KINH LĂNG NGHIÊM VIỆT DỊCH TINH TIẾN DUYÊN KHỞI CHO BẢN PHÓNG DỊCH TRẦN TRỌNG SỸ
Đó là những năm đầu kỷ nguyên 2000, tôi không quen Tinh Tiến, chỉ gặp nhau một hai lần. Tinh Tiến đến Paris có lẽ cũng như Vũ Thư Hiên, họ bỏ nước ra đi, chống cộng sản bằng văn hóa, vì đều là người Bắc, nên cùng nhau tụ tập thành nhóm thân hữu với Bùi Tín, Trần Thanh Hiệp, Vũ Thư Hiên, Nguyễn Gia kiểng… Tinh Tiến hớt tóc ngắn như trọc, người rất ốm, mặc áo chemise trắng, quần Jean xanh lam nhạt, bình dị, nhỏ thó, xương xẩu, độ chừng trên dưới 50 tuổi. Anh khiêm cung hiền hậu đến mức có vẻ như rụt rè thiếu tự tin khi bắt tay. Tôi chẳng biết gì về Tinh Tiến ngoài cái bắt tay chỉ một hai lần gặp nhóm ở Tập Hợp Dân ChủĐa Nguyên. Thú thật, tôi không thể nhớ lại khuôn mặt anh. Đùng một cái, anh ấy chết. Mà nhóm Tập Hợp Dân ChủĐa Nguyênđa số đều là người Công giáo hoặc “vô thần”, hoặc Phật tử theo kiểu chưa bao giờđi chùa, nên họ rất lúng túng không biết cử hành tang lễ như thế nào. Anh Huy, thư ký của Tập Hợp Dân ChủĐa Nguyên báo cho tôi biết tin khi ma chay chôn cất đã hoàn tất. Người tụng kinh cho Tinh Tiếnkỳ diệu thay là một nữ bác sĩ gốc Bắc, vợ của Vũ Thiện Hân, một thành viên sáng lập trong ban tổ chức nhóm. Chị ấy theo Công giáo, nhưng khi tôi đến thăm, chị khoe rằng chị rất thường đọc kinh Phật ở nhà, nên hôm tang lễ của Tinh Tiến thì chính chị gõ mõtụng kinh theo cuốn nghi thứctụng niệm mà chị có được. Tang lễ rất đơn sơ, và Tinh Tiến mặt mày hồng hào với nụ cười trên môi khi nhắm mắt (chị Hân cho tôi xem hình). Anh Huy còn cho biết, mới sáng còn đi chơi thoải mái, chiều đã ngã ra chết. Đến nhanh đi nhanh như vì sao băng, có vẻ như anh đến trần gian này để sống dưới chế độ CS và đọc bộ kinh Lăng Nghiêm ; thoát ra được khỏi căn hầm, anh lập tức trao cái biết của anh về bộ kinh trên một tập giấy rồi giũ áo ra đi. Lăng Nghiêm là bộ kinhđại thừa về nhận thức luận. Nhận thức luận của Phật giáo rất gần với bản thể luận, nếu không muốn nói rằng, nhận thức chính là bản thể. Lăng Nghiêm được viết theo thể vấn đáp giữa Phật và Anan, theo đó, Phật phủ bác toàn bộ các nhận thứcsai lầm về tâm được Anan nêu lên bao gồm:
Tâm ở trong thân.
Tâm ở ngoài thân.
Tâm núp sau con mắt.
Nhắm mắt thấy tối là thấy trong thân.
Tâm theo duyên phát sanh.
Tâm ở chặng giữa (thân và cảnh).
Tâm khôngvướng mắc vào đâu.
Thực ra, ngay trước khi vào kinh, Phật đã ngầm nói ra ý nghĩa của chân tâm trước khi chất vấn Anan. Như sau :
“Lành thay Anan! Ông và đại chúng nên biết, tất cả chúng sinh từ vô thỉ đến nay, sống chết nối tiếp, đều do không nhận biếtthường trụchân tâmthể tính tịnh minh, mà trụ nơi vọng tưởng; do vọng tưởngkhông thật, nên trôi lăn tử sinh. Hôm nay ông muốn cầu đạoVô Thượng Bồ Đề để thấy rõ chân tánh, thì hãy lấy lòng ngay thẳng mà trả lời các câu hỏi của ta. Chư Phật trong mười phương đều cùng một con đường thoát li sinh tử, đó là tâm ngay thẳng. Tâm và lời nói ngay thẳng xuyên suốt ba chặng đầu, cuối, giữa không có tướng quanh co”
(Thiện tai Anan. Nhữ đẳng đương tri, nhất thiết chúng sanh, tòng vô thủy lai, sanh tửtương tục, giai do bất tri, thường trụchân tâm, tính tịnh minh thể, dụng chư vọng tưởng; thử tưởng bất chân, cố hữu luân chuyển.
Nhữ kim dục nghiên, vô thượng bồ-đề, chân phát minh tính. Ưng đương trực tâm, thù ngã sở vấn. Thập phươngNhư Lai, đồng nhất đạo cố, xuất lysanh tử, giai dĩ trực tâm. Tâm ngôn trực cố, như thịnãi chí, chung thủy địa vị, trung gianvĩnh vô, chư ủy khúc tướng.)
