bốn chúng đều trông mong
Nhìn Ngài và nhìn tôi
Thế Tôn vì cớ gì?
Phóng luồng
quang minh nầy!
Phật tử hãy
giải đápDứt nghi cho chúng mừng
Có những
lợi ích gì?
Về việc
quang minh đó!
Phật ngồi tại
đạo tràngĐắc được pháp
thâm diệuVì muốn nói pháp đó
Hay là sẽ thọ ký!
Hiện bày các
cõi PhậtCác báu đều
nghiêm tịnhVà thấy các
Đức PhậtĐây chẳng phải duyên nhỏ.
Ngài
Văn Thù nên biết!
Bốn chúng trời, rồng, thần
Thảy đều nhìn trông Ngài
Vì sẽ nói những gì?
Bấy giờ, Ngài
Văn Thù Sư Lợi nói với
đại Bồ Tát Di Lặc và các
Đại sĩ: Các
thiện nam tử! Theo sự nghĩ của tôi, nay
Đức Phật Thế Tôn muốn nói pháp lớn, đánh trống pháp lớn, diễn nói pháp nghĩa lớn.
Các
thiện nam tử! Tôi ở chỗ chư Phật trong
quá khứ, đã từng thấy
điềm lành nầy, sau khi
Đức Phật phóng quang minh rồi, sẽ nói pháp lớn. Do đó, sẽ biết chắc hôm nay
Đức Phật,
hiện quang minh cũng lại như thế, muốn khiến cho
chúng sinh đều được nghe biết pháp, mà tất cả
thế gian rất khó tin, cho nên
thị hiện tướng
điềm lành.
Các
thiện nam tử! Vào thuở
quá khứ vô lượng vô biên A tăng kỳ kiếp không thể nghĩ bàn. Lúc đó, có
Đức Phật hiệu là
Nhật Nguyệt Đăng Minh Như Lai,
Ứng Cúng,
Chánh Biến Tri,
Minh Hạnh Túc,
Thiện Thệ Thế Gian Giải,
Vô Thượng Sĩ,
Điều Ngự Trượng Phu,
Thiên Nhân Sư, Phật,
Thế Tôn. Diễn nói
chánh pháp,
ban đầu, giữa, sau cùng, đều lành.
Nghĩa lý rất
thâm sâu, lời lẽ khéo léo
vi diệu,
thuần nhất chẳng hỗn tạp, đầy đủ tướng
phạm hạnh thanh tịnh. Vì người cầu
Thanh Văn, thì nói pháp bốn
diệu đế,
độ sinh, già, bệnh, chết, đắc được cứu kính
Niết Bàn. Vì người cầu
Bích Chi Phật, thì nói pháp
mười hai nhân duyên. Vì các
Bồ Tát, thì nói
sáu Ba la mật, khiến cho đắc được
Vô thượng chánh đẳng chánh giác,
thành Nhất thiết
chủng trí.
Lại có vị Phật cũng hiệu là
Nhật Nguyệt Đăng Minh. Lại có vị Phật nữa, cũng hiệu là
Nhật Nguyệt Đăng Minh. Như thế
gồm có hai vạn vị Phật, đều đồng hiệu là
Nhật Nguyệt Đăng Minh, và đồng một họ là
Phả La Đọa. Ngài
Di Lặc nên biết !
Đức Phật đầu tiên,
Đức Phật sau cùng, đều đồng
danh hiệu là
Nhật Nguyệt Đăng Minh, đầy đủ mười hiệu, pháp nói ra trước giữa sau đều lành. Vị Phật
cuối cùng, khi chưa
xuất gia, có tám vị vương tử. Vị thứ nhất tên là
Hữu Ý, vị thứ hai tên là
Thiện Ý, vị thứ ba tên là
Vô Lượng Ý, vị thứ tư tên là
Bảo Ý, vị thứ năm tên là
Tăng Ý, vị thứ sáu tên là
Trừ Nghi Ý, vị thứ bảy tên là Tưởng Ý, vị thứ tám tên là
Pháp Ý. Tám vị vương tử nầy, đều có
oai đức tự tại, mỗi vị đều thống lãnh bốn
thiên hạ. Khi nghe vua cha
xuất gia đắc được
Vô thượng chánh đẳng chánh giác, thảy đều xả bỏ ngôi vua cũng theo đi
xuất gia,
phát tâm đại thừa, thường tu
phạm hạnh, đều làm
pháp sư, đều đã trồng gốc căn lành nơi ngàn vạn vị Phật.
Lúc đó,
Đức Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh, nói
Kinh đại thừa tên là
Vô Lượng Nghĩa,
pháp giáo hóa Bồ Tát, được
Phật hộ niệm. Nói Kinh nầy rồi, liền
ngồi kiết già, ở trong
đại chúng nhập vào
tam muội vô lượng nghĩa xứ,
thân tâm đều
bất động.
Lúc đó, trời mưa
hoa mạn đà la, hoa
ma ha mạn đà la,
hoa mạn thù sa, hoa
ma ha mạn thù sa, rải khắp ở trên
đức Phật và các
đại chúng. Khắp các
thế giới của chư Phật, đều có
sáu thứ chấn động.
Lúc đó, ở trong
chúng hội, hàng
Tỳ Kheo,
Tỳ Kheo ni,
cư sĩ nam,
cư sĩ nữ, trời, rồng,
Dạ xoa, Càn thác bà,
A tu la,
Ca lâu la,
Khẩn na la,
Ma hầu la già, người, chẳng phải người, và các ông vua nhỏ,
Chuyển luân thánh vương .v.v... các
đại chúng đều được chưa từng có,
vui mừng chắp tay một lòng nhìn Phật.
Bấy giờ,
Đức Như Lai phóng tướng luồng
hào quang trắng, giữa chặn mày chiếu khắp phương đông, một vạn tám ngàn
cõi Phật, như những gì nay thấy là các cõi nước của chư Phật.
Ngài
Di Lặc nên biết! Lúc đó, trong
chúng hội có hai mươi ức vị
Bồ Tát thích muốn
nghe pháp. Các vị
Bồ Tát đó, thấy luồng
quang minh chiếu khắp các
cõi Phật, được chưa từng có, đều muốn biết
quang minh đó, do
nhân duyên gì? Thì có vị
Bồ Tát tên là
Diệu Quang, có tám trăm vị
đệ tử.
Lúc đó,
Đức Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh từ
tam muội dậy, vì
Bồ Tát Diệu Quang mà nói
kinh đại thừa tên là
Diệu Pháp Liên Hoa,
pháp giáo hóa Bồ Tát, được
Phật hộ niệm.
