KINH PHẬT THUYẾT ĐẠI BÁT NÊ HOÀN
Quyển 5
Phẩm thứ 11: TỨ ĐẾ[221]
[882c] Bấy giờ
Thế Tôn bảo ngài Ca-diếp:
- Này
thiện nam tử!
Giả sử có khổ gọi là
khổ đế[222], thì mọi
chúng sinh trong đường
địa ngục,
ngạ quỷ, súc sinh… đều có khổ đau.
Khổ đế nghĩa là,
pháp thân Như Lai thường trụ bất diệt, chẳng phải là
thân thụ thực ô uế, nhưng các
chúng sinh chẳng có
trí tuệ tôn quý của Phật nên không biết được
chân lý về khổ, lấy điều
phi pháp làm điều
chính pháp,
vì vậy nên bị si, ái,
phiền não trói buộc mãi hoài, nhiều kiếp
luân chuyển sinh tử khổ đau.
Giả sử chúng sinh được nghe hai chữ
Như Lai thường trụ thoáng qua lỗ tai, thì dù muốn được sinh lên
cõi trời hay cầu
giải thoát chắc chắn sẽ được
chứng quả vị thánh, khoái lạc
tự nhiên. Người trí tự biết chứng được
diệu quả đều nhờ
âm thanh Như Lai thường trụ thoáng qua lỗ tai. Bởi vì từ xưa
cho đến hôm nay chẳng hề biết được
Như Lai thường trụ cho nên phải chịu qua lại
vô lượng sinh tử khổ đau. Biết khổ như vậy là biết[223]
khổ đế. Nếu biết khác đi tức là chẳng phải biết về
khổ đế.
-
Khổ tập đế[224] là, vì không biết được
sự thật các pháp cho nên
tham ái ngày một thêm nhiều,
nuôi dưỡng súc vật, đầy tớ và giữ
vật dụng phi pháp; những điều
phi pháp lại cho là pháp rồi lại sinh tâm nắm giữ
hư vọng,
chính pháp bị diệt[225], vì không có trí cho nên phải chịu
luân chuyển ở mãi trong
đường sinh tử, khổ đau
phiền não. Phải
biết điều đó
phá hoại chính pháp[226],
rốt cuộc chẳng được
chứng quả sinh thiên hay là
giải thoát. Chẳng biết tướng trạng
chân thật của những
nguyên nhân khổ đau là hoại
chính pháp.
Quả báo nói dối cũng sẽ phải chịu đêm dài tăm tối
sinh tử khổ não. Ai biết như vậy là biết
tập đế. Nếu hiểu khác đi tức là chẳng biết
nguyên nhân của khổ.
-
Khổ diệt đế[227] là
tu pháp hành không[228], nhưng nếu cho rằng mọi
pháp diệt tận, thì sẽ
hoại diệt thể tính Như Lai; nếu
tu hành không gọi là
diệt đế, thì
ngoại đạo kia nhìn nhận
nghĩa lý trái nghĩa
hành không,
tu hành như vậy cũng sẽ chứng được
diệt đế hay sao? Phải biết tất cả đều có
bản tính Như Lai thường trụ. Nếu như diệt sạch
phiền não trói buộc thì tính
Như Lai thường trụ hiển hiện. Chỉ
trong một niệm khởi lên liền được
diệu quả thường lạc tự tại gọi là
Pháp tự tại vương. Đó là
tu hành diệt khổ thánh đế. Ngược lại, đối với
thể tính Như Lai người tu khởi nghĩ là không,
vô ngã thì biết bọn này giống như thiêu thân[229] đâm đầu vào lửa.
Diệt đế nghĩa là
thể tính Như Lai, là quả
Như Lai diệt trừ tất cả
vô lượng phiền não. Bởi vì sao vậy? Bởi vì
thể tính Như Lai là nhân. Người
biết điều này là biết
diệt đế Như Lai bình đẳng. Nếu biết khác đi thì không thể gọi là biết
diệt đế.
-
Khổ diệt đạo[230] là
thể tính Như Lai, Pháp, Tăng,
Giải thoát. Bốn loại pháp này gọi là
đạo đế. Không biết
như thật về bốn pháp này thì sẽ ở mãi trong
đường sinh tử
vô lượng khổ đau. Trong
đường sinh tử
cần phải siêng năng
tinh tấn tu hành,
hiểu rõ Như Lai, Pháp, Tăng,
Giải thoát là
pháp thường trụ, không phải là pháp thay đổi,
biến hoại, bất tận,
bất hoại. Khởi lên một niệm như vậy liền được
chứng quả vi diệu khoái lạc
tự tại. Đối với bốn
pháp thường trụ
bất không, nếu ai nghĩ rằng đây là
phi pháp, phải biết bọn đó sẽ bị
quả báo tà kiến điên đảo.
Khổ diệt đạo là, với ba pháp[231] này người tu luôn nghĩ là
pháp thường trụ. Đó gọi là biết
khổ diệt đạo đế. Người nào
tu hành nghĩ
pháp thường trụ, phải biết người đó là
đệ tử Ta, biết
bốn chân đế. Đó là bồ-tát biết
bốn chân đế.
Bồ-tát Ca-diếp bạch với Phật rằng:
- Kính bạch Thế Tôn! Nay con mới biết tu
bốn chân đế.
KINH ĐẠI BÁT NÊ HOÀN
Phẩm thứ 12: BỐN PHÁP ĐIÊN ĐẢO[883a]
Đức Phật lại bảo ngài Ca-diếp rằng:
-
Điên đảo nghĩa là khổ mà nghĩ vui, nghĩ rằng
Như Lai là pháp
vô thường, nê-hoàn diệt tận, như củi hết lửa tắt, đó là
đại khổ. Nếu ai nghĩ rằng
Như Lai vô thường tức là
điên đảo. Vui mà tưởng khổ, đối với
Như Lai trường tồn mà thấy giống như
chúng sinh, đó là
điên đảo.
Ba cõi là khổ mà nghĩ rằng vui, đó là
điên đảo. Đây là những điều
điên đảo thứ nhất.
-
Vô thường nghĩ thường, đó là
điên đảo. Thường nghĩ
vô thường, đó là
điên đảo. Thường nghĩ
vô thường là nghĩ
Như Lai đạt được nê-hoàn nhờ tu cực không[232], đó là
điên đảo. Tu cực không rồi,
chúng sinh đoản thọ liền được
trường thọ, cho kết quả ấy là
pháp thường tồn, đó là
điên đảo. Đây chính là điều
điên đảo thứ hai.
-
Phi ngã tưởng ngã, đó là
điên đảo.
Ngã tưởng phi ngã, tức là
điên đảo. Cho rằng tất cả
thế gian có ngã, tức là
điên đảo. Chư Phật dạy rằng
thể tính Như Lai là ngã
chân thật, nhưng với nghĩa này lại tưởng
phi ngã, đây chính là điều
điên đảo thứ ba.
- Tịnh nghĩ
bất tịnh, đó là
điên đảo.
Bất tịnh nghĩ tịnh, đó là
điên đảo.
Như Lai thường trụ, chẳng phải là
thân thụ thực ô uế, nhưng người
mắt thịt cho rằng là thân thọ thực ô uế,
pháp không thanh tịnh; Pháp, Tăng,
Giải thoát cũng sẽ diệt tận, đó là
điên đảo. Đối với tất cả
thân hình bất tịnh, không thấy một chút
thanh tịnh nào cả, nhưng mà
chúng sinh ngu si,
điên đảo lại
nghĩ thanh tịnh, đây chính là điều
điên đảo thứ tư.
- Như vậy, thiện nam! Đây là bốn điều
điên đảo vọng tưởng.
Bồ-tát Ca-diếp bạch với Phật rằng:
- Hay thay, Thế Tôn! Từ trước
đến nay con thường chấp giữ những điều
điên đảo, bây giờ mới thấy
chính pháp Như Lai.
KINH ĐẠI BÁT NÊ HOÀN
Phẩm thứ 13: NHƯ LAI TÁNH[883b] Bồ-tát Ca-diếp lại
bạch Phật rằng:
- Kính bạch Thế Tôn!
Như Lai có ngã, còn
chúng sinh trong hai mươi lăm hữu thì có hay không?
Phật bảo Ca-diếp:
- Ngã
chân thật là
thể tính Như Lai, phải biết tất cả
chúng sinh đều có, nhưng
chúng sinh bị
vô lượng phiền não che đậy không hiện. Như một kẻ nghèo, trong nhà có cả kho tàng
trân bảo mà chẳng hay biết. Bấy giờ có người khéo biết kho báu chôn giấu chỗ nào, bảo kẻ nghèo rằng: “Ông làm cho tôi, tôi sẽ trả ông tiền tài, bảo vật”. Người nghèo
trả lời: “Tôi không thể làm. Bởi vì sao vậy? Bởi vì trước đây trong nhà của tôi có kho
trân bảo, không thể bỏ đi”. Người kia lại nói: “Ông là người ngu, không biết chỗ để kho báu ở đâu, chi bằng để ta lấy rồi cho ông, dùng hoài không hết”. Kẻ nghèo liền nghe theo lời ông ấy. Sau đó người kia
tìm ra kho báu trong nhà kẻ nghèo, giao cho ông ta. Kẻ nghèo
vui mừng, rất lấy làm lạ, biết được người kia là chỗ
nương nhờ rất là
chân thật. Hết thảy
chúng sinh cũng
y như vậy. Mỗi người đều có
thể tính Như Lai, nhưng bị
vô lượng phiền não che lấp nên chẳng tự biết.
Như Lai phương tiện dẫn dắt,
khai hóa khiến cho tự biết trong thân của mình có tính
Như Lai,
vui mừng tin nhận.
- Lại nữa thiện nam! Thí như người mẹ vừa mới sinh con liền bị mang bệnh. Thầy thuốc
phương tiện, hòa trộn thuốc tốt với sữa, mật ong cho đứa trẻ bú. Bảo người mẹ rằng: “Cẩn thận đừng cho con bú sữa mình, để thuốc tiêu hết, rồi hãy cho bú”. Thầy thuốc lại lấy thuốc đắng thoa lên đầu vú người mẹ, đứa trẻ muốn bú, nghe mùi thuốc đắng, liền nhả ra ngay. Khi biết thuốc trong người nó đã hết, sau đó người mẹ rửa vú cho thật sạch rồi cho con bú. Cũng vậy, thiện nam!
Như Lai dẫn dắt,
giáo hóa chúng sinh,
bước đầu chỉ dạy
chúng sinh tu hành hết thảy các pháp đều là
vô ngã. Lúc tu
vô ngã,
diệt trừ ngã kiến[233], diệt sạch
ngã kiến liền chứng nê-hoàn. Để trừ cái ngã
thế gian cho nên
phương tiện mật giáo nói về
vô ngã, sau đó mới nói
thể tính Như Lai, chính là cái ngã
chân thật xa lìa khỏi pháp
thế gian.
