Phàm tất cả vạn pháp, vạn hữu trong vũ trụ được sanh ra và có mặt trên thế gian này đều có nguyên nhân, nguyên do đầu mối của nó. Nó không thể tồn tại một cách độc lập khi không có những nguyên nhân, nhân tố cấu thành tạo nên một cái gì đó, một vật gì đó, một pháp nào đó hay tôn giáo nào đó…vì thế Phật giáo không đi ra ngoài những mục đích này. Ngược dòng thời gian trở về xứ Ấn Độ cổ đại, chúng ta thử nhìn lại quá trình ngữ cảnh đang tiếp diễn của nhân chủng, văn hóa, chính trị, triết học,…xã hội Ấn Độ cổ đại thời tiền Phật giáo đã xảy ra như thế nào và nguyên nhân vì sao đạo Phật ra đời?.
Như chúng ta đã biết, xã hội Ấn Độ lúc này là một nước đa sắc tộc, đa văn hóa, đa tôn giáo, đa ngôn ngữ…chế độ áp đặt thần quyền, xã hội phân chia con người qua 4 giai cấp cao nhất là Bà-la-môn và thấp nhất là Thủ-đà-la, từ đó cuộc sống con người bất bình đẳng do sự phân chia giai cấp. Sự áp bức chèn ép của giai cấp trên đối với giai cấp dưới đã gây ra biết bao điều thống khổ. Vì thế con người bị lệ thuộc và bị bóc lột của những giai cấp cao thống trị và hơn thế nữa con người nô lệ thần thánh, xã hội rối bời không trật tự…từ đó họ mong nuốn có một tôn giáo mới, một con người mới… nhằm cải thiện, xóa bỏ giai cấp, không lệ thuộc thần thánh đưa con người sống với chính con người của mình… Trong bối cảnh đầy hơn thua tranh chấp, đầy dẫy sự bất công ấy và để đáp ứng những nhu cầu cần thiết vô cùng quan trọng lúc bấy giờ, từ đó đạo Phật ra đời với mục đích chỉ rõ sự thật về con người và cuộc đời này, Ngài đã tuyên bố với nhân loại rằng: “Không có giai cấp trong dòng máu cùng đỏ, nước mắt cùng mặn”, đây là cuộc cách mạng quan trọng đánh đổi chế độ áp bức lúc bấy giờ và từ đó được đại đa số nhân dân Ấn Độ ủng hộ. Thấy được tầm quan trọng sự ra đời của đạo Phật nên người viết chọn cho mình “Phân tích những nguyên nhân đưa đến sự ra đời của Phật giáo Nguyên Thủy và Phật giáo Đại Thừa” để làm tiêu đề cho bài tiểu luận học kỳ này.
Để cho bài tiểu luận sâu sắc và phong phú, người viết tổng hợp nhiều ngồn tài liệu chính có liên quan và nhất là sách và bài giảng của giảng viên tại lớp, song cũng phân tích, lập luận, chứng minh để làm sáng tỏ mạnh đề. Đây là bài tiểu luận còn đang nghiên cứu nên không tránh khỏi những sai sót kính mong trên các thiện tri thức và giảng viên góp ý cho bài tiểu luận lần sau được tốt đẹp hơn.
B. NỘI DUNG
1. Khái quát lịch sử xã hội Ấn Độ thời tiền Phật giáo
Khoảng 3000 đến 2700 Tr. CN tại Ấn Độ các nhà khảo cổ đã tìm ra vùng đất có nền văn minh cổ nhất của lịch sử loài người. Họ nhận thấy Harappà và Mohenjo Dàro là hai thành phố lớn và trọng yếu của nền văn minh Indus, trải dài theo hướng Đông đến thung lũng sông Hằng Hà và theo hướng Đông Nam đến Gujarat. Vì hai thành phố này nằm gần Indus một trong những sông nhánh, khai thác nguồn nước của toàn bộ con sông để làm nông nghiệp nên được gọi là nền văn minh nông nghiệp ở thời đại đồ đồng.
