CHƯ KINH TẬP YẾU Kinh A Di Đà | Kinh Vô Lượng Nghĩa | Kinh Phổ Môn Kinh TứThập Nhị Chương | Kinh Dược Sư | Kinh Di Giáo | Kinh Kim Cang Dịch và chú giải: Đoàn Trung Còn & Nguyễn Minh Tiến Hiệu đính Hán Văn: Nguyễn Minh Hiều Nhà xuất bản Tôn Giáo LỜI NÓI ĐẦU
Kinh Phật mênh mông như biển cả, dù ai có bỏ suốt cuộc đời để học hỏi cũng không thể thông suốt hết được. Tuy nhiên, trong cái mênh mông đó, cũng như nước biển cả lúc nào cũng hàm chứa vị mặn của muối, hết thảy kinh Phật đều cùng hàm chứa mùi vị của giải thoát, an lạc.
Chúng tôi đã có cơ may được gặp gỡ, tiếp xúc với nhiều vị thiền đức, cao tăng. Mỗi vị thường chỉ chuyên tu, hành trì một vài bộ kinh Phật, cho dù kiến thức các vị có thể là rất bao quát. Điều đó cho thấy việc hành trìkinh điển vốn quý ở chỗ tinh thông, không cốt ở chỗ nhiều mà không đạt lý. Tuy nhiên, người học Phật sơ cơcần phải có chỗ để nương vào mà tu tập. Vì thế xưa nay các vị minh sư truyền đạo đều chọn lấy một số kinh điển quan yếu, thông dụng nhất để khuyên người hành trì. Những kinh ấy đã trở thànhquen thuộc với đa sốPhật tử, đến nỗi hầu như không ai là không biết. Để thuận tiện cho việc tu tập, hành trì của đông đảo hàng Phật tử, chúng tôi không ngại tài hèn sức mọn, cố gắng dịch những kinh này sang tiếng Việt, biên soạn phần chú giải, đồng thời trình bày chung với cả phần kinh văn chữ Hán và cách đọc theo âm Hán Việt, lấy tên là Chư Kinh Tập Yếu. Như vậy, vừa thuận tiện cho người đọc tụng, cũng có thể giúp cho người muốn tìm hiểusâu xaý nghĩa trong kinh, lại cũng góp phần giúp những ai muốn nghiên cứuđối chiếu với bản Hán văn đều được dễ dàng. Do trình độgiới hạn, nên mặc dù đã hết sứccố gắng cũng không thể tránh khỏi ít nhiều sai sót, chúng tôichân thành cầu mong được đón nhận sự chỉ giáo từ các bậc cao minh, tôn túc.