KINH ĐẠI BÁT NÊ HOÀN
Quyển 6
Phẩm thứ 17: HỎI VỀ BỒ TÁT[891b] Bồ-tát Ca-diếp bạch với Phật rằng:
- Thế nào gọi là bậc đại bồ-tát?
Phật bảo Ca-diếp:
- Người đã
phát tâm và chưa
phát tâm, tất cả người đó đều là bồ-tát. Này
thiện nam tử! Thí như
mùa đông dầu bơ đông cứng không có rịn ra. Cũng vậy, những ai
phát tâm tu tập tất cả
khế kinh và các tam-muội mà nuôi
hy vọng tìm đạo bồ-đề, thì hạng người đó gọi là bồ-tát chưa
phát ý đạo, không thể nhanh chóng
thành đạo bồ-tát. Bởi vì sao vậy? Bởi không siêng năng, như những dầu bơ vào tiết
mùa đông.
- Lại nữa, thiện nam! Thí như
mùa xuân, tiết trời rất nóng, tất cả dầu bơ đều tan ra hết,
ngoài ra tất cả những gì bằng nước đã bị đông cứng đều tan ra hết, nước trong ao hồ cũng đều tan chảy. Cũng vậy, Ca-diếp! Nếu người
thiện nam, hoặc người
tín nữ, trong đạo, ngoài đạo có
tâm chí thành,
cho đến những người
tham danh,
lợi dưỡng,
nghe được Phương đẳng đại bát-nê-hoàn thoáng qua lỗ tai, để vào
tâm trí, dù là người đã
phát tâm bồ-đề, hay chưa
phát tâm, thì trong
thân thể của những người đó đều được
thấm nhuần hạt giống bồ-đề.
Vì vậy Ta nói, những người thiệm và
tín nữ đó đều là bồ-tát. Cũng vậy,
bản kinh Đại thừa Phương đẳng đại bát-nê-hoàn
tích tụ công đức,
tuệ giác vô tận, cho nên Ta nói tên là
Thấm Nhuần,
y như mùa xuân[310]. Bởi vì sao vậy? Vì khai mở
pháp Như Lai
thường trụ.
- Lại nữa, thiện nam! Thí như ánh sáng
mặt trời,
mặt trăng quang minh chiếu diệu, còn ánh sáng khác thảy đều
lu mờ. Cũng vậy,
Đại thừa đại bát-nê-hoàn
quang minh chiếu diệu,
ngoài ra ánh sáng
công đức của mọi
Khế kinh, tam-muội khác đều
lu mờ.
Vì vậy, nếu người
thiện nam,
tín nữ nghe
kinh Phương đẳng đại bát-nê-hoàn, dù chưa phát được
đạo tâm vô thượng, ánh sáng nê-hoàn cũng đã nhập vào trong thân người đó làm nhân bồ-đề. Vì
lý do này cho nên gọi là đại bát-nê-hoàn.
Bồ-tát Ca-diếp bạch
đức Phật rằng:
- Kính bạch Thế Tôn! Nếu như tất cả
chúng sinh đều có
nhân duyên bồ-đề thấm trong
thân thể,
vậy thì bằng vào những
lý do nào
Thế Tôn lại nói phạm bốn tội đọa[311], tạo tội
vô gián,
phỉ báng kinh pháp và nhất-xiển-đề là bốn hạng người tạo nên gai độc ở trong chính pháp? Như
lời Phật dạy, người chưa
phát tâm và người đã có
hạt giống bồ-đề có gì sai biệt? Bốn hạng người kia
phải chăng không phạm vào những tội ác?
Phật bảo Ca-diếp:
- Trừ nhất-xiển-đề, mọi
chúng sinh khác nếu như được nghe
Khế kinh Phương đẳng đại bát-nê-hoàn là đã có được
hạt giống bồ-đề. Phải biết người đó đã từng
cúng dường vô lượng chư Phật, được nghe kinh này thì không còn tạo những
tội lỗi khác. Bởi vì sao vậy? Vì nhờ
phương tiện sức mạnh của
bản kinh Đại thừa này khai mở tất cả
tự tính Như Lai.
Bồ-tát Ca-diếp bạch với Phật rằng:
- Kính bạch Thế Tôn! Người chưa
phát tâm, không muốn hướng đến, nghe rồi liền bỏ, thì
lý do gì được nhân bồ-đề?
Phật bảo Ca-diếp:
- Người chưa
phát tâm, tuy không muốn đến, dù quay lưng đi, vẫn nhớ kinh này,
tâm không quên mất, trong mộng sẽ thấy đại
quỷ thần đến
hiện tướng hù dọa: “Úy,
thiện nam tử! Hãy niệm bồ-đề,
nếu không ưa muốn, ta sẽ giết ông”! Người đó
sợ hãi, liền niệm bồ-đề, nhẫn đến
thức dậy, tâm vẫn còn niệm. Lại nữa, người đó sau khi
mạng chung đọa trong
địa ngục, thấy bao
tội báo cũng vẫn nhớ niệm, đọa trong
ngạ quỷ và sinh
cõi trời cũng đều nhớ niệm, do người đó đã
phát tâm bồ đề nơi
kinh Đại thừa bát-nê-hoàn này,
tâm không ưa muốn từ đây trừ sạch, như vậy chính là nhân của bồ-đề. Do nhân như vậy và duyên như vậy gọi là bồ-đề.
- Lại nữa, thiện nam! Như giữa
hư không nổi mây mưa lớn, mưa xuống
đại địa, cây khô, núi đá và vùng cao nguyên, nước mưa chẳng đọng lại những nơi đó, mà chảy xuống ruộng, ao hồ đều đầy.
Chúng sinh thọ dụng pháp vũ Đại thừa bát-nê-hoàn này. Mưa pháp lên trên bọn nhất-xiển-đề cũng như mưa lên cây, đá, cao nguyên, chẳng được
thấm nhuần nhân duyên bồ-đề.
- Lại nữa, thiện nam! Thí như
hạt giống đã bị nướng khô, dù cho mưa xuống trăm ngàn
vạn kiếp cũng chẳng nảy mầm, bọn nhất-xiển-đề cũng
y như vậy, với
kinh Phương đẳng bát-nê-hoàn này dù cho có nghe trăm ngàn
vạn kiếp, rốt cùng chẳng thể nảy mầm bồ-đề. Bởi vì sao vậy? Bởi vì
hạt giống thiện căn đã bị nướng khô chết rồi!
- Lại nữa, thiện nam! Thí như
minh châu bỏ vào nước đục, nước sẽ trong ngay, nhưng nếu thả vào ở trong bùn nhơ thì không thể nào khiến bùn trong được.
Bản kinh Đại thừa bát-nê-hoàn này thả vào nước đục của những
chúng sinh phạm bốn tội đọa, năm tội
vô gián, vẫn còn có thể khiến cho được trong,
phát tâm bồ-đề; nhưng nén vào bùn bọn nhất-xiển-đề, trăm ngàn vạn năm không thể khiến cho được trong
trở lại và khiến cho nó khởi nhân bồ-đề. Bởi vì sao vậy? Vì không
thiện căn.
- Lại nữa, thiện nam! Thí như cây thuốc tên là
dược vương, trị lành mọi bệnh, rễ, thân, hoa, lá, hoặc nước, hoặc hương, hoặc có người uống, người thoa lên thân, người chỉ ngửi mùi, cho dù người đó tâm ưa hay không, bệnh đều được lành, chỉ
trừ căn bệnh
chắc chắn phải chết mới không thể trị. Cũng vậy, thiện nam!
Bản kinh Đại thừa bát-nê-hoàn này có thể trị lành tất cả
chúng sinh bệnh nặng
ác nghiệp. Nếu người phạm vào bốn pháp tội đọa,
tội nghiệp vô gián, nhẫn đến
ngoại đạo không ưa bồ-đề, nghe
bản kinh này thoáng qua lỗ tai dù chỉ
một lần, là đã có được cái nhân bồ-đề. Bởi vì sao vậy? Vì
kinh Đại thừa bát-nê-hoàn này trị lành tất cả căn bệnh
ác nghiệp, trừ nhất-xiển-đề. Bởi vì sao vậy? Bởi vì không có cái nhân bồ-đề. Giống như một người
thân thể có chỗ
bị thương mới dùng thuốc nhân[312] để trị, trừ các tật bệnh,
nếu không thương tổn, thì loại thuốc nhân
trở thành vô dụng. Bọn nhất-xiển-đề cũng
y như vậy, không thể
bị thương để mà
thụ dụng cái nhân bồ-đề.
- Lại nữa, thiện nam! Thí như
kim cương có thể
phá hư tất cả
vật báu, nhưng nó không thể phá sừng dê trắng[313]. Những ai đã tạo tất cả pháp ác, thì
kinh Đại thừa bát-nê-hoàn đều có thể phá sạch,
lập nhân bồ-đề,
chỉ không phá được pháp ác của bọn nhất-xiển-đề để gieo nhân bồ-đề.
- Lại nữa, thiện nam! Như mọi cây cối dù chặt nhánh cành vẫn lên như cũ, cũng vậy tất cả
chúng sinh tạo nên rất nhiều
tội nghiệp, nghe
kinh Đại thừa đại bát-nê-hoàn thì nhân bồ-đề sẽ sinh
trở lại. Nhưng cây đa-la đã chặt đi rồi không mọc
trở lại, bọn nhất-xiển-đề cũng
y như vậy, trọn không thể nào sinh ra cành lá của tâm bồ-đề.
- Lại nữa, thiện nam! Thí như giữa trời nổi mây mưa lớn, nhưng không có một hạt mưa nào bám dính vào
hư không.
Bản kinh Đại thừa bát-nê-hoàn này là trận mưa pháp tuôn xuống khắp nơi, nhưng chẳng một giọt bám dính vào nơi bọn nhất-xiển-đề.
Không tu chơn thật, cũng không đến
Không thấy chỗ
cứu cánh bọn kia
Bởi nhiều
tội ác, không nghiệp thiện
Là kẻ xấu nhất giữa
cuộc đời.
- Người tu nghiệp thiện gọi là
tu tập hạt giống bồ-đề. Không đến nghĩa là,
nếu không tu tập thì trọn không thể
tự chứng thánh quả.
Chân thật tức là
nghiệp nhân thù thắng,
vi diệu,
bí mật.
Nghiệp nhân thù thắng không đến người nào thì gọi người đó là nhất-xiển-đề. Mất hẳn
thiện tâm là nhất-xiển-đề. Bọn nhất-xiển-đề nhiều
tăng thượng mạn[314] lấy gì làm gốc? Lấy sự
phỉ báng kinh điển Phật pháp, không tu nghiệp thiện để làm gốc rễ.
Phỉ báng kinh pháp, hung dữ, tàn bạo, phải biết đó là những điều mà người có trí
sợ hãi. Thí như đường hiểm, có nhiều trộm cướp,
phàm ngu ngạo mạn bất chấp
sợ hãi, tùy tiện đi qua bị bọn cướp hại.
Đại lực Pháp vương đi qua đường đó không chút
sợ hãi. Không thấy được chỗ
cứu cánh nghĩa là, trọn không thấy bọn nhất-xiển-đề kia hết sạch
ác nghiệp, cũng không thấy chỗ bọn nhất-xiển-đề dứt sạch được hết
vô lượng sinh tử. Ta nói tổng quát, kẻ ấy
tích tụ vô lượng điều ác. Nếu ai
nghe được những lời
như vầy càng
đáng sợ hơn.