Thẳng xuyên suốt ba chặng đầu, cuối, giữa không có tướng quanh co, là thể tướngtrung đạonhất quán xuyên thẳng vào thực tại. Đây là hành trang cần thiết cho hành giảdứt khoátđi tìm chân lýgiác ngộgiải thoát.
Trực tâm gom ba thời vào nhất quánbình đẳng trí thì lập tứcchân tâmhiển hiện. Cũng có thể nói, trực tâm là chân tâm, bất nhứt, bất dị. Nữ Thiền Sư Achaan Naeb giảng rằng tâm trung đạo chính là tâm hiện tiền, tựa như ngọn đènvô sinhquan sátvũ trụlưu chuyển mà không hề máy động, như giao thoa giữa bất diệt và sinh diệt, như trái đất luôn quay, nhưng gốc bồ đề vẫn tĩnh lặng tại Bodhgaya.
Đạo Phật vốn lấy tuệ giác “duy tuệ thị nghiệp” làm tôn thú 宗趣. Bồ Đề Đạt Ma khi được hỏi xây chùa nuôi hằng vạn chư tăng có công đức không, ông lạnh lùngtrả lời không. Câu trả lời của Đạt Ma như lưỡi gươm chặt phăng sinh tử, xem phúc báu chỉ là luân chuyểntam giới. Muốn chấm dứtlưu chuyểntam giới, cách duy nhất là thấy tâm, quy về nhứt tâm chưa từng sinh diệt.
Kinh Lăng Nghiêm cũng trải qua nhiều sóng gió, có vẻ như nó đến VN trước Trung Quốc, do lời phản biện của pháp sư Thích Mẫn Sanh trong “Phản Biện Lăng Nghiêm Bách Ngụy” của Lữ Trừng 吕澄 được Thích Nhuận Châu chuyển sang Việt ngữ như sau : “Năm Thần Long nguyên niên, Tam tạng Bát-thích-mật-đế người Tây vực đến đây dịch Kinh Thủ-lăng-nghiêm. Trung Hoa có Kinh Thủ-lăng-nghiêm, vốn từ Lĩnh nam, Pháp sư Di-già người nước Ô-trành, Sa-môn Hoài Địch ở chùa Nam Lâu núi La Phù dịch ngữ, Tướng quốc Phòng Dungbút thọ.” Phạn bản (Shurangama Sutra) hiện nay đã không còn, nên có lẽ do vậy, nhiều học giả cho rằng kinh này được chế tác tại Trung Quốc, tạo ra một trường tranh luận khá lý thú. Người học Phật cần đọc cà hai phe để có thế có cái nhìn chuẩn xáclợi ích cho sự nghiên cứu dù đứng ở phía nào. Lúc được lựa chọn để trao bản thảo đánh máy của Tinh Tiến, tôi là một phật tử, tình cờtrở thành người chịu trách nhiệm cho việc truyền bá và phát tán di cảo này. Lướt qua di cảo, tôi thấy Tinh Tiến đã cố gắng “viết lại” kinh Lăng Nghiêm theo lối mà ông cho là phù hợp với tân học, nhất là vào thời đại mà cơ học lượng tử (quantum mecanic) đã đặt lại các giá trị cơ bản về thực tạivũ trụ khi bàn về sóng (waves) và hạt (particles), mà ông đã cố gắng đưa những khái niệm này vào trường nghiên cứu, ông gọi công việc của ông là bản “phỏng dịch”. Dự dịnh có dịp về Việt Nam, tôi sẽ đem hiến vào một ngôi chùa, nhưng dịp về Việt Nam quá ít, rồi lâu ngày quên bẵng, mãi cho đếngần đây do dọn từ nhà lớn về nhà nhỏ, phải vứt bỏ hay đem cho rất nhiều sách, tôi phát hiện và nhớ lại nhiệm vụ của mình khi nhìn thấy di cảo này, nghĩ ngay đến các website Phật học, nhất là Thư Viện Hoa Sen, nên mạo muội viết vài dòng duyên khởi để giới thiệuTinh Tiến đến chư thiện tri thức gần xa.