Về nhân chủng thì các nhà khảo cổ vẫn chưa xát định chính xát ai là giống dân đầu tiên vì “Ấn Độ có hàng trăm chủng tộc nên có nhiều giống dân mang dậm nhiều màu sắc văn hóa, ngôn ngữ và có nền văn minh rất cao” nhưng các học giả cho rằng giống người Dravidiens thuộc chủng tộc Malano-Indien là tổ tiên của sắc tộc Tamils và một số dân tộc ở miền Nam Ấn Độ ngày nay và có thể nói họ là dân bản địa. Vào khoản thời gian 1600 Tr. CN đã sảy ra một cuộc xung đột giữa giống dân Dravidiens là dân bản địa và giống dân Aryan là du mộc, giống dân du mộc này rất thiện chiến, họ sống bằng nghề săn bắt hái lượm nên sống nay đây mai đó không cố định, đội quân hùng mạnh, khi họ tràn xuống dọc sông Hằng theo dãy núi Himalayas và thấy vùng đất nơi đây màu mỡ, phì nhiêu, phong phú dễ sinh sống từ đó họ đánh tan giống dân bản địa và định cư nhưng họ bị đồng hóa về văn hóa, sắc tộc, tôn giáo, ngôn ngữ địa phương và họ dần dần dung hợp hai nền văn hóa tạo nên các bộ tộc, hình thành nên các tiểu ban, tổ chức lại các nghành nghề, đô thị hóa từ thành thị cho đến nông thôn từ đó quốc gia ngày càng tiến bộ tạo nên sự phát triển lớn trong xã hội mở ra thời kỳ mới trong xã hội Ấn Độ.
Về văn học các nhà học giả cho rằng họ phát triển về mặt tư tưởng và chế tác ra kinh Vedas được chia 4 giai đoạn: “giai đoạn thứ nhất từ 2000-1100 Tr. CN, giai đoạn thứ hai từ 1100-800 Tr. CN, giai đoạn thứ ba từ 800-500 Tr. CN và giai đoạn thứ tư 500 Tr. CN và trở về sau. Đây cũng chưa chính xác vì ngày nay có nhiều khuynh hướng khác nhau và họ đưa ra dòng văn học Vedas này xuất hiện sớm nhất khoản từ 1400-1200 Tr. CN, tức 200 khi dân tộc Aryan định cư tại Ấn Độ” , ngoài ra các học giả cho rằng kinh điển Vedas không phải chỉ riêng của giống dân Aryans và mà sản phẩm trí tuệ pha trộn giữa các yếu tố văn hóa Aryans và Non-Aryans. Tư tưởng Bràhmanas sưu tập vào khoảng cuối thế kỷ X Tr. CN. Đây là tư tưởng biểu lộ sự thông thái của các vị tu sĩ và cũng là bộ tư tưởng phản ánh tinh thần thời đại, trong đó tất cả hình thái sinh hoạt tri thức đều tập trung vào việc cúng tế, miêu tả, định rỏ các loại nghi lễ, thảo luận giá trị, bàn luận và suy đoán về nguồn gốc và ý nghĩa của chúng.
Văn minh văn hóa ở các quốc gia Trung Ương đã phát triển rực rỡ nhưng đến thế kỷ thứ VII, VI Tr. TL thì có vẻ như khựng lại vì “Bà-la-môn giáo lấy Vedas làm căn bản, đã thiết lập một trật tự chặt chẽ gồm bốn đẳng cấp: Bà-la-môn, Sát-đế-lợi, Tỳ-xá-da và Thủ-đà-la” . Nhưng điểm lưu ý ở đây nói thì lấy kinh Vedas làm căn bản và giai cấp nào cũng tụng đọc nhưng thực tế thì chỉ có “ba giai cấp trên được phép tụng đọc thôi còn giai cấp Thủ-đà-la thì không được tụng đọc” . Bốn đẳng cấp trên tuy nhằm phân chia chặt chẽ ở mặt thực hiện tôn giáo nhưng rõ ràng có ảnh hưởng đến bình diện kinh tế, chính trị, xã hội… nhất là ở thời điểm mà ý thức tư tưởng tôn giáo đang phát triển cao độ. Đặc biệt trong việc thực hành tôn giáo, tế lễ là đặc quyền của đẳng cấp Bà-la-môn, kế đến là sự lãnh đạo, điều hành quốc gia của đẳng cấp Sát-đế-lợi là động lực đẩy mạnh sự phát triển quốc gia lúc khởi đầu và huy động mọi hoạt động trong quá trình phát triển quốc gia. Sự phân chia đẳng cấp như thế, nhằm mục đích thiết lập một xã hội trật tự có tính vĩnh viễn và đem đến thái bình, hạnh phúc cho con người vì quan niệm của họ đều là do nghiệp lực chi phối, tức là họ sinh ra trong giai cấp Bà-la-môn hay giai cấp Thủ-đà-la thì đó là nghiệp quá khứ tạo nên và họ an nhiên tuân thủ những kỹ luật và luôn làm việc thiện để mong đạt được giải thoát hoàn toàn hợp nhất với Bràhma vậy. Song song đó với chế độ đẳng cấp, tư tưởng Bràhma phân chia cuộc sống con người theo các chuẩn mực đạo đức qua 4 giai đoạn, gọi là thuyết Tứ Hành Kỳ gồm:
