LỜI GIẢNG:
Con đường trung đạo duy nhất là
con đường không chỉ có hành thiền mà còn là làm tất cả các việc
phước thiện khác.
Thiền tập là
cần thiết nhưng chỉ
thiền tập thôi thì chưa đủ.
Cốt lõi của việc hành thiền là sự
buông bỏ các
Ý nghiệp.
Mục đích của việc
giữ Giới là
từ bỏ tất cả các than nghiệp và
khẩu nghiệp.
Mục đích của việc
bố thí là
sử dụng tất cả các
chúng sinh vô tình cũng như
hữu tình với
mục đích xả ly.
Thông thường, tất cả
chúng ta đều
sử dụng năng lực ngụy tạo để
Bố thí,
Trì giới và Hành thiền.Cách làm việc
truyền thống của
chúng ta không
trung đạo.Thông thường,
chúng ta tiếp cận các
chúng sinh vô tình và
hữu tình với sự
chấp thủ. Thông thường,
chúng ta sử dụng Thân nghiệp,
Khẩu nghiệp,
Ý nghiệp để làm
mọi việc.
Chúng ta không dùng
Thân nghiệp,
Khẩu nghiệp,
Ý nghiệp để xả ly.
Vì vậy,
chúng ta đang tạo ra các Thân-Khẩu-Ý nghiệp. Ý tôi muốn nói ở đây là,
chúng ta đang làm các
việc thiện không theo cách
đúng đắn.
Chúng ta sẽ luôn làm bất cứ điều gì làm được với
thân khẩu ý nghiệp mà không với
mục đích xả ly.
Chúng ta thường làm bởi vì
chúng ta chỉ có
năng lực bình thường chứ không phải
năng lực xả ly.
Chúng ta thường bắt chước lẫn nhau trong thân khẩu và
ý nghiệp.Bởi vì
chúng ta chưa có được cái
năng lực của sự xả ly. Có rất nhiều người trên
thế giới này đang làm
việc thiện nhưng phần lớn mọi người đều bắt chước lẫn nhau.
Thí chủ bắt chước
thí chủ,
thiền sinh bắt chước
thiền sinh, chỉ là bắt chước hành động của nhau mà thôi.
Điều mà
chúng ta thực sự cần làm là có thể ngừng lại cái việc bắt chước đó, bắt chước cái hành động đó. Tất nhiên là
chúng ta cần làm
việc thiện, nhưng
chúng ta cần phải biết chủ định làm
việc thiện với
mục đích để
từ bỏ tất cả, tất cả
mọi người và tất cả các hành động.
Chúng ta có thể bắt đầu như vậy nhưng
chúng ta không nên
kết thúc như thế, cái việc mà bắt chước các hành động của
thiền sinh khác thì chỉ có thể làm vào
lúc đầu mà thôi.
Việc làm của tôi
hiện giờ là sửa chửa các
tà kiến ở những người muốn làm
việc thiện.
Vào
lúc đầu, khi mới bắt đầu tôi cũng không thể dạy như cách đó mà tôi dạy
mọi người phải làm như thế này và phải làm như thế kia, nhưng đó chỉ là ở
thời gian ban đầu mà thôi. Bây giờ cùng với
thời gian thì tôi dạy cho
mọi người cách
sử dụng cái
chánh kiến,
hiểu biết đúng đắn chứ không còn
kiểm soát các cái nghiệp
thân khẩu ý của mỗi người nữa. Bởi vì cái nghiệp
thân khẩu ý của bạn, cái
việc làm đó sẽ
tùy thuộc vào mỗi tình huống
cụ thể, nhưng cái điều mà bạn không nên quên, không được quên đó là cái
chánh kiến về hành động, là cần
sử dụng cái hành động để xả ly, ở cái
mục đích tối thượng đó.
Tôi đã dạy thiền được hơn 10 năm nay, chính
vì vậy mà về sao tôi có thể dạy
đúng đắn hơn mà không có sự dính mắc của các
đệ tử vào tôi và vào lời dạy của tôi, không có sự dính mắc vào lời dạy của tôi cũng như vào lời dạy theo
phương pháp truyền thống và không có sự
chấp thủ vào kết quả. Bất cứ điều gì xảy ra dù bạn có hiểu hay không, chỉ biết rằng đó là
kinh nghiệm thôi đừng nên
chấp thủ vào việc cái này đúng, cái này sai. Không chỉ làm
việc thiện mà tất cả các hành động khác cũng
cần thiết; tùy vào từng tình huống nhưng dù làm gì đi nữa
chúng ta đừng quên
sự thật là làm tăng lên cái khả năng xả ly chứ không phải tăng lên cái khả năng làm việc.