Trải qua sáu mươi
tiểu kiếp, không rời khỏi chỗ ngồi, những người ở trong hội
nghe pháp, cũng ngồi một chỗ,
trải qua sáu mươi
tiểu kiếp,
thân tâm đều chẳng động, nghe
đức Phật nói
pháp như bữa ăn trong chốc lát. Lúc đó, trong
đại chúng chẳng có một người nào, hoặc là thân, hoặc là tâm sinh lười mỏi.
Đức Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh trải qua hai mươi
tiểu kiếp nói kinh xong rồi, bèn ở trong
đại chúng: Phạm, ma,
Sa môn,
Bà la môn, và trời, người,
A tu la, mà
tuyên bố rằng: Vào nửa đêm nay,
Như Lai sẽ vào
Vô dư Niết Bàn.
Lúc đó, có vị
Bồ Tát tên là Đức Tạng, được
Đức Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh thọ ký cho Ngài, nói với các
Tỳ Kheo rằng:
Bồ Tát Đức Tạng
kế tiếp sẽ
thành Phật, hiệu là
Tịnh Thân Như Lai,
Ứng Cúng,
Chánh Biến Tri.
Đức Phật thọ ký xong, vào lúc nửa đêm, bèn vào
Vô dư Niết Bàn.
Đức Phật diệt độ rồi,
Bồ Tát Diệu Quang trì
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa,
trải qua hai mươi
tiểu kiếp, mới vì
mọi người mà diễn nói. Tám người con của
Đức Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh, đều là
đệ tử của Ngài
Diệu Quang. Ngài
Diệu Quang đều
giáo hóa, khiến cho các vị đó
kiên cố nơi đạo
Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Các vị vương tử đó,
cúng dường vô lượng trăm ngàn vạn ức
đức Phật rồi, đều
thành Phật đạo. Vị
thành Phật cuối cùng hiệu là Nhiên Đăng.
Trong tám trăm vị
đệ tử, có một người tên là
Cầu Danh,
tham trước danh lợi, tuy cũng
đọc tụng kinh điển, mà chẳng thuộc rành, phần nhiều quên mất, cho nên gọi là
Cầu Danh. Do người nầy cũng có gieo trồng các căn lành, nên được gặp
vô lượng trăm ngàn ức các
Đức Phật,
cung kính cúng dường,
tôn trọng tán thán.
Ngài
Di Lặc nên biết! Lúc đó,
Bồ Tát Diệu Quang đâu phải là người nào khác, chính là ta đây, còn
Bồ Tát Cầu Danh chính là Ngài đấy. Nay thấy tướng
điềm lành nầy, cùng với
xưa kia không khác. Cho nên xét nghĩ, hôm nay
Đức Như Lai sẽ nói
kinh đại thừa tên là
Diệu Pháp Liên Hoa,
pháp giáo hóa Bồ Tát, được
Phật hộ niệm.
Lúc đó, Ngài
Văn Thù Sư Lợi ở trong
đại chúng, muốn tuyên lại nghĩa nầy, bèn nói
bài kệ rằng:
Tôi nhớ đời
quá khứVô lượng vô số kiếp
Có
Phật nhân trung tônHiệu
Nhật Nguyệt Đăng Minh.
Thế Tôn diễn nói pháp
Độ
vô lượng chúng sinhVô số ức
Bồ TátKhiến vào trí của Phật.
Trước khi Phật
xuất giaCũng theo tu
phạm hạnh.
Phật nói
Kinh đại thừaTên là
Vô Lượng NghĩaỞ trong các
đại chúngMà rộng vì
phân biệt.
Phật nói Kinh nầy rồi
Bèn ở trên
pháp tòaNgồi kiết già nhập địnhTên
vô lượng nghĩa xứ.
Và thấy các trời, người
Chúng rồng, thần,
Dạ xoaCàn thát,
Khẩn na laĐều
cúng dường Đức Phật.
Lại thấy các
Như LaiTự nhiên thành Phật đạoSắc thân như núi vàng
Đoan nghiêm rất
đẹp đẽ.
Như trong
lưu ly sạch
Hiện ra tựa vàng thật
Thế Tôn trong
đại chúngDiễn nói pháp
thâm sâu.
Mỗi mỗi các
cõi PhậtVô số chúng
Thanh VănVì
Phật quang chiếu đến
Nên thấy
đại chúng kia.
Hoặc thấy các
Tỳ KheoỞ trong nơi rừng núi
Tinh tấn giữ
tịnh giớiNhư
giữ gìn minh châu.
Trời mưa
hoa mạn đà
Trống trời tự nhiên kêu
Các trời, rồng, quỷ, thần
Cúng dường Nhân trung tôn.
Tất cả các
cõi PhậtTức thời đều
chấn độngPhật
phóng quang giữa mày
Hiện nhiều việc hiếm có.
Quang nầy chiếu phương đông
Một vạn tám nghìn cõi
Hiện sinh tử
nghiệp báoCủa tất cả
chúng sinh.
Lại thấy các
cõi PhậtDùng các báu
trang nghiêmMàu
lưu ly pha lêĐều do
Phật quang chiếu.
Lại thấy các
Bồ TátBố thí và
nhẫn nhụcSố lượng như
Hằng saĐều do
Phật quang chiếu.
Lại thấy các
Bồ TátVào sâu các
thiền địnhThân tâm lặng chẳng động
Để cầu
vô thượng đạo.
Lại thấy các
Bồ TátBiết
pháp tướng tịch diệtĐều ở cõi nước kia
Nói pháp cầu
Phật đạo.
Lúc đó
bốn bộ chúngThấy
Phật Nhật Nguyệt Đăng
Hiện sức đại
thần thôngTâm họ đều
vui mừng.
Thảy đều tự hỏi nhau:
Việc nầy
nhân duyên gì?
Thế Tôn của trời người
Vừa mới ra khỏi định
Khen
Bồ Tát Diệu QuangÔng là mắt
thế gianNơi tin của tất cả
Phụng trì được
pháp tạng.
Như pháp của ta nói
Chỉ ông chứng biết được
Đức Thế Tôn khen ngợi
Khiến
Diệu Quang vui mừng.
Bèn nói
Kinh Pháp HoaTrọn sáu mươi
tiểu kiếpChẳng rời khỏi toà ngồi
Pháp nói ra
thâm diệu.
Ngài
pháp sư Diệu QuangThảy đều
thọ trì được.
Phật nói
Kinh Pháp HoaKhiến chúng
vui mừng rồi.
Tức cũng trong ngày đó
Nói với chúng trời người
Nghĩa
thật tướng các pháp
Đã vì các ông nói.
Ta nay trong đêm nay
Sẽ vào cõi
Niết bànCác ông hãy
tinh tấnNên
xa lìa phóng dật.
Chư Phật rất khó gặp
Ức kiếp gặp
một lầnHết thảy con của Phật
Nghe Phật vào
Niết bàn.