Giả sử khiến cho tất cả
chúng sinh nhất thời phát ý thành đạo vô thượng, thì trong những vị đạt
chính giác này vẫn không thấy có bọn nhất-xiển-đề sạch hết
ác nghiệp. Lúc
chúng sinh đã thành
chính giác hết, bọn nhất-xiển-đề lại ở chỗ nào mà không thấy chúng sạch hết ác nghiệp? Hết thảy
chúng sinh phá sạch
sinh tử đều
thành Phật đạo, không thấy chư Phật
vô dư nê-hoàn[315],
vô thường diệt tận như đèn tắt lửa. Cho rằng
ác nghiệp của nhất-xiển-đề là
xấu xa nhất ở giữa
cuộc đời, bởi nhất-xiển-đề mất hẳn
nhân duyên công đức bồ-đề, cho nên gọi là xấu
nhất thế gian. Trong pháp
Đại thừa,
cuối cùng cũng được
giác ngộ thành Phật, nhưng cũng gọi là
xấu xa, bỉ lậu. Pháp của chư Phật vốn là như vậy.
Người đã tạo
nghiệp ácNhư bơ sữa đã ối
Giống như tro che lửa
Kẻ ngu khinh bị đốt
[892c] Có người giống như bậc a-la-hán mà làm những chuyện của nhất-xiển-đề, gây tạo
nghiệp ác. Có người giống như kẻ nhất-xiển-đề mà làm những việc của a-la-hán,
thực hành tâm từ. Giống a-la-hán mà nhất-xiển-đề chính là
chúng sinh phỉ báng Phương đẳng. Giống nhất-xiển-đề mà a-la-hán chính là những người chê hàng
Thanh văn, thuyết rộng
Phương đẳng, bảo
chúng sinh rằng: “Ta và các ông đều là bồ-tát. Bởi vì sao vậy? Bởi vì tất cả
chúng ta đều có
tự tính Như Lai. Nhưng
chúng sinh kia lại bảo
chúng ta là nhất-xiển-đề! Thế nhưng
Như Lai đã thụ ký cho ta cũng như các ông.
Vì vậy ta và các ông đều phải
xa lìa vô lượng nghiệp ác,
xa lìa các ma
phiền não như đập vỡ bình nước, thì trong
khế kinh này
chúng ta ắt thành bồ-đề, chớ có
nghi ngờ. Thí như
dũng sĩ[316] tuân
sứ mạng vua đến nước khác khen ngợi
tài đức của vua sứ mình, thà mất
thân mạng chứ không thay đổi. Hôm nay
chúng ta cũng lại như vậy,
Như Lai thụ ký tất cả
chúng sinh đều có
Phật tính,
chúng ta cần phải không tiếc
thân mạng, ở trong
phàm ngu rộng nói kinh này”. Đây gọi là người giống nhất-xiển-đề nhưng
sự thật là bậc đại bồ-tát.
- Những kẻ
ngu si, không có
trí tuệ, ở a-luyện-nhã[317], hình trạng rất giống bậc a-la-hán, nhưng lại
phỉ báng kinh điển Phương đẳng,
phàm phu ngu dốt cho rằng đó là a-la-hán thật, kêu là
đại sĩ.
Thực ra đó là bọn ác tì-kheo sống nơi
hoang vắng, chốn a-luyện-nhã, rồi tự
xử sự giống như một vị a-la-hán thật. Ở a-luyện-nhã làm toàn những việc không thuận
chính pháp, mà còn tạo ra bốn thứ
nhân duyên, nói điều sai khác: Bảo
kinh Phương đẳng đều do ma thuyết; cho rằng
Đại thừa là thứ
hiệt tuệ[318];
chính pháp là gai nhọn; chư
Phật Thế Tôn đều là
vô thường mà nói
thường trụ. Phải biết đây là tướng trạng hủy diệt
chính pháp,
phá tăng. Ai nói như vậy là nhất-xiển-đề.
Vì vậy cho nên Ta nói kệ rằng;
Người đã tạo
nghiệp ácGiống như bơ sữa ối
Giống như tro che lửa
Kẻ ngu khinh bị đốt.
[893a] Như vậy, thiện nam! Phải biết
bản kinh Phương đẳng đại bát-nê-hoàn là do
chư Phật Như Lai quyết định giảng nói.
Đại thừa nghĩa là
tối thắng vô thượng, như châu ma-ni
thanh tịnh trong sáng, lìa mọi
nhiễm ô.
- Lại nữa thiện nam! Thí như
hoa sen có
ánh mặt trời chiếu tới thì nó không
thể không nở. Hết thảy
chúng sinh cũng
y như vậy, được
kinh Đại thừa bát-nê-hoàn này thoáng qua lỗ tai dù chỉ
một lần, nếu chưa
phát tâm, không thích bồ-đề, thì
chúng sinh đó đều sẽ có được cái nhân bồ-đề. Bọn nhất-xiển-đề
sở dĩ mất hẳn
tự tính Như Lai đều do
phỉ báng, tạo
ác nghiệp lớn, bọn họ như những con tằm kéo kén, tự
trói buộc mình mà không chỗ thoát, bọn nhất-xiển-đề cũng
y như vậy, với tính
Như Lai không thể khai mở cái nhân bồ-đề,
cho đến tận cùng
biên tế sinh tử.
- Lại nữa, thiện nam! Như hoa ưu-bát, hoa bát-đàm-ma, hoa câu-mâu-đầu, hoa phân-đà-lợi mọc trong
bùn lầy, nhưng không bị bùn làm cho
ô nhiễm. Nếu
chúng sinh nào học
kinh Đại thừa bát-nê-hoàn này cũng
y như vậy, không bị
phiền não làm cho
ô nhiễm. Bởi vì sao vậy? Bởi tính
Như Lai không bị
nhiễm ô.
- Lại nữa, thiện nam! Thí như nơi nào có gió mát thổi, tất cả
chúng sinh hóng ngọn gió này thì mọi
nóng bức đều được
giải trừ. Cũng vậy, thiện nam!
Bản kinh Đại thừa bát-nê-hoàn này chính là
pháp vị cam lồ tươi mát, hết thảy
chúng sinh đều được
thấm nhuần, phát nhân bồ-đề, trừ nhất-xiển-đề.
- Lại nữa, thiện nam! Như ông thầy thuốc biết tám
phương pháp điều trị bệnh tật, trị được mọi bệnh, chỉ
trừ căn bệnh không thể trị được. Cũng vậy, thiện nam! Hết thảy
khế kinh và các tam-muội hay trị tất cả dâm, nộ,
si mê, các bệnh
phiền não, nhưng không thể trị những người đã phạm bốn pháp tội trọng và nghiệp
vô gián. Này
thiện nam tử! Lại có thầy thuốc biết hơn tám cách
điều trị bệnh tật. Tất cả bệnh tật của mọi
chúng sinh, nếu như
mạng căn vẫn còn chưa hết thì đều trị được, chỉ trừ những ai
mạng căn đã hết thì đành bó tay.
Bản kinh Đại thừa bát-nê-hoàn này cũng
y như vậy. Những bệnh
phiền não của mọi
chúng sinh, nhẫn đến những người không ưa bồ-đề, chưa muốn
phát tâm, đều có thể trị, khiến phát bồ-đề, chỉ trừ một hạng là nhất-xiển-đề.
- Lại nữa, thiện nam! Thí như người mù chẳng thấy năm màu, thầy thuốc có thể trị những bệnh mắt, khiến cho được sáng, nhưng không thể trị người mù bẩm sinh.
Bản kinh Đại thừa bát-nê-hoàn này cũng
y như vậy. Hết thảy
chúng sinh,
Thanh văn,
Duyên giác, không ưa bồ-đề, chưa muốn
phát tâm, thảy đều trị lành, khiến
mở mắt tuệ,
phát tâm bồ-đề, chỉ trừ những bọn bị mù bẩm sinh là nhất-xiển-đề.
- Lại nữa, thiện nam! Như ông thầy thuốc biết hơn tám cách
điều trị bệnh tật, tất cả
chúng sinh, người nào có bệnh, ông viết
chú thuật đưa cho người bệnh đeo ở trong người, có thể khiến cho bệnh tật
tiêu trừ.
Bản kinh Đại thừa bát-nê-hoàn này cũng
y như vậy. Những bệnh
phiền não của mọi
chúng sinh, không ưa bồ-đề, chưa muốn
phát tâm, nhẫn đến những người phạm bốn tội trọng, tạo nghiệp
vô gián, thảy đều
trừ diệt,
an lập bồ-đề.
Bồ-tát Ca-diếp bạch
Đức Phật rằng:
- Kính bạch Thế Tôn! Những người phạm vào bốn tội cực trọng và tội
vô gián như cây đa-la bị chặt đứt ngọn, và những
chúng sinh không ưa bồ-đề, người chưa
phát tâm làm sao khiến họ phát nhân bồ-đề?
Phật bảo Ca-diếp:
- Những
chúng sinh này nếu ở trong mộng, hoặc lúc
lâm chung, đọa trong
địa ngục, sinh tâm
hối hận, tự nói lời rằng: “Thương thay!
Chúng ta hủy phạm
chính pháp, tự chuốc tội này”, rồi phát
lời thề: “Nếu thoát chốn này, sinh vào
nơi khác, ở bất cứ đâu cũng phải
phát tâm cầu đạo bồ-tát”. Nhờ
uy thần lực của
kinh Đại thừa bát-nê-hoàn này, những
chúng sinh đó được sinh trời, người, ắt được
phát tâm, làm nhân bồ-đề. Vì
lý do này, Ta nói những người phạm bốn tội trọng và nghiệp
vô gián đều được
phát tâm, làm nhân bồ-đề.
- Lại nữa, thiện nam! Như ông thầy thuốc hòa trộn nhiều thuốc làm thành một vị tên a-già-đà[319]. Như vị thuốc này để tại chỗ nào thì mọi thứ độc đều
tiêu trừ hết, chỉ trừ một thứ là rắn cực độc thì không thể trị.
Bản kinh Đại thừa bát-nê-hoàn này cũng
y như vậy, hết thảy
kiêu mạn, bốn thứ
rắn độc, phạm bốn tội trọng và nghiệp
vô gián, không ưa bồ-đề, người chưa
phát tâm, đều được
an lập nơi đạo bồ-đề. Bởi vì sao vậy? Vì
kinh Đại thừa bát-nê-hoàn này là một loại thuốc
vô cùng đặc biệt,
tối thượng bậc nhất, chỉ trừ một thứ là rắn cực độc bọn nhất-xiển-đề.
- Lại nữa, thiện nam! Thí như thầy thuốc hòa trộn nhiều thuốc rồi bôi lên trên bề mặt cái trống, nếu có người nào chiến đấu
bị thương, nghe tiếng trống ấy thảy đều khỏi đau, chỉ trừ những người
mạng căn đã hết, ắt phải chịu chết.
Bản kinh Đại thừa bát-nê-hoàn này,
âm thanh pháp cổ, cũng
y như vậy, tất cả
chúng sinh nghe
âm thanh này, các thứ tên độc như dâm, nộ, si, không ưa bồ-đề, người chưa
phát tâm, phạm bốn tội đọa, tạo nghiệp
vô gián thảy đều trừ sạch, chỉ trừ bệnh của bọn nhất-xiển-đề.
- Lại nữa, thiện nam! Thí như
con người ở Diêm-phù-đề, khi trời tối xuống, tất cả mọi nhà, ai làm việc gì cũng đều ngưng lại, đến mai trời sáng thì
mọi người dân ai làm việc nấy. Cũng vậy,
chúng sinh nghe những
Khế kinh và các tam-muội vẫn như trời tối, đến khi
nghe được lời dạy
vi diệu,
bí mật của kinh bát-nê-hoàn này giống như trời sáng, thấy mọi
chính pháp, như người
nông dân vào tiết
mùa hạ mà gặp được mưa.
Vô lượng chúng sinh nhờ
kinh Đại thừa đều được thụ ký thấy tính
Như Lai. Tám ngàn
Thanh văn trong
kinh Pháp Hoa được thụ ký riêng, chỉ trừ những kẻ đã bị đóng băng là nhất-xiển-đề.