– “Phạn hành kỳ tức là từ 6-12 tuổi là học kinh điển Vedas với các vị thầy
– Gia trú kỳ: thời kỳ lập gia đình, láy vợ sinh con và làm các nghề trong xã hội
– Lâm thế kỳ: thời kỳ việc nhà đã xong, vào rừng ẩn cư, tu tập khổ hạnh và thiền định
– Độn thế kỳ: thời kỳ hóa đạo, sống đời sống khất sĩ mong cầu đạo giải thoát”.
Như vậy, có thể nói rằng con người lúc này sống trong môi trường với một xã hội đầy những bất công, chế độ độc quyền bảo thủ ép bức, phân chia giai cấp đã chi phối tư tưởng con người khiến cho xã hội ngày càng trở nên phức tạp, thêm vào đó là xát sinh những con vật để tế lễ các vị thần khiến cho con người ghê sợ, con người không có quyền tự do, bình đẳng và làm chủ bản thân mà thây vào đó luôn lo sợ trên là Thần ngự trị tinh thần, dưới là bị bóc lột sự phân chia giai cấp ấy từ đó họ mong muốn, khát khao có một tôn giáo ra đời cứu độ cho họ thoát những sức ép đòi quyền tự do bình đẳng làm chủ bản thân, để đáp ứng nhu cầu đó với tinh thần từ bi cứu khổ và đạo Phật ra đời sau đó.
2. Nguyên nhân sự ra đời của Phật giáo Nguyên Thủy
Vào thế kỷ thứ VI Tr. CN thời điểm này khắp trên thế giới có sự khủng hoảng về niềm tin tôn giáo, lúc này thì trăm hoa đua nở xuất hiện nhiều bậc triết gia, giáo chủ như“Trung Hoa thì có Lão Tử, Khổng Tử, ở Hy Lạp có Pythagoras, Parmanides…, Iran có Zathathu-sta, ở Ần Độ có đức Phật và 6 vị đạo sư lớn khác” … Những vị này đã đặc nền móng cho tư tưởng triết học cả Đông lẫn Tây phương. Lúc này tôn giáo nào cũng đưa ra những học thuyết thu phục lòng người nhằm mục đích níu kéo tín đồ và cổ súy tôn giáo của mình. Đây là phát triển về triết học, tư tưởng tri thức của nhân loại và lúc này con người phân vân không biết phải tin theo tín ngưỡng tôn giáo nào cho đúng. Tôn giáo nào cũng cũng đưa ra những triết lý bắt buộc con người phải tuân thủ, phải nên làm cái này không nên làm cái kia. Chính vì lý do đó nên vì sao con người thời đại cần có tôn giáo, con người mới đưa ra nền triết học mới để thây thế những tư tưởng triết học cũ, được cho là lạc hậu, bảo thủ, phân biệt đẳng cấp, bóc lộc nô lệ…và khát khao đó đã sinh ra một nền triết học mới đáp ứng nhu cầu cấp thiết của con người xã hội Ấn đương thời“xã hội Ấn Độ cho ra đời các dòng tư tưởng phi Bà-la-môn, bao gồm Phật giáo được xem là động lực chống đối hệ thống triết học Samhità và Bràhma đang thống trị, bảo thủ, lạc hậu như tín ngưỡng cúng tế sinh vật, sự bất công trong xã hội, sự phân biệt chủng tộc, đẳng cấp, kỳ thị giới tính” . Lúc này phi Bà-la-môn cho ra đời dòng tư tưởng triết học được cho là cởi mở, vượt ra ngoài những gì mà Bà-la-môn đã áp đặc thống trị từ nhiều năm qua, nhưng cũng không đáp ứng nhu cầu của con người xã hội đương thời duy chỉ có Phật giáo hầu như chiếm vị trí vô cùng to lớn, chiếm ưu thế hơn các dòng tôn giáo này và con người, xã hội Ấn Độ lúc này đều đồng tình ủng hộ, tin tưởng, tu tập thực hành theo giáo lý Phật giáo, họ xem như món ăn tinh thần không thể thiếu nên ông “Max Weber nhà xã hội học người Đức không kìm nổi niềm tự hào và xúc động nói rằng: Phật giáo là sản phẩm của nền văn hóa đô thị” là vậy.