Khi
ban đầu chúng ta chỉ bắt chước các vị
đệ tử chứ không bắt chước được người thầy nhưng sau đó
chúng ta cần vượt lên trên người
đệ tử và có khả năng bắt chước được người thầy, bắt chước
Đức Phật. Khi mới
ban đầu chúng ta cần
thực hành với
tư cách 1 người
đệ tử nhưng sau đó
chúng ta cần phải cố gắng thực hành vượt qua người
đệ tử. Đa phần
mọi người làm
việc thiện không thể vượt lên trên hành động của người
đệ tử bởi vì họ
sử dụng những
hiểu biết không
trọn vẹn.
Khi
chúng ta có được cái
năng lực của sự xả ly.
Năng lực đó sẽ
từ bỏ các khái niệm về các
chúng sinh hữu tình cũng như vô tình thì khi đó không còn
lo lắng sự dính mắc đối với cuộc sống, cũng như đối với mọi thứ, với
con người. Thông thường thì
chúng ta sử dụng cuộc sống của
chúng ta với sự
chấp thủ bởi vì cái
năng lực của
chúng ta hiện có chỉ có thể là
chấp thủ chứ không thể
từ bỏ. Chính
vì vậy khi mà
chúng ta làm bất cứ điều gì thì
chúng ta làm cho
bản thân với khái niệm tự ngã. Khi
chúng ta có được cái
năng lực từ bỏ xả ly thì cái điều gì
chúng ta làm cũng chỉ để
sử dụng mà thôi, bất cứ cái gì xảy ra cũng chỉ là
kinh nghiệm mà thôi. Với quan kiến tôi làm việc đó, tôi hành thiền, tôi
bố thí; đều từ cái
hiểu biết không
trọn vẹn. Cái
sai lầm thực sự nó
liên quan đến cái
trí tuệ hay cái
hiểu biết mà
chúng ta đang
sử dụng bởi lẽ cái
hiểu biết đó nó không được hoàn chỉnh, nó không được
trọn vẹn.
Chúng ta cho rằng cái này đúng, cái này sai, cái này tốt, cái kia xấu và câu
trả lời đó đến từ cái
hiểu biết không
trọn vẹn. Đó là bởi lẽ
chúng ta không có khả năng
sử dụng sự thật ngụy tạo một cách
đúng đắn, tức là chỉ
sử dụng mà thôi.
Sự thật ngụy tạo hay
năng lực ngụy tạo có nghĩa là
xuất hiện bởi hành động, bởi
sự tạo tác trong đầu. Tất cả
chúng sanh hữu tình và vô tình đều
liên quan đến tâm của
chúng ta, đến sự sống và cái chết, ngay cả tâm của
chúng ta nó
sinh khởi là bởi
sự tạo tác, nó không phải là
sự thật gốc hay
sự thật nguyên thủy.
Sự thật ngụy tạo thì chỉ
sử dụng cái
năng lực ngụy tạo và
trí tuệ ngụy tạo. Chính
vì vậy các
năng lực ngụy tạo và
trí tuệ ngụy tạo nó không
hoàn hảo, không
trọn vẹn.
Chúng ta biết về
Đức Phật,
chúng ta biết về
giáo lý của Người,
chúng ta biết về Tăng nhưng
chúng ta chỉ biết với
năng lực ngụy tạo với
trí tuệ ngụy tạo và chính vì thế cái
hiểu biết đó nó không
hoàn hảo.
Sở dĩ tôi
giải thích cho các bạn như vậy vì tôi không muốn dừng lại ở cái
trí tuệ ngụy tạo hay ở cái
năng lực ngụy tạo. Cái
chân lý về
năng lực ngụy tạo hay
trí tuệ ngụy tạo thì không để mà chối bỏ cũng
như không để dính mắc, chỉ
sử dụng mà thôi.
Câu hỏi: Sayadaw có nói rằng: trên
thế giới, có nhiều
chúng sinh nhưng
chúng ta chỉ quan tâm đến
bản thân mình, đó là một
vấn đề. Nhưng trong một
chừng mực nào đó, mỗi người vẫn cần
quan tâm đến mình,
vậy thì quan tâm cho mình bằng cách nào mới là
đúng đắn để khỏi làm phiền người khác?