Ca-diếp
bạch Phật:
- Kính bạch Thế Tôn! Lúc người mới sinh
trí tuệ còn ít, từ từ lớn lên,
trí tuệ cũng sáng, nếu như có ngã thì
chắc chắn rằng trước sau vẫn vậy. Nhưng bởi
trí tuệ dần dần tăng trưởng, cho nên biết rằng thật là
vô ngã. Lại nữa, nếu như có ngã thì
không sinh tử, nhưng có
sinh tử, nên biết
vô ngã.
Giả sử hết thảy đều có
Phật tính thì không khác nhau, nhưng nay hiện thấy có hàng
trưởng giả,
phạm chí, sát-lợi,
cư sĩ và cả hàng chiên-đà-la, mọi loài
chúng sinh có nghiệp khác nhau, thụ thân bất đồng.
Giả sử chúng sinh đều có
Phật tính thì phải đồng đẳng, nhưng nay bất đồng, cho nên biết rằng chẳng có
Phật tính. Lại nữa, nếu
như thật có
Phật tính thì đã không có
sát sinh, trộm cướp tạo nên
vô số nghiệp ác,
bất thiện. Nếu như
chúng sinh có
Phật tính thì người điếc phải nghe, người mù phải thấy, người câm phải nói. Nếu như mọi loài đều có
Phật tính thì nó ở đâu? Nó
hòa hợp thân, xanh, vàng, đỏ, trắng, ở trong muôn màu, là ở một chỗ, hay ở khắp thân?
Phật bảo Ca-diếp:
- Thí như ông vua có
sức mạnh lớn và có
bảo châu ma-ni trừ được những chất kịch độc đeo ở trên đầu, lúc cùng giao tranh với nước
thù địch,
bảo châu vua đeo bị vùi lấp mất vào trong
thân thể, máu thịt và da che mất
bảo châu,
tìm kiếm chẳng thấy, liền nghĩ đã mất. Bấy giờ thầy thuốc đến
điều trị bệnh, vua hỏi thầy thuốc: “Ta có
bảo châu mà để quên mất,
tìm kiếm khắp nơi, chẳng biết ở đâu. Phải biết tài bảo là vật
vô thường,
y như bọt nước, mau sinh mau diệt,
hư dối, như huyễn”. Vua cứ nghĩ rằng đã mất
bảo châu. Thầy thuốc
trả lời: “Bảo châu vẫn còn, chớ nghĩ đã mất. Lúc ngài giao đấu,
bảo châu bị lẫn vào trong
thân thể, máu thịt và da
che đậy đi mất, cho nên chẳng thấy”. Ông vua chẳng tin, bảo với thầy thuốc: “Trong máu thịt này chỗ nào có châu? Nói chuyện xa vời”!
Lúc ấy thầy thuốc bèn lấy châu ra. Vua thấy châu rồi mới tin thầy thuốc
biết điều kỳ đặc. Hết thảy
chúng sinh cũng
y như vậy, mỗi mỗi đều có
tự tính Như Lai, nhưng vì quen theo bạn xấu mới khởi dâm, nộ,
si mê, đọa
ba đường ác, dẫn đến trôi lăn trong hai lăm cõi, thụ
vô số thân.
Tự tính Như Lai như châu ma-ni lẫn trong
phiền não, dâm, nộ,
si mê, chẳng biết ở đâu. Với ngã
thế gian,
tu quán vô ngã, chẳng hiểu
Như Lai là bậc
lương y,
phương tiện mật giáo dạy
quán vô ngã, nhưng không biết được tự ngã
chân thật,
vì vậy Như Lai lại dùng
phương tiện khiến diệt
vô lượng lửa dữ
phiền não, khai thị
hiển hiện tự tính Như Lai.
- Lại nữa, thiện nam! Như trong núi Tuyết có loại thuốc ngọt tên là
thượng vị. Lúc
Chuyển luân thánh vương chưa ra đời, thuốc ấy ẩn mất, không thấy
hiện hữu. Bao nhiêu người bệnh đều đi tìm thuốc, đào ở trong đất để tìm nhựa thuốc, hoặc được vị ngọt, hoặc được
vị đắng, hoặc được vị cay, hoặc được vị chua, hoặc được vị mặn, hoặc được vị nhạt, nhưng những người bệnh được các vị đó chứ
không thật sự được thuốc
thượng vị, vì
phước đức mỏng, đào đất chẳng sâu. Đến lúc
Chuyển luân thánh vương có
đủ sức mạnh
phước đức xuất hiện ở đời liền được thứ thuốc
chân thật thượng vị. Cũng vậy, thiện nam!
Tự tính Như Lai bị quá nhiều thứ,
vô lượng phiền não,
ngu si che lấp, cho nên
chúng sinh chẳng được
thượng vị tự tính Như Lai. Dù bị
vô lượng hành nghiệp dẫn dắt thụ thân khắp chốn,
thể tính Như Lai vẫn không thể mất. Những
thân hình đó đã bị chết đi, gọi là đoản thọ. Còn tính
Như Lai gọi là chân thọ[234], chẳng đoạn, chẳng hoại,
cho đến thành Phật.
Thể tính Như Lai không hại, không sát, chỉ có tấm thân
tự tính nương nhờ có hại, có sát, như những người bệnh tạo các nghiệp tà bị báo
vô lượng, thọ thân sát-lợi,
phạm chí,
cho đến sinh tử ở trong hai mươi lăm cõi, vì
không thật sự thấy tính
Như Lai.
- Lại nữa, thiện nam! Như người đào đất tìm
Kim cương báu, cầm cái đục bén, đục đất, đá cứng khiến cho vỡ vụn, chỉ có
Kim cương là không bị vỡ.
Tự tính Như Lai cũng
y như vậy, kiếm bén
thiên ma không thể làm hại, chỉ có
thân thể tự tính nương nhờ bị thương hại thôi,
tự tính Như Lai không hề bị hại. Cho nên phải biết,
tự tính Như Lai không hại, không sát. Đây là lời dạy
chân thật của Phật, rằng
kinh Phương đẳng vừa là
cam lộ, vừa là
độc dược.
Bồ-tát Ca-diếp bạch với Phật rằng:
- Kính bạch Thế Tôn!
Khế kinh Phương đẳng vừa là
cam lộ, vừa là
độc dược nghĩa là thế nào và dẫn đến đâu?
Phật bảo Ca-diếp:
-
Thiện nam, lắng nghe! Hôm nay Ta sẽ giảng cho ông nghe.
Bấy giờ
Thế Tôn liền nói kệ rằng:
Có người uống
cam lộĐược thành tiên
trường thọCó người uống
cam lộTổn thọ mà
chết yểuNgười vì độc mà chết
Kẻ nhờ độc mà sống.
[884b]
Cam lộ chính là
trí tuệ vô ngại của pháp
Đại thừa.
Độc dược cũng là
trí tuệ vô ngại của pháp
Đại thừa. Giống như
đề hồ,
tô du, đường phèn, người ăn không tiêu, gọi là
độc dược, còn người
ăn tiêu, gọi là
cam lộ.
Chúng sinh vô trí chẳng hiểu
mật giáo Phương đẳng Đại thừa, thì đối với họ gọi là
độc dược;
Thanh văn,
Duyên giác trụ pháp
Đại thừa và chư Bồ-tát, những bậc
đại hùng trong chốn
loài người thì gọi
cam lộ. Thí như sữa trâu dù có khác màu nhưng cùng một vị. Cũng vậy, Ca-diếp! Phải biết
pháp tính Như Lai an trú trong thân Bồ-tát
chứng pháp vô úy, thì
thể tính đó cũng đồng một vị với
thể tính Ta.
Bấy giờ Ca-diếp liền nói kệ rằng:
Con
quy y tam bảoNhư Lai tính thậm thâmTự thân
Như Lai tạngPhật, Pháp, Tăng là ba
Người
quy y như vậy
Là
quy y tối thượng.
[884b] Bấy giờ
Thế Tôn lại vì Ca-diếp mà nói kệ rằng:
Người không biết
tam bảoLàm sao biết quy y?
Nghĩa
quy y chưa hiểu
Làm sao biết Phật tính?
Nếu đã
quy y PhậtLà chỗ
an ổn nhất
Thì có
nhân duyên gì
Lại
quy y nơi Pháp?
Người
quy y nơi Pháp
Là
quy y tự tâm.
Lại có
nhân duyên gì
Mà
quy y Tăng chúng?
Không tin
quy y PhậtBậc
quyết định chân thật,
Tam bảo, tính
Như LaiDo đâu biết được hết?
Vì sao chưa biết nghĩa
Đã sinh tâm
suy tínhPhật, Pháp, tì-kheo Tăng
Thềm thang của tam bảo?
Như người chẳng mang thai
Mà nghĩ sẽ sinh con
Người
tư duy như vậy
Chỉ tăng thêm
phiền não.
Như người tìm tiếng vọng
Chẳng phải
cư sĩ thật[235]
Phải siêng tìm
phương tiệnĐại thừa nghĩa
quyết địnhTa sẽ
tuỳ nghi giảng
Khiến ông trừ lưới nghi.
[884c] Bồ-tát Ca-diếp lại dùng kệ bạch:
Pháp của ưu-bà-tắc
Là
quy y nơi Phật
Không
nghĩ tưởng quy yNơi hết thảy thiên, thần.
Pháp của ưu-bà-tắc
Là
quy y nơi Pháp
Không
sát hại sự sống
Để
thờ cúng phi pháp.
Pháp của ưu-bà-tắc
Là
quy y nơi Tăng
Không nương chúng
tà đạoĐể cầu
ruộng phước lành.
Cho nên nương
tam bảoTrừ ba pháp
thế tục.
Ba pháp
quy y này
Chính
Như Lai cũng dạy:
“Ta xưa nhờ pháp này
Nay được chỗ
an ổnCác ông cũng sẽ hành
Đến được chỗ Ta đến
Đây là đường
bình đẳngCác ông
thực hành theo
Mau chóng thoát các khổ
Nghiệp
sinh tử luân hồi”.
Tự tính của
Như LaiCũng từ
Thế Tôn dạy:
“Ta và mọi
chúng sinhĐồng tính
Như Lai này
Đạo chư Phật
tùy thuậnChúng ta ắt nhờ đó
Cho đến chúng thiên ma
Cũng có
cam lộ này
Chung quy đồng chư Phật
Ly hữu Mâu-ni tôn[236]”.
[884c] Bấy giờ
Thế Tôn lại nói
bài kệ cho Ca-diếp rằng:
Ông chớ như
Thanh vănTrí tuệ của trẻ con
Nên biết một
quy yChứ chẳng phải có ba
Đạo bình đẳng như vậy
Phật, Pháp, Tăng một vị
Vì diệt
tà kiến, nghi
Nên lập ba pháp này.
Nay ông muốn
thị hiệnNgười
tùy thuận thế gianPhải theo lời dạy này
Quy y nơi
tam bảo.