Ai nấy đều buồn khổ
Sao
Phật diệt sớm thế?
Đấng Pháp Vương Thánh chúa
An ủi vô lượng chúng.
Nếu lúc ta
diệt độCác ông chớ lo sợ
Vị
Bồ Tát Đức Tạng
Nơi
vô lậu thật tướng.
Tâm đã được
thông đạtKế đây sẽ
thành PhậtHiệu là Phật
Tịnh ThânCũng độ
vô lượng chúng.
Đêm nay
Phật diệt độ
Như củi hết lửa tắt
Phân chia các
xá lợiMà xây
vô lượng tháp.
Tỳ Kheo Tỳ Kheo niSố đông như
Hằng saLại càng thêm
tinh tấnĐể cầu
vô thượng đạo.
Vị
pháp sư Diệu QuangPhụng trì tạng
Phật phápTrong tám mươi
tiểu kiếpRộng nói
Kinh Pháp Hoa.
Tám vị vương tử đó
Được
Diệu Quang giáo hoáKiên cố đạo
vô thượngThấy được
vô số Phật.
Cúng dường chư Phật rồi
Cũng theo tu
đại đạoLiên tiếp đều
thành PhậtThứ tự mà
thọ ký.
Thiên Trung Thiên cuối cùngHiệu là Phật Nhiên Đăng
Là
đạo sư trời người
Độ thoát vô lượng chúng.
Vị
pháp sư Diệu QuangCó một vị
đệ tửTâm
thường hay giải đãiTham trước về
danh lợi.
Cầu danh lợi không chán
Thường đến nhà
giàu sangBỏ bê
đọc tụng kinh
Quên mất chẳng
thông thuộc.
Vì bởi
nhân duyên đó
Nên gọi là
Cầu DanhCũng tu các nghiệp thiện
Được thấy
vô số Phật.
Cúng dường các
Đức PhậtTheo
tu hành đại đạoĐủ
sáu Ba la mậtNay gặp Phật
Thích Ca.
Sau nầy sẽ
thành PhậtHiệu là
Phật Di LặcRộng độ các
chúng sinhSố đông nhiều
vô lượng.
Phật kia
diệt độ rồi
Người
giải đãi là Ngài
Còn
pháp sư Diệu QuangNay chính là thân ta.
Tôi thấy Phật
Đăng MinhĐiềm lành xưa như vậy
Nên biết Phật hôm nay
Muốn nói
Kinh Pháp Hoa.
Tướng nay như điềm xưa
Là
phương tiện chư Phật
Nay Phật
phóng quang minh
Giúp bày nghĩa
thật tướng.
Các người nay nên biết
Chắp tay một lòng chờ
Phật sẽ rưới mưa pháp
Đầy đủ người
cầu đạo.
Những người cầu
ba thừaNếu có chỗ
nghi hốiPhật sẽ dứt trừ cho
Khiến hết chẳng còn thừa.
KINH
DIỆU PHÁP LIÊN HOA
Phẩm Phương Tiện thứ Hai
Bấy giờ,
Đức Thế Tôn từ
tam muội an tường mà dậy, nói với Ngài
Xá Lợi Phất:
Trí huệ của chư Phật
thâm sâu vô lượng, môn
trí huệ đó khó hiểu khó vào. Tất cả
Thanh Văn,
Bích Chi Phật không thể biết được. Vì sao? Vì Phật đã từng gần gũi trăm ngàn vạn ức
vô số chư Phật,
thực hành hết
vô lượng đạo pháp của chư Phật,
dũng mãnh tinh tấn, danh xưng đồn khắp,
thành tựu pháp
thâm sâu chưa từng có,
tùy nghi mà nói,
ý nghĩa khó hiểu.
Xá Lợi Phất! Từ khi ta
thành Phật đến nay, dùng đủ thứ
nhân duyên, đủ thứ ví dụ để rộng nói, dùng
vô số phương tiện để
dìu dắt giáo hóa chúng sinh, khiến cho
chúng sinh lìa các sự
chấp trước. Tại sao? Vì
phương tiện tri kiến Ba la mật của
Như Lai đều đã đầy đủ.
Xá Lợi Phất!
Tri kiến của
Như Lai rộng lớn
sâu xa,
vô lượng vô ngại, lực,
vô sở úy,
thiền định,
giải thoát,
tam muội, vào sâu chẳng có bờ mé,
thành tựu tất cả các pháp chưa từng có.
Xá Lợi Phất!
Như Lai dùng đủ thứ sự khác biệt, khéo léo nói các pháp, lời lẽ êm diệu, khiến cho
vừa lòng đại chúng.
Xá Lợi Phất! Nói
tóm lại, những
pháp chính yếu
vô lượng vô biên chưa từng có, Phật đều đã
thành tựu.
Thôi,
Xá Lợi Phất! Đừng nói nữa. Vì sao? Vì pháp của Phật
thành tựu ít có, khó hiểu bậc nhất. Chỉ có Phật với Phật, mới
thấu triệt được
thật tướng của các pháp. Đó là : Tướng của các
pháp như vậy, tánh như vậy, thể như vậy, lực như vậy, làm như vậy, nhân như vậy, duyên như vậy, quả như vậy, báo như vậy, gốc ngọn cứu kính như vậy .v.v...
Lúc đó,
Đức Thế Tôn muốn thuật lại nghĩa nầy, mà nói
bài kệ rằng:
Đấng
Thế Hùng khó lường
Chư thiên và
nhân loạiTất cả loài
chúng sinhChẳng ai
hiểu biết Phật.
Phật lực vô sở úy
Giải thoát các
tam muộiCác pháp khác của Phật
Chẳng ai đo lường được.
Vốn từ
vô số Phật
Đầy đủ hạnh các đạo
Pháp
thâm sâu nhiệm mầu
Khó thấy khó biết được.
Trong
vô lượng ức kiếpHành các đạo đó rồi
Đạo tràng được
chứng quảTa đều đã thấy biết.
Quả báo lớn như vậy
Đủ thứ
tánh tướng nghĩa
Ta và
mười phương Phật
Mới biết rõ việc đó.
Pháp đó chẳng thể bày
Lời lẽ tướng
tịch diệtNhững loài
chúng sinh khác
Chẳng ai
hiểu biết được.
Trừ các chúng
Bồ TátBậc sức tin
kiên cốChúng
đệ tử chư Phật
Từng
cúng dường chư Phật.
Tất cả bậc sạch lậu
Trụ ở thân
cuối cùngNhững hạng người như vậy
Sức họ chẳng kham được.
Nếu như đầy
thế gianĐều như
Xá Lợi PhấtSuy nghĩ và
độ lượngChẳng dò được
Phật trí.
