Hạnh ngộ mùa Xuân
Hạnh đi thơ thẩn quanh sân chùa suốt một buổi sáng nhưng không hề bước vào bên trong chánh điện. Suốt ba ngày Tết, cô cứ nằm lỳ trong phòng, chỉ ra ngoài khi đói bụng hoặc tắm giặt. Từ chối hết mọi lời mời mọc đi chơi của đám em và bạn bè, ba mẹ có hỏi thì Hạnh bảo thích yên tĩnh nghỉ ngơi mấy ngày… rồi thôi. Mọi người cũng bận lo vui chơi đi đây đó chúc Tết bạn bè thân tộc, chẳng ai buồn chú ý đến đứa con gái ương ngạnh này đâu. Cô đã quen sống như vậy lâu rồi, cũng như quen với công việc mình làm đã bao năm. Vậy mà công việc ấy bây giờ lại bấp bênh như bèo dạt mây trôi.
Nằm mãi cũng chán, thế là Hạnh trở dậy đi ra đường. Ngang qua một ngôi chùa lớn của thành phố, thấy người ta đi lễ Phật đầu năm, cô cũng ghé vào mà không có chủ đích gì cả. Nếu để cầu nguyện thì Hạnh có bao điều muốn cầu. Nhưng có ích gì chứ, khi cô biết mình chẳng có chút thành tâm nào. Hơn nữa, biết bao nhiêu người đi lễ chùa, Phật dù có nghìn tay nghìn mắt cũng không thể nào đáp ứng nỗi mọi nhu cầu mong muốn vô tận của con người. Có lần Hạnh nói vậy với bạn Khánh Tâm, Tâm bảo: “Mình lễ Phật là để gieo duyên lành, để cho tâm hồn có được đôi chút thảnh thơi trước những bộn bề của cuộc sống, còn phước hay không là do duyên nghiệp mình tạo ra, chứ đâu phải cầu mà được”.
Con bé nói y như là một nhà tu hành. Vậy nên khi vừa tốt nghiệp phổ thông, Tâm đã chọn con đường đi xuất gia. Một nữ sinh học lực rất xuất sắc, tương lai vào đại học đang rộng mở, lại bỏ hết để về tập sự tu niệm ở một ngôi chùa quê heo hút. Ai cũng tiếc rẻ ngạc nhiên, chỉ riêng Hạnh là hiểu rõ ý nguyện của bạn, dù cô cũng luôn tự hỏi cuộc sống tu hành không biết có gì thú vị mà bao người còn rất trẻ đã dấn thân vào đó xem như một sứ mệnh thiêng liêng của đời mình. Đôi lần Khánh Tâm về thăm nhà, Hạnh có sang chơi. Những câu chuyện cứ rời rạc chẳng đâu vào đâu cứ làm Hạnh chán chẳng thích gặp bạn nữa. Có lẽ vì Hạnh không thể gọi cái tên Tâm thân tình như ngày xưa, không thể cười đùa bởn cợt, mà chắc hẳn vì Hạnh bây giờ quá nhiều bộn bề cho công việc, cho những mộng tưởng không thành nên không thể tiếp nhận nỗi những gì khác xa với quan niệm của mình.
Hạnh vẫn ngồi yên trước sân chùa, nơi có gốc cây to cao che bóng mát. Cô không đốt hương, không lễ lạy như mọi người mà chỉ yên lặng nhìn và nghĩ ngợi mông lung; thỉnh thoảng ngước lên ngắm bức tượng Quan Âm lộ thiên hun đầy nhang khói và bụi trần. Hạnh biết mình chẳng giống ai khi đến đây. Mỗi người là một mùa Xuân, từ sắc phục cho đến nụ cười, ánh mắt; từ trẻ thơ cho đến cụ già. Nhìn họ rạng rỡ làm sao, tươi tắn và thành kính làm sao. Cho dù cuộc sống đời thường có như thế nào, thì với họ nơi đây vẫn là cõi yên bình, vẫn là mùa Xuân cho vạn niềm tin tỏa sáng.
- Xin lỗi! Cô đang cầu nguyện?