Nếu người
quy y PhậtChính là
quy y Ta
Quy y Đẳng Chính GiácChánh Giác Ta đã đạt.
Người
phân biệt quy yThì loạn tính
Như Lai.
Từ nơi chỗ
Như LaiMà sinh
tâm bình đẳng
Chắp tay cung kính lễ
Là lễ tất cả Phật.
Ta là chỗ nương tựa
Chân thật cho mọi loài
Vì Ta đã đầy đủ
Thân
diệu pháp thanh tịnh.
Nếu lễ tháp xá-lợi
Chính là
kính lễ Ta
Ta là tháp
chân thậtTối thượng cho
chúng sinhCũng là xá-lợi thật
Cho nên phải
kính lễ.
Nếu người
quy y PhápChính là
quy y Ta
Vì Ta đã đầy đủ
Thân
diệu pháp thanh tịnhTa là pháp nương tựa
Chân thật cho mọi loài.
Nếu
quy y chúng TăngChính là
quy y Ta
Mọi
chúng sinh còn lại
Đều thuộc Phật
chúng TăngTa là
Tăng chính giác
Tối thượng cho mọi loài.
Loài
chúng sinh không mắt
Nhờ đây mà có mắt
Cho nên chúng
Thanh vănVà hàng Tăng
Duyên giácĐều thuộc Tăng
Như LaiQuy y chân thật nhất.
[885a]
Phật bảo Ca-diếp:
- Này
thiện nam tử! Bậc đại Bồ-tát phải nghĩ
như vầy:
Giả sử bất thiện,
vô tri tích tụ, cũng nên biết rằng ta có
Phật tính, giống như tráng sĩ lúc đi chiến đấu phải
biết mình là chủ tướng
ba quân, là chỗ tất cả binh lính
nương nhờ. Thí như con vua lúc làm
thái tử phải tự
biết mình là hơn tất cả những vương tử khác, sẽ nối ngôi vua, làm chỗ nương tựa
chân thật cho tất cả vương tử khác, quyết
không sinh tâm nghĩ mình
hạ liệt. Này
thiện nam tử! Bậc đại Bồ-tát cũng
y như vậy,
lập chí kim cương, vượt ba pháp kia, như vương tử nọ
thành tựu đức
tính không còn
sợ hãi, đối với ba pháp bỏ mọi
suy nghĩ.
Như Lai tối thượng, giống như
đỉnh tướng là
tối thượng nhất, chẳng Phật, chẳng Pháp, chẳng Tì-kheo Tăng. Mọi
sai biệt kia như nấc thang vậy, làm chỗ
thế gian nương tựa là để
cứu độ thế gian, trong
pháp chân thật
thị hiện vô lượng, như là ba pháp dẫn dụ
giáo hóa chúng sinh vô tri,
trí tuệ trẻ con, khiến vào
Đại thừa,
trí tuệ sâu bén.
Bồ-tát Ca-diếp lại nói kệ rằng:
Biết
nghĩa chân thật này
Nhưng vẫn hỏi
Như LaiMuốn Bồ-tát hiển phát
Dõng mãnh lìa
nhiễm ô.
Hay thay! Lời
Thế TônViệc làm của Bồ-tát
Trí
Đại thừa sâu bén
Như luyện tuệ
kim cương.
Hay thay! Lời
Thế TônAn lập chư Bồ-tát
Như Lai khéo
hiển thịCon nay cũng phải vậy
Hết thảy mọi
chúng sinhSẽ tự mình
khuyến phátNhư Lai tạng tự thân
Đều là
ba quy yHết thảy mọi
chúng sinhTin, thụ nhận kinh này
Ai đã lìa
phiền nãoVà ai chưa
ly dụcĐều phải nương tự thân
Như Lai tạng vi diệuChỉ có một
quy yChẳng hai, cũng chẳng ba
Bởi vì sao như vậy
Thế Tôn phân biệt rộng
Mỗi mỗi tự thân có
Như Lai tạng vi diệuVì biết được nghĩa này
Không
cần phải tam quyTa vì cả
thế gianLàm chỗ nương
chân thậtPháp và Tăng tì-kheo
Hết thảy đều
nhiếp thụThanh văn, Bích-chi-phật
Đều phải nên
kính lễĐể cho hàng bồ-tát
Hướng thẳng đến
Đại thừaTánh
Như Lai như vậy
Là không thể nghĩ bàn
Đầy đủ ba hai tướng
Và tám mươi vẻ đẹp.
[885b]
Phật bảo Ca-diếp:
-
Lành thay! Lành thay! Này
thiện nam tử! Chư vị Bồ-tát nên học
lợi trí thậm thâm như vậy. Lại nữa thiện nam! Ta sẽ nói thêm về việc
thể nhập tạng tính
Như Lai.
Khi ấy
Thế Tôn liền nói kệ rằng:
Có ngã
trường tồn thì
Trọn không bị khổ hoạn
Giả sử không có ngã
Không ai tu
phạm hạnh.
Hết thảy
pháp vô ngãĐây là
thuyết đoạn diệt.
Ai nói ngã
trường tồnĐó là thuyết chấp thường.
Hết thảy pháp
vô thườngCũng là
thuyết đoạn diệtHết thảy
pháp thường hằng
Đó là thuyết chấp thường.
Hết thảy pháp là khổ
Chính là
thuyết đoạn diệtHết thảy pháp là lạc
Đó là thuyết chấp thường
Tu tưởng tất cả thường
Thì mau được thuyết đoạn
Tu tất cả
vô thườngThì mau đắc thường tưởng.
Thí như chặt trùng lâu[237]
Được một mong thành hai.
Cũng vậy, tu thường tưởng
Thì mau được
đoạn diệtNếu tu
thuyết đoạn diệtCũng mau được thường tưởng
Như
thí dụ đã nói
Được một lại mong nhiều.
Ngoài ra tu pháp khổ
Là nói điều
bất thiệnTu pháp thường an vui
Chính là nói điều thiện
Tu các
pháp vô ngãQuán
vô lượng phiền nãoTu các
pháp thường tồn
Phật tính và niết-bàn
Tu các pháp
vô thườngLà thân chẳng
kiên cốTu các
pháp thường hằng
Như Lai và
Tam bảoCùng
bình đẳng,
giải thoátLà các
pháp chân thật
Những điều
Như Lai dạy
Chẳng giống ví dụ kia.
Phải biết trừ
nhị biên[238]
Ở
trung đạo thuyết phápChấp thường và
đoạn diệtPhải xa hai thuyết đó.
Bọn
phàm ngu thế gianHiểu lầm lời Phật dạyVí như người bệnh gầy
Vội uống lầm sữa tô
Có, không thêm bệnh ấy?
Thí như người bệnh nặng
Bốn đại xung đột nhau
Mà không được
hòa hợpĐàm uẩn[239] tăng không ngừng
Gió thổi càng như đốt
Phong uẩn đã
trái nhauĐàm dãi lại càng tăng
Tứ đại không điều hòa
Nên
thân thể phát cuồng
Thầy thuốc khéo trị bệnh
Tùy thuận an
bốn đạiTrừ diệt tất cả bệnh
Toàn thân khỏe, an vui
Như bốn
rắn độc lớn
Vô lượng phiền não, hoạn
Thầy thuốc khéo trị bệnh
Tính
bình đẳng,
an ổnVà tính
bình đẳng đó
Gọi là
Như Lai tạngĐược nghe
Như Lai tínhXa lìa tất cả giới
Thường trụ, không thay đổi
Có, không đều chẳng vướng
Kẻ ngu chỉ
vọng thuyếtKhông hiểu pháp
bí mật.
Như Lai vì
chúng sinhPhương tiện nói thân khổ
Kẻ ngu không thể biết
Bảo thân Ta
đoạn diệtNgười trí mới
hiểu rõKhông thụ hết tất cả
Biết được trong thân Ta
Có
hạt giống an lạc.
Nghe Ta vì
chúng sinhPhương tiện nói
vô thườngKẻ ngu bảo Thân ta
Như đồ bằng đất nung
Người
trí tuệ biết rõ
Không nhận hết tất cả
Biết được thân Ta có
Là
pháp thân vi diệu.
Nghe Ta vì
chúng sinhPhương tiện thuyết
vô ngãKẻ ngu bảo pháp Phật
Hết thảy đều
vô ngãNgười trí mới
hiểu rõĐó
giả danh, phi tận
Chẳng mê nơi
thanh tịnhNhư Lai chân pháp tính.
Nghe Phật vì
chúng sinhPhương tiện thuyết giáo không
Kẻ ngu không hiểu được
Bảo rằng
ngôn ngữ đoạn
Người trí thì
hiểu rõKhông gồm thâu tất cả
Biết
pháp thân Như LaiTrường tồn không thay đổi.
Nghe Ta vì
chúng sinhPhương tiện thuyết
giải thoátNgười ngu không hiểu được
Bảo
giải thoát là hết
Người trí thì
hiểu rõKhông hẳn đến chỗ đoạn
Như Lai,
Nhân Sư Tử[240]
Bậc
tự tại độc hành
Ta vì
chúng sinh thuyết
Vô minh duyên các hành
Người ngu không hiểu được
Bảo đó là hai pháp
Nhưng người trí
hiểu rõMinh,
vô minh tuy khác
Pháp
giải thoát chân thậtThì chẳng có hai tướng.
Duyên các hành sinh thức
Kẻ ngu bảo là hai
Người trí biết hành, duyên
Tuy hai mà chẳng hai.
Thập thiện và
thập ác[241]
Kẻ ngu theo hai tướng
Người trí mới
hiểu rõTuy hai mà chẳng hai.
Có tội và vô tội
Kẻ ngu bảo là hai
Người trí khéo
hiểu rõTự tính vốn chẳng hai.
Tướng
thanh tịnh,
bất tịnhKẻ ngu bảo là hai
Người trí khéo
hiểu rõTự tính vốn chẳng hai.
Tạo tác, chẳng tạo tác
Nói tất cả mọi pháp
Kẻ ngu không thể biết
Bảo đó là hai pháp
Người trí khéo
hiểu rõTự tính vốn chẳng hai.
Nói tất cả các pháp
Là có khổ và lạc
Kẻ ngu không thể biết
Bảo đó là hai pháp
Người trí khéo biết rõ
Tự tính vốn chẳng hai.
Ta vì
chúng sinh thuyết
Tất cả hành
vô thườngKẻ ngu chẳng thể biết
Thuần tu
Như Lai tínhNgười trí khéo
hiểu rõTự tính vốn chẳng hai.
Ta vì
chúng sinh thuyết
Tất cả
pháp vô ngãKẻ ngu không thể biết
Nói
Phật thuyết vô ngãNgười trí hiểu
tự tínhNgã,
vô ngã chẳng hai.
Vô lượng vô số Phật
Đều thuyết
Như Lai tạngTa cũng nói tất cả
Kinh
tích tụ công đứcNgã,
vô ngã chẳng hai
Các ông khéo
thụ trì.