Giả sử đầy
mười phươngĐều như
Xá Lợi PhấtVà các
đệ tử khác
Cũng đầy
mười phương cõi.
Cùng nghĩ và
độ lượngCũng chẳng
hiểu biết được
Bích Chi Phật lợi tríVô lậu thân
cuối cùng.
Cũng đầy khắp
mười phươngSố đông như rừng tre
Thảy đều chung một lòng
Trong
vô lượng ức kiếp.
Muốn lường Phật
thật tríChẳng biết được ít phần
Bồ Tát mới
phát tâmCúng dường vô số Phật.
Thấu rõ các
nghĩa thúLại hay khéo nói pháp
Như lúa mè tre lau
Đầy khắp
mười phương cõi.
Nhất tâm dùng
diệu tríTrải
Hằng sa số kiếpCùng chung nhau suy lường
Chẳng biết được
Phật trí.
Các
Bồ Tát bất thốiSố đông như
Hằng saĐều
nhất tâm suy cầu
Cũng chẳng thể biết được.
Lại nữa,
Xá Lợi Phất!
Vô lậu chẳng nghĩ bàn
Pháp
thâm sâu nhiệm mầu
Ta nay đã được đủ
Chỉ ta biết tướng đó
Mười phương Phật
cũng thế.
Xá Lợi Phất nên biết!
Lời chư Phật không khác
Pháp của Phật nói ra
Nên sinh sức tin lớn
Pháp
Thế Tôn lâu sau
Cần phải nói
chân thật.
Nầy các chúng Thanh Văn!
Và người cầu
Duyên GiácTa khiến cho thoát khổ
Sớm đắc được
Niết bàn.
Phật
dùng sức phương tiệnMở bày
ba thừa giáo
Chúng sinh nơi nơi chấp
Dẫn dắt họ ra khỏi.
Bấy giờ, ở trong
đại chúng có các vị
Thanh Văn A La Hán đã sạch các lậu, Ngài
A Nhã Kiều Trần Như .v.v... một ngàn hai trăm người, và các vị
Tỳ Kheo,
Tỳ Kheo ni,
cư sĩ nam,
cư sĩ nữ,
phát tâm cầu
Thanh Văn và
Bích Chi Phật,
ai nấy đều nghĩ rằng: Hôm nay
Đức Thế Tôn vì cớ gì, mà
ân cần khen ngợi pháp
phương tiện mà nói
như vầy: Pháp của Phật đắc được
thâm sâu khó hiểu, lời lẽ nói ra
ý thú khó biết, tất cả
Thanh Văn,
Bích Chi Phật, không thể
hiểu biết được.
Đức Phật nói một
nghĩa giải thoát,
chúng ta cũng được pháp nầy, đến nơi
Niết bàn, mà nay chẳng biết nghĩa đó như thế nào?
Bấy giờ, Ngài
Xá Lợi Phất biết tâm nghi của
bốn chúng, chính mình cũng chưa rõ, mới bạch
Đức Phật rằng: Đức Thế Tôn! Do
nhân duyên gì, mà
ân cần khen ngợi pháp
phương tiện bậc nhất của chư Phật,
thâm sâu nhiệm mầu khó hiểu? Con từ xưa
đến nay, chưa từng nghe
Đức Phật nói như thế. Nay
bốn chúng thảy đều có tâm nghi, ngưỡng mong
đức Thế Tôn diễn nói việc đó. Vì sao
Đức Thế Tôn ân cần ngợi khen, pháp
thâm sâu nhiệm mầu khó hiểu?
Khi đó, Ngài
Xá Lợi Phất muốn thuật lại nghĩa nầy, mà nói
bài kệ rằng:
Đấng
Huệ Nhật Đại ThánhLâu mới nói pháp nầy
Tự nói được như thế
Lực vô úy tam muội.
Thiền định giải thoát thảy
Pháp không thể nghĩ bàn
Pháp chứng nơi
đạo tràngChẳng ai có thể hỏi.
Tâm con khó dò được
Cũng chẳng ai hỏi được
Chẳng hỏi mà tự nói
Khen ngợi đạo mình hành.
Trí huệ sâu
vi diệuChỗ đắc của chư Phật
Các
La Hán vô lậuVà người cầu
Niết bàn.
Nay đều sa lưới nghi
Vì sao Phật nói thế?
Những người cầu
Duyên GiácTỳ Kheo Tỳ Kheo ni.
Các trời rồng
quỷ thầnVà
Càn thát bà thảy
Nhìn nhau ôm lòng nghi
Chiêm ngưỡng đấng Lưỡng Túc.
Việc đó như thế nào?
Xin Phật hãy giải nói.
Trong hàng chúng
Thanh VănPhật nói con hạng nhất.
Nay con nương trí mình
Nghi hoặc chẳng hiểu được
Đâu là
pháp cứu kính
Đâu là
đạo Phật tu?
Con từ miệng Phật sinh!
Chắp tay chiêm ngưỡng chờ
Xin nói pháp
vi diệuLiền vì nói
như thật.
Các trời rồng thần thảy
Số đông như
Hằng saCác
Bồ Tát cầu Phật
Số nhiều đến tám vạn.
Và vạn ức cõi nước
Chuyển luân thánh vương đến
Chắp tay lòng
cung kínhMuốn nghe đạo đầy đủ.
Bấy giờ,
Đức Phật bảo
Xá Lợi Phất: Thôi đi! Thôi đi! Đừng nói nữa. Nếu nói việc đó, thì tất cả trời, người
thế gian đều sẽ kinh sợ
nghi ngờ.
Xá Lợi Phất lại
bạch Phật rằng: Đức Thế Tôn! Cúi xin nói cho, cúi xin nói cho! Tại sao? Vì
vô số trăm ngàn vạn ức
A tăng kỳ chúng sinh, đã từng gặp các
đức Phật, các căn đều
lanh lợi,
trí huệ sáng suốt, nghe
đức Phật nói chắc sẽ
cung kính tin nhận.
Khi đó, Ngài
Xá Lợi Phất muốn thuật lại nghĩa nầy, mà nói
bài kệ rằng:
Đấng Pháp Vương vô thượngXin nói chớ
do dựVô lượng chúng trong hội
Có người sẽ kính tin.
Đức Phật lại bảo
Xá Lợi Phất: Thôi đi! Nếu nói việc đó, thì tất cả
thế gian trời, người,
A tu la, đều sẽ kinh sợ
nghi hoặc,
Tỳ Kheo tăng thượng mạn sẽ sa vào hầm lớn.
Lúc đó,
Đức Thế Tôn nói kệ rằng:
Thôi thôi đừng nên nói
Pháp ta diệu khó nghĩ
Những kẻ
tăng thượng mạnNghe tất chẳng kính tin.