Để có thể
quân bình được giữa các mối
quan tâm trong cuộc sống thì tạo ra nhiều việc
phước thiện là một điều
cần thiết.
Đáp ứng nhu cầu của những người khác cũng là
làm việc phước thiện. Việc
chấp nhận thực hành như vậy cũng
xuất phát từ mong muốn của chính
bản thân chúng ta. Mỗi người đều có những mong muốn khác nhau, vì thế,
chúng ta có thể tạo phước bằng cách
đáp ứng nhu cầu, mong muốn của người khác nhiều nhất có thể.
Để
đáp ứng được các nhu cầu của
bản thân,
chúng ta cần phải buông bỏ được các
ham muốn trong hành động của mình. Những
ham muốn như vậy rất khó để
đáp ứng. Đối với các nhu cầu của người khác,
chúng ta có thể
thỏa mãn dễ dàng hơn so với các mong muốn của
bản thân. Do đó, để
đáp ứng được cho các nhu cầu của mình, điều
cần thiết là phải
đáp ứng được cho nhu cầu của người khác càng nhiều càng tốt.
“
Đáp ứng nhu cầu của những người khác càng nhiều thì
chúng ta càng có khả năng
buông bỏ ham muốn của bản thân”
Nếu làm được như vậy,
chúng ta sẽ
bảo vệ được
năng lực của các
việc thiện hay nói cách khác, hành động
phước thiện của
chúng ta sẽ “có lãi”.
Đáp ứng cho nhu cầu của người khác là việc cần làm đối với tất cả
mọi người, không loại trừ ai.
Chúng ta thực hiện các việc
phước thiện, giúp đỡ những người khác, bên cạnh đó,
chúng ta cũng cần
giữ giới trong sạch và hành thiền.
Bây giờ quý vị đã biết được cách thức như vậy, hãy
cố gắng làm theo những điều đã
tiếp nhận, hãy
cố gắng tạo ra nhiều các việc
phước thiện.
Bình thường thì quý vị có thể hành thiền, nhưng để đi đúng trên
con đường Trung Đạo,
chúng ta cần có những việc cần làm, những điều cần
hoàn thiện.
Nếu có thể làm được những điều tưởng
như không thể,
chúng ta có thể tạo ra những khả năng mà trước trước đây chưa có,
đồng nghĩa với nó,
chúng ta hiểu ra được những điều mà trước đây chưa từng hiểu và có thể làm được những điều mà trước đây không thể làm.
Học về
Phật pháp,
chúng ta thấy có những điều vượt ra ngoài sự
hiểu biết của
chúng ta,
chúng ta cứ
tiếp tục việc
thực hành và học thì
dần dần hiểu ra được những điều mà trước đây chưa từng hiểu. Khi
xuất gia,
trở thành một vị sư, một trong những
vấn đề khó khăn nhất của tôi là
giải thích cho
mọi người hiểu cách
thực hành theo
con đường Trung Đạo để
đáp ứng được mong muốn, đòi hỏi của
mọi người. Để có thể
giải quyết được
vấn đề, cần
đáp ứng nhu cầu của
mọi người và tạo ra được các việc
phước thiện.
Câu hỏi: Khi mình làm việc cần làm, không vì mình, cũng không vì ai, thì làm sao mình biết việc cần làm đó là không vì ai?
Nếu xét theo góc độ của
Sự thật Gốc thì không có tôi, không có anh, không có
thực thể, không có ai đó, không có
con người, không có
chúng sinh, không có
động vật, không có bất cứ thứ gì ở đó cả...các khái niệm này sẽ hình thành nếu xét dưới góc nhìn của
sự thật do tâm tạo (không phải
sự thật ngụy tạo).
Nếu chỉ xét theo các khái niệm thông thường, không
quan tâm đến
bản chất luôn luôn
vô thường thì
chúng ta có thể làm bất cứ cái gì
chúng ta thích làm, không
cần phải làm các việc
phước thiện, không
cần phải hành thiền.
Nếu không thỏa mãn với
bản thân, với các
sự thật do tâm tạo thì
cố gắng học,
thực hiện theo những điều do
Đức Phật chỉ dạy để
tìm ra Sự thật Gốc..
Sự thật do tâm tạo không giống với
Sự thật Gốc.
Ví như,
Đức Phật thực sự và một ông Phật bằng tượng, bằng đá, bằng gỗ...thì không giống nhau.