Hạnh giật mình khi nghe tiếng người hỏi bên tai. Một thanh niên ngoại quốc đang bước lại ngồi cạnh cô rồi khẻ hỏi với giọng tiếng Việt khá chuẩn. Những ngày lễ lớn khách thập phương lui tới chùa này rất đông, trong đó không ít là người nước ngoài. Họ đến chỉ để chiêm ngưỡng một nơi danh lam thắng cảnh có tiếng, và cũng để xem mọi người hành lễ bái sám như thế nào. Hồi sớm, Hạnh có nhìn thấy gã ngồi yên lặng bên kia với vẻ trầm ngâm tư lự. Bất giác cô cười lớn thành tiếng, nụ cười đầu tiên của một năm mới. Chắc dáng vẻ không giống ai của mình đã khiến anh chàng chú ý động lòng nên đến làm quen thăm hỏi đây mà.
Gã trố mắt nhìn cô gái:
- Cô cười gì thế?
Hạnh liền nghiêm mặt lại:
- Tôi cười cho sự ngớ ngẩn của mình đã khiến cho người khác phải quan tâm. Anh hỏi tôi cầu nguyện gì à! Tôi chẳng có gì để cầu nguyện cả. Ơ… mà không, có đấy chứ. Hạnh cố làm điệu bộ trang trọng thật tình. - Tôi đang cầu nguyện sự bình an cho thế giới, cho loài người nói chung và cho cả đất nước, gia đình mình. Còn anh là người ở đâu mà nói tiếng Việt nghe cũng khá lắm?
- Tôi là người Mỹ, đang theo học ngành Tôn giáo học, khoa Việt Nam học thuộc trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn.
- Hèn nào… Anh đến chùa cũng để nghiên cứu cho ngành học của mình. Anh thấy ngày tết của đất nước này có vui nhộn không? Sao anh không hòa nhập vào chùa cùng tham quan với mọi người mà lại ngồi trầm ngâm ở đây?
- Ồ! Vui lắm. Tất cả nhà cửa, đường phố, con người đều tươi xinh như một năm mới, hoàn toàn mới. Người ta vui chơi thoải mái và thật yên ổn. Việc đi lễ chùa của họ cũng là một cách để thưởng ngoạn mùa Xuân, một dịp để nghỉ ngơi thư giản.
Hạnh cảm thấy thú vị cho lời nhận xét ngộ nghĩnh này. Sao mình lại không hề nghĩ đến điều này nhỉ? Người thanh niên lại nói tiếp:
- Tôi cũng như cô vậy. Thích yên lặng nhìn mọi người và cầu nguyện hòa bình cho nhân loại.
- Anh có vẻ gì ưu tư lắm thì phải? Một thanh niên trẻ trung yêu đời lại có học thức, sanh ra trên một đất nước văn minh sung túc vào bậc nhất thế giới thì còn đòi hỏi gì hơn?
- Thật ra, những gì tôi có đó nào có đáng để tự hào. Điều tôi ưu tư không phải cho bản thân mình. Tôi học đã ba năm, thấy đời sống ở đây chưa thể gọi là hoàn hảo, nhưng đất nước này là nơi thanh bình mà tôi từng biết. Tôi thích nhất là đi chiêm bái các nơi chùa chiền, đình miếu. Thấy mọi người thành kính cầu nguyện tôi cũng muốn cầu nguyện.
- Anh mà cũng cầu nguyện nữa à? Nhưng cầu nguyện gì vậy? Hạnh hỏi, cố kéo dài giọng ra như để trêu.
Chàng thanh niên vẫn nhã nhặn trả lời:
- Tôi cầu nguyện cho tất cả những người sống trên hành tinh này. Trong đó có những người bạn, những người mà tôi quen lẫn không quen, đã phải bỏ mình vì bao cuộc chiến tranh tàn khốc, vì sự nổi giận của thiên nhiên đất trời đang xảy ra khắp nơi cũng như ở ngay tổ quốc tôi. Cầu mong họ tìm đến một nơi nào đó hoàn toàn bình yên vô sự.
Hạnh lại bông đùa:
- Lòng của anh sao bao la rộng mở quá vậy? E rằng những lời cầu nguyện suông của anh sẽ chẳng mang lại ích lợi gì đâu. Anh tin những điều mình cầu nguyện sẽ khiến những con người xấu số kia đi đến một nơi hạnh phúc hơn à? Hình như tư tưởng anh bị chi phối về ngành học của mình quá thì phải?