Khi đó, Ngài
Xá Lợi Phất lại
bạch Phật rằng: Đức Thế Tôn! Cúi xin nói cho, cúi xin nói cho, nay trong hội nầy, những người như con, có hàng trăm ngàn vạn ức, các vị đó
đời đời kiếp kiếp, đã từng tiếp
thọ sự giáo hóa của Phật. Những người nầy tất sẽ
cung kính tin nhận,
lâu dài sẽ
an ổn, sẽ đắc được nhiều
lợi ích.
Lúc đó, Ngài
Xá Lợi Phất muốn thuật lại nghĩa nầy, bèn nói
bài kệ rằng:
Đấng
Vô Thượng Lưỡng Túc
Xin nói pháp bậc nhất
Con là
trưởng tử Phật
Cúi xin
phân biệt nói.
Vô lượng chúng hội nầy
Sẽ kính tin pháp nầy
Phật
đời đời đã từng
Giáo hóa chúng như thế.
Đều một lòng
chấp tayMuốn
nghe lời Phật nói
Chúng con ngàn hai trăm
Và người cầu Phật kia.
Xin vì
đại chúng nầy
Cúi xin
phân biệt nói
Chúng con
nghe pháp nầy
Chắc sinh
vui mừng lớn.
Bấy giờ,
Đức Thế Tôn bảo Ngài
Xá Lợi Phất: Ông đã
ân cần ba phen
thỉnh cầu, lẽ nào không nói, ông hãy lóng nghe và khéo
suy xét. Ta sẽ vì ông
phân biệt giải nói.
Đức Phật vừa nói lời nầy xong, thì trong hội có các vị
Tỳ Kheo,
Tỳ Kheo ni,
cư sĩ nam,
cư sĩ nữ, cả thảy năm ngàn người, liền từ chỗ ngồi
đứng dậy lễ Phật rồi đi. Tại sao? Vì những người nầy
tội căn sâu nặng, và những người
tăng thượng mạn, chưa được mà nói đã được, chưa chứng mà nói đã chứng, có lỗi như thế, cho nên chẳng ở lại.
Đức Thế Tôn yên lặng chẳng
ngăn cản họ.
Lúc đó,
Đức Phật nói với Ngài
Xá Lợi Phất: Nay chúng của ta đây chẳng còn cành lá, chỉ thuần có
chân thật.
Xá Lợi Phất! Những người
tăng thượng mạn như thế, đi về cũng tốt. Nay ông hãy khéo lóng nghe, ta sẽ vì ông mà nói.
Ngài
Xá Lợi Phất nói: Thưa vâng!
Đức Thế Tôn, con thích muốn được nghe.
Đức Phật bảo:
Xá Lợi Phất!
Diệu pháp như thế, khi đúng thời, thì
chư Phật Như Lai mới nói. Như
hoa ưu đàm bát, đúng thời mới hiện.
Xá Lợi Phất! Các ông nên tin lời của Phật nói, chẳng có
hư vọng.
Xá Lợi Phất! Chư Phật
tùy nghi nói
pháp ý thú khó hiểu. Vì sao? Ta dùng
vô số phương tiện, đủ thứ
nhân duyên lời lẽ
thí dụ, để diễn nói các pháp, pháp đó chẳng phải suy lường
phân biệt mà hiểu được, chỉ có chư Phật mới biết được. Vì sao? Chư
Phật Thế Tôn chỉ vì một
đại sự nhân duyên mà
xuất hiện ra đời.
Xá Lợi Phất! Tại sao lại nói chư
Phật Thế Tôn, chỉ vì một
đại sự nhân duyên mà
xuất hiện ra đời? Vì chư
Phật Thế Tôn muốn khiến cho
chúng sinh, khai mở
tri kiến của Phật, để được
thanh tịnh mà
hiện ra nơi đời, muốn mở bày cho
chúng sinh tri kiến của Phật, mà
hiện ra nơi đời, muốn khiến cho
chúng sinh ngộ
tri kiến của Phật, mà
hiện ra nơi đời, muốn cho
chúng sinh vào được
tri kiến của Phật, mà
hiện ra nơi đời.
Xá Lợi Phất! Đó là chư Phật vì một
đại sự nhân duyên mà
xuất hiện ra đời.
Đức Phật bảo:
Xá Lợi Phất!
Đức Phật Như Lai chỉ
giáo hóa Bồ Tát, làm tất cả những gì, thường vì một việc, đó là mở bày cho
chúng sinh ngộ được
tri kiến của Phật.
Xá Lợi Phất!
Như Lai chỉ dùng một
Phật thừa, mà vì
chúng sinh thuyết pháp, chẳng có hai hoặc
ba thừa nào khác.
Xá Lợi Phất! Hết thảy
mười phương chư Phật cũng lại như thế.
Xá Lợi Phất! Chư Phật
quá khứ dùng
vô lượng vô số phương tiện, đủ thứ
nhân duyên lời lẽ
thí dụ, mà vì
chúng sinh diễn nói các pháp, pháp đó đều vì một
Phật thừa, các
chúng sinh đó theo chư Phật
nghe pháp, cứu kính đều đắc được
Nhất thiết chủng trí.
Xá Lợi Phất! Chư
Phật vị lai sẽ
xuất hiện ra đời, cũng dùng
vô lượng vô số phương tiện, đủ thứ
nhân duyên lời lẽ
thí dụ, mà vì
chúng sinh diễn nói các pháp. Pháp đó đều vì một
Phật thừa, các
chúng sinh đó theo Phật
nghe pháp, cứu kính đều đắc được
Nhất thiết chủng trí.
Xá Lợi Phất!
Hiện tại chư
Phật Thế Tôn, trong
mười phương vô lượng trăm ngàn vạn ức các
cõi Phật, làm
lợi ích an lạc chúng sinh, chư Phật đó cũng dùng
vô lượng vô số phương tiện, đủ thứ
nhân duyên lời lẽ
thí dụ, mà vì
chúng sinh diễn nói các pháp. Pháp đó đều vì một
Phật thừa. Các
chúng sinh đó theo Phật
nghe pháp, cứu kính đều đắc được
Nhất thiết chủng trí.
Xá Lợi Phất! Chư Phật đó chỉ
giáo hóa Bồ Tát, vì muốn chỉ bày cho
chúng sinh tri kiến của Phật, muốn cho
chúng sinh ngộ được
tri kiến của Phật, muốn cho
chúng sinh vào được
tri kiến của Phật.
Xá Lợi Phất! Ta nay cũng lại như thế, biết các
chúng sinh có đủ thứ dục niệm,
chấp trước nơi
thâm tâm, tuỳ theo
bản tánh của họ, ta dùng đủ thứ
nhân duyên, lời lẽ
thí dụ sức
phương tiện, để vì họ nói pháp.