Về địa dư có thể nói chính trị, văn hóa, tôn giáo, tư tưởng…vào thời này giai cấp Khattiya chi phối thống trị và khoanh vùng quyền lực của giai cấp Bràhmana trong các lãnh vựt xã hội và “đất nước được chia thành 16 quốc gia gồm 4 quốc lớn và 12 tiểu quốc với hai hệ thống hành chánh và quân chủ cộng hòa, 4 nước lớn gồm: Ma-kiệt đà do Vua Tần-bà-sa-la và con là A-xà-thế trị vì, Kiều-tát-la của Vua Ba-tư-nặc với kinh đô là Xá-vệ sau chuyển về Vidùdabha…và 12 nước nhỏ là Angà, Kàsi, Vajjì…” . Ban đầu giới quý tộc là người nắm quyền làm chủ cai trị xã hội Ấn và giai cấp Bà-la-môn không phục từ đó đã sảy ra cuộc đấu tranh về tư tưởng giữa hai giai cấp chính quyền và tôn giáo. Tôn giáo thì họ cho ra đời những luồn tư tưởng triết lý về những tôn phái như Duy vật, chủ nghĩa hoài nghi, hưởng thọ dục lạc…và hơn thế nữa là sự bùng nổ triết lý Atman là tiểu ngã thây thế cho triết lý đại ngã của Brahma, siển dương giáo lý của mình và như thế từ đây đã cho ra đời một tư tưởng triết lý mới mang tính nhân bản, nhân văn, nhân đạo hay nói khác hơn đề cao vai trò con người hơn là lệ thuộc thần thánh, con người tự có trách nhiệm với bản thân hơn, tự mình tu tập không phụ thuộc vào nghi lễ mang tính hình thức và không khuất phục các vị thần linh tối cao nào như lúc trước nữa. Đây là sự ra đời của phong trào tự do tư tưởng triết học.
Về nhân chủng sau khi chủng người Aryans định cư tại India một tiến trình đồng hóa và dung hợp giữa hai nền văn minh nên sự pha trộn giữa người Dravidiens là giống dân bản địa và Aryans đã xảy ra. Một giống người mới hình thành Ấn Âu và từ đó tạo ra “10 bộ tộc lớn có vị trí quan trọng trong xã hội như Sakỳa, Bhagagas of Sumsumana Hill…” . Khi đã hình thành và những bộ tộc này đã cùng nhau xây dựng hòa bình, phát triển xã hội đất nước lên một tầng cao mới và lúc này văn hóa bắt đầu thây đổi về phong tục tập quán, lễ nghi, ngôn ngữ, họ bắt đầu không thỏa mãn với tôn giáo Vedas và nên tạo ra Prakirt, trở thành triết lý sống mới trong xã hội đương thời.