- Lại nữa, thiện nam! Thí như một người bị
phi nhân[320] bắt, hoặc bị trúng độc, gặp được thầy thuốc. Thầy thuốc
sử dụng chú thuật hoặc dùng thuốc
điều trị độc chữa cho người kia khiến được lành bệnh. Cũng vậy, thiện nam! Nếu có tì-kheo hoặc tì-kheo-ni,
cho đến ngoại đạo, ở bất cứ đâu, mà biên chép kinh, giảng rộng cho người, hoặc
chúng sinh nào được đọc, được nghe
bản kinh Đại thừa bát-nê-hoàn này, thì
mọi người này đều có cái nhân bồ-đề
vi diệu. Người chưa
phát tâm, không ưa bồ-đề, và cả những người phạm bốn tội trọng, năm tội
vô gián, mọi thứ
ác độc,
xấu xa như vậy đều được tiêu sạch, chỉ trừ một hạng là nhất-xiển-đề.
- Lại nữa, thiện nam! Thí như ông vua, trong thân bị trùng ngấm ngầm
ăn thịt của ông ta rồi mà ông chẳng biết. Bấy giờ có người thầy thuốc khéo biết tướng trạng người bệnh, thấy tướng của vua có bệnh liền nói: “Trong thân của ngài có bệnh rất nặng phải cần trị gấp”. Khi ấy ông vua chẳng tin thầy thuốc, không muốn trị bệnh. Thầy thuốc cũng sợ, không dám cho thuốc, nhưng lại âm thầm
sử dụng chú thuật khiến con
vi trùng tự chui ra ngoài. Ông vua trông thấy,
biết mình có bệnh mới tin những lời của thầy thuốc nói, liền rất
trân trọng, đãi
ngộ ân cần. Mọi loài
chúng sinh cũng
y như vậy. Người chưa
phát tâm, không ưa bồ-đề nghe
kinh Đại thừa bát-nê-hoàn rồi, chư Phật, bồ-tát lại dùng
phương tiện vì họ giảng nói, khiến cho
mọi người dù chưa nhận liền, nhưng ở trong mộng, hoặc lúc
mạng chung, liền
tự giác ngộ, phát nhân bồ-đề, trừ nhất-xiển-đề.
- Lại nữa, thiện nam! Thí như thầy thuốc khéo dạy con mình học tám
phương pháp trị bệnh, bốc thuốc.
Phương pháp bí truyền ông chưa dạy vội, đợi cho con ông
thông đạt hết cả tám
phương pháp rồi, sau đó mới dạy
phương pháp bí truyền.
Như Lai,
Ứng Cúng, Chánh
Đẳng Chính Giác cũng
y như vậy, trước hết dạy cho
pháp vương tử, tì-kheo, tì-kheo-ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di học cách
diệt trừ vô lượng phiền não; đối với thân này,
tu tập niệm tưởng thân không bền chắc, là nơi
tích tụ vô lượng khổ đau, thân là
vô thường,
biến hoại, không thực, không phải là ta, chẳng phải của ta. Sau đó
Như Lai lại dạy cho học chín bộ
khế kinh, khiến cho
thông đạt.
Cuối cùng Như Lai mới dạy cho học
bản kinh Đại thừa bát-nê-hoàn này, khiến cho
mọi người biết rằng tất cả
chúng sinh đều có
tự tính Như Lai, là
pháp thường trụ, khiến cho tất cả
phát khởi cái nhân bồ-đề
vô thượng, trừ nhất-xiển-đề. Như vậy, thiện nam!
Bản kinh Đại thừa bát-nê-hoàn này
vô lượng vô số không thể nghĩ bàn. Ông phải biết rằng kinh này chính là ông thầy thuốc giỏi, rành thuật
bí yếu, không gì hơn được.
- Lại nữa, thiện nam! Như người chèo đò đưa người qua sông,
đến bờ bên kia lại quay
trở về để chở người khác.
Chư Phật Như Lai cũng
y như vậy, dùng thuyền
Đại thừa bát-nê-hoàn này,
tùy theo khả năng
chúng sinh tiếp thụ để
cứu độ họ.
Chư Phật Như Lai bát-niết-bàn rồi lại độ
chúng sinh ở nơi cõi khác. Cho nên
Như Lai là
Đại Thuyền Sư[321]. Cho nên
Như Lai là
pháp thường trụ, vì để
hóa độ nên mới
thị hiện có sinh, có diệt.
- Lại nữa, thiện nam! Như người dùng thuyền để vượt biển lớn, nếu được xuôi gió thì mau đến được bờ ở bên kia; còn như ngược gió thì hoặc cả năm, thậm chí chết đuối, chẳng đến được bờ. Cũng vậy,
chúng sinh được gió
Đại thừa bát-nê-hoàn này mau thoát
sinh tử đến bờ bồ-đề, những người không được thì bị đắm chìm trong biển khổ đau
sinh tử luân hồi.
- Lại nữa, thiện nam! Như người đi biển gặp cơn sóng lớn, họ tự nghĩ rằng khó
thoát nạn này, nên đành
ngồi yên chờ đợi cái chết, bỗng nhiên gặp được một ngọn gió lành thổi thuyền của họ đến một nước khác. Không hiểu tại sao
tự nhiên mình được
thoát khỏi hoạn nạn, nên họ
vô cùng vui mừng và tự nghĩ là kỳ lạ. Cũng
y như vậy,
bản kinh Đại thừa bát-nê-hoàn này là ngọn gió lành.
Chúng sinh không biết, mà cũng không ưa
phát tâm bồ-đề, thế nhưng ngọn gió bát-nê-hoàn này
lặng lẽ bí mật thổi họ đến nơi
cảnh giới bồ-đề, khi đó họ mới biết là
sự thật, ngỡ ngàng thốt lên cho là kỳ lạ.
- Lại nữa, thiện nam! Như rắn thay da rồi đi chỗ khác chứ không phải chết. Cũng vậy, thiện nam!
Như Lai nê-hoàn là bỏ thân này, như rắn thay da rồi đi chỗ khác. Bởi vậy
Như Lai hiệu là
Thiện Thệ.
Như Lai xả bỏ thân
phương tiện như bỏ cây thuốc độc, rồi lại
phương tiện hóa hiện ở ngoài cõi Diêm-phù-đề. Cho nên, thiện nam! Phải biết
Như Lai là
pháp thường trụ.
- Lại nữa, thiện nam! Như ông thợ vàng có thỏi vàng thật,
tùy ý đúc luyện các đồ trang sức, nhiều loại
trang nghiêm.
Chư Phật Như Lai cũng
y như vậy, tùy sự cảm nhận của các
chúng sinh trong hai lăm cõi mà
hóa hiện thân để
độ thoát chúng.
Vì vậy nên gọi thân của
Như Lai là thân
vô lượng, cũng gọi
thường trụ.
- Lại nữa, thiện nam! Như cây am-la[322] và cây diêm-phù[323]
biến đổi ba mùa. Mùa thì ra lá, mùa ra hoa trái, mùa thì rụng lá, chẳng phải cây kia khô héo lụi tàn mà đang phát triển. Cũng vậy, thiện nam!
Như Lai,
Ứng Cúng, Chánh
Đẳng Chính Giác dùng thân
phương tiện, vì để
giáo hóa cho nên cũng phải ba lần
thị hiện.
Thị hiện đản sinh,
thị hiện thành Phật, rồi nhập nê-hoàn, nhưng mà kỳ thật
Như Lai thường tồn, không hề diệt tận. Này
thiện nam tử! Mật thân
Như Lai là
y như vậy.
Mật khẩu Như Lai,
phương tiện mật giáo cũng rất khó biết.
Phương tiện mật giáo có nghĩ là gì? Này
thiện nam tử! Thí như ông vua
sai khiến quần thần cũng có những lời
ẩn ý khó hiểu. Như có khi bảo quần thần đem tiên-đà-bà[324] đến. Nhưng tiên-đà-bà, một từ mà có đến bốn thứ nghĩa. Một là chỉ muối. Hai là chén nước. Ba là con ngựa. Bốn là thanh kiếm. Cả bốn thứ này đều mang một tên là tiên-đà-bà. Lúc vua ăn cơm, bảo các
tả hữu lấy tiên-đà-bà, thì các quần thần biết vua cần muối. Lúc vua ăn xong, kêu tiên-đà-bà, thì các quần thần biết vua cần nước. Lúc vua muốn đi dạo ở lâm viên, kêu tiên-đà-bà, thì các quần thần biết vua cần ngựa. Lúc vua lâm trận chiến đấu mà bảo lấy tiên-đà-bà, thì các quần thần biết vua cần kiếm. Vua có những lời
ẩn ý như vậy. Các quan cận thần cũng phải biết được những
ý nghĩa của lời
ẩn ý đó. Cũng vậy, thiện nam! Lời dạy
ẩn mật trong
kinh Đại thừa cũng có bốn nghĩa. Như nói
vô thường, thì các
thiện nam phải biết
Như Lai thị hiện đản sinh ở Diêm-phù-đề, rồi sẽ
thị hiện vào bát-nê-hoàn, đó là pháp
tu quán tưởng vô thường trong pháp
Đại thừa. Nếu khi
Như Lai nói
chính pháp diệt, thì các
đệ tử biết rằng
Như Lai giảng thuyết về khổ, đó là pháp
tu quán tưởng các hành thảy đều là khổ trong pháp
Đại thừa. Nếu
Như Lai nói thân là dụng cụ chứa các
tai họa, lại nói
tăng bảo cũng sẽ phải diệt, thì các
đệ tử phải nên biết rằng Phật nói
vô ngã, đó là pháp
tu quán tưởng
vô ngã trong
Đại thừa này. Nếu
Như Lai giảng
vô tưởng, không,
vô sở hữu, và
giải thoát, thì các
đệ tử phải nên biết rằng, pháp
Đại thừa này nói hai mươi lăm cõi đều
được giải thoát, nên nói là không, tất cả khổ đau đều
diệt trừ sạch là
vô sở hữu, ở cõi
cực lạc chẳng có niệm tưởng cho nên
vô thường, biến dị đổi thay không thể
phá hoại, cho nên gọi là
thường trụ bất diệt, chẳng phải là pháp thay đổi, hư hoại. Nên biết
giải thoát chính là
Như Lai. Mà
Như Lai là
tự tính Như Lai, trong mỗi
chúng sinh thảy đều có đủ. Ai biết như vậy là
đệ tử Ta. Người này khéo hiểu lời dạy
bí mật của
Đức Như Lai.
- Lại nữa, thiện nam! Như trời nắng hạn, cỏ thuốc,
hoa thơm, trái ngọt, cây cối đều bị
héo tàn, chẳng ra hoa trái,
ngoài ra cây cỏ
dưới nước, trên cạn đều khô héo cả, chẳng chút tươi sáng, và đến năm sau cũng khó
sinh trưởng,
phục hồi trở lại. Này
thiện nam tử!
Bản kinh Đại thừa bát-nê-hoàn này cũng
y như vậy. Ta
diệt độ rồi, có những
đệ tử giống như
hoa quả gặp mùa nắng hạn chẳng sinh hoa trái; như bị giặc cướp đánh phá thành trì, cướp mất
châu báu, chỉ còn bỏ lại thôn nghèo mà thôi. Chúng ác tì-kheo mất kinh nê-hoàn như mất
của báu, bèn tìm sao lược và tuyển tập lại, nhưng không khéo hiểu
nghĩa lý của kinh, mặc tình
buông lung,
ngã mạn đến nỗi rơi vào
địa ngục. Thương thay họa lớn ở đời tương lai thật là đáng sợ!
Tốt đẹp biết bao! Nếu
chúng sinh nào ở đời tương lai được nghe
bản kinh bát-nê-hoàn này thoáng qua lỗ tai, rồi
tùy theo chỗ nghe kinh mà
thọ trì,
đọc tụng, hiểu được
ý nghĩa, lại vì người khác
giảng giải rộng rãi, nhờ cái nhân này họ sẽ
đạt được bồ-tát
chân thật.