Xá Lợi Phất! Như thế đều vì đắc được một
Phật thừa Nhất thiết chủng trí.
Xá Lợi Phất! Ở trong
mười phương thế giới còn chẳng có
hai thừa,
hà huống có ba.
Xá Lợi Phất! Chư Phật
xuất hiện ra đời ác năm trược:
Kiếp trược,
phiền não trược,
chúng sinh trược,
kiến trược,
mạng trược. Như thế
Xá Lợi Phất! Vào thời
kiếp trược loạn, thì
chúng sinh cấu nặng,
xan tham, đố kị,
thành tựu các căn chẳng lành. Chư Phật
dùng sức phương tiện, nơi một
Phật thừa mà
phân biệt nói ba.
Xá Lợi Phất! Nếu
đệ tử của ta, tự cho mình là bậc
A La Hán,
Bích Chi Phật, mà chẳng nghe chẳng biết việc
chư Phật Như Lai chỉ
giáo hóa Bồ Tát, những người đó chẳng phải
đệ tử của Phật, chẳng phải
A La Hán, chẳng phải
Bích Chi Phật.
Lại nữa,
Xá Lợi Phất! Các
Tỳ Kheo,
Tỳ Kheo ni đó, tự cho mình đã chứng
A la hán, là thân
cuối cùng, cứu kính
Niết bàn, chẳng còn có chí cầu
quả vị Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Nên biết, những người đó đều là những kẻ
tăng thượng mạn. Tại sao? Nếu có
Tỳ kheo thật chứng được
A la hán,
nếu không tin pháp nầy, thì chẳng có lý vậy, trừ khi
Phật diệt độ rồi,
hiện tiền chẳng có Phật. Tại sao? Vì sau khi
Phật diệt độ rồi, người
thọ trì đọc tụng, hiểu nghĩa những kinh
như vầy, thật là khó có được. Nếu gặp
Đức Phật khác, ở trong pháp nầy thì sẽ
hiểu rõ.
Xá Lợi Phất! Các ông nên một
lòng tin hiểu,
thọ trì lời của Phật nói. Lời của
chư Phật Như Lai chẳng có
hư vọng, chẳng có thừa nào khác, chỉ có một
Phật thừa.
Bấy giờ,
Đức Thế Tôn muốn thuật lại nghĩa trên, mà nói
bài kệ rằng:
Tỳ Kheo Tỳ Kheo niÔm lòng
tăng thượng mạnCư sĩ nam ngã mạnCư sĩ nữ chẳng tin.
Hàng
bốn chúng như thế
Số đông năm ngàn người.
Chẳng thấy rõ lỗi mình
Nơi giới có thiếu lủng.
Tiếc giữ lầm lỗi mình
Người trí nhỏ đã ra
Bọn tấm cám trong chúng
Đi vì
oai Đức Phật.
Những người đó phước mỏng
Chẳng kham
thọ pháp nầy
Chúng nay không cành lá
Chỉ toàn là
chân thật.
Xá Lợi Phất khéo nghe!
Pháp của chư Phật được
Vô lượng sức
phương tiệnMà vì
chúng sinh nói.
Tâm
chúng sinh nghĩ gì
Làm đủ thứ các việc
Bao nhiêu các
tính dụcNghiệp
thiện ác đời trước.
Phật đều biết vậy rồi
Dùng các duyên
thí dụLời lẽ sức
phương tiệnKhiến tất cả
vui mừng.
Hoặc nói những
khế kinhCô khởi và
bổn sựBổn sinh,
vị tằng hữuCũng nói các
nhân duyên.
Thí dụ và
trùng tụngVà
kinh luận nghị thảy
Độn căn thích pháp nhỏ
Tham trước trong
sinh tử.
Vô lượng chỗ chư Phật
Chẳng hành sâu
diệu đạoBị khổ làm
não loạnVì họ nói
Niết Bàn.
Ta bày
phương tiện đó
Khiến vào được
Phật huệChưa từng nói các ông
Sẽ đắc được
Phật đạo.
Sở dĩ chưa từng nói
Vì thời nói chưa đến
Nay chính là phải thời
Quyết định nói
đại thừa.
Chín bộ pháp ta đây
Thuận theo chúng sinh nói
Vào
đại thừa làm gốc
Vì vậy nói kinh nầy.
Có
Phật tử tâm tịnh
Êm diệu cũng
lợi cănVô lượng chỗ chư Phật
Mà hành sâu
diệu đạo.
Vì các
Phật tử đó
Nói
kinh đại thừa nầy
Ta
thọ ký người đó
Tương lai sẽ
thành Phật.
Vì
giữ gìn tịnh giớiNgười nầy nghe
thành PhậtMừng rỡ khắp
toàn thânPhật biết tâm người đó.
Cho nên nói
đại thừaNếu
Thanh Văn Bồ TátNghe pháp của ta nói.
Cho đến một
bài kệĐều
thành Phật chẳng nghi.
Trong
mười phương cõi PhậtChỉ có một thừa pháp.
Chẳng hai cũng chẳng ba
Trừ Phật
phương tiện nói
Chỉ dùng
tên giả danh
Dẫn dắt các
chúng sinh.
Nói
trí huệ của Phật
Chư
Phật hiện ra đời
Chỉ thật một việc nầy
Nếu hai chẳng phải chân.
Quyết chẳng dùng
tiểu thừaTế độ các
chúng sinhPhật tự trụ
đại thừaNhư pháp của mình được.
Định huệ lực
trang nghiêmDùng để độ
chúng sinhTự chứng đạo
vô thượngPháp
đại thừa bình đẳng.
Nếu
giáo hóa tiểu thừaCho đến chỉ một người
Thì ta đọa
xan thamViệc nầy không thể có.
Nếu người tin
quy PhậtNhư Lai chẳng dối gạt.
Cũng không tham
ghen ghétDứt ác trong các pháp
Nên Phật trong
mười phươngChẳng có gì
sợ hãi.
Ta dùng tướng nghiêm thân
Quang minh chiếu thế gianVô lượng chúng
tôn kínhVì nói ấn
thật tướng.
Xá Lợi Phất nên biết!
Ta vốn
lập thệ nguyện:
Muốn khiến tất cả chúng
Đồng như ta không khác.
Nguyện
xưa kia của ta
Nay đã đầy đủ rồi
Độ tất cả
chúng sinhĐều khiến vào
Phật đạo.
Nếu ta gặp
chúng sinhDùng
Phật đạo dạy hết
Kẻ
vô trí lầm lẫnMê hoặc chẳng
nghe lời.
Ta biết
chúng sinh đó
Chưa từng tu gốc lành
Chấp cứng nơi
năm dụcVì
si ái sinh phiền.
Do
nhân duyên ác dụcĐọa vào
ba đường ácLuân hồi trong sáu nẻo
Chịu đủ các khổ độc.