Trong giai đoạn này phát triển mạnh về nông nghiệp chuyển qua giai đoạn đồ sắt vào việc canh tác với công cụ thô sơ như búa rìa liềm…từ đây gia tăng sản xuất, canh tác…phát triển mạnh và tư tưởng tư hữu bất động sản, địa chủ ra đời cùng các nghành tiểu thủ công nghiệp, mậu dịch, tiền tệ cũng được hình thành, ở đây trao đổi mua bán rất nhộn nhịp và họ trở nên giàu có, bùng nổ tư tưởng phân biệt chủ tớ…tạo ra sự bất công trong xã hội, song song đó ngành thương mại ở các vùng có nông công nghiệp cũng phát triển cao. Từ đó họ định cư phát triển thành thị hóa và trở thành trung tâm của nền văn hóa. Lúc này trung tâm Phật giáo được xây dựng vào các thành phố chính ở trung tâm quyền lực của mỗi quốc gia. Như thế bắt đầu từ đây làn sóng giai cấp tranh đấu đòi quyền bình đẳng, kiếm tìm một trật tự mới cho xã hội manh nha ngấm ngầm phát triển. Cho nên “Học giả G.S. Ghurye và N. Dutt cho rằng trên bình diện triết lý xã hội, đây là cuộc xung đột và tranh giành địa vị của hai gia cấp thượng tần là Khattiya và bràhmana lại cũng có nhiều ý kiến khác như sự bùng nổ của triết lý tự ngã thây cho tư tưởng đại ngã. Nhưng thực tế thì đây là bước ngoặt vô cùng quan trọng trong hệ thống triết học Ấn Độ đã đánh dấu một thời kỳ vàng son mang hệ thống triết lý nhân bản nhân văn” . Và sau thời gian này thì các trường phái phi Bà-la-môn ra đời được chia thành 3 nhóm chính. “Nhóm thứ nhất tin rằng mọi sự vật trong đời xảy ra đều ngang ước muốn của đấng sáng tạo, thường đế, được gọi là Thần Ý Luận. Nhóm thứ hai: mọi việc đều do nghiệp quá khứ quyết định: Định Mệnh Luận. Nhóm thứ ba: mọi việc xả ra đều do tình cờ: Ngẫu Nhiên Luận” . Ba nhóm này cho rằng mình tu tập thiền định có thể an tịnh tâm hồn và họ còn quan niệm tu tập khổ hạnh ép xác nhằm chấm dứt khổ đâu, chế ngự cấu uế nhằm để kiểm soát tâm…trong khi đó đức Phật đưa ra con đường trung đạo, ngài không khuyến khích con người tu khổ hạnh ép xác và hưởng thọ dục lạc, ngài khuyên con người hãy từ bỏ hai cực đoan này, ngài ví như sợi dây đàn nếu căn quá thì âm thanh hay nhưng sẽ đứt, giùn quá thì âm thanh không hay. Cũng vậy hai chủ nghĩa cực đoan tiêu cực không đưa con người đến an lạc giải thoát mà ngược lại làm cho con người đâu khổ, chấp chặc để rồi đọa lạc trong luân hồi. Do đó, ở đây chúng ta có thể khẳng định rằng: đức Phật là một người đại giác ngộ và ngài đi ngược chiều với phần đông các tôn giáo khác, khi khai quang con đường trung đạo và truyền bá giáo lý lấy nhân bản làm trung tâm, thay vì giáo điều lấy thần linh làm trụ cột. Ngài chú trọng hướng nội và đặc con người làm trung tâm nhằm vào sự giải thoát từng cá nhân, giáo pháp phải được tự mình chứng ngộ, con người có quyền làm chủ bản thân, không ai có quyền áp đặc, thây đổi số phận mình vì “con người là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự nghiệp, là thai tạng” vậy.