- Lại nữa, thiện nam! Như ở
tụ lạc, thành ấp nước nọ có người bán sữa, vì tâm hám lợi nên đã lấy nước pha thêm vào sữa, lừa dối người ta. Rồi người buôn sữa cũng làm như vậy, lấy nước thêm vào,
liên tục xoay vần làm điều
dối trá, đến người
tiêu dùng mua sữa về uống thì lúc bấy giờ sữa đã chẳng còn
mùi vị của sữa. Cũng vậy, thiện nam! Sau khi Ta đã
thể nhập nê-hoàn, vào lúc còn khoảng tám mươi năm nữa
chính pháp sẽ diệt, thì
kinh Đại thừa bát-nê-hoàn này sẽ
lưu bố khắp cõi Diêm-phù-đề.
Lúc ấy sẽ có nhiều ác tì-kheo
phóng túng,
buông lung, bè đảng chúng ma hủy hoại
chính pháp, tự tạo
kinh luận,
kệ tán khen ngợi, lấy sai làm đúng, lấy đúng làm sai, sao lược,
thêm bớt, chỉ vì
lợi dưỡng, cho nên
ham muốn nuôi dưỡng, tích chứa tài vật
phi pháp, hủy hoại,
rối loạn mùi vị chính pháp, khiến cho
giáo pháp trở nên nhạt nhẽo, lại thêm vào đó những thuyết
tà đạo,
văn tự bất chính. Những người
mê lầm thụ học
kinh điển cũng không
tôn trọng,
cung kính cúng dường, trong lòng giữ lấy những điều tà siểm, vì
tham lợi dưỡng cho nên bày vẻ
hình tướng pháp lạc.
Bản kinh Đại thừa bát-nê-hoàn này vào lúc bấy giờ bị bọn người đó làm cho hủy hoại.
- Lại nữa, Ca-diếp! Vì
ý nghĩa trên, những người
thiện nam và người
tín nữ đối với
bản kinh Đại thừa bát-nê-hoàn này
cần phải phương tiện lập chí trượng phu. Bởi vì sao vậy? Bởi tính
Như Lai là pháp
trượng phu. Đối với các pháp,
tính tình người nữ sinh nhiều
nhiễm trước,
năng lực không đủ kham nhận phát triển
kinh điển Đại thừa thâm sâu vi diệu. Này
thiện nam tử! Thí như nước dãi của một con muỗi không thể làm cho
đại địa này ướt, tâm của người nữ giống như
đại địa, lòng đầy
khát ái. Thí như biển lớn, hết thảy nước mưa, trăm sông ngàn suối đều đổ vào biển, nhưng biển lớn kia chưa từng đầy tràn, tâm của người nữ cũng
y như vậy, lòng tham
ngũ dục chưa từng biết đủ.
Vì vậy, Ca-diếp! Nếu người
thiện nam hay người
tín nữ muốn cầu
phương tiện thoát thân người nữ
cần phải tu tập kinh điển Đại thừa bát-nê-hoàn này. Bởi vì sao vậy? Bởi
kinh Đại thừa bát-nê-hoàn này nói về
tự tính Như Lai chính là pháp của
trượng phu. Nếu
chúng sinh nào không tự biết rằng trong
bản thân mình có tính
Như Lai, thì dù
thế gian gọi
chúng sinh ấy là bậc nam tử, nhưng Ta cho rằng kẻ ấy chỉ là bọn đàn bà thôi! Ngược lại, nếu như có những người nữ có thể tự biết trong
bản thân mình có tính
Như Lai, dù cho
thế gian gọi họ người nữ, thì Ta vẫn xem họ là nam tử! Như vậy, thiện nam!
Bản kinh Đại thừa Bát-nê-hoàn này
tích tụ vô lượng vô biên công đức, giảng rộng tất cả
chúng sinh đều có
tự tính Như Lai. Nếu người
thiện nam hay người
tín nữ muốn được nhanh chóng
thành tựu tự tính của
Đức Như Lai thì phải siêng năng dùng pháp
phương tiện tu học kinh này.
Bồ-tát Ca-diếp bạch với Phật rằng:
- Hay thay, Thế Tôn! Nay con
tu tập kinh Bát-nê-hoàn mới tự biết rằng trong
bản thân mình có tính
Như Lai, con nay mới đúng là bậc nam tử.
Phật bảo Ca-diếp:
-
Lành thay,
lành thay! Này
thiện nam tử! Phải nên siêng năng
phương tiện học pháp rất
thâm sâu này, như ong hút mật của các loài hoa,
thưởng thức pháp vị thâm sâu tận cùng. Này ông Ca-diếp! Thí như nước dãi của một con muỗi không thể làm cho
đại địa thấm ướt. Cũng vậy, thiện nam! Ở đời tương lai các tì-kheo ác
phá hoại kinh pháp vô lượng vô số như trời hạn hán,
kinh điển Đại thừa Bát-nê-hoàn này không thể tưới thấm. Bởi vì sao vậy? Phải biết đó là dấu hiệu, tướng trạng
chính pháp diệt tận.
- Lại nữa, thiện nam! Như
cuối mùa hạ và đầu
mùa đông,
tiềm phục ở giữa
mùa thu ẩm ướt, mưa tuôn
liên tục. Cũng vậy, thiện nam!
Bản kinh Đại thừa Bát-nê-hoàn này, sau khi Ta đã nhập nê-hoàn rồi,
chính pháp suy giảm, bấy giờ kinh này
lưu bố phương nam, bị các
tà kiến,
dị thuyết,
phi pháp làm cho
trôi nổi. Bấy giờ ở vùng phương nam sẽ có bồ-tát
hộ pháp đem
khế kinh này đến nước Kế-tân[325] ẩn dấu trong đất, cùng với tất cả
Khế kinh Đại thừa,
Phương đẳng đều đem ẩn dấu ở đó. Thương thay! Bấy giờ
chính pháp diệt tận, chẳng có mưa pháp tràn đầy
thế gian, để người
tu tập chính pháp Như Lai thấm nhuần mưa pháp. Bồ-tát
hộ pháp là bậc
đại hùng trong chốn
loài người đều
ẩn dật hết.
Khi ấy bồ-tát Ca-diếp
bạch Phật:
- Kính bạch Thế Tôn!
Chư Phật Như Lai,
Thanh văn,
Duyên giác tính không sai biệt. Cúi xin
Thế Tôn giảng thuyết rộng rãi để cho tất cả
chúng sinh đều được khai mở,
hiểu rõ.
Phật bảo Ca-diếp:
- Thí như một người nuôi nhiều bò sữa, chia bò ra thành từng bầy theo màu xanh, vàng, đỏ, trắng. Lúc muốn tế trời, họ tập hợp hết tất cả đàn bò để vắt lấy sữa. Sữa bò vắt được để chung một bồn, đều có một màu như màu ngọc kha[326]. Cũng vậy, thiện nam!
Tính thanh tịnh của
chư Phật Như Lai,
Thanh văn,
Duyên giác đều cùng một màu. Bởi vì sao vậy? Bởi vì đã đoạn sạch hết
phiền não. Như ông thợ vàng, lấy vàng từ quặng, có nhiều tạp chất nên màu khác nhau, rồi nấu tan ra,
tinh luyện lại thành một màu vàng kim. Bởi vì sao vậy? Bởi vì
vô lượng,
vô số tạp chất,
phiền não đã bị nung cháy tiêu hết. Cho nên, phải tin
bản kinh Đại thừa Bát-nê-hoàn này, tất cả
chúng sinh đều có
tự tính Như Lai chân thật, đều cùng một màu.
Bồ-tát Ca-diếp bạch
Đức Phật rằng:
- Như
Thế Tôn dạy, tất cả
chúng sinh đều có
Phật tính, không hề
sai biệt. Đối với điều này con chưa hiểu lắm. Vả lại
chúng sinh, như
Thế Tôn dạy,
Thanh văn,
Duyên giác và chư Bồ-tát đều không thể đắc Đại bát-nê-hoàn, chỉ có
Như Lai mới
chứng đắc được Đại bát-nê-hoàn. Cho nên, phải biết
Thanh văn,
Duyên giác và chư Bồ-tát nếu đồng
Như Lai,
nếu không sai biệt,
vậy thì tại sao
một mình Thế Tôn,
trải qua vô lượng kiếp a-tăng-kỳ
tu hành phương tiện,
tích tụ công đức?
Phật bảo Ca-diếp:
- Những điều trước đây mà Ta đã nói đó là
Như Lai phương tiện mật giáo, nói các
Thanh văn không chứng nê-hoàn. Cho nên phải biết tất cả đều lấy kinh Đại bát-nê-hoàn, mà bát-nê-hoàn chỉ là
cảnh giới của Phật mà thôi,
vì vậy kinh này gọi là Đại bát-nê-hoàn.
Bồ-tát Ca-diếp bạch
Đức Phật rằng:
- Kính bạch Thế Tôn! Đó chính là điều không thể giống nhau. Như Phật đã nói,
Thanh văn,
Duyên giác và chư Bồ-tát đều phải quy về
Như Lai nê-hoàn, giống như trăm sông đều chảy vào biển, đó là
pháp thường.
Phật bảo Ca-diếp:
- Ngã chính là
pháp thường trụ bậc nhất.
Ca-diếp
bạch Phật:
- Thế nào,
Thế Tôn, tính của
Như Lai là khác hay không?
Phật bảo:
- Có khác!
Ca-diếp lại hỏi:
- Khác như thế nào?
Đức Phật trả lời:
-
Tự tính Như Lai của các
Thanh văn giống như sữa bò.
Tự tính Như Lai của các
Duyên giác như sữa thành lạc.
Tự tính Như Lai của chư Bồ-tát như lạc thành tô.
Tự tính Như Lai của các chư Phật giống như
đề hồ. Cũng vậy, thiện nam!
Bản kinh Đại thừa bát-nê-hoàn cũng có bốn loại
sai biệt như thế.
Bồ-tát Ca-diếp bạch
Đức Phật rằng:
- Kính bạch Thế Tôn! Tính của
chúng sinh thì như thế nào?
Phật bảo Ca-diếp:
- Như sữa chưa thành, vẫn còn nằm trong cơ thể con bò, bấy giờ chỉ là sự
hòa hợp giữa nước và máu huyết.
Vô lượng phiền não che đậy tự tính Như Lai chân thật của mọi
chúng sinh, cũng
y như vậy.
Bồ-tát Ca-diếp lại
bạch Phật rằng:
- Như
Thế Tôn dạy, tại thành Câu-di có chiên-đà-la tên là
Hoan Hỷ, sẽ được
thành Phật trong số một ngàn vị Phật ở
tại thế giới này. Người này chỉ mới một niệm
phát tâm,
Thế Tôn đã
thọ ký riêng cho ông ta
thành Phật,
vậy thì tại sao
Thế Tôn lại không
thọ ký cho
tôn giả Xá-lợi-phất,
tôn giả Mục-kiền-liên v.v… mau
thành Phật đạo?
Phật bảo Ca-diếp:
- Hoặc có
Thanh văn,
Đức Phật Bích-chi, chư vị Bồ-tát… không
phát nguyện nhanh, nhưng lại có người
hộ trì chính pháp lại
phát nguyện nhanh, vì họ có sự
phát nguyện sai khác, và
căn cứ vào cái nhân
sức mạnh của tâm
bồ đề Thế Tôn thọ ký riêng biệt cho họ mau
thành Phật đạo. Lại nữa, thiện nam! Như người thương buôn mang ngọc ma-ni đi qua thôn làng của người
dân quê rao bán
trân bảo. Những người
dân quê nghe rao bán ngọc liền kéo đến xem, nhưng chẳng biết ngọc, cho nên cười lớn, bảo là viên đá. Cũng vậy, thiện nam!