[886b] - Này
thiện nam tử! Phải luôn ghi nhớ
kinh điển tích tụ tất cả
công đức. Ta cũng đã
thuyết kinh Đại
bát-nhã ba-la-mật-đa[242], là kinh
bất nhị[243]. Kinh đó nói rằng ngã và
vô ngã vốn là không hai[244]. Thí như từ sữa mà có được lạc, từ lạc có tô, từ tô có thục, rồi từ thục tô mới có
đề hồ, trước sau là một. Nếu như lạc, tô… từ thứ khác sinh, thì là thứ khác tạo ra thứ này. Nếu sữa là lạc,
vậy thì tại sao lúc còn là sữa chẳng thấy tướng lạc[245]. Như vậy là do
nhân duyên xoay vần
đắp đổi cùng sinh, chẳng phải tự sinh, nên nói xoay vần. Nếu từ thứ khác sinh ra thì nó ở chỗ nào đến? Ngay lúc là sữa không thấy lạc, tô, thục tô,
đề hồ từ khỗ khác đến. Tất cả mỗi thứ, sữa, lạc, sinh tô… đều có
tự tính của chất
đề hồ, nhưng bị nhiều thứ
tạp nhiễm che đậy cho nên mới có những chất khác nhau. Nếu bò ăn nhiều, sữa sẽ như máu; nếu ăn cỏ ngọt, sữa sẽ ngọt thơm; nếu ăn cỏ đắng, sữa có
vị đắng; dưới chân núi Tuyết có đầm cỏ ngọt, nếu bò ăn được loại cỏ ngọt này sẽ cho
đề hồ, không có màu khác. Nếu bò ăn nhiều loại cỏ khác nhau thì sữa cũng sẽ có nhiều màu khác. Minh và
vô minh[246] là pháp
bất nhị, cũng giống như vậy, do những
hành nghiệp lỗi lầm cho nên minh thành
vô minh. Hết thảy
pháp thiện và pháp
bất thiện đều chẳng phải hai. Cho nên phải biết, tính của
Như Lai giống như
đề hồ,
tự tính thanh tịnh bị vướng
phiền não cho nên có những
hình tướng khác nhau. Như người ta nói nước biển vị mặn, không phải tất cả nước biển thuần mặn, mà trong nước biển cũng có đầy đủ tám vị của nước. Như trong núi Tuyết có nhiều cỏ độc, nhưng mà trước đây núi Tuyết cũng có rất nhiều thuốc hay. Thân của tất cả
chúng sinh cũng vậy,
bốn đại hòa hợp thí như
rắn độc, nhưng trong thân này trước có
Phật tính, như thuốc hay kia,
tự tính Như Lai trước sau
thường có, chẳng phải là do tạo tác mà có, nhưng vì trong đó
vô lượng phiền não đua nhau nổi dậy. Tất cả
chúng sinh muốn cầu
thành Phật, phải trừ
vô lượng phiền não kết hoạn. Thí như
mùa xuân nổi mây sấm lớn nhưng mà chưa mưa, cỏ cây,
hoa quả đều chưa nảy mầm; khi
mùa hạ đến, mưa lớn đổ xuống, hết thảy
nương nhờ.
Tự tính Như Lai cũng
y như vậy,
vô lượng phiền não kết hoạn
che đậy, tuy nghe
khế kinh và các tam-muội nhưng vẫn chẳng biết
tự tính Như Lai. Do vì không biết cho nên khởi tưởng ngã và
vô ngã.
Khế kinh Phương đẳng Đại bát-nê-hoàn
pháp tạng mật giáo dạy ở
thế gian,
chúng sinh nghe rồi
tự tính Như Lai thảy đều nảy mầm, có thể nuôi lớn,
vì vậy gọi là Đại bát-nê-hoàn. Như vậy, thiện nam! Nếu
chúng sinh nào học
kinh Phương đẳng Bát-nê-hoàn này thì đã đền đáp
ân đức Như Lai.
Bồ-tát Ca-diếp bạch với Phật rằng:
- Hay thay, Thế Tôn! Các hàng
Thanh văn và Bích-chi-phật rất là khó thấy, khó được
bảo vật tự tính Như Lai.
Phật bảo Ca-diếp:
- Đúng vậy! Đúng vậy! Này
thiện nam tử! Ta cũng thường nói rất là khó thấy. Thí như một người bị bệnh màng mắt
che khuất con ngươi, chẳng thấy năm sắc, đến chỗ thầy thuốc trị bệnh màng mắt. Thầy thuốc cắt được chút ít màng mây, rồi lấy một vật để ở
trước mặt kêu người bệnh nhìn. Người ấy nhìn thấy, nhưng thấy loạn xạ, nói hai hoặc ba. Từ từ nhìn kỹ thấy được
lờ mờ. Cũng vậy, thiện nam! Bậc đại Bồ-tát
tu pháp mật giáo,
thành tựu Thập trụ[247],
quán sát thể tính Như Lai chân thật ở nơi tự thân,
vậy mà vẫn còn
mê hoặc mập mờ trong
pháp vô ngã, huống nữa là hàng
Thanh văn, Bích-chi có thể biết được! Này
thiện nam tử! Phải nên biết rằng
tự tính Như Lai khó thấy như vậy.
- Lại như một người ngước nhìn chim bay, vì xa nên không biết đúng hay sai, phải nhìn thật kỹ mới thấy
lờ mờ. Bồ-tát
Thập trụ cũng giống như vậy, quán tính
Như Lai ở nơi tự thân vẫn còn
mê lầm, lâu sau mới thấy chỉ được
lờ mờ, huống là
Thanh văn và Bích-chi-phật!
- Lại như một người do đàm uẩn tăng[248],
lầm lẫn phương hướng, muốn đến chỗ nào, trong
tâm liên tục
chuyên niệm, ghi nhớ,
vậy mà vẫn còn bị quên mất đường. Bồ-tát
Thập trụ cũng giống như vậy, quán tính
Như Lai ở nơi tự thân,
phương tiện chuyên tâm vẫn còn
mê lầm, huống là
Thanh văn và Bích-chi-phật.
- Lại như một người đi xa qua vùng đồng không nhà trống, cơn khát bức loạn, từ xa trông thấy một bầy ngựa hoang, hoặc tưởng lầm nước, hoặc bảo rừng cây, hoặc nói thôn làng. Bồ-tát
Thập trụ cũng giống như vậy, quán tính
Như Lai ở nơi tự thân cũng sinh
mê lầm.
- Lại nữa, thí như một người lên cao nhìn xuống đằng xa thấy ngôi tháp Phật, hoặc tưởng là nước, hoặc bảo
hư không, hoặc nói nhà cửa, hoặc bảo ngựa hoang, núi đá, cỏ cây… khi có
phương tiện quán sát kỹ càng mới biết là tháp. Bồ-tát
Thập trụ cũng giống như vậy, quán tính
Như Lai ở nơi tự thân vẫn còn
mê lầm,
phương tiện quán sâu mới biết
chân thật.
- Lại nữa, như người đi thuyền trên biển, từ xa trông thấy thành ấp nhưng lầm tưởng là
hư không, hoặc bảo loài vật. Bồ-tát
Thập trụ cũng giống như vậy, quán tính
Như Lai ở nơi tự thân cũng còn
mê lầm.
- Lại như vương tử suốt đêm coi hát, đến
mặt trời mọc nhìn thấy người thân tưởng lầm người lạ. Bồ-tát
Thập trụ cũng giống như vậy, quán tính
Như Lai ở nơi tự thân cũng còn
mê lầm.
- Lại nữa, thí như đại thần đến chỗ của vua hỏi bàn việc nước, đến khuya về nhà, trong luồng ánh chớp thấy con trâu trắng,
nghĩ tưởng sai lầm cho là nhà cửa, hoặc tưởng gò mả. Bồ-tát
Thập trụ cũng giống như vậy, quán tính
Như Lai ở nơi tự thân, cũng còn
mê lầm.
- Lại nữa, thí như tì-kheo tự lọc nước sạch, sau đó nhìn kỹ thấy chút mảy lông, tưởng là
vi trùng, hoặc là bụi bặm. Bồ-tát
Thập trụ cũng giống như vậy, quán tính
Như Lai ở nơi tự thân cũng còn
mê lầm.
- Lại như có người nhìn đỉnh núi cao, thấy có người đi, tưởng là
cầm thú. Bồ-tát
Thập trụ cũng giống như vậy, quán tính
Như Lai ở nơi tự thân cũng còn
mê lầm. Như người bệnh mắt, ban đêm xem tranh, hoặc bảo hình người, hoặc nói tượng thần, hoặc nói
tượng Phật, hoặc bảo
hình tượng Thích, Phạm, Bồ-tát. Bồ-tát
Thập trụ cũng giống như vậy, quán tính
Như Lai ở nơi tự thân cũng sinh
mê lầm.
- Cũng vậy, thiện nam!
Tự tính Như Lai rất khó thấy được, là
cảnh giới Phật, không phải
cảnh giới của hàng
Thanh văn và Bích-chi-phật có thể thấy biết. Như vậy, thiện nam!
Giáo pháp Như Lai người trí biết được phải nên tin nhận.
Bồ-tát Ca-diếp bạch
đức Phật rằng:
- Như
Thế Tôn dạy,
tự tính Như Lai rất là
vi diệu, những người
mắt thịt làm sao thấy được?
Phật bảo Ca-diếp:
- Như cõi
Phi tưởng,
Phi phi tưởng thiên,
cảnh giới của Phật, hết thảy
Thanh văn và Bích-chi-phật làm sao thấy được? Nhưng họ
tùy thuận khế kinh Như Lai,
tín tâm phương tiện, rồi sau
bình đẳng quán sát nghĩa lý. Như vậy, thiện nam! Hết thảy
Thanh văn và Bích-chi-phật, phải nương
kinh điển Phương đẳng nê-hoàn mà sinh
tín tâm, biết được tự thân có tính
Như Lai. Cho nên phải biết,
tự tính Như Lai là
cảnh giới Phật, chẳng phải
cảnh giới của hàng
Thanh văn và Bích-chi-phật.
Ca-diếp
bạch Phật:
- Kính bạch Thế Tôn!
Chúng sinh thế gian đều nói có ngã, so với
tự tính, nghĩa nó thế nào?
Phật bảo Ca-diếp:
- Thí như thuở xưa, có hai người bạn, một người vương tử, người kia bần cùng,
kết giao qua lại. Vương tử có nuôi huấn luyện con hủy[249], anh bạn nhà nghèo đã từng thấy qua. Sau đó hai người cùng đi nước khác, gặp lúc trời tối cùng thuê phòng nghỉ. Anh bạn nhà nghèo trong mộng nói mớ: “Hủy đến, hủy đến”! Tiếng la vang ra thấu cả bên ngoài.