Như vậy, ở đây con người không có quyền làm chủ bản thân mà phải dựa vào thần thánh nếu muốn giải thoát cứu cánh trong tương lai thì phải thực hành và tuân thủ theo những quy định của Bà-la-môn. Có thể nói tổ chức xã hội theo hệ thống Bà-la-môn do trí tuệ, kỹ năng lãnh đạo quyền lực đã ổn định đời sống, nâng cao sản xuất, tạo một bước tiến dài, một bước ngoặt mới trong lịch sử Ấn. Nhưng khi đất nước đã lớn mạnh cơ sở hạ tầng đã phát triển cao thì cái kiến trúc thượng tầng đã có dấu hiệu không kham nổi vai trò lãnh đạo của mình. Như thế sinh khí của đất nước bấy giờ hầu như đã suy giảm. Các tế lễ, nghi thức tôn giáo… sự lệ thuộc về thánh thần sinh hoạt hằng ngày của người dân vào Bà-la-môn giáo quá nhiều, tất cả thành ra bó buộc, đơn điệu, buồn tẻ. Đã đến lúc các quốc gia muốn tiến hơn nữa, phải đón nhận một tư tưởng lãnh đạo khác, hoặc đã đến lúc Bà-la-môn giáo muốn tiếp tục đảm nhiệm vai trò lãnh đạo, phải chuyển biến thành một hệ thống mới, thực tiễn mang tính chất nhân bản nhân văn hơn và vị ấy không ai ngoài đức Phật. Ngài là một vị thái tử tên Siddhattha, lập gia đình lúc 16 tuổi và vợ Ngài tên là Yásoddharà có một đứa con tên là Rùhura, Ngài là giòng họ Gotama, Vương tộc Sakya thuộc đẳng cấp Shatiya, cha Ngài là Vua Suddhodana và mẹ là Hoàng Hậu Mayadevì, Ngài sinh vào ngày 15 tháng 4 năm 623 BC tại vườn Lumbini phía Đông thành Kapilavatthu, nước Kapilavatthu. Ngài xuất gia năm 19 tuổi, tu tập khổ hạnh 5 năm và tham cầu học đạo với các luận sư nổi tiếng như Alara Kalama và Uddaka Ramaputta …trong suốt 6 năm nhưng sau đó Ngài nhận thấy giáo pháp đó chưa đưa đến cho con người giải thoát an lạc, chấm dứt khổ đâu và luân hồi nên Ngài vào rừng ẩn cư tu tập thiền định trong 49 ngày đêm tư duy Ngài đã chứng đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác lúc đó Ngài được 30 tuổi, từ đó Ngài quay bánh xe pháp hóa độ chúng sanh và Ngài nhập diệt tại rừng Ta-la, hưởng thọ 80 tuổi.
Như thế, ngoài các vị Thần đầy quyền năng được chấp nhận theo truyền thống tín ngưỡng, chưa có một con người thực sự, con người lịch sử, cao cả mà gần gũi với mọi người, người ấy giác ngộ chân lý có khả năng đặt lại vấn đề để giải quyết và từ đó giải quyết mọi rối rắm của tư tưởng lúc bấy giờ. Vị ấy không phải là đấng sáng tạo, không độc quyền giữ chân lý, không mang lại cái gì mới lạ với thực tại, không đặt thêm tư tưởng, học thuyết. Vị ấy chỉ dung nạp, dung hóa, hòa hợp. Vị ấy bắt đầu bằng thực tại, thực hiện và thành tựu trong thực tại bằng một sự việc rất thực là cứu khổ, giải thoát cho con người. Đó là tôn giáo thật sự mà con người đương thời mong cầu vậy.
Tóm lại: Phật giáo Nguyên Thủy hay đạo Phật ra đời là do hoàn cảnh nhu cầu thích ứng của con người, xã hội Ấn Độ đương thời đưa đến. Lúc này họ bị lệ thuộc vào các vị Thần, các luồng tư tưởng triết học của các tôn giáo quá cao siêu khiến con người xã hội mông lung, mơ hồ, ai cũng muốn đưa ra những tư tưởng triết lý nhằm thu hút lãnh đạo tinh thần của con người và hơn thế nữa bị phân chia giai cấp nên tạo ra những bất công, bóc lột sức lao động, chèn ép, nô lệ…con người thiếu vắng sự tự do, bất bình đẳng, mất thăng bằng trong cuộc sống từ đó con người xã hội đương thời họ khát khao mong ướt có một điều gì đó có thể đưa họ giải thoát và Phật giáo đã đáp ứng những nguyện vọng đó đưa ra nền tư tưởng sống mới mang tính thích nghi hơn phù hợp hơn là lệ thuộc vào Thần… và không còn bị chi phối bởi giai cấp xã hội đương thời, bất bình đẳng nữa thây vào đó là sự tự do tín ngưỡng, tự do thờ cúng theo ý mình, tự do giữa con người với con người không còn phân biệt, con người có quyền làm chủ vận mệnh không lệ thuộc vào các Thần đương thời nhưng Phật giáo Nguyên Thủy ra đời làm chủ đạo một thời gian và không lau sau đó do nhu cầu phát triển của xã hội, sự đòi hỏi cung cầu quá nhiều khiến cho Phật Nguyên Thủy không đáp ứng sự cần thiết đó nên đã đánh mất quyền làm chủ của mình và muốn duy trì Phật giáo phát triển thì phải có sự thây đổi về tư tưởng, phương pháp hành đạo sao cho phù hợp đáp ứng theo thời đại và như thế làn sóng sau làm nền tảng cho làn sóng trước và Phật giáo Bộ Phái ra đời sau đó.