Kinh Lăng Nghiêm có nhiều bản dịch, nên thêm hay bớt một bản dịch không vì vậy mà thay đổi được tư duy của độc giả. Mỗi bản dịch đều có chỗ đặc sắc riêng, thí dụ sư bà Hải Triếu Âm để nguyên chùm chữ “diệu minh chân tinh diệu tâm” 妙明真精妙心, trong khi cư sĩ Hạnh Cơ tìm cách dịch chùm chữ này thành “chân tâm nhiệm mầu sáng suốt”, dù cách dịch không sai, có vẻ sáng nghĩa hơn cho người Việt, nhưng với người đã quen với pháp học đại thừa, để nguyên chùm chữ này không dịch lại khiến họ thâm nhập sâu hơn vào kinh hơn là dịch ra Việt ngữ. Người quen thuộc các tư tưởng Lăng Nghiêm, Pháp Hoa, sẽ chẳng ai ngại ngùng gì khi phải chịu khó học thêm vài thuật ngữ Hán Việt, như Bồ Đề tâm, Bát Nhã trí v.v Đem so với Hán bản, thì bản dịch của trưởng lão ni sư gần như chữ nào nghĩa nấy. Tuy nhiên nếu muốn hiểu dễ dàng, thì bản dịch của Hạnh Cơ giúp ích hơn cho người không quen với đại thừa. Còn bản phóng dịch của Tinh Tiến thường xử dụng các thuật ngữtriết họctây phương như hữu thể, hạt, sóng chen vào tùy tiện theo cách hiểu cá nhân, đôi khi người đọc không biết dịch giả phóng tác, hay là khảo cứu. Chẳng hặn đoạn kinh bên dưới có thể tìm thấy ở Hán bản, bản dịch của Hạnh Cơ, bản dịch của sư bàHải Triều Âm, nhưng lại không biết nó nằm ở đâu trong bản phóng dịch của Tinh Tiến. Các thiện nam tử, ta thường nói rằng : “sắc, tâm, các duyên và các tâm sở, các pháp sở duyên, đều duy tâm biến hiện”. Thân ông và tâm ông đều là những vật hiện trong diệu minh chân tinh diệu tâm. Làm sao các ông lại bỏ tâm tánhquý báu, nhận cái mê trong ngộ. Mê muội thành hư không. Trong hư không tăm tối kết ám thành sắc. Sắc tạp vọng tưởng. Tướng của vọng tưởng là thân. Tụ duyên dao động bên trong, rong ruổi theo cảnh bên ngoài. Một khi đã nhận cái mịt mờ rối loạn ấy làm tâm tánh thì quyết phải lầm tâm ở trong thân. Đâu có biết rằng cả thân lẫn núi sông thế giới đều là vật hiện trong diệu minhchân tâm. Thí như bỏ trăm ngàn biển lớn trong lặng, chỉ nhận một mảnh bọt nổi. Trở lại cho bọt là tất cả biển lớn. (bản dịch của sư bàHải Triều Âm)
Phiên âm : (Chư thiện nam tử, ngã thường thuyết ngôn, sắc tâmchư duyên, cập tâm sở sử chư sở duyên pháp, duy tâm sở hiện. Nhữ thân nhữ tâm, giai thị diệu minh chơn tinh diệu tâm trung sở hiện vật. Vân hànhữ đẳng, di thất bổn diệu, viên diệuminh tâm, bảo minh diệu tánh. Nhận ngộ trung mê. Hối muội vi không. Không hối ám trung, kết ám vi sắc. Sắc tạp vọng tưởng, tưởng tướng vi thân, tụ duyên nội diêu, thú ngoại bôn dật. Hôn nhiễu nhiễu tướng, dĩ vitâm tánh. Nhứt mê vi tâm, quyết định hoặc vi sắc thân chi nội. Bất tri sắc thân, ngoại kịp sơn hà hư khôngđại địa, hàm thị diệu minhchơn tâm trung vật. Thí như trừng thanh bách thiên đại hải khí chi. Duy nhận nhứt phù âu thể, mục vi toàn hồ, cùng tận doanh bột.) Nghiên cứukinh Lăng Nghiêm thì không thể bỏ qua lời giảng của Thượng NhânTuyên Hóa. Ngài Tuyên Hóa giảng từng lời, thậm chí từng chữ như thế nào là Đại Phật Đảnh, Đại nhân, Đại Nghĩa, Đại Hạnh, Đại Quả (首楞嚴), ngũ thập ấm ma… Có cơ duyên, người giới thiệu (TTS) sẽ bàn vể bản dịch Lăng Nghiêm sang Anh và Pháp ngữ của Etienne Lamotte với tựa đề La Concentration de la Marche héroïque (The Concentration of Heroic progress). Ông, mt linh mc Công giáo, đã có cái nhìn ngưỡng phục về bộ kinh mà ông dịch như sau :
Là một tác phẩmPhật giáo Đại Thừa có niên đại từ thế kỷ thứ 1 hoặc đầu thế kỷ thứ 2 sauCông nguyên. Nó đề cập đến những năng lựckỳ diệu của chư Phật hay chư vị Đại Bồ Tát, những người thâm nhập vào đại định không vướng mắcnhân ngã, qua đó đảm bảo sự tốt lành và hạnh phúc cho tất cả chúng sinh. (Il s'agit d'une œuvre Bouddhique du Grand Véhicule remontant au 1er ou au début du 2eme siècle de l'ère Chrétienne. Elle traite des pouvoirs merveilleux des Buddhas ou des Grands Bodhisattvas qui, plongés en concentration et ne voyant ni êtres ni choses, assurant cependant le bien et le bonheur de tous les êtres.)
Mọi trước tác, dịch thuật tam tạng giáo điển kinh, luật, luận, đểu như những hạt giống thượng cầu Bồ Đề, hạ hóachúng sinh. Bản phóng dịch của Tinh Tiến cũng không ngoài mục đích cao cả ấy. Mong anh luôn an nhiên như hình ảnhmỉm cười khi nắm mắt.