Lúc ấy có người
nghe được tiếng ấy, liền đến chỗ vua, kể lại đầy đủ những gì
nghe được. Vua liền bắt anh bạn nghèo
thẩm vấn: “Hủy ở chỗ nào”? Bấy giờ anh bạn nhà nghèo
trả lời: “Tôi không có hủy. Người bạn tôi có, tôi từng thấy qua”. Vua liền hỏi kỹ: “Hình dáng thế nào”? Anh lại
trả lời: “Sừng của con hủy giống sừng con dê”.
Nghe lời đó xong, vua bảo người nghèo: “Ngươi hãy
trở về chỗ có con hủy, nếu tìm không có, là
lời nói dối”. Thế rồi
lời nói hủy giống con dê truyền trong
thiên hạ. Sau đó không lâu, vua ấy
mạng chung,
thái tử nối ngôi, cũng dò tìm hủy, nhưng mà chẳng thấy.
Lần lượt đời sau con của
thái tử lên nối ngôi vua cũng
y như vậy, tìm hủy chẳng được. Xoay vần tương truyền lâu dần về sau từ chuyện con hủy nhớ thành con dê. Bậc đại Bồ-tát cũng
y như vậy, lúc mới ra đời, vì
chúng sinh thuyết tự ngã
chân thật. Trong đó có người
vô tri nghe được tất cả
chúng sinh đều có
Phật tính, không biết là thật bèn nói
vọng tưởng. Tự ngã giống như tim đèn ở giữa
vô số chúng sinh, ngã, nhân,
thọ mạng, như lời của người
nằm mộng kia nói xoay vần truyền nhau thành ra
tà kiến,
chấp có ngô, ngã, tìm tính ngô, ngã, chẳng được
thật ngã, tạo thuyết
vô ngã. Nhưng mọi
chúng sinh ở giữa
thế gian thường khởi
vọng tưởng chấp có ngô, ngã và tưởng
vô ngã. Cũng vậy, thiện nam! Ta nói
tự tính Như Lai chân thật tuyệt đối bậc nhất. Nếu ở
thế gian ai nói lời rằng: Ta
tùy thuận pháp. Phải biết người này đã lìa
thế tục, họ đều là bậc Bồ-tát
hóa hiện đồng như người đời.
KINH ĐẠI
BÁT NÊ HOÀNPhẩm thứ 14:
VĂN TỰ[887c]
Đức Phật lại bảo Ngài Ca-diếp rằng:
- Hết thảy
ngôn ngữ,
chú thuật, luận ký
Như Lai đã thuyết đều là
căn bản.
Ca-diếp
bạch Phật:
- Kính bạch Thế Tôn! Nghĩa đó thế nào?
Phật bảo Ca-diếp:
-
Lúc đầu thị hiện chỉ thuyết
Bán tự[250], là mọi
căn bản, hết thảy
chú thuật,
ngôn ngữ duy trì pháp tụ[251]
chân thật.
Chúng sinh non trẻ từ nơi tự bổn[252] học thông các pháp. Pháp đúng, pháp sai đều biết
phân biệt. Cho nên
Như Lai hóa hiện tự bổn chẳng phải
phi pháp.
Bồ-tát Ca-diếp bạch
Đức Phật rằng:
- Kính bạch Thế Tôn! Tự bổn là gì?
Phật bảo Ca-diếp:
- Mười bốn âm đầu gọi là
căn bản của tất cả tự. Mười bốn âm này thường vì tất cả,
căn bản bất tận. Bất tận nghĩa là không thể
phá hoại, không bị rò rỉ, nghĩa là
Như Lai, đó là
ý nghĩa của chữ bất tận.
Pháp thân Như Lai giống như
kim cương không thể
phá hoại, nên gọi
bất hoại.
Như Lai không có
chín lỗ rò rỉ, nên gọi bất lậu.
Như Lai thường trụ, nên nói bất tận, nghĩa là
vô tác.
- Trước hết A ngắn[253] nghĩa là
tốt đẹp.
Tốt đẹp có nghĩa là ba ngôi báu[254]. Thứ đến A dài[255] nghĩa là
thánh trí. Gọi là
thánh trí vì lìa ra khỏi trí của
thế gian,
thanh tịnh, ít dục, hay độ tất cả qua biển
ba cõi, nên gọi là thánh. Thánh nghĩa là chính, hay sửa
pháp độ cho được ngay thẳng, hành xử
luật nghi,
pháp độ thế gian. Đó là
ý nghĩa của âm A dài.
- Lại nữa, âm A có nghĩa mọi sự được nuôi lớn đều nhờ vào thánh; tất cả
căn bản chính hạnh chân thật, như là
hiếu dưỡng cha mẹ, đều nhờ vào sự
hiểu biết như vậy;
hiểu rõ chính pháp trụ ở
Đại thừa; như vậy mọi
hành vi của
thiện nam,
tín nữ, tì-kheo
trì giới và hàng bồ-tát đều nhờ vào thánh.
- Lại nữa, âm A là nơi khởi nguyên của mọi
ngôn ngữ và pháp
thế gian. Như nói
thiện nam tử a-già-xa[256]. Như nói nam tử chớ làm a-na-già-la[257]. Cho nên, âm A cũng là chỗ nương tựa của
ngôn ngữ thế gian.
- I ngắn[258] có nghĩa là ‘này’, ‘ấy’, ‘đó’. Như nói pháp ‘này’, tức là pháp của
Như Lai phạm hạnh,
thanh tịnh,
ly cấu, tựa như trăng tròn. Vì để
hiển thị pháp này cho nên chư
Phật thị hiện tên gọi là ‘này’.
- Lại nữa, I ngắn là nói ‘đây’ chính là nghĩa, ‘đây’ là
phi nghĩa, ‘đây’ là ma nói, ‘đây’ là Phật nói,
căn cứ vào đó để mà
phân biệt, nên gọi là ‘đây’.
- Âm I dài[259] có nghĩa là ‘tự tại’ hay ‘đại tự tại’. Đối với
giáo pháp khó được của Phật,
Tự tại phạm vương hay dùng
thần lực tự tại để mà
hộ trì chính pháp, vì
ý nghĩa đó gọi là ‘tự tại’.
- Lại nữa, âm I ở đây chỉ cho kinh ‘Đại thừa
Phương đẳng nê-hoàn tự tại’ này. Nó
tự tại thâu nhiếp,
giữ gìn, khiến cho
giáo pháp sáng soi
tự tại, khiến mọi
chúng sinh tự tại thụ học
kinh Phương đẳng này.
- Lại nữa, âm I là chỉ cho kinh
Tự tại Phương đẳng hay trừ tất cả tật đố,
tà kiến một cách
tự tại, như muốn giữ cho ruộng lúa tốt sạch phải trừ tất cả những loài cỏ dại,
đại loại như vậy, cho nên
Như Lai nói rằng âm I nghĩa là ‘tự tại’.
- U ngắn[260] nghĩa là ‘trên hết’, ‘tối thượng’, như
bản kinh này thuyết nghĩa
tối thượng, các hàng
Thanh văn và Bích-chi-phật chưa từng nghe đến một câu một chữ, thậm chí nửa lời thoáng qua lỗ tai. Như trong các cõi, thì Uất-đơn-việt là có
phước đức tối thắng hơn hết.
Đại thừa Phương đẳng cũng
y như vậy, người nào được nghe một lời qua tai, phải biết đó là bồ-tát
tối thượng ở giữa
cõi người.
Vì vậy Như Lai nói
âm U này.
- U dài[261] là
ví như sữa bò thơm. Trong các vị sữa thì
kinh Đại thừa là vị
tối thượng, bởi nó
diễn thuyết một cách
rộng rãi tự tính chân thật của
đức Như Lai, những điều
phi pháp,
kiêu mạn đều bị
diệt trừ sạch hết.
- Lại nữa,
âm U gọi là ‘đại U’. Trong
Như Lai tạng, đoạn trừ
chấp trước tuệ mạng, căn thân, không thuyết
vô ngã. Nên
biết điều đó gọi là ‘đại U’.
Vì vậy Như Lai nói về
âm U.
- Âm E[262] có nghĩa là ‘này’, như nói:
Phật pháp này, hoặc là
Như Lai nê-hoàn cũng nói pháp này. E là
Như Lai, nghĩa là có đến, có đi, cho nên mới nói
Như Lai có nghĩa là đến như vậy và đi như vậy.
- Âm O[263] nghĩa là
thấp hèn, hạ tiện. Đã
trừ diệt sạch
phiền não hạ tiện gọi là
Như Lai,
vì vậy cho nên gọi là âm O.
- Âm AU[264] nghĩa là
Đại thừa. Trong mười bốn âm, AU là
cứu cánh,
vì vậy cho nên gọi là
Đại thừa. Trong tất cả luận,
kinh điển Đại thừa là luận
cứu cánh, nên nói là AU.
- Âm AN[265] nghĩa là tất cả.
Giáo pháp Như Lai xả bỏ tất cả tiền tài,
vật báu. AN có nghĩa là ngăn chặn,
che đậy, nghĩa nhất-xiển-đề.
- Âm A[266] sau cùng có nghĩa là hết. Tất cả
Khế kinh thì
Đại thừa là cùng tột, hơn hết.
- Âm KA[267] nghĩa là thương hết
chúng sinh y như con một. Khởi
lòng từ bi đối với mọi loài, nên gọi là KA.
- Âm KHƯ[268] nghĩa là đào lên, khơi dậy. Khơi dậy
pháp tạng Như Lai thâm sâu,
thâm nhập trí tuệ, không gì
kiên cố, nên gọi là KHƯ.
- Âm GIÀ[269] nghĩa là kho tạng, cất chứa. Tất cả
chúng sinh đều có kho tạng
tự tính Như Lai, nên nói là GIÀ.
- Trùng âm GIÀ[270] có nghĩa là tiếng gầm.
Thường dùng tiếng gầm của con
sư tử để nói
Như Lai là
pháp thường trụ.
- Âm NGA[271] nghĩa là giòn tan, dễ vỡ. Tất cả các hành mau khởi mau diệt, nên gọi là NGA.
- Âm GIÀ[272] là hành. Làm nên
chúng sinh nên gọi là GIÀ.
- Âm XA[273] nghĩa là
rực rỡ chói lọi.
Tự tính Như Lai thường trụ, nên gọi là XA.
- Âm XÀ[274] là sinh. Sinh ra
giải thoát, chứ chẳng phải như sinh ra các thứ
sinh tử, hiểm nguy, nên gọi là XÀ.
- Trùng âm XÀ[275] nghĩa là đốt cháy. Thiêu đốt tất cả
phiền não, khiến mau diệt hết, nên gọi là XÀ.
- Âm NHÃ[276] là trí. Biết
pháp chân thật, nên nói là NHÃ.
- Âm TRÁ[277] nghĩa là
biểu thị,
thị hiện. Ở Diêm-phù-đề
Như Lai thị hiện không được đầy đủ, nhưng mà
pháp thân Như Lai thường trụ, nên nói là TRÁ.