3. Nguyên nhân ra đời của Phật giáo Bộ Phái hay Phật giáo Tiểu Thừa
3.1. Định nghĩa về Tiểu Thừa
Tiếng Phạn là “Hīnayāna, Trung Hoa dịch Tiểu là nhỏ, Thừa là thặng, xe, cổ xe nhỏ, chuyên vận tải” , có nghĩa là cỗ xe nhỏ chỉ chuyên chở ít người, không như xe lớn.
Khi nói đến nguyên nhân ra đời của Phật giáo Bộ Phái hay Phật giáo Tiểu Thừa thì có nhiều nguyên nhân nhưng ở đây đưa ra 8 nguyên nhân chính yếu để chúng ta thấy rằng: Đây là những hiện tượng, mầm móng, nền tảng cho ra đời của Phật giáo Bộ Phái hay Phật giáo Tiểu Thừa trong xã hội đương thời.
3.2. Kosambi
Nhà học giả Ấn N.Dutt cho rằng: Bất hòa đầu tiên sảy ra trong lịch sử Tăng đoàn Phật giáo có mối xung đột giữa hai nhóm Tỳ Kheo tại thị trấn Kosambi do trưởng lão Dhammadhara thông đạt về Kinh và trưởng lão Vinayadhara thông hiểu về Luật. Nguyên nhân dẫn đến sự mâu thuẩn đó là do Dhammadhara vô ý vi phạm lỗi nhỏ nhưng được các Tỳ Kheo tha thứ. Tuy nhiên Vinayadhara đem bàn tán phê bình và chỉ trích giữa chúng đệ tử của mình nên làm tổn thương lòng kính trọng giữa người đệ tử xuất gia với Dhammadhara vì thế nên chia rẽ giữa hai nhóm Tỳ Kheo này” . Như vậy thời gian này trong Tăng đoàn Phật giáo có sự bất hòa trong nội bộ giữa chúng xuất gia. Đây là sự tranh cãi trong Tăng đoàn, chia thành hai nhóm, thời gian này đức Phật ở Kosambi nhưng Ngài không can thiệp được nên Ngài vào rừng. Sau đó hai chúng Tỳ Kheo này thấy được lỗi của mình đến đức Phật sám hối nên trở lại sống lục hòa và cũng trong thời gian này chúng tại gia đệ tử của hai chúng Tỳ Kheo này cũng chia rẽ. Do vậy, tuy không thể nói là phá sự hòa hợp Tăng nhưng đây cũng là mầm móng sanh khởi, rạn nứt, chia rẽ trong nội bộ Tăng đoàn Phật giáo lúc bấy giờ. Đây là nguyên nhân thứ nhất.
3.3. Devadatta
Devadatta cho rằng cần phải giữ giới thật nghiêm khắc, đó mới thật sự Sa-môn thích tử, ông yên cầu đức Phật và chúng Tỳ Kheo thêm 5 điều giới là: “phải sống trong rừng, chỉ sống bằng thực phẩm do tín đồ bố thí, y hậu của Tỳ Kheo phải may bằng giẻ rách lượm từ những đống rác, luôn ngủ dưới gốc cây và không được phép ngũ dưới mái che, không được ăn thịt cá” . Lúc này đức Phật và Tăng đoàn không chấp nhận nên Devadatta bất mãn, dẫn đệ của mình bỏ vào rừng và sau một thời gian đức Phật bảo Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên đến thuyết phục và từ đó họ trở về gia nhập vào Tăng đoàn. Ngoài ra ông còn đòi quyền lãnh đạo Tăng đoàn nhưng đức Phật nói rằng: ta từ xưa giờ chưa bao giờ lãnh đạo Tăng đoàn thì láy gì trao cho ông, từ đó Devadatta bất mãn. Như vậy, tuy không phải nói là phá hòa hợp Tăng nhưng đây cũng là được xem mầm móng, nền tảng đưa đến sự chia rẽ trong Tăng đoàn. Đây là nguyên nhân thứ hai.