- Ồ! Không thưa cô. Người thanh niên lễ phép ngắt lời - Tôi không phải là người thiên về duy tâm lắm đâu. Nhưng tôi vẫn thấy hay hay về những nơi tôn nghiêm thanh tịnh như thế này. Xét về phương diện tinh thần thì niềm tin cũng giúp người ta có được đôi chút an ủi khi gặp một sự cố nào đó. Mỗi khi cần suy nghĩ hay bức xúc về điều gì thì tôi thường tìm đến chùa hay một nơi nào đó thật yên lặng để cầu nguyện. Một lời cầu nguyện dù chẳng giúp được gì, tuy vậy nó cũng thể hiện được sự đồng cảm sâu sắc với bao nỗi bất hạnh của cuộc đời. Một sự xẻ chia dù bằng hình thức nào chẳng là hay hơn sao.
- Nghe anh nói sao y như là một triết gia hay là nhà tôn giáo thực thụ vậy. Tôi có cô bạn đi tu cũng thường hay triết lý như thế.
- Tôi rất thích nghiên cứu về Phật giáo. Bởi đây là tôn giáo có thể làm cho con người chung sống hòa bình, một tôn giáo nghiêng về tự giác, nhưng vẫn không bỏ quên việc nhân thế. Đạo Phật khiến cho con người tìm ra bản chất thật của chính mình, sống với những giây phút bình yên của tâm hồn, mà vẫn sẵn lòng đến với tha nhân, với xã hội.
- Anh nói hơi quá lắm rồi đó. Dầu sao… thì nghĩ được điều tốt đẹp sẽ làm cho con người ta sống tốt hơn lên, nhưng đôi khi nó gây ra sự phản cảm lại đấy…
Chàng thanh niên cười, nói một câu tiếng Anh gì đó mà Hạnh nghe không rõ. Rồi anh chợt nhìn thẳng vào mặt cô:
- Vậy cô cứ nghĩ tốt cho người khác đi, mọi việc ắt cũng sẽ đến với cô thật tốt đẹp. À… Xin lỗi… Cô chắc là có gì không vui. Ngày Tết người ta thường đi vui chơi hay lễ chùa với bạn bè thân thích, còn cô đi một mình, ăn mặc lại bình dị không như mấy cô gái khác… Cô ắt hẳn từ nơi khác lên thành phố này làm việc, Tết đến không thể về quê… nên buồn?
Hạnh khẻ nhíu đôi mày lên rồi vờ nhìn bâng quơ vào sân chùa chậm rải trả lời:
- Nhà tôi cách đây chỉ vài con hẻm. Và tôi cũng như anh vậy… thích một mình tìm đến những nơi thanh tịnh để trầm tư suy nghĩ và cầu nguyện.
- Nhưng tôi không nhận thấy như vậy… Cô có vẻ như là một người vừa bị thất tình thất chí gì đó…
Hạnh lại cười lớn… hơi khó chịu tuy cũng thầm phục lời nhận xét tinh tế của chàng trai trẻ không cùng màu da quốc tịch này. Ít ra hắn cũng làm cho cô cười được. Khi cười tâm hồn người ta trở nên cởi mở và dễ chịu hơn:
- Anh thấy tôi như vậy thật à! Mà cũng đúng thôi. Thất tình thì hình như có một vài lần gì đó, tôi cũng chẳng buồn nhớ tới. Còn thất chí ư? Có lẽ… vì nay mai tôi sắp phải từ bỏ công việc ưa thích gắn bó đã nhiều năm chỉ vì cái tánh ương ương ngạnh ngạnh của mình.
- Vậy cô nên vào trong chùa lễ Phật để cõi lòng được thanh thản, và tự hỏi ngày mai mình phải làm gì đây?