Như Lai thọ ký riêng biệt cho hàng
Thanh văn v.v… sẽ được
thành Phật, đến
chỗ tối thắng, thì đời tương lai có các tì-kheo
buông lung, lười biếng, chẳng biết
chân thật, giống như
dân quê, những người tật bệnh, khốn cùng
xuất gia,
tín tâm chẳng có,
đời sống tà mạng,
dối trá, nịnh hót, nếu nghe
Như Lai thọ ký cho hàng
Thanh văn họ sẽ
lập tức cười lớn. Phải biết bọn này,
hình tướng sa-môn, kỳ thật chẳng phải sa-môn
chân chính. Cho nên, thiện nam! Hoặc có những người
phát nguyện nhanh chóng
hộ trì chính pháp, lại có người không
phát nguyện nhanh chóng
hộ trì chính pháp, bởi vậy
Như Lai tùy theo chỗ họ
phát tâm nhanh chậm mà
thọ ký cho.
Bồ-tát Ca-diếp bạch
Đức Phật rằng:
- Kính bạch Thế Tôn! Bậc đại Bồ-tát phải làm thế nào để không
phá hoại quyến thuộc?
Phật bảo Ca-diếp:
-
Cần phải siêng năng
tu tập phương tiện hộ trì chính pháp, đó là bậc đại bồ-tát
dũng cảm trong chốn
loài người, không
phá hoại quyến thuộc.
Bồ-tát Ca-diếp lại
bạch Phật rằng:
- Kính bạch Thế Tôn! Vì sao
chúng sinh không biết sáu vị?
Phật đáp:
- Không biết
tam bảo trước sau
trường tồn, cho nên
chúng sinh chẳng biết
sáu vị. Như người miệng lở chẳng biết
phân biệt sáu vị ngọt, đắng, cay, chua, mặn, nhạt. Hết thảy
chúng sinh cũng
y như vậy,
ngu si,
vô trí, chẳng biết
tam bảo là
pháp trường tồn. Ta nói bọn họ là bọn người mù.
Chúng sinh mắt thịt mà biết
tự tính của
Đức Như Lai là
pháp thường trụ, Ta nói người đó có được
thiên nhãn. Nếu có
chúng sinh nghe
kinh Đại thừa mà khởi
lòng tin và tâm
ưa thích, Ta nói người đó cũng có
thiên nhãn.
Giả sử chúng sinh có được
thiên nhãn, nhưng mà chẳng biết
tự tính Như Lai là
pháp thường trụ, thì Ta nói rằng người đó chỉ có
mắt thịt mà thôi. Bởi vì sao vậy? Vì tính
Như Lai thường trụ,
chân thật, mà những người ấy chẳng siêng
tu tập.
- Lại nữa, thiện nam! Phải biết
Như Lai là
cha mẹ của tất cả
chúng sinh. Bởi vì sao vậy? Vì
Đức Như Lai phải tùy hình loại của mọi
chúng sinh rồi
hóa hiện ra cho giống
cảnh giới của
chúng sinh đó để mà
thuyết pháp. Mỗi một
âm thanh thuyết pháp cho mỗi
chúng sinh khác nhau, khiến cho mỗi loài đều tự hiểu được.
Chúng sinh mỗi loài đều tự khen rằng: “Hay thay!
Như Lai dùng
âm thanh của giống loài
chúng ta để mà thuyết pháp”.
- Lại nữa, thiện nam! Như trẻ mới sinh, được mười sáu tháng,
phát âm chưa chuẩn.
Cha mẹ của nó muốn tập nó nói, trước hết phải theo
âm thanh bập bẹ của đứa trẻ nít để dạy từ từ. Phải biết
cha mẹ không phải chẳng biết
ngôn ngữ để dạy.
Chư Phật Như Lai cũng
y như vậy. Vì để
giáo hóa, cho nên
thị hiện âm thanh,
ngôn ngữ giống
y như của các loài
chúng sinh, nhưng mà kỳ thật
âm thanh Như Lai chẳng phải như thế, chỉ là
phương tiện tùy thuận theo cách
thế gian mà thôi.
KINH ĐẠI BÁT NÊ HOÀN
Phẩm thứ 18: TÙY HỶ[896a] Bấy giờ, từ trên khuôn mặt
Thế Tôn phóng ra
vô lượng ánh sáng đủ màu chiếu khắp
bốn chúng. Ánh sáng chiếu rồi,
trưởng giả Thuần-đà tức thì dâng lên
cúng dường Như Lai cùng với
đại chúng một lần sau cuối.
Lúc ấy Thuần-đà cùng các
quyến thuộc được niềm vui lớn, cất
lời khen rằng:
- Thật là hy hữu! Khó được
cúng dường đức Phật Như Lai thêm
một lần nữa!
Khi ấy Thuần-đà liền lấy
vô số bình bát quý báu đựng cơm
thượng vị đem đến dâng Phật. Vừa ngay lúc đó có vị
thiên thần oai lực rất lớn chặn lại
trước mặt, bảo Thuần-đà rằng:
- Chớ vội cúng dường! Xin ông vì ta, đợi trong giây lát, để ta
chiêm ngưỡng dung nghiêm
Như Lai.
Bấy giờ
Thế Tôn lại
phóng hào quang chiếu
thiên thần kia. Ngay đó
thiên thần vâng thánh chỉ Phật để cho
trưởng giả Thuần-đà
đi trước.
Lúc ấy trời, người cùng với
vô lượng chúng sinh các loài, trong lòng
sầu cảm,
âm thanh khác nhau,
chấn động mặt đất,
đi theo Thuần-đà
cúng Phật và Tăng,
cúng dường một lần sau cuối liền được lên bờ
giải thoát.
Bấy giờ
Thế Tôn muốn cho tì-kheo, tì-kheo-ni và tất cả
chúng hội biết giờ đã đến, lại
phóng hào quang chiếu khắp
chúng hội. Lúc đó các vị tì-kheo liền biết
thì giờ đã đến, liền chỉnh
uy nghi, cầm lấy
bình bát,
như pháp thụ lãnh phẩm vật
cúng dường.
Trưởng giả Thuần-đà
sắp đặt vô số giường ghế
quý báu cho Phật và tăng, treo lụa, phướng, lộng,
hương hoa,
anh lạc.
Lúc ấy ba ngàn
đại thiên thế giới trang nghiêm thắng diệu, giống như
quốc độ Tây phương cực lạc.
Trưởng giả Thuần-đà đứng trước
Đức Phật sầu muộn, bi ai bạch với Phật rằng:
- Cúi xin
Thế Tôn thương xót chúng sinh trụ thọ một kiếp, hoặc hơn một kiếp!
Phật bảo Thuần-đà:
- Ông muốn thỉnh Ta trụ lâu ở đời, thì hãy biết thời mau dâng
cúng dường một lần sau cuối, rồi sẽ được lên bến giờ
giải thoát.
Thuần-đà
bạch Phật:
- Dạ vâng, Thế Tôn!
Bấy giờ tất cả các loài
chúng sinh, trời, người, bồ-tát,
đồng thanh nói rằng:
- Thật kì diệu thay! Thuần-đà là người
cúng dường lần cuối. Thật kì diệu thay! Thuần-đà là người
cúng dường lớn nhất. Hôm nay
chúng ta chuẩn bị bao nhiêu phẩm vật
cúng dường bây giờ
trở thành những vật
vô dụng.
Thế rồi tất cả than khóc
ưu sầu rất là
khổ não.
[896b] Bấy giờ, từ nơi mỗi lỗ chân lông
Thế Tôn đều
xuất hiện ra
vô lượng hóa Phật. Mỗi Phật đều có
quyến thuộc tì-kheo, đón nhận tất cả phẩm vật
cúng dường của mọi
chúng sinh. Khi ấy tất cả mọi loài
chúng sinh đều rất
vui mừng.
Lúc đó, phẩm vật
cúng dường của ông Thuần-đà nhờ
uy thần Phật, mọi thứ đem đến ở nơi
đại hội đều được đầy đủ. Thuần-đà
vui mừng, tự
suy nghĩ rằng: “Hôm nay
Như Lai và cả
đại chúng đều thụ nhận sự
cúng dường của ta
một lần sau cuối, rồi
Đức Như Lai sẽ bát-nê-hoàn”. Các
chúng sinh khác cũng tự nghĩ rằng: “Hôm nay
Như Lai và cả
đại chúng thụ nhận bữa cơm
cuối cùng ta cúng, sau đó
Như Lai vào bát-nê-hoàn, không nhận lời thỉnh của những người khác”.
Bấy giờ, nơi rừng
Kiên cố đất đai chật chẹp, nhưng nhờ
thần lực của
Đức Thế Tôn, cho nên mỗi chỗ nhỏ như ngọn kim cũng có
vô lượng chư Phật cùng với tì-kheo
quyến thuộc ngồi đó
thụ thực.
Lúc ấy, trời, người và a-tu-la đều rất ưu buồn
than thở nói rằng:
- Hôm nay
Như Lai thụ nhận bữa cơm
cuối cùng chúng ta cúng dường rồi Ngài sẽ bát-nê-hoàn. Rồi đây
chúng ta phụng sự ở đâu? Buồn thay! Từ đây
chúng ta như trẻ
mồ côi không
nơi nương tựa, chẳng người chở che!
Khi ấy
Như Lai liền vì tất cả nói
bài kệ rằng:
Các ông chớ buồn than
Pháp chư Phật vốn vậy
Tuy nói là nê-hoàn
Cũng chưa phải diệt hẳn
Pháp Như Lai
thường trụChỗ thường
an ổn nhất
Những ai còn
nghi ngờLắng lòng nghe Ta nói
Ta đã lìa uống ăn
Thân không khổ đói, khát
Ta nay vì các ông
Thuyết pháp tùy hỷ này
Khiến tất cả
chúng sinhĐược
an ổn khoái lạc
Tính
chư Phật Như LaiPháp thường trụ
chân thậtNay các ông đã nghe
Phải siêng tu
phương tiệnNhư
quạ và chim cúTính của chúng
trái nhauKhiến cho đi chung bầy
Nghỉ đêm cùng
hoan lạcNhư Lai xem tất cả
Giống như La-hầu-la
Nên sẽ xả
từ biMãi vào trong nê-hoàn
Có thể khiến
rắn độcCùng
ở chung với thỏ
Như Lai xả
từ biMãi vào trong nê-hoàn
Khiến cho cây
y lanĐứng chung trăm
hoa thơmNhư Lai xả
từ biMãi vào trong nê-hoàn
Khiến cho trái ca-lưu[327]
Đồng vị đam-ma-la[328]
Như Lai xả
từ biMãi vào trong nê-hoàn
Khiến cho nhất-xiển-đề
Sẽ thành
bình đẳng giácNhư Lai xả
từ biMãi vào trong nê-hoàn
Làm cho mọi
chúng sinhNhất thời thành Phật đạo
Như Lai xả
từ biMãi vào trong nê-hoàn
Giả sử nước dãi muỗi
Xâm hoại
đại địa này
Trăm sông đều chảy tràn
Biển lớn sẽ đầy ắp
Như Lai xả
từ biMãi vào trong
nê hoànCác ông, cùng
chúng sinhĐược vui sâu
chính phápBảo
Như Lai diệt hẳn
Lo buồn mà than khóc
Từ nay nơi
Như LaiChớ
nghĩ tưởng vô thườngPhải biết tính
Như LaiTrường tồn, không thay đổi
Pháp, tăng cũng như vậy
Chẳng phải pháp hủy diệt.