Thọ thai
hình hài nhỏ
Đời đời thường lớn dần
Người đức mỏng phước ít
Bị các khổ
bức bách.
Vào rừng rậm
tà kiếnChấp có, hoặc
chấp khôngNương tựa các kiến này
Đầy đủ sáu mươi hai.
Chấp sâu pháp
hư vọngGiữ chặt chẳng bỏ được
Ngã mạn tự khoe cao
Dua nịnh tâm chẳng thật.
Trong ngàn vạn
ức kiếpChẳng nghe
danh hiệu Phật
Cũng chẳng nghe
chánh phápNgười như thế khó độ.
Cho nên
Xá Lợi Phất!
Ta vì bày
phương tiệnNói hết các
khổ đạoMở bày đạo
Niết bàn.
Tuy ta nói
Niết bànĐó cũng chẳng thật diệt
Các pháp từ bổn lai
Tướng thường tự
tịch diệt.
Phật tử hành đạo rồi
Đời sau được
thành PhậtTa có sức
phương tiệnMở bày pháp
ba thừa.
Nay các
đại chúng đây
Đều nên
trừ nghi hoặc
Lời chư Phật không khác
Một chẳng có
hai thừa.
Quá khứ vô số kiếp
Vô lượng Phật diệt độ
Trăm ngàn vạn ức Phật
Số đông không thể lường.
Các
Thế Tôn như thế
Đủ thứ duyên
thí dụVô số sức
phương tiệnDiễn nói tướng các pháp.
Các
Thế Tôn đó thảy
Đều nói pháp một thừa
Độ
vô lượng chúng sinhKhiến vào được
Phật đạo.
Các đấng
Đại Thánh Chúa
Biết tất cả
thế gianTrời người loại
quần sinhTrong
thâm tâm ưa muốn.
Bèn dùng
phương tiện khác
Giúp bày nghĩa đệ nhất
Nếu có loại
chúng sinhGặp chư Phật
quá khứ.
Nếu
nghe pháp bố thíHoặc
trì giới nhẫn nhụcTinh tấn thiền trí thảy
Tu đủ thứ
phước huệ.
Tất cả những người đó
Đều đã
thành Phật đạo.
Sau chư
Phật diệt độ
Nếu người tâm
tốt lành.
Những
chúng sinh như thế
Đều đã
thành Phật đạo
Chư
Phật diệt độ rồi
Người
cúng dường xá lợi.
Tạo vạn ức
bảo thápVàng bạc và
pha lêXa cừ cùng
mã nãoChâu mai khôi
lưu ly.
Thanh tịnh rộng
nghiêm sứcTrang trí nơi các tháp
Hoặc dùng đá làm chùa
Chiên đàn và
trầm thủy.
Gỗ mật và gỗ khác
Gạch ngói bùn đất thảy
Nếu ở nơi đồng hoang
Chứa đất thành chùa Phật.
Cho đến trẻ con chơi
Vun cát làm tháp Phật
Tất cả những người đó
Đều đã
thành Phật đạo.
Nếu như người vì Phật
Kiến tạo các
hình tượngĐiêu khắc thành các tướng
Đều đã
thành Phật đạo.
Hoặc làm bằng
bảy báuVàng thau đồng trắng đỏ
Nhôm chì và chất kẽm
Sắt gỗ cùng với bùn.
Hoặc dùng keo sơn vải
Nghiêm sức làm
tượng PhậtHết thảy những người đó
Đều đã
thành Phật đạo.
Vẽ họa làm
tượng PhậtTrăm tướng phước
trang nghiêmTự làm hoặc bảo người
Đều đã
thành Phật đạo.
Cho đến trẻ con chơi
Dùng cỏ cây và bút
Hoặc là dùng móng tay
Mà vẽ
họa tượng Phật.
Hết thảy những người đó
Từ từ
tích công đức
Đầy đủ tâm
đại biĐều đã
thành Phật đạo.
Giáo hóa các
Bồ TátĐộ thoát vô lượng chúng.
Nếu người nơi chùa tháp
Tượng báu và tượng vẽ.
Dùng
hương hoa, phan, lọng
Cúng kính mà
cúng dườngHoặc khiến người tấu nhạc
Đánh trống thổi sừng ốc.
Tiêu, sáo, cầm, đờn sắt
Tì bà chụp chã đồng
Các tiếng hay như thế
Đem hết để
cúng dường.
Hoặc dùng tâm
vui mừngCa tụng công đức Phật.
Dù chỉ một vài lời
Họ đều đã
thành PhậtHoặc người
tâm tán loạnCho đến dùng cành hoa.
Cúng dường trước tượng vẽ
Lần thấy
vô số Phật
Hoặc có người
lễ lạyHoặc là chỉ
chắp tay.
Cho đến giơ một tay
Hoặc là hơi cúi đầu
Dùng để
cúng dường tượng
Lần thấy
vô lượng Phật.
Tự thành
vô thượng đạoRộng độ
vô số chúng
Vào
Vô dư Niết bànNhư củi hết lửa tắt.
Hoặc người
tâm tán loạnVào đến trong chùa tháp
Miệng niệm
Nam Mô PhậtHọ đều đã
thành Phật.
Nơi chư Phật
quá khứTại thế hoặc
diệt độNgười
nghe được pháp nầy
Đều đã
thành Phật đạo.
Các
Thế Tôn vị laiSố đông không thể lường
Các vị
Như Lai đó
Cũng
phương tiện nói pháp.
Tất cả các
Như LaiDùng
vô lượng phương tiệnĐộ thoát các
chúng sinhVào trí Phật
vô lậu.
Nếu có người
nghe phápKhông ai chẳng
thành Phật.
Chư Phật vốn
thệ nguyệnTa
tu hành Phật đạoMuốn hết thảy
chúng sinhCũng đều được đạo nầy.
Chư Phật đời
vị laiTuy nói trăm ngàn ức
Vô số các
pháp mônThật tế vì một thừa.
Chư Phật
Lưỡng Túc TônBiết
pháp thường không tánhGiống Phật từ
duyên sinhVì thế nói một thừa.
Pháp đó
trụ pháp vịTướng
thế gian thường trụBiết rồi nơi
đạo tràngĐạo sư phương tiện nói.
Chỗ trời người
cúng dườngHiện tại mười phương Phật
Số đông như
Hằng saXuất hiện nơi
thế gian.
Vì
yên ổn chúng sinhCũng nói
pháp như thế
Biết
tịch diệt bậc nhất
Vì
dùng sức phương tiện.
Tuy bày nhiều thừa pháp
Thật tế vì
Phật thừaBiết các hạnh
chúng sinhNghĩ tưởng trong
thâm tâm.