Cái anh chàng này, làm như là chuyên gia nắm bắt tâm lý người khác vậy. Nhưng thôi, nói chuyện với anh ta như vậy cũng đủ, ít nhất Hạnh cũng trút bớt nỗi phiền muộn mấy ngày qua. Cô đứng lên, ngước nhìn bầu trời trong xanh qua làn khói hương nghi ngút từ hiên chùa tỏa ra rồi khẻ nói:
- Ngày mai tôi chỉ còn mỗi một việc, là đi thăm một người bạn đang tu học ở phương xa. Còn bây giờ, tôi phải trở về nhà để cùng gia đình cúng đưa tiễn ông bà đầu năm. Cám ơn buổi nói chuyện với anh hôm nay… dù chỉ là xã giao nhưng cũng giúp tôi lấy lại đôi chút niềm tin trong cuộc sống. Ngày mai tôi biết mình sẽ phải làm gì rồi.
Khi đi ngang qua đài Quan Âm, Hạnh dừng lại giây lát, cô chấp tay và thầm khấn nguyện, dù lòng chưa cảm nhận được điều gì rõ rệt. Ngày mai cô sẽ đi thăm Khánh Tâm. Ngày mai còn biết bao điều sẽ nói và sẽ làm. Hạnh quay nhìn về nơi gốc cây cổ thụ. Người khách lạ đã lẫn đâu mất giữa đám đông người qua lại. Cô chưa kịp hỏi tên nhưng cũng thầm cảm ơn cuộc hạnh ngộ này. Mùa Xuân rồi sẽ qua, nhưng ước mơ về một ngày mai tươi đẹp sẽ chắp cánh cho bao niềm tin vươn dài trong cuộc sống.
Nguồn: Tập San Pháp Luân 23
- Đạo Phật: Con Đường Tiến Hóa Của Nhân Loại
- Nhớ Lại 60 Năm Hoà Thượng Thích Quảng Đức Vị Pháp Thiêu Thân
- Thiền Sư Daisetsu Teitaro Suzuki, Người Đưa Thiền Vào Mỹ
- Cội Bồ Đề Rực Sáng Ánh Hào Quang
- Biên Niên Sử Thiền Tông Việt Nam (1010-2000)
- Niệm, Vô Niệm, Thoại Đầu và Huệ Khả
- Hai Phong Cách Thiền Chánh Niệm
- Cư Sĩ Niệm Phật - Động Hay Tịnh?
- Biên Niên Sử Giới Đàn Tăng Việt Nam Thế Kỷ XX
- Cho Tròn Chữ Hiếu Mới Là Đạo Con
- Cách báo hiếu trong ngày lễ Vu Lan
- Không Cửa Để Vào, Không Lời Để Nói
- Phải làm gì khi niệm Phật không được nhất tâm?
- Thiền Định Shamatha – Luyện Tâm
- Thiền Là Chìa Khóa Để Biết Mình
- Sao Giữ Được Lòng Vui
- Thiền Tập Chánh Niệm
- Hướng Về Phật Đản Qua Kính Thánh Cầu (k. Trung Bộ I, 26)
- Ý Nghĩa, Nguồn Gốc Ngày Đại Lễ Vesak Liên Hiệp Quốc
- Thông Điệp Chúc Mừng Vesak 2643 (2019) Của Thủ Tướng Úc Đại Lợi
- Lễ Phật Đản Theo Hội Phật Giáo Thế Giới
- Thiền Trong Việc Chữa Trị Bệnh
- Phật Đản lại về - nhớ chuyện xưa, nói chuyện nay
- Mai Vàng Và Áo Nâu
- Hoa Tàn Hoa Nở Chỉ Là Xuân
- Ngày Tết Suy Ngẫm Về Câu Thơ “xuân Qua Hoa Vẫn Nở”
- Tôi Tin Có Phật A Di Đà
- Năm Hợi Nói Chuyện Heo
- Năm Hợi Nói Chuyện Heo
- Con Đường Bước Vào Thiền Vipassana
- Tư Tưởng Phật Giáo trong “Văn Tế Thập Loại Chúng Sanh” của Nguyễn Du
- Không Có Lý Do Gì Để Oán Trách Cha Mẹ
- Tâm Từ: Đọc Trong Mùa Vu Lan
- Đức Phật Về Nhân Bản & Giác Ngộ