[896c] Như vậy, thiện nam! Đây là ba
pháp thường trụ, chẳng đổi, là lời
chân thật. Hết thảy
chúng sinh gặp điều
khủng bố, lời
chân thật này có thể làm cho được sống
an ổn. Muốn qua những nơi đồng vắng hiểm nạn, lời
chân thật này có thể khiến cho
vượt qua hoạn nạn. Lời
chân thật này có thể khiến cho cây đã khô héo ra hoa lá lại. Trong
bốn chúng đây, ai nghe ba
pháp thường trụ này rồi nói lời
tùy hỷ, thì
giả sử như người đó chưa từng
phát tâm bồ-đề, hoặc chưa ưa muốn hướng đến bồ-đề, bây giờ người đó đều đã có được cái nhân bồ-đề. Ba
pháp thường trụ là lời
chân thật, tối diệu
tùy hỷ của
Đức Như Lai. Nếu có tì-kheo hoặc tì-kheo-ni vì mọi
chúng sinh giảng nói ba
pháp thường trụ,
bất biến, thì phải biết rằng họ là những người xứng đáng thụ nhận tất cả những bậc la-hán
cúng dường. Ngược lại, nếu
như không thể làm được như những người đó thì không xứng đáng thụ nhận
cúng dường. Thậm chí tất cả những chiên-đà-la ưa nghe
Như Lai, nói lời
tùy hỷ, thì cũng
đạt được sự không
sợ hãi.
Bấy giờ, trời, người và a-tu-la…nói
Như Lai là
pháp thường trụ, tâm được
hoan hỷ, tâm được
nhu nhuyến, tâm được
chân thật, tâm lìa ấm cái, tâm được
thanh tịnh,
vẻ mặt vui sướng như đóa
hoa sen. Họ
rải hoa trời, đốt các danh hương, trổi
âm nhạc trời
cúng dường Như Lai và tì-kheo tăng.
Khi ấy
Thế Tôn bảo ngài Ca-diếp:
- Này
thiện nam tử! Ông thấy sự việc
hy hữu thế nào?
Bồ-tát Ca-diếp bạch với Phật rằng:
- Dạ vâng, Thế Tôn! Con thấy sự việc kỳ đặc này là việc chưa từng có. Con thấy tất cả
chư thiên,
loài người và a-tu-la sắm lễ
cúng dường, ai cũng đều được
Như Lai,
đại chúng thụ nhận phẩm vật. Con lại thấy rằng ở giữa khoảng đất chật hẹp thế này mà lại dung chứa tất cả giường, tòa của
Đức Như Lai cùng với
đại chúng, một chỗ chỉ nhỏ bằng đầu ngọn kim
vậy mà cũng có
vô lượng chư Phật cùng các
quyến thuộc ngồi ở trong đó thụ nhận
cúng dường, nói kệ
tùy hỷ. Thế nhưng tất cả
chúng sinh ở đây không
biết điều đó, ai cũng bảo rằng: “Như Lai chỉ nhận của ta cúng dường”. Hôm nay
Thế Tôn cùng với
đại chúng thương xót Thuần-đà, nhận sự
cúng dường một lần sau cuối để cho ông ta vượt lên bờ giác. Phật dùng
thần lực khiến cho
đại chúng đều được đầy đủ, kỳ thật
Thế Tôn không dùng
đoàn thực. Chỉ có chư vị hàng đại bồ-tát,
như pháp vương tử Văn-thù-sư-lợi, là bậc
dũng cảm trong chốn
loài người mới có thể biết
Như Lai dùng sức phương tiện hóa hiện ra những sự việc
vô cùng kỳ đặc chưa từng có này, còn hàng
Thanh văn và hàng
Duyên giác thì không thể biết. Thật là kỳ lạ! Kính bạch Thế Tôn! Thường pháp của
Đức Như Lai thật là
vô số,
vô lượng.
Bấy giờ
Thế Tôn bảo ông Thuần-đà:
- Ông có nhìn thấy sự việc lạ lùng chưa từng có không?
Thuần-đà
bạch Phật:
- Dạ vâng, Thế Tôn! Con có nhìn thấy. Con thấy
Như Lai có ba hai tướng, tám mươi vẻ đẹp
trang nghiêm thân Ngài, cũng như
vô lượng vô số Như Lai và chư bồ-tát
quyến thuộc vây quanh. Hôm nay con được thấy thân
chân thật của
Đức Thế Tôn,
duy nhất mình Ngài ngồi giữa
đại chúng giống như cây thuốc, có chư bồ-tát trước sau vây quanh.
Phật bảo Thuần-đà:
- Chư Phật ông thấy đều là
hóa hiện. Bởi Phật
thương xót tất cả
chúng sinh và muốn làm cho
chúng sinh an lạc,
đồng thời khai mở tâm ý của họ, khiến cho họ được
công đức không thể
cùng tận cho nên
hóa hiện như vậy. Nhưng mọi
chúng sinh đều chẳng thể biết, duy chỉ những hàng bồ-tát
thành tựu vô lượng công đức của bậc bồ-tát, là bậc siêu xuất giữa chốn
loài người mới có thể biết
Như Lai phương tiện hóa hiện như thế. Này ông Thuần-đà! Hôm nay ông cũng đã
thành tựu được
công đức thập địa của hàng bồ-tát.
Thuần-đà
bạch Phật:
- Đúng vậy, Thế Tôn! Chúng con đều đang
tu tập tất cả hạnh
tùy hỷ của chư vị bồ-tát.
Phật bảo Thuần-đà:
- Chớ tham theo quả ngoài các
khế kinh.
Thuần-đà
bạch Phật:
- Ngoài các
khế kinh, các kinh còn lại không phải kinh sao?
Phật bảo Thuần-đà:
- Đó là những kinh nói
pháp hữu dư[329].
Thuần-đà lại hỏi:
- Nghĩa này thế nào?
Đức Phật trả lời:
- Như Ta đã nói
bài kệ dưới đây:
Khen mọi cách
bố thíKhông chê người
bố thíThí
phạm giới ít phước
Thí
trì giới, phước tăng.
[897b] Ta nói đó là
khế kinh. Dù có khen ngợi mọi cách
bố thí, nhưng sự
bố thí vẫn có sai khác.
Bố thí cho người
phạm giới thì chẳng có một
mảy may phước báo nào;
bố thí cho người
trì giới, người
hộ pháp thì được
quả báo rất lớn, chứ không phải sự
bố thí nào cũng như nhau.
Thuần-đà
bạch Phật:
- Kính bạch Thế Tôn! Nhưng
bài kệ đó khen ngợi tất cả
công đức của sự
bố thí.
Phật bảo Thuần-đà:
- Trừ một hạng người, còn lại tất cả đều được khen ngợi
bố thí rộng khắp.
Thuần-đà
bạch Phật:
- Trừ hạng người nào? Còn hạng người nào được khen ngợi là
bố thí tất cả?
Phật bảo Thuần-đà:
- Trừ nhất-xiển-đề, những kẻ
phạm giới, hủy báng
chính pháp, mọi
bố thí khác ông nên khen ngợi.
Thuần-đà
bạch Phật:
- Những hạng người nào là nhất-xiển-đề?
Phật bảo Thuần-đà:
- Nếu tì-kheo, tì-kheo-ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di nào
phỉ báng kinh pháp, miệng nói lời thô ác không bao giờ hối cải, đối với
kinh pháp tâm không nương tựa… thì những người này đang hướng đến
con đường nhất-xiển-đề. Lại có những
chúng sinh phạm bốn tội trọng, tạo tội
vô gián, không những không biết hối cải mà còn không biết
tàm quý; đối với
chính pháp họ không có tâm
hộ trì hay
thương tiếc, không bao giờ coi người
hộ pháp là
tri thức; đối với những
việc thiện họ chưa từng khen ngợi,
tán thán; lại có những người
tà kiến, không tin Phật, Pháp, Tăng… Ta nói những hạng người này đều đang đi trên
con đường nhất-xiển-đề. Trừ những hàng người này ra, còn lại đều được khen ngợi là
bố thí tất cả.
Thuần-đà
bạch Phật:
- Thế nào là phạm giới?
Phật bảo:
- Là phạm vào bốn tội trọng, năm tội
vô gián, và hủy báng
chính pháp.
Thuần-đà
bạch Phật:
- Những
trọng tội này có sự
sai biệt không?
Phật đáp:
- Có sự
sai biệt. Chẳng hạn, dù người kia
phạm giới nhưng khi mặc
pháp y họ sinh lòng
tàm quý, buột miệng than rằng: “Than ôi! Nay ta đã
phạm trọng tội rồi!
Quái lạ thay, tại sao ta lại tạo nên cái khổ lớn lao này”! Rồi người đó ôm lòng lo sợ, sinh tâm
hộ trì chính pháp. Họ
phát nguyện: “Ta sẽ
tán thán tất cả những người
hộ pháp. Ta cũng sẽ
hàng phục tất cả những người
phi pháp. Đối với các
thiền định của
kinh phương đẳng ta sẽ
nỗ lực tu hành”. Đối với những hạng người này
Như Lai nói họ không
phạm giới. Bởi vì sao vậy? Như
mặt trời mọc ánh sáng chiếu soi chút bụi ngăn ngại đều không còn nữa, cũng vậy,
tu tập khế kinh đại thừa này như
mặt trời xuất hiện, vố số
vô lượng tội lỗi tích tụ bấy lâu đều sẽ tiêu sạch. Cho nên, kinh này nói người
hộ pháp được
quả báo lớn. Ngược lại, nếu người
phạm giới mà không làm được như trên thì gọi là
phạm tội cực trọng, nếu
bố thí cho những người này thì không có một chút
mảy may phước đức.
- Lại nữa thiện nam! Dù người phạm bốn tội trọng nhưng có thể biết
tự tính Như Lai chân thật và
phát tâm hộ pháp, thì
cúng dường cho những người này cũng có được
quả báo lớn. Vì sao vậy? Thí như có người
phụ nữ sống trong một đất nước hoảng loạn, bà muốn dẫn con thơ đi qua nước khác, trên đường đi gặp dòng sông lớn, nước
mênh mông, bà ẳm đứa con từng bước lội qua dòng sông chảy xiết,
nếu không thả đứa con ra thì cả hai
mẹ con đều chết đuối, bà thương con, không nở thả nó ra, và tìm mọi cách chèo chóng qua sông, nhưng rồi cả hai
mẹ con đều chết đuối. Người phụ kia trước đã từng tạo
tội ác rất lớn, nhưng nhờ
công đức bảo vệ con mình
cho đến chết, nên sau khi
mạng chung liền được sinh lên
cõi trời. Cũng vậy, thiện nam! Người phạm bốn tội trọng, năm tội
vô gián, nhưng nếu trong
thâm tâm hối hận và
phát tâm hộ trì chính pháp, thì dù đã tạo tội
bất thiện, gieo nhiều
nghiệp ác, nay nhờ vào
công đức hộ pháp mà có thể làm
ruộng phước điền, có thể kham nhận sự
cúng dường của
tín thí.
Công đức của
hộ pháp được
phước báo lớn như vậy.
Thuần-đà bạch với Phật rằng:
- Kính bạch Thế Tôn! Nếu như hạng nhất-xiển-đề lại sinh
tín tâm, hối cải
lỗi lầm,
quy y tam bảo, nếu người nào
bố thí cho họ thì có được
phước báo lớn không?
Phật bảo Thuần-đà:
- Chớ nói lời này. Thuần-đà! Thí như người ăn trái am-la, dùng tay đập bể vỏ rồi lấy cái nhân bên trong mà ăn, ăn rồi lại lấy cái vỏ chẳng còn nhân gieo trồng xuống đất, dù cho có tưới tẩm chăm sóc,
rốt cuộc cũng không thể nảy mầm. Hạng nhất-xiển-đề cũng giống
y như vậy, nó đã bị hư nát
hạt giống thiện pháp, muốn cho nó hối cải và phát sinh
thiện tâm là điều
không tưởng, chính
vì vậy mà gọi là nhất-xiển-đề.
Bố thí cho người
trì giới được
phước báo lớn,
phước báo đó cũng không phải như nhau. Bởi vì sao vậy?
Bố thí cho
Thanh văn và Bích-chi-phật có được
phước báo sai khác nhau, duy chỉ có
bố thí cho
Như Lai là được
phước báo tối thượng. Cho nên mới nói không phải tất cả sự
bố thí đều được
quả báo lớn.
Thuần-đà
bạch Phật:
- Vì
lý do gì mà
Thế Tôn nói
bài kệ này?