Đức Phật thực sự vượt lên trên những
biểu tượng của
Đức Phật.
Đức Phật thực sự bao giờ cũng
viên mãn,
hoàn hảo, còn các
biểu tượng của
Đức Phật thì không
viên mãn, không
hoàn hảo.
Chúng ta đã có
thói quen sử dụng sự thật do tâm tạo nên
chúng ta không thể hiểu được về
Sự thật Gốc. Để có thể hiểu được
Sự thật Gốc, hãy
sử dụng các
sự thật do tâm tạo chỉ để
sử dụng mà thôi, như thế, chính là
chúng ta đang đi trên
con đường Trung Đạo. Nếu nhìn dưới góc nhìn của
sự thật do tâm tạo thì những gì
chúng ta đang làm có thể là đúng, nhưng nếu xét theo góc nhìn của
Sự thật Gốc, tức là không có một
thực thể, một
cá nhân, một
con người..nào cả thì nếu
chúng ta nói làm cho một ai đó là
hoàn toàn sai.
Hướng tâm tới một cái gì đó, một ai đó thì không phải là
đúng đắn.
Đồng hóa với tôi ta cũng là sai. Đứng dưới góc nhìn của
Sự thật Gốc, không có một
thực thể,
cá nhân, không có
con người hay bất cứ một sự vật nào ở đó, xét dưới góc nhìn của
Sự thật Gốc, những gì
chúng ta đang làm thông thường đều là
sai lầm, không
đúng đắn. Nếu đã làm đúng rồi, không cần chỉnh sửa. Nếu
tiếp tục làm, hành động theo
thói quen thì tiến trình này không bao giờ
chấm dứt.
Xét dưới góc nhìn của
Sự thật Gốc,
chúng ta đang
sử dụng bản thân mình một cách
sai lạc. Vì
chúng ta đang làm sai nên
chúng ta cần tu, cần chỉnh sửa.
Chúng ta cần
buông bỏ sự dính mắc đối với
bản thân,
từ bỏ việc nghĩ về
bản thân và làm cho
bản thân. Chính
vì vậy,
chúng ta cần tạo ra các
thiện nghiệp cho những người khác, cần
trì giới và hành thiền.
Nếu không chỉnh sửa các
sai lầm của mình thì
sai lầm này sẽ nối tiếp
sai lầm khác.
Sử dụng sự thật do tâm tạo,
sử dụng mối quan hệ
nhân quả một cách
sai lầm thì không bao giờ có hồi
kết thúc.
Q: Thưa Ngài, tại sao
làm việc phước thiện lại có thể giúp
chúng ta buông bỏ khỏi những dính mắc của mình?
A: Bạn nên
làm việc phước thiện mà không có sự dính mắc.
Chúng ta cần
làm việc phước thiện vào bất cứ
thời gian nào mà không có sự dính mắc ở đó. Nếu
thực hành được như vậy, bạn sẽ có thể
kinh nghiệm được kết quả của
việc làm phước thiện vào bất cứ
thời gian nào. Bằng cách đó, sự dính mắc thông thường của
chúng ta sẽ ngày càng trở nên ít hơn.
Là một
con người, thông thường
chúng ta sẽ dính mắc với
thời gian, nơi chốn,
tài sản.
Chúng ta có sự dính mắc rất mạnh mẽ với cuộc sống, với
thức ăn, chỗ ở. Do đó, tất cả các
hoạt động của
chúng ta, thân và tâm của
chúng ta chỉ
để dành cho cuộc sống, cho
thức ăn, chỗ ở.
Làm việc phước thiện mà không có sự dính mắc
trong suốt cả
thời gian là một
việc làm để thay đổi
thói quen này của
chúng ta.
Nếu có thể làm được việc
phước thiện trong suốt thời gian,
chúng ta sẽ
buông bỏ được những
hoạt động máy móc và
thói quen của mình.
Nếu có thể buông bỏ được những
thói quen của mình, chắc
chắc chắn chúng ta sẽ
buông bỏ được khỏi tiến trình
nhân quả.
Chúng ta thông thường dính mắc với
thức ăn, chỗ ở, cuộc sống,
tài sản bởi vì
chúng ta quá
quan tâm đến
bản thân mình, đến những
thói quen và
tài sản của mình. Do đó,
việc làm phước thiện mà không có sự dính mắc
trong suốt cả
thời gian chắc chắn sẽ dẫn đến sự
buông bỏ không dính mắc.