- Giới Thiệu Cuộc Nghiên Cứu về Tái Sanh
- Những bước ngoặc quan trọng trong cuộc đời
- Tản mạn đầu Xuân
- Đọc Kinh Phật, Đón Xuân Mậu Tuất
- Vũ Điệu Thời Gian và Bước Nhảy Tâm Thức
- Tâm Điểm Của Thiền Định Khám Phá Tâm Thức Thần Bí Nhất - Chương 2
- Tìm Xuân, Đón Xuân
- Tâm Điểm Của Thiền Định - Khám Phá Tâm Thức Thần Bí Nhất
- Thi Nhân Và Thiền Nhân
- Cuối Mùa Vu Lan
- Phép Thiền Định Có Thể Ngăn Ngừa Bệnh Kém Trí Nhớ Alzheimer
- Tìm Hiểu Cái Chết Để Sống Tốt Đẹp Hơn
- Trang Nghiêm Cõi Phật, Trang Nghiêm Tâm Mình
- Thiền Dưới Ánh Sáng Khoa Học
- Chánh Niệm - Nghệ Thuật Sống Tỉnh Thức
- Mười Một Điều Cần Lưu Ý Khi Tập Thiền
- Con Đường Tu Chứng
- Về Chánh Niệm
- Mẹ, và Những Tiếp Nối
- Tháng Bảy, Tưởng Nhớ Người Chị Có Con Mắt Thứ Ba
- Thông Bạch Vu Lan 2017 Của Giáo Hội Âu Châu
- Căn Bản Triết Lý Và Kinh Điển Của Thiền Tông
- Thiền Tập Với Trẻ Em
- Lời Phật Dạy Vua A Xà Thế Và Học Thuyết Tây Phương Cực Lạc
- Trường Hạ Fremont - Nỗi Bình An của Mặt Đất
- Làm Người Tại Gia Tu Tập Lam-rim
- Sự Kiện Bồ-tát Đản Sinh
- Hình Ảnh Người Mẹ Trong Kinh
- Thông điệp Ngày Vesak 2641 (2017) của Tổng Thư ký LHQ
- Đọc Thơ Trần Nhân Tông Qua Bản Dịch Việt Của Nguyễn Lương Vỵ
- Bước Sơ Tâm - Vĩnh Hảo
- Từ Hiện Sinh Đến Đản Sinh
- Thiền Tập Cho Cảnh Sát
- Vài Nét Biểu Trưng của Người Cư Sĩ Phật Tử nơi Hải ngoại
- Thiền Định Trong Phật Giáo Tây Tạng
- Mùa Xuân Của Hiện Tại
- Xuân Trong Chốn Thiền Môn
- Xuân Đinh Dậu Xuân Của Mọi Người
- Đón Xuân, Uống Trà, Mạn Đàm Chuyện Đời, Chuyện Đạo
- Lợi ích của thiền hành
- Lá Thư Đầu Xuân
- Thiên Tông tại Cuba
- Nhìn Sự Vật Như Chúng Thật Sự Là
- Lịch Sử Hành Hoạt Của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất
- Thế Hệ Tăng-già Tây Tạng
- Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao
- Thiền Vipassana trong đời sống
- Đạo Phật Là Đạo Hiếu
- Kinh Nghiệm Tuệ Giác
- Lối Cũ Ân Tình Xưa
- Những Áng Mây Trắng
- Vì Sao Tu Thiền Định
- Lễ Phật Đản Vesak Và Trẻ Em (song ngữ)
- Tuyên Ngôn Phật Đản Sanh
- Thái Tử Siddhattha (sĩ-đạt-ta) Tỏa Sáng (song ngữ)
- Câu Chuyện Về Tắm Phật
- Cáo Phó Tang Lễ Đh Thiện Mẫn Nguyễn Minh Cần
- Đức Phật Nhà Văn Hóa Lớn Của Nhân Loại
- Suy Ngẫm Về Ngày Phật Đản Vesak (song ngữ)
- Thông Điệp Phật Đản năm 2640 của Giáo Hội Âu Châu
- LỜI PHẬT DẠY: Một sự xuất hiện Đem lại hạnh phúc cho chư thiên và loài người
- Cảm Niệm Mùa Phật Đản
- Tự Vấn Về Pháp Môn Tịnh Độ
- Đại Lễ Phật Đản 2016 Tại Miền Nam California
- Thiền, Tịnh & Mật: Ba Pháp Tu Truyền Thống Của Phật Giáo Việt Nam
- Góp Nhặt Những Viên Ngọc Chánh Niệm (5)