Phật bảo Thuần-đà:
- Vì có
nhân duyên. Hồi đó tại thành Vương-xá có một
cư sĩ không tin
tam bảo mà
phụng sự ngoại đạo Ni-kiền. Một hôm, ông ta đến và hỏi
Như Lai về
ý nghĩa của sự
bố thí.
Như Lai đã nhiếp hóa ông ấy và nói
bài kệ này. Phải biết
Như Lai dùng sức phương tiện bí mật nói riêng cho hàng bồ-tát, không phải tất cả đều có thể hiểu hết. Cho nên, bồ-tát là bậc
đại hùng đại lực trong chốn
loài người, chỉ có họ mới biết
phân biệt ý nghĩa pháp hữu dư mà
Như Lai đã nói,
hàng phục tất cả những người
phạm giới, như trừ cỏ dại không để hại lúa tốt. Lại nữa, thiện nam! Hãy nghe
bài kệ Như Lai sẽ nói dưới đây:
Tất cả sông ngòi đều uốn khúc
Trong mọi khu rừng đều có cây
Tất cả người nữ đều
giả dốiTất cả
đại lực đều
an lạc.
[897c] Bấy giờ bồ-tát Văn-thù-sư-lợi liền từ chỗ ngồi
đứng dậy, chỉnh trang
y phục,
đảnh lễ Đức Phật, rồi nói kệ rằng:
Chẳng phải mọi sông đều uốn khúc
Chẳng phải rừng nào cũng có cây
Không hẳn người nữ tâm
dối tráĐâu phải
lực sĩ là
an lạc.
[897c] Đây là
Thế Tôn lược nói
pháp môn, không phải là pháp
quyết định. Bởi vì sao vậy? Trong ba ngàn
thế giới, ngoài cõi Diêm-phù-đề này còn có cõi Diêm-phù-đề khác. Ở cõi đó, có sông thẳng đuột, như một sợi dây
căng thẳng, từ biển tây thẳng đến biển đông. Căn cứ trong
kinh phương đẳng a-hàm đã nói, thì đây là
Như Lai thuyết pháp hữu dư. Tất cả rừng đều có cây cũng là thuyết
hữu dư. Bởi vì sao? Bởi rừng có hai loại, cũng có rừng toàn bằng cây báu như
kim ngân,
lưu ly. Tất cả người nữ đều
dối trá cũng là thuyết
hữu dư. Bởi có những người nữ
giữ giới thanh tịnh thì tâm của họ rất
chính trực. Tất cả
đại lực đều
an lạc cũng là thuyết
hữu dư.
Như Lai là
đấng pháp vương tối thượng, là đấng
đại lực mới được gọi là
an lạc. Còn
Chuyển luân thánh vương và các
thiên thần cũng được gọi là
đại lực nhưng chẳng có
an lạc.
Vì vậy cho nên phải biết rằng không phải tất cả những người
đại lực đều có
an lạc,
duy nhất chỉ có
pháp thường trụ không
biến đổi là
đại lực nê-hoàn mới thật sự
an ổn, khoái lạc. Thí như thầy thuốc cho người bệnh uống thuốc
đề hồ. Bấy giờ người bệnh nói với thầy thuốc rằng: “Hãy cho tôi thêm loại thuốc này, tôi rất thích uống nó”. Thầy thuốc đáp: “Nhưng ông phải đợi thuốc tiêu hết rồi mới uống thêm được. Nếu ăn vào mà không tiêu thì có thể giết người như chơi!” Đó là thầy thuốc kia thật tình sợ người bệnh bị chết. Cũng vậy,
Đức Phật Như Lai từ bi,
thương xót chúng sinh bị bệnh, muốn
diệt trừ tâm
cống cao,
ngã mạn của vua Ba-tư-nặc, các vị đại thần và
phu nhân, cho nên mới nói kệ:
Tất cả sông ngòi đều uốn khúc
Trong mọi khu rừng đều có cây
Tất cả người nữ đều
giả dốiTất cả
đại lực đều
an lạc.
[898a] Phải biết
Thế Tôn không bao giờ nói sai
sự thật.
Giả sử trái đất này có thể lật úp, nhưng lời của
Như Lai thì không bao giờ sai
sự thật. Cho nên, tất cả những thuyết
hữu dư hay
vô dư đều là
phương tiện để
Như Lai nhiếp hóa
chúng sinh mà thôi.
Phật nói:
-
Lành thay! Lành thay! Văn-thù-sư-lợi! Ông
thương xót tất cả
chúng sinh mà diễn bày
rộng rãi ý nghĩa Như Lai thuyết pháp hữu dư và
vô dư.
Bấy giờ, Văn-thù-sư-lợi lại quỳ trước
Thế Tôn mà nói kệ rằng:
Với người khéo
tùy thuậnKhông nhìn làm hay không
Chỉ quán xét việc mình
Xem có tốt hay không.
[898a] Đây là
bài kệ Thế Tôn đã nói, nhưng cũng không phải là
chính pháp cứu cánh. Bởi vì sao vậy? Các chúng
ngoại đạo tà kiến đều hướng đến
địa ngục, còn
Đức Phật Thế Tôn dạy các
đệ tử hướng đến nê-hoàn, nếu được sinh lên
cõi trời, thì đây gọi là thuyết khen chê, như vậy là có
vô lượng thuyết không
tùy thuận. Kính bạch Thế Tôn!
Vậy thì tại sao trong
bài kệ trên lại nói rằng đối với
mọi người phải khéo tùy thuận?
Bấy giờ,
Đức Phật bảo ngài Văn-thù-sư-lợi:
-
Như Lai nói phải khéo
tùy thuận là có
nhân duyên. Hồi đó, vua A-xà-thế đã
sát hại phụ vương của mình, ông ta đến chỗ
Như Lai và hỏi rằng: “Kính bạch Thế Tôn! Ngài là bậc
Nhất thiết trí hay không phải là bậc
Nhất thiết trí? Nếu Ngài là bậc
Nhất thiết trí,
vậy thì tại sao trong trăm ngàn kiếp Đề-bà-đạt-đa luôn ôm lòng ác muốn hại
Như Lai mà
Như Lai vẫn cho ông ta xuất gia”?
Như Lai đã vì vua A-xà-thế mà nói
bài kệ trên, rằng ‘đối với việc người phải khéo tùy thuận’, để cho A-xà-thế, người đã từng mang tội
sát hại phụ vương của mình mà không tự
tỉnh giác.
Như Lai muốn khiến cho ông ta tự
thức tỉnh, biết được
lỗi lầm của mình, để cho
tội lỗi được
giảm bớt, cho nên mới nói ‘Chỉ quán xét việc mình, Xem có tốt hay không’. Này Văn-thù-sư-lợi! Hôm nay, vì
lý do gì mà ông thấy việc
Như Lai làm là không tùy thuận? Nếu người
trì giới, tu hạnh
từ tâm mà quán xét
lỗi lầm của người khác, thì đó là pháp của
chư Phật Như Lai, muốn khiến cho
bản thân mình cùng với tất cả
chúng sinh đều được
an lạc. Do đó, nên
xem xét người khác có làm hay không làm và
xem xét bản thân mình cũng như vậy. Người nào thường quán xét như vậy chính là
đệ tử của Ta.
Bấy giờ,
Thế Tôn lại bảo Văn-thù-sư-lợi bằng
bài kệ rằng:
Mọi loài đều
sợ chếtĐều sợ bị đánh đau
Lấy mình làm ví dụ
Chớ giết, chớ
đánh nhau.
[898b] Khi ấy, Văn-thù-sư-lợi lại ở trước
Thế Tôn mà nói
bài kệ rằng:
Không phải đều
sợ chếtĐều sợ bị đánh đau
Không lấy mình ví dụ
Mà hiểu được
chúng sinh.
[898b] Đúng vậy, Thế Tôn!
Bài kệ đó Ngài lược nói
pháp môn, nhưng cũng chưa phải là
pháp cứu cánh. Bởi vì sao vậy? Bởi a-la-hán,
Chuyển luân thánh vương,
ngọc nữ, đại thần, voi báu, ngựa báu…mà bị
chư thiên,
loài người và những
chúng sinh khác hại là điều không thể. Vả chăng, có những
dũng sĩ, liệt nữ, ngựa hoang, chúa tể muông thú, tì-kheo trì giới… dù có
đối đầu với nguy hiểm họ cũng không
sợ hãi. Cho nên,
bài kệ ‘Mọi loài đều
sợ chết, Đều sợ bị đánh đau’ là thuyết
hữu dư. Lại nữa, không thể lấy
bản thân mình làm ví dụ để hiểu
chúng sinh. Bởi vì sao vậy? Bởi vì, nếu a-la-hán lấy
bản thân mình làm ví dụ để hiểu
chúng sinh khác thì là có tưởng về mạng, mà nếu có tưởng về mạng thì chẳng phải là bậc
thượng sĩ. Người chấp mạng tưởng thì là
phàm phu ngu muội,
tà kiến, sẽ đi đến cửa
ác thú. Lại nữa, a-la-hán đã
giác ngộ bản thân mình và
chúng sinh đều là không, không có
sở hữu, thì ai chết, ai sát hại? A-la-hán mà còn khởi tưởng
sát hại, đó là điều không thể xảy ra. Lại nữa,
bài kệ nói lấy ‘bản thân mình’ làm ví dụ, thì cái ‘bản thân’ đó là lấy ‘hữu ngã’ làm ví dụ hay lấy ‘vô ngã’ làm ví dụ? Nếu lấy hữu ngã làm ví dụ thì đó là hạng
phàm phu hạ liệt, còn nếu lấy
vô ngã làm ví dụ thì a-la-hán chẳng thể ví dụ được.
Tuy nhiên,
Đức Phật Thế Tôn không bao nói lời
vọng ngữ, không có
nhân duyên thì Ngài không nói pháp. Hồi đó tại thành Vương-xá có người thợ săn, làm chủ một lò
sát sinh, ông ta thiết lễ
cúng dường,
thỉnh Phật và tăng
thương xót nạp thụ, nhưng
Đức Phật Thế Tôn chưa từng
ăn thịt, quý Ngài
bình đẳng xem mọi
chúng sinh y như La-hầu-la,
vì vậy Ngài vì người thợ săn mà nói
bài kệ rằng:
Xem xét người sống lâu
Đều nhờ không giết hại
Mọi loài đều
sợ chếtĐều sợ bị đánh đau
Lấy mình làm ví dụ
Chớ giết, chớ
đánh nhau.
[898c]
Phật bảo:
-
Lành thay! Lành thay! Văn-thù-sư-lợi! Ông là
tiên nhân trong chốn
loài người,
an ủi chúng sinh, khéo nói
phương tiện mật giáo Như Lai.
Bấy giờ bồ-tát Văn-thù-sư-lợi lại nói kệ rằng:
Hiếu kính với
cha mẹCúng dường đấng
song thânDo duyên hiếu đạo này
Chết đọa ngục
vô gián.
[898c] Kính bạch Thế Tôn!
Bài kệ này nói những kẻ
vô minh, do
ân ái mà làm cha làm mẹ,
chúng sinh tùy thuận theo
nghiệp duyên đó rồi tạo
nghiệp ác, khi chết sẽ đọa
địa ngục vô gián.
Khi ấy
Thế Tôn lại bảo bồ-tát Văn-thù-sư-lợi bằng
bài kệ rằng:
Mọi loài vì
thế lực kẻ khác mà khổ
Nhờ
sức mạnh của mình mà được an
Mọi kẻ
kiêu mạn, mạnh mẽ bạo tàn
Những ai hiền thiện được người kính yêu.
[898c] Văn-thù-sư-lợi lại nói kệ rằng:
Không phải vì
thế lực kẻ khác mà khổ
Không phải nhờ sức mình mà được an
Chẳng phải ai
kiêu mạn cũng bạo tàn
Đâu phải
mọi người hiền đều được kính.