- Âm SÁ[278] nghĩa là
thị hiện đầy đủ. Đầy đủ
bình đẳng, nên nói là SÁ.
- Âm TRÀ[279] nghĩa là nhẹ nhàng không mất, nên gọi là TRÀ.
- Trùng âm TRÀ[280] là không biết
xấu hổ, ân nặng không đáp, nên nói là TRÀ.
- Âm NÃ[281] có nghĩa là không
chân chính, như bọn
ngoại đạo, nên nói là NÃ.
- Âm ĐA[282] là ngăn chặn tất cả hữu, khiến không
tương tục, nên nói là ĐA.
- Âm THA[283] nghĩa là không biết,
vô tri, như tằm kéo kén, nên nói là THA.
- Âm ĐÀ[284] có nghĩa là pháp
Đại thừa,
phương tiện hoan hỷ, nên nói là ĐÀ.
- Trùng âm ĐÀ[285] có nghĩa là
giữ gìn,
hộ trì tam bảo, như núi Tu-di không khiến chìm mất, nên nói là ĐÀ.
- Âm NA[286] là như ở bên cửa thành treo phướng nhân-đà-la[287], dựng lập
tam bảo, nên nói là NA.
-
Âm BA[288] nghĩa là khởi
tưởng điên đảo, cho rằng
tam bảo đã bị chìm mất nên tự mê loạn, nên gọi là BA.
- Âm PHA[289] nghĩa là
thế giới thành hoại,
trì giới thành bại, tự
thân thành bại, nên nói là PHA.
- Âm BÀ[290] là lực.
Chư Phật Như Lai vô lượng thần lực, chứ không phải chỉ có mười
thần lực, nên nói là BÀ.
- Trùng âm BÀ[291] là hay
gánh vác chính pháp,
hành đạo bồ-tát, nên nói là BÀ.
-
Âm MA[292] nghĩa là
giới hạn, hạn kì.
Hành pháp bồ-tát, tự hạn cho mình,
quyết chí gánh vác trách nhiệm nặng nề, đó là
âm MA.
- Âm DA[293] nghĩa là tập hành bốn loại
công đức của bậc bồ-tát, nên nói là DA.
- Âm LA[294] nghĩa là diệt dâm, nộ, si, vào
pháp chân thật, nên nói là LA.
- Khinh âm LA[295] là không
thụ giáo pháp
Thanh văn và Bích-chi-phật, chỉ thụ học
giáo pháp Đại thừa, nên nói là LA.
- Âm HÒA[296] nghĩa là tất cả
chú thuật, học nghệ
thế gian, bồ-tát đều biết, nên nói là HÒA.
- Âm XA[297] nghĩa là ba thứ gai độc đều đã nhổ rồi, nên nói là XA.
- Âm SA[298] nghĩa là
viên mãn, tức hay nghe nhận
khế kinh Phương đẳng, nên nói là SA.
- Âm SA[299] nghĩa là dựng lập
chính pháp, nên nói là SA.
- Âm HA[300] là âm
tỏ ra ngỡ ngàng. Như nói: Lạ thay các hành đều là
cứu cánh; lạ thay
Như Lai vào bát-nê-hoàn bỏ hết
hỷ lạc. Đó là âm HA.
- Âm LA[301] là ma. Ức ngàn
thiên ma cũng không thể nào
phá hoại Như Lai,
chính pháp và tăng.
Như Lai tùy thuận theo cách
thế gian thị hiện có hoại. Lại nữa,
Như Lai tùy thuận thế gian thị hiện có đủ cha, mẹ, tông thân… Đó là âm LA.
- LI LI LÂU LÂU[302], bốn chữ này là
trưởng dưỡng bốn nghĩa Phật, pháp, tăng và sự
thị hiện có người
đối đầu, là để
tùy thuận theo cách
thế gian.
Thị hiện có kẻ
đối đầu như là Điều-đạt
phá tăng, nhưng mà
sự thật không gì có thể
phá hoại tăng được.
Như Lai phương tiện thị hiện phá tăng để làm
nhân duyên kết tập giới cấm. Nếu như hiểu được
ý nghĩa Như Lai phương tiện thị hiện thì không nên sợ, phải biết đó là
tùy thuận thế gian,
vì vậy nên nói bốn chữ sau cùng.
- Âm hắt, âm lưỡi, âm mũi, âm gió, âm dài, âm ngắn, lấy các âm ấy
hòa hợp thành chữ. Như các chữ này
hòa hợp các âm làm thành
ngôn ngữ, đều do lưỡi, răng mà có khác nhau. Do các âm này,
vô lượng các hoạn
tích tụ nơi thân, ấm, giới các nhập,
nhân duyên hòa hợp, nghỉ ngơi,
tịch mặc vào
Như Lai tính,
Phật tính hiển hiện,
thành tựu cứu cánh. Cho nên,
bán tự gọi là
căn bản của tất cả Tự. Nếu quán thật pháp và quán
Như Lai giải thoát thì không có tướng
ngôn ngữ,
văn tự. Tướng chữ và nghĩa của chữ thảy đều
xa lìa. Cho nên,
xa lìa tất cả gọi là
giải thoát.
Sự giải thoát đó chính là
Như Lai. Nhờ
bán tự này hay khởi các pháp, nhưng mà không có tướng của các pháp nhờ vào
văn tự. Đó là khéo hiểu nghĩa của
văn tự. Nếu hiểu khác đi tức là không hiểu
văn tự, không biết
phân biệt pháp đúng pháp sai. Tính của
Như Lai,
tam bảo giải thoát, nhưng không thể biết đây là
kinh điển, không phải
kinh điển, là luật, phi luật, ma nói, Phật nói, tất không thể biết lời của Ta nói, những hạng người ấy không biết
chữ nghĩa văn tự.
Vì vậy, thiện nam! Ông phải khéo léo
học hỏi bán tự, rồi ông cũng sẽ
thể nhập và hiểu được những
văn tự kia.
Bồ-tát Ca-diếp bạch với Phật rằng:
- Kính bạch Thế Tôn! Con sẽ siêng
năng học bán tự này. Từ ngày hôm nay con mới bắt đầu làm người con Phật, được làm
đệ tử bậc thầy
tối thượng. Từ ngày hôm nay con mới bắt đầu được vào học đường.
Phật bảo Ca-diếp:
-
Lành thay! Lành thay! Này
thiện nam tử, ưa
tu chính pháp phải nên như vậy!
KINH ĐẠI
BÁT NÊ HOÀNPhẩm thứ 15: ĐIỂU DỤ[303]
[889a]
Đức Phật lại bảo Ngài Ca-diếp rằng:
- Chim có nhiều loài, nhạn, hạc, xá-lợi… Pháp được nói đến cũng rất đa dạng,
vô thường, khổ, không,
vô ngã v.v…, như các loài chim nhạn, hạc, xá-lợi.
Ca-diếp
bạch Phật:
- Nghĩa này thế nào?
Phật bảo Ca-diếp:
- Có pháp
vô thường, có pháp là thường. Có pháp là khổ, có pháp là lạc. Có pháp là ngã, có
pháp vô ngã. Như người
nông dân gieo trồng
ngũ cốc[304] và cây ăn quả, từ khi nảy mầm đến lúc ra lá, đơm hoa kết nhụy, người ấy luôn luôn
nghĩ tưởng vô thường, đến khi trái chín, thu hoặch được quả, được
thụ dụng rồi mới
nghĩ tưởng thường. Bởi vì sao vậy? Vì đã
hiện thực.
Bồ-tát Ca-diếp bạch với Phật rằng:
- Kính bạch Thế Tôn!
Ngũ cốc là thường, y hệt
Như Lai, không
hoại diệt sao?
Phật bảo Ca-diếp:
- Nếu
ví Như Lai như núi Tu-di, lúc
thế giới hoại núi Tu-di ấy không sụp đổ chăng? Này
thiện nam tử! Chớ nên
y theo thí dụ như
vậy mà sinh nghi ngờ. Tất cả mọi pháp đều phải
hoại diệt, duy chỉ nê-hoàn là
pháp thường hằng. Ta chỉ
tùy thuận theo pháp
thế gian nói ví dụ trên[305].
Bồ-tát Ca-diếp bạch với Phật rằng:
- Dạ vâng, Thế Tôn! Lời đó thật hay.
Phật bảo Ca-diếp:
- Đúng vậy, thiện nam! Học thảy
khế kinh, tu các tam-muội, nhưng mà chưa nghe
khế kinh phương đẳng đại bát-nê-hoàn, thì mọi
chúng sinh tu
tưởng vô thường. Nghe kinh này rồi, nếu người
thiện nam hay người
tín nữ có những
phiền não,
nghi ngờ trói buộc thảy đều dứt sạch,
hiểu rõ pháp thường. Bởi vì sao vậy? Bởi vì
tự tính Như Lai ở trong tự thân mỗi người đều được
hiển lộ.
- Lại nữa, thiện nam! Thí như thợ vàng, từ khi nấu vàng
cho đến khi chưa đúc thành đồ dùng, hay nghĩ
vô thường, đến lúc đúc thành đồ dùng
quý báu,
sử dụng được rồi mới nghĩ rằng thường. Cũng vậy, thiện nam! Dù tu tam-muội, học hết
khế kinh, nhưng chưa nghe đến
khế kinh phương đẳng đại bát-nê-hoàn, thì mọi
chúng sinh tu
tưởng vô thường. Nghe kinh này rồi, bao nhiêu
phiền não,
nghi ngờ trói buộc đều được dứt sạch,
hiểu rõ pháp thường. Bởi vì sao vậy? Bởi vì
tự tính Như Lai ở trong tự thân mỗi người đã được
hiển lộ.
- Lại nữa, thiện nam! Thí như một người trồng mía, trồng vừng khi chưa thu hoặch,
thường hay tưởng tượng bao nhiêu
mùi vị, khi đã ép thành dầu mè, mật rồi khi đó mới biết
mùi vị chân thật. Cũng vậy, thiện nam! Dù tu tam-muội, học hết
khế kinh, nhưng chưa
nghe được khế kinh phương đẳng đại bát-nê-hoàn thì
chúng sinh đó tu
tưởng vô thường, đến khi đã được nghe kinh này rồi, bao nhiêu
phiền não,
nghi ngờ trói buộc đều được dứt sạch,
hiểu rõ pháp thường. Bởi vì sao vậy? Bởi vì
tự tính Như Lai ở trong tự thân mỗi người đã được
hiển lộ.
- Thí như trăm sông đều đổ vào biển. Cũng vậy, tất cả
khế kinh, tam-muội đều được quy vào
khế kinh phương đẳng đại bát-nê-hoàn. Bởi vì sao vậy? Bởi vì kinh này đã nói
rốt ráo tự tính Như Lai. Cho nên Ta nói có pháp
vô thường, có pháp là thường, như chim xá-lợi.