Nghiệp nhiễm trong
quá khứTánh dục sức
tinh tấnVà các
căn lợi độn
Dùng đủ thứ
nhân duyên.
Thí dụ và lời lẽ
Tùy theo phương tiện nói.
Nay ta cũng như thế
Vì
yên ổn chúng sinh.
Dùng đủ thứ
pháp mônMở bày nơi
Phật đạoTa
dùng sức trí huệBiết tánh
chúng sinh muốn.
Phương tiện nói các pháp
Đều khiến được
vui mừngXá Lợi Phất nên biết!
Ta dùng mắt Phật xem.
Thấy
sáu đường chúng sinhBần cùng chẳng
phước huệVào đường hiểm
sinh tửKhổ
liên tục chẳng dứt.
Chấp sâu nơi
năm dụcNhư trâu mao mến đuôi
Bởi
tham ái tự che
Đuôi mù chẳng thấy được.
Chẳng cầu thế của Phật
Và
pháp diệt trừ khổ
Vào sâu các
tà kiếnLấy khổ muốn bỏ khổ.
Phật vì
chúng sinh nầy
Mà sinh tâm
đại bi.
Xưa ta ngồi
đạo tràngXem cây cũng
kinh hành.
Trong hai mươi mốt ngày
Suy nghĩ việc
như vầy:
Trí huệ mà ta được
Rất nhiệm mầu bậc nhất.
Các
chúng sinh độn cănTham vui si làm mù
Những loại người như thế
Làm sao mà độ được!
Lúc đó, có
Phạm VươngVà các
trời Đế ThíchBốn
Thiên Vương hộ đời
Cùng trời
Đại Tự Tại.
Và các chúng trời khác
Quyến thuộc trăm ngàn vạn
Cung kính chắp tay lễ
Thỉnh ta
chuyển pháp luân.
Ta liền tự
suy nghĩ:
Nếu chỉ khen
Phật thừaChúng sinh đắm nơi khổ
Không thể tin pháp nầy.
Vì
phá pháp chẳng tin
Đọa trong
ba đường ácTa thà không nói pháp
Mau vào cõi
Niết bàn.
Liền nhớ Phật
quá khứThực hành sức
phương tiệnNay ta đắc được đạo
Cũng nên nói
ba thừa.
Suy nghĩ như thế thì
Mười phương Phật đều hiện
Tiếng phạm
an ủi ta:
Lành thay Đức Thích Ca!
Đấng
Đạo sư bậc nhất
Được pháp
vô thượng nầy
Thuận theo tất cả Phật
Mà
dùng sức phương tiện.
Chúng ta cũng đều được
Pháp tối diệu bậc nhất
Vì
các loại chúng sinhPhân biệt nói
ba thừa.
Trí kém ưa pháp nhỏ
Chẳng tự tin
thành PhậtCho nên dùng
phương tiệnPhân biệt nói các quả.
Tuy là nói các quả
Chỉ vì dạy
Bồ Tát.
Xá Lợi Phất nên biết!
Ta nghe tiếng của Phật.
Rất
thanh tịnh nhiệm mầu
Xưng
Nam Mô chư Phật!
Ta lại nghĩ
như vầy:
Ta ra đời ác trược.
Như chư Phật đã nói
Ta cũng thuận làm theo
Suy nghĩ việc đó rồi
Bèn đến
vườn Lộc Uyển.
Các
pháp tướng tịch diệtKhông thể dùng
lời nóiBèn
dùng sức phương tiệnVì năm
Tỳ Kheo nói.
Gọi là
chuyển pháp luânBèn có tiếng
Niết BànCùng với
A la hánTên pháp, Tăng khác biệt.
Từ kiếp xưa
đến nayKhen ngợi pháp
Niết BànDứt hẳn khổ
sinh tửTa thường nói như thế.
Xá Lợi Phất nên biết!
Ta thấy các
Phật tửNgười chí cầu
Phật đạoVô lượng ngàn vạn ức.
Đều dùng tâm
cung kínhĐồng đến chỗ chư Phật
Từng theo nghe chư Phật
Dùng
phương tiện nói pháp.
Ta liền nghĩ thế nầy:
Sở dĩ Phật ra đời
Đều vì nói
Phật huệNay đúng là phải thời.
Xá Lợi Phất nên biết!
Người
độn căn trí nhỏ
Kẻ
chấp tướng kiêu mạnChẳng thể tin pháp nầy.
Nay ta vui chẳng sợ
Ở trong chúng
Bồ TátTa bỏ ngay
phương tiệnChỉ nói đạo
vô thượng.
Bồ Tát nghe pháp nầy
Lưới nghi đều đã trừ
Ngàn hai trăm
La HánThảy đều sẽ
thành Phật.
Như chư Phật
ba đờiNghi thức nói các pháp
Ta nay cũng như thế
Nói
pháp không phân biệt.
Chư
Phật hiện ra đời
Lâu xa khó gặp được
Gặp lúc Phật ra đời
Nói pháp nầy khó hơn.
Vô lượng vô số kiếp
Nghe pháp nầy cũng khó
Người
nghe được pháp nầy
Người đó càng khó hơn.
Ví như hoa ưu đàmTất cả đều
ưa thíchÍt có trong trời người
Đúng thời mới
xuất hiện.
Nghe pháp vui mừng khen
Cho đến nói một lờiTức là đã
cúng dườngTất cả Phật
ba đời.
Người đó rất ít có
Hơn cả
hoa ưu đàm.
Các ông chớ có nghi
Ta là vua các pháp.
Nói khắp các
đại chúngChỉ dùng đạo một thừa
Giáo hóa các
Bồ TátKhông
Thanh Văn đệ tử.
Xá Lợi Phất các ông!
Thanh Văn và
Bồ TátNên biết
diệu pháp nầy
Bí yếu của chư Phật.
Bởi đời ác năm trược
Chỉ ưa chấp các dục
Những
chúng sinh như thế
Quyết chẳng cầu
Phật đạo.
Người ác đời
vị laiNghe Phật nói một thừa
Mê hoặc chẳng tin nhận
Phá pháp đọa đường ác.
Người
hổ thẹn thanh tịnhQuyết chí cầu
Phật đạoTa sẽ vì người đó
Rộng khen đạo một thừa.
Xá Lợi Phất nên biết!
Pháp chư Phật như thế
Dùng vạn ức
phương tiệnTùy nghi mà nói pháp.
Người nào chẳng
tu họcKhông thể hiểu pháp nầy
Các ông tức đã biết
Chư Phật thầy
trong đời.
Tùy nghi dùng
phương tiệnKhông nên
sinh nghi hoặc
Sinh tâm
vui mừng lớn
Biết mình sẽ
thành Phật.
HẾT QUYỂN THỨ NHẤT