[898c] Kính bạch Thế Tôn! Đây là
bài kệ lược nói
pháp môn, không phải là
pháp cứu cánh. Bởi vì sao vậy? Như con em của người
thường dân theo thầy
học nghề, học có
tiến bộ hay không đều
do nơi thầy, đến khi học thành nghề rồi thì có được cuộc sống
an lạc. Như con của vua
tự nhiên có
thế lực tự tại, nhưng nếu chẳng có thầy dạy dỗ thì
ngu si ám độn, sẽ thường chịu khổ đau. Do đó,
bài kệ mà
Như Lai đã dạy là nói cho những
chúng sinh bị
ma quỷ dẫn đi, không có được
tự tại,
Như Lai vì bọn họ mà nói
bài kệ này. Cho nên, phải biết không phải ai vì
thế lực của người khác cũng khổ, không phải ai có
thế lực cũng được an. Mọi kẻ
kiêu mạn, mạnh mẽ bạo tàn cũng là thuyết
hữu dư. Bởi không phải tất cả những kẻ
kiêu mạn đều là những kẻ mạnh mẽ, bạo tàn,
vẫn có người
kiêu căng, ngạo mạn
xuất gia học đạo, hoặc nhờ
phước đức trì giới mà được
thanh tịnh, phải biết những người này tuy là
kiêu mạn nhưng không phải là bạo tàn. Những ai hiền thiện được người kính yêu cũng là thuyết
hữu dư. Như những người ở trong
chính pháp phạm bốn tội trọng, dù cho
cố gắng khắc phục,
giữ gìn oai nghi,
tu hành hiền lành, nhưng
chính nghiệp đã bị phá hỏng rồi, thì
mọi người cũng không còn yêu kính nữa.
Vậy thì, do
nhân duyên gì mà
Thế Tôn lại nói
bài kệ này?
Bấy giờ
Đức Phật bảo ngài Văn-thù-sư-lợi bồ-tát:
-
Chư Phật Như Lai không bao giờ nói những lời
hư dối, không bao giờ
thuyết pháp mà không có
nhân duyên. Hồi đó tại thành Vương-xá có một người nữ
dòng họ Câu-lân, tên là Tu-bạt-đà-la, cô này
chán ghét đời sống thế tục, đến chỗ
Như Lai muốn xin
xuất gia. Pháp của người nữ vốn không được
tự do, phần lớn đều bị sự quản chế của người nam. Sau khi đã
quy y tam bảo,
Như Lai biết rõ tâm ý của cô ta, cũng biết đã hợp thời, nên nói
bài kệ này: ‘Mọi loài vì
thế lực kẻ khác mà khổ’.
Lành thay! Lành thay! Văn-thù-sư-lợi là bậc
tiên nhân trong chốn
loài người, khéo dùng phương tiên hỏi pháp
bí mật của
Đức Như Lai.
Văn-thù-sư-lợi lại nói kệ rằng:
Tất cả loài
chúng sinhĐều nhờ ăn mà sống
Tất cả mọi trẻ con
Đều
không tâm hối tiếcTất cả cõi
thế gianĐoàn thực tăng thêm bệnh
Tất cả người
hành phápĐều đến chỗ
an lạc.
[899a] Cũng vậy,
Thế Tôn hôm nay thụ nhận bữa cơm của ông Thuần-đà
cúng dường, bệnh chẳng tăng thêm.
Bấy giờ
Thế Tôn lại vì bồ-tát Văn-thù-sư-lợi mà nói kệ rằng:
Không phải mọi
chúng sinhĐều nhờ ăn mà sống
Chẳng phải mọi trẻ con
Đều
không tâm hối tiếcKhông phải cả
thế gianĐoàn thực tăng thêm bệnh
Chẳng phải tất cả pháp
Đều đến chỗ
an lạc.
[899a] Văn-thù-sư-lợi! Vì
chúng sinh bệnh nên Ta cũng bệnh. Các A-la-hán và Bích-chi-phật, chư vị bồ-tát và
Đức Như Lai đều không ai dùng
thức ăn đoàn thực. Đây là định pháp của
chư Phật Như Lai. Nếu ai bảo rằng các a-la-hán, Bích-chi-phật, chư vị bồ-tát và
Đức Như Lai từng dùng
thức ăn đoàn thực, thì chính kẻ ấy
phá hoại ý nghĩa đại sĩ. Nhưng tất cả chư Phật, bồ-tát, a-la-hán… thụ nhận trăm ngàn sự
bố thí của
chúng sinh, khen ngợi tất cả
công đức của sự
bố thí, là vì muốn
cứu độ chúng sinh thoát khỏi ba đường ác và biển khổ
vô biên.
Chư Phật Như Lai tuy không thụ
nhận thức ăn
đoàn thực nhưng vẫn thường khen ngợi sự
bố thí, là vì muốn khiến cho
chúng sinh thành tựu đàn-ba-la-mật[330].
Như Lai ngồi yên dưới cội cây
tu hành khổ hạnh suốt sáu năm trời, há lại bảo do không ăn cho nên
hình hài mới
tiều tụy chăng? Chớ bảo
Như Lai giống như hàng
chúng sinh.
Như Lai đã
vượt qua dòng sông
ái dục, không đồng
cảnh giới và
hành xứ của người
thế gian.
Cảnh giới của
Như Lai là không thể nghĩ bàn.
Đệ tử Thanh văn của Ta cũng lại như thế. Nói dùng
đoàn thực là thuyết
hữu dư. Tất cả trẻ con lìa tâm
keo kiệt,
tham tiếc cũng là thuyết
hữu dư.
Vĩnh viễn xa lìa tâm
keo kiệt mới có
vô lượng khoái lạc
bất động. Tất cả
chúng sinh dùng
thức ăn bằng cách đoàn thức sẽ tăng thêm bệnh cũng là thuyết
hữu dư. Bệnh từ bên ngoài
xâm nhập vào cơ thể như vết thương do kiếm nhọn đâm thì
vô số kể. Hết thảy
pháp hành đều đi đến chỗ
an lạc cũng là thuyết
hữu dư mà
Như Lai đã nói. Pháp ấy có rất nhiều loại. Cũng có
pháp thiện cho người
thế tục tu tập, để cho thân, khẩu,
ý nghiệp được
thanh tịnh, để
phát khởi tín tâm, cùng đến một chỗ, không trái ngược nhau. Cho nên, phải biết
chư Phật Như Lai không bao giờ
thuyết pháp mà không có
nhân duyên, không bao giờ
thuyết pháp mà
nghĩa lý trái ngược nhau. Vì để
giáo hóa, cho nên
Như Lai đã
thuyết pháp phương tiện. Hồi đó, có một
Phạm chí tên là Bán-đầu[331] cùng với những người đồng
tu pháp tế tự
chư thiên đến chỗ
Như Lai.
Như Lai đã nhiếp phục và khiến cho ông ta trừ bỏ
tà kiến,
đồng thời đã nói
bài kệ này.
Bấy giờ bồ-tát Ca-diếp
bạch Phật:
- Kính bạch Thế Tôn! Ngoài
khế kinh này ra, tất cả những kinh còn lại
Như Lai đều nói
pháp hữu dư phải không?
Phật nói:
- Không phải! Này
thiện nam tử! Nếu có
chúng sinh nào
thành tựu công đức, khéo hiểu sâu
giáo pháp,
Như Lai vì người đó nói
pháp thường trụ,
an lạc,
vô dư;
ngoài ra những
chúng sinh ưa thích nghe pháp,
Như Lai vì họ hoặc nói
hữu dư hoặc
vô dư.
Bồ-tát Ca-diếp rất đổi
vui mừng, bạch
Đức Phật rằng:
- Kỳ thay, Thế Tôn! Ngài xem
chúng sinh y như con một.
Phật bảo Ca-diếp:
-
Lành thay! Này
thiện nam tử, phải nên thấu hiểu
giáo pháp chân thật thâm sâu như vậy.
Bồ-tát Ca-diếp bạch
Đức Phật rằng:
- Kính bạch Thế Tôn! Cúi xin
Như Lai nói rõ
công đức của
kinh Phương đẳng Bát-nê-hoàn này.
Phật bảo Ca-diếp:
-
Bản kinh Đại thừa bát-nê-hoàn này, nếu ai
nghe được thì có
công đức, mà
công đức đó chẳng phải
Thanh văn và Bích-chi-phật có thể nói hết.
Bản kinh Đại thừa Bát-nê-hoàn này sinh ra
công đức không thể nghĩ bàn. Đó là
cảnh giới chư Phật Như Lai mới biết được hết.
Khi ấy,
chư thiên,
loài người và a-tu-la liền ở trước Phật
nhất tâm đồng thanh làm
bài kệ tụng:
Như Lai,
Thiên Trung Thiên[332]
Thâm sâu khó nghĩ bàn
Lời của
Như Lai dạy
Kinh Phương đẳng nê-hoàn
Sinh ra mọi
công đứcCũng không thể nghĩ bàn
Chánh pháp khó nghĩ bàn
Tăng bảo cũng như thế
Cúi xin
Thiên Trung ThiênThương xót nán ở lại
Thượng tọa đại Ca-diếpCùng
quyến thuộc sắp về
Tôn giả A-nan-đà
Bậc
Đại tiên đa văn[333]
Quốc chủ Ma-kiệt-đà
Là vua A-xà-thế
Họ đối với
Như LaiLà
đệ tử gần nhất
Chư vị
chính sĩ đó
Ắt ôm lòng
hoài nghiNhư Lai đã nê-hoàn
Hay vẫn còn
tại thếTâm
hoài nghi như vậy
Dựa vào đâu quyết định?
Nguyện xin chờ giây lát
Đợi họ về
quyết nghi.
[899c] Bấy giờ
Thế Tôn vì chư
đại chúng mà nói kệ rằng:
Ai còn điều
nghi hoặcChớ
lo lắng nghĩ ngợiPháp Ta
sinh trưởng tử
Thượng tọa đại Ca-diếpA-nan bậc
đa vănLát nữa họ sẽ đến
Cốt cho họ thấy Ta
Ta sẽ bát-nê-hoàn
Như bậc
trí tuệ ấy
Thấy hai
chân Như Lai
Tự biết là thân Ta
Thường,
vô thường chân thật.
[899c] Bấy giờ tất cả
đại chúng cùng với
quyến thuộc cúng dường Như Lai lộng hoa[334], lụa trời, đốt các danh hương, trổi
âm nhạc trời, số nhiều
vô lượng, không thể ví dụ.
Cúng Phật xong rồi, vạn ức
hằng sa hết thảy
chúng sinh đều được
phát tâm A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề, đứng vào
vị trí sơ địa bồ-tát.
Trưởng giả Thuần-đà
vui mừng hớn hở,
cam lộ bồ-đề rót trên đỉnh đầu.
Bấy giờ
Thế Tôn bảo
Pháp vương tử Văn-thù-sư-lợi, bồ-tát Ca-diếp, bồ-tát Thuần-đà:
- Các
thiện nam tử! Hãy tự
tu tập,
điều phục tâm mình,
giữ gìn cẩn thận, chớ có
buông lung. Nay Ta đau lưng,
toàn thân đều nhức, muốn được nằm nghỉ. Văn-thù-sư-lợi, ông hãy
thuyết pháp cho
bốn chúng nghe.
Chánh pháp Như Lai nay tạm giao ông,
cho đến khi nào
Thượng tọa Ma-ha Ca-diếp cùng với A-nan
trở về. Ông hãy giảng rộng cho
đại chúng nghe.
Bấy giờ
Thế Tôn vì muốn
giáo hóa chúng sinh cho nên
thị hiện thân bệnh,
nằm nghiêng hông phải, buộc niệm
tỉnh giác.
Kinh đại bát nê hoàn, trọn bộ 6 quyển, hết.
(Dịch xong ngày 20 tháng chạp, đinh hợi
tại chùa long phước thọ)