- Những nỗi lo buồn tựa như kiếm đâm
Như Lai đã đoạn, nhưng theo lẽ này còn nhiều người nghi, bởi vì
Như Lai vẫn còn lo buồn, nhưng không giống với những nỗi lo buồn của người và trời hay
chúng sinh khác. Như
trời Phi tưởng làm gì có tưởng?
Nếu không có tưởng thì không thọ mạng? Nếu có
thọ mạng mà không có tưởng thì sao có tên tưởng, ấm, giới, nhập? Lại nữa, như trong rừng cây đều có thần dựa. Thần dựa ở cây hay là ở rễ, hoặc là ở cành, hay là ở nhánh? Nhưng những chỗ ấy chẳng thấy bóng thần,
vậy thì thần
dựa vào ở chỗ nào? Cũng vậy,
giáo pháp Như Lai thâm sâu, ông phải biết rằng
Như Lai thị hiện còn có lo buồn,
khởi tâm từ bi với La-hầu-la,
cho đến chúng sinh ở cõi
Phi tưởng và Phi
phi tưởng. Chỉ Phật với Phật mới hiểu nghĩa này. Tất cả điều đó là pháp chư Phật. Tâm ý còn không làm gì còn có
lo nghĩ, buồn rầu?
Nếu không lo buồn thì trái
giáo pháp.
Như ý nghĩ của một đứa trẻ nít,
lời nói rỗng không, nói tất cả pháp đều chẳng
đáng tin, nhưng lời
Như Lai không thể nghĩ bàn,
giáo pháp chư Phật cũng không nghĩ bàn,
Phật pháp Như Lai không thể nghĩ bàn, đó là
chân thật. Thí
như không thể tạo dựng cung thất ở giữa
hư không, nhưng nhà huyễn thuật có thể làm trò tạo dựng giữa không, kẻ
phàm ngu thấy liền nghĩ
như vầy: Ở giữa
hư không làm sao tạo dựng
đứng yên như vậy, nó sẽ xoay vần giống như tâm ý?
Lời nói như vậy còn
không tâm ý huống có lo buồn?
Nếu không lo buồn về La-hầu-la là điều
không thật. Như giữa
hư không,
Như Lai lo buồn là điều không thể. Như nhà
huyễn hóa tùy ý làm ra, cho nên
Như Lai tùy ý còn có
tâm tưởng lo buồn. Những người nào nghe
Như Lai nê-hoàn liền nghĩ
như vầy:
Như Lai làm gì còn có lo buồn? Người đó nghe rồi tâm ý thay đổi
thường có lo buồn. Cho nên
Như Lai là
pháp thường trụ. Nếu là
vô thường thì không lo buồn, nhưng nay
Như Lai không phải
vô thường.
Như Lai lo buồn hay không lo buồn, mọi
chúng sinh khác đâu thể lường được! Như người bậc hạ chỉ biết bậc hạ, không biết bậc trung và người bậc thượng. Những người bậc trung biết người bậc trung và người bậc hạ, nhưng không thể biết những người bậc thượng. Chỉ có những người bậc thượng mới biết tất cả mà thôi. Những hàng
Thanh văn và Bích-chi-phật, ai cũng
biết mình, nhưng không thể biết
cảnh giới Như Lai. Chỉ có
Như Lai là biết tất cả, cho nên gọi là lìa mọi
chướng ngại. Như nhà huyễn thuật
biến hóa vô cùng,
Như Lai cũng vậy,
thị hiện vô cùng,
tùy thuận thế gian. Ai có thể biết những điều như vậy gọi là khôn ngoan. Đối với những gì không
nghĩ tưởng được,
phàm phu mắt thịt cho nó không phải
cảnh giới của mình, cho nên nghĩ rằng
Như Lai cũng có lo buồn và không lo buồn. Bởi vậy Ta nói, có pháp là ngã, có
pháp vô ngã, như chim xá-lợi.
- Lại nữa, thiện nam! Như vào
mùa hạ, trời mưa ngập nước, sông ngòi tràn đầy, các loài nhạn, hạc
cho đến xá-lợi lựa nơi khô ráo
an trí con mình, mới đi
nơi khác.
Như Lai cũng vậy,
xuất hiện ở đời, độ
vô lượng chúng khiến vào
chính pháp, vì người
học đạo,
phương tiện thuyết pháp, hoặc nói pháp khổ, hoặc nói
pháp lạc, hoặc nói các
pháp hữu vi là khổ, nê-hoàn
cực lạc, lìa
hành hữu vi gọi là
an lạc.
Ca-diếp
bạch Phật:
- Nghĩa này thế nào?
Phật bảo Ca-diếp:
- Đó là Như Như!
Ca-diếp
bạch Phật:
- Làm sao
chúng sinh được lạc nê-hoàn?
Phật bảo:
- Ca-diếp! Như là trước đây Ta đã từng nói tất cả các
hành không sinh, già, chết. Đó là:
Nếu không phóng dật[306]
Là chỗ
bất tửNếu như
phóng dậtLà đến chỗ chết
Người không
phóng dậtĐược chỗ
bất tửCòn người
phóng dậtThường bị
sinh tử.
[890a]- Người sống
phóng dật là
hành hữu vi. Mà
hành hữu vi tức là pháp khổ. Không phải nê-hoàn thì là chỗ chết. Làm điều
phóng dật, gọi là tác hành. Phải biết có hành tức là khổ lớn. Không đến nê-hoàn là đến cõi chết. Người không
phóng dật thì không tác hành, dù lại tác hành cũng
không sinh tử, đó là được
thân kim cang bất hoại. Những người
thế tục gọi là
phóng dật. Người lìa
thế tục là không
phóng dật. Lìa sinh, già, chết, khoái lạc nê-hoàn. Cho nên,
Như Lai có nói pháp khổ, có nói
pháp lạc, có nói
vô ngã, có nói là ngã. Giống như chim bay ngang qua bầu trời không thấy dấu vết,
thiên nhãn chưa được,
phiền não chưa đoạn, thì không tự thấy
thể tính Như Lai ở trong thân mình. Cho nên Ta nói có
pháp vô ngã, là vì
chúng sinh còn nhiều
phiền não, thuyết giáo
vi diệu,
bí mật thâm sâu. Vì những
chúng sinh không có
thiên nhãn,
chấp có ngô, ngã,
vô lượng phiền não, tạo
hành hữu vi, Ta thuyết tất cả
vạn pháp vô thường. Cho nên Ta nói có pháp
vô thường.
Như người mắt sáng trên đỉnh non
Biết rõ
dưới đất bọn ngu phàm
Đạo nhãn Như Lai lên đài tuệ
Vô ưu, mà vẫn nghĩ
quần sinh[890a]
- Đối với những ai đã diệt
vô lượng phiền não thì gọi trụ trên đỉnh non, nhìn thấy
vô lượng phiền não thiêu đốt.
Chúng sinh hạ liệt ai lên đài tuệ? Ai được vô ưu? Nếu đã
vô ưu thì sao gọi là
lo nghĩ thế gian? Nếu như nê-hoàn là
pháp diệt tận thì ai là người nhìn thấy chúng sinh? Nếu bảo
Như Lai thể nhập nê-hoàn là hết thì sao gọi là lên đài tuệ? Nếu
an trú trong nê-hoàn thì làm sao lên non để nhìn xuống chúng sinh? Đài
trí tuệ chính là tận diệt nê-hoàn. Không lo mà thường
lo nghĩ nghĩa là
Như Lai lo nghĩ vô lượng quần sinh ở giữa
thế gian. Đỉnh núi chính là
ý nghĩa giải thoát. Trụ là người
hành đạo giải thoát.
Dưới đất có nghĩa là
hành pháp hữu vi.
Phàm ngu tức là không nói
phương tiện thiện xảo. Biết rõ tức là
chính giác.
Như Lai nghĩa là lìa khỏi
hoàn toàn những điều buồn, khổ, là
pháp thường trụ, đã tự lìa khỏi mọi nỗi ưu buồn, lại thấy
chúng sinh bị những ưu não bén nhọn đâm chích thì sinh lo buồn. Giả xử
Như Lai lìa sạch
lo lắng thì đã không gọi là bậc
Chính Giác.
Như Lai tùy thuận theo
chúng sinh kia để mà
giáo hóa.
Đức Phật Như Lai,
Chính Đẳng Chính Giác vì mọi
chúng sinh thị hiện giáo hóa. Cho nên, phải biết
Như Lai thường trụ,
thị hiện vô lượng, giống như loài chim nhạn, hạc, xá-lợi.
KINH ĐẠI BÁT NÊ HOÀN
Phẩm thứ 16: NGUYỆT DỤ[307]
[890a]
Đức Phật lại bảo ngài Ca-diếp rằng:
- Này
thiện nam tử! Khi trăng không hiện
mọi người đều bảo là trăng đã lặn, hết thảy
nhân dân đều nghĩ trăng lặn; khi trăng
xuất hiện ở nơi phương khác, người dân phương ấy đều bảo trăng mọc; nhưng
mặt trăng kia chẳng lặn, chẳng mọc, do Tu-di che nên có
hiện tượng khi mọc, khi lặn. Cũng vậy,
Như Lai Ứng Cúng Đẳng Giác ở trong
đại thiên thế giới hay ở nơi Diêm-phù-đề,
nương nhờ cha mẹ ra đời làm con, người Diêm-phù-đề đều nghĩ
Như Lai vừa được sinh ra; rồi ở cõi này hiện bát-nê-hoàn,
chúng sinh lại nghĩ
Như Lai mất đi, kỳ thật
Như Lai chẳng sinh chẳng diệt.
- Lại nữa, thiện nam! Như ở xứ nào
mặt trăng tròn đầy,
chúng sinh xứ ấy đều nghĩ trăng tròn; còn Diêm-phù-đề trăng mới đầu tháng, người dân xứ này nói là trăng non, rồi trăng từ từ lớn dần đến tròn, bấy giờ người dân lại bảo trăng tròn, nhưng
mặt trăng kia không tròn, không khuyết, do Tu-di che mà có tròn, khuyết.
Như Lai Ứng Cúng, Chánh
Đẳng Chính Giác cũng
y như vậy, hoặc ở Diêm-phù
thị hiện nê-hoàn, bao nhiêu
chúng sinh đều nghĩ rằng diệt; hoặc ở Diêm-phù
thị hiện đản sinh như trăng đầu tháng; người Diêm-phù-đề nghĩ là đứa trẻ như trăng mùng ba;
thị hiện bước đi là trăng mùng bốn;
thị hiện học tập như trăng mùng tám;
thị hiện xuất gia…
cho đến trăng tròn là hiện ánh sáng
hào quang rộng lớn
phá hoại vô lượng chúng ma,
si ám;
thị hiện nê-hoàn, ba mươi hai tướng, tám mươi vẻ đẹp
trang nghiêm thân thể, giống như trăng sáng hằng đêm đi quanh ở nơi xứ khác, ẩn mất không hiện ở nơi xứ này. Người Diêm-phù-đề hoặc nghĩ rằng sinh, hoặc nghĩ rằng diệt, kỳ thật
Như Lai không tăng, không giảm, thường như trăng tròn.
Vì vậy nên biết,
Như Lai thường trụ.
- Lại nữa thiện nam! Thí như trăng sáng, tất cả đều thấy, khắp nơi thành, ấp, thôn làng, núi, sông,
tùy theo đồ dùng đựng nước lớn nhỏ, trăng đều in bóng. Như người đi xa trăm ngàn do-tuần thường thấy
mặt trăng luôn theo bên mình. Bọn họ
suy nghĩ: là một
mặt trăng theo ta đến đây hay là trăng khác? Người ngu thấy trăng tựa như mặt gương. Hạng người trung bình thấy trăng giống như bánh xe. Hạng người khá giỏi thấy trăng rộng năm
do tuần, còn
chúng sinh khác
tùy theo khả năng thấy trăng khác nhau. Trăng sáng
Như Lai cũng
y như vậy, tất cả đều thấy, nhưng mỗi
chúng sinh có mỗi cách nghĩ. Ai cũng cho rằng:
Đức Phật Thế Tôn thương xót chúng ta, đang ở nhà ta! Đến loài
súc sinh cũng nghĩ như vậy. Những người đui, điếc, câm, ngọng, tàn tật cũng đều bảo rằng
Như Lai rất giống
bản thân của họ. Mỗi loài
chúng sinh đều có
ngôn ngữ,
chữ viết,
thân hình mỗi một khác nhau, nhưng loài nào cũng nghĩ rằng
chư Phật Như Lai chỉ giống tiếng nói,
chữ viết,
thân hình,
ăn mặc như loài của mình. Lại có những
ý nghĩ khác như nói Phật là
Thanh Văn,
Duyên Giác,
xuất gia học pháp của những
ngoại đạo, hoặc nghĩ
Như Lai thị hiện ở đời là vì bọn họ. Nhưng mà
pháp thân Như Lai chân thật không hề
biến đổi.
Như Lai lấy thân
phương tiện để độ
chúng sinh,
thị hiện vô số thân tướng khác nhau. Như cây thuốc hay,
Như Lai cũng vậy, để độ
chúng sinh,
thị hiện biến hóa trăm ngàn
thân tướng theo cách
thế gian. Cho nên
Như Lai là
pháp thường trụ.
- Lại nữa, thiện nam! Như lúc La-hầu A-tu-la[308] vương
che lấp ánh sáng
mặt trời,
mặt trăng,
chúng sinh bảo rằng
mặt trăng bị nuốt[309], đến lúc La-hầu không che trăng nữa,
mọi người lại bảo trăng được nhả ra. Ánh sáng
mặt trăng đã bị
che khuất, người đời không thấy, nên nghĩ nguyệt thực, đến khi trăng sáng hiện giữa
thế gian,
mọi người lại bảo trăng được nhả ra, nhưng mà
mặt trăng khi ẩn, khi hiện,
thực chất không hề có tăng hay giảm.
Như Lai,
Ứng Cúng, Chánh
Đẳng Chính Giác cũng
y như vậy. Như Điều-đạt kia
tổn hại thân Phật, tạo nghiệp
Vô gián, nhẫn đến những hạng người nhất-xiển-đề, đều vì
chúng sinh ở đời tương lai,
thị hiện tổn hại thân Phật ra máu, hủy Pháp,
phá Tăng, nhưng mà
pháp thân Như Lai thật sự không hề
tổn hại, dẫu cho hàng ức trăm ngàn
Thiên ma, cũng không thể nào đoạn Pháp, hoại Tăng. Cho nên,
pháp thân Như Lai chân thật không hề tổn hoại,
hiện tướng tổn hoại là để
tùy thuận theo cách
thế gian. Thí như hai người cùng nhau đánh lộn,
tùy theo thương tích ở trên mỗi người để mà
xem xét tội nặng hay nhẹ,
chư Phật Như Lai cũng
y như vậy,
hiện tướng tổn hoại để làm căn cứ cho tội
Vô gián nhằm chế
Pháp luật làm điều
cấm giới cho đời tương lai.
- Lại nữa, thiện nam! Thí như thầy thuốc khéo dạy con mình học rành y thuật, khiến nó
nhận biết về mọi
dược thảo, cây, rễ, hoa, lá, mùi, vị,
sắc tướng một cách
tỏ tường; sau khi qua đời, đứa con của ông
tiếp tục sự nghiệp, rành rẽ
y pháp.
Chư Phật Như Lai cũng
y như vậy,
biến hóa vô lượng để
điều trị bệnh cho mọi
chúng sinh, hiện tội
ngũ nghịch, hủy báng
kinh pháp,
cho đến hạng người như nhất-xiển-đề cũng là
hóa hiện, vì đời tương lai; sau khi Ta đã Bát-nê-hoàn rồi, khiến các Tì-kheo
tùy thuận kinh luật. Giống
như Như Lai đã từng dạy rằng, biết tội nặng, nhẹ để tự
giữ gìn.
- Lại nữa, thiện nam! Như ở
nhân gian sáu tháng mới thấy nguyệt thực
một lần, nhưng ở
cõi trời chư thiên nhìn thấy nguyệt thực
hằng ngày, hoặc trong nháy mắt đã thấy nguyệt thực. Bởi vì sao vậy? Bởi vì ngày đêm
cõi trời rất dài, còn ở
nhân gian ngày đêm rất ngắn.
Chư Phật Như Lai cũng
y như vậy, hoặc bảo
trường thọ như sáu tháng mới thấy trăng nguyệt thực, nhẫn đến chỉ trong nháy mắt đã thấy bát-nê-hoàn rồi. Dù ma
phiền não,
ấm ma,
tử ma,
tự tại thiên ma, ức trăm ngàn loài cũng không thể hoại.
Như Lai tùy thuận thế gian thị hiện thụ sinh vô lượng.
Thọ mạng Như Lai thật không hạn lượng. Cho nên,
Như Lai là
pháp thường trụ.
- Lại nữa, thiện nam! Như vầng trăng sáng, muôn loài
chúng sinh thảy đều
ưa thích.
Như Lai,
Ứng Cúng, Chánh
Đẳng Chính Giác, cũng
y như vậy,
chúng sinh ưa pháp thảy đều
ưa thích.
- Lại nữa, thiện nam! Như
mặt trời mọc có sự thay đổi ở trong ba
mùa xuân, hạ, và đông. Ngày đông thì ngắn, ngày xuân trung bình, ngày hạ dài nhất. Ngày của
Như Lai,
Ứng Cúng,
Đẳng Giác, cũng
y như vậy, có ba loại thọ. Vì các
chúng sinh Thanh Văn,
Duyên Giác,
thị hiện ra tướng
thọ mạng ngắn ngủi. Những hạng người này thấy như vậy rồi tâm liền buồn than: “Lạ thay, vì sao
thọ mạng Như Lai ngắn ngủi như vậy”? Với hàng Bồ-tát,
Như Lai thị hiện thọ mạng trung bình, hoặc là một kiếp, hoặc hơn một kiếp. Chỉ có chư Phật mới thấy
thọ mạng của Phật
vô lượng.
- Lại nữa, thiện nam!
Như Lai thuyết giáo
vi diệu bí mật đại thừa phương đẳng,
thị hiện giữa đời, trút mưa pháp lớn. Ở đời
vị lai, nếu
chúng sinh nào đem
kinh đại thừa chính pháp này khai
thị thế gian, phải biết người đó chính là Bồ-tát, như mưa
mùa hạ. Giống như ngày đông, chịu nhiều lạnh lẽo khiến người
tổn thọ.
Thanh văn,
Duyên giác nghe Phật
phương tiện giảng dạy
giáo pháp vi diệu bí mật, vì họ
thị hiện thọ mạng ngắn ngủi,
ví như ngày đông. Chư vị Bồ-tát
thành tựu trí tuệ vi diệu thâm sâu nên mới vì họ
thị hiện Như Lai là
pháp thường trụ,
ví như ngày xuân. Cũng vậy,
Như Lai tùy thuận thế gian thị hiện thọ mạng có ba
trường hợp. Thí như ban ngày chẳng nhìn thấy sao, nhưng mà
sự thật chẳng phải không có. Cũng vậy,
Như Lai cùng hàng
Thanh văn và Bích-chi-phật cùng hiện ở đời, và cùng
thị hiện vào bát-nê-hoàn, không phải
duy nhất các hàng
Thanh văn cùng với
Duyên giác mới là
vô thường. Phải biết họ cũng là
pháp thường trụ, như sao
vẫn có ở
giữa ban ngày.
- Lại nữa, thiện nam! Như trời
tối tăm,
mặt trời mặt trăng đều chẳng
hiện ra, người ngu bảo rằng trời, trăng biến mất. Vào lúc
chính pháp Như Lai diệt tận,
tam bảo ẩn mất cũng
y như vậy, chẳng phải diệt hẳn. Phải biết
Như Lai là
pháp thường tồn, chẳng hề thay đổi, cũng không hủy diệt, chẳng bị những thứ
lỗi lầm làm cho
nhiễm ô đi được.
- Lại nữa, thiện nam! Như sao
bắc đẩu tạm hiện ánh sáng giữa khoảng sáng tối, khi đêm sắp tàn,
mặt trăng đã lặn,
mọi người thấy rồi, bỗng chốc lại mất, ai cũng bảo rằng nó đã lặn rồi, nhưng mà kỳ thật nó vẫn chưa lặn. Cũng vậy, thiện nam!
Chánh pháp Như Lai vào thời diệt tận, các
Phật Bích-chi xuất hiện ở đời, khai
thị giáo hóa
vô lượng chúng sinh,
kiến lập chính pháp, bỗng chốc
diệt độ, kỳ thật
trường tồn không bao giờ diệt, nhưng mọi
chúng sinh không thể thấy được.
Lại nữa, thiện nam! Như
mặt trời mọc xua tan bóng tối. Cũng vậy, thiện nam!
Kinh điển đại thừa bát-nê-hoàn này
xuất hiện ở đời, nếu ai
nghe được,
tội nghiệp vô gián tích dụ
vô lượng thảy đều
tiêu trừ. Như vậy, thiện nam!
Bản kinh đại thừa đại bát-nê-hoàn chính là
cảnh giới vô cùng thâm sâu, không thể nghĩ bàn, khéo thuyết
tự tính Như Lai vi diệu. Nếu người
thiện nam, hay
tín nữ nào muốn biết
Như Lai là
pháp thường trụ,
chính pháp vô tận,
tăng bảo bất diệt, thì phải siêng năng
phương tiện tu học kinh nê-hoàn này, Ta bảo người đó là gần
quả vị Phật.
Kinh đại bát-nê-hoàn
Hết quyển 5