PHÁP HÀNH THIỀN
AJAHN CHAH - KHÁNH HỶ dịch
CHÁNH NIỆMThiền có hai loại:
Thiền Chỉ và
Thiền Quán (
Thiền Định và
Thiền Tuệ).
Thiền Chỉ giúp cho
hành giả được
an tịnh.
Thiền Quán, một mặt giúp phát triển
tri giác về
vô thường, khổ,
vô ngã, một mặt là chiếc cầu để
vượt qua ba con sông lớn này.
Dù có
quan niệm thế nào về cuộc sống này,
chúng ta cũng không nên
tìm cách thay đổi chúng theo chiều hướng của mình
ưa thích mà chỉ cần nhìn chúng, để chúng diễn biến một cách
tự nhiên. Nơi nào có
đau khổ, nơi đó cũng có
con đường để
thoát khỏi khổ đau. Thấy rằng cái gì có sinh có diệt thì có khổ đau,
Đức Phật biết rằng phải có cái gì đó
không sinh không diệt và không khổ đau.
Mọi
phương pháp thiền đều có khả năng phát triển
chánh niệm.
Mục đích của
chánh niệm là để thấy rõ
chân lý tiềm tàng. Với
chánh niệm, bạn
quan sát mọi ước muốn khởi dậy trong tâm -- yêu và ghét,
lạc thú và khổ đau. Khi nhận chân được
đặc tính vô thường, khổ và
vô ngã của chúng, bạn hãy để chúng
tự nhiên. Bằng cách này,
trí tuệ sẽ thay chỗ cho khổ đau, và
hiểu biết sẽ thay
thế cho hoài nghi.
Mặc dù
đề mục thiền nào cũng giúp phát triển
trí tuệ, nhưng chính bạn phải
lựa chọn đề mục thích hợp với mình.
Chánh niệm là biết được những gì ngay trong
hiện tại,
ghi nhận và
tỉnh thức.
Hiểu biết thấu đáo
rõ ràng phạm vi hoàn cảnh của đối tượng
xuất hiện. Khi
chánh niệm đi liền với
giác tỉnh thì
trí tuệ sẽ luôn luôn
xuất hiện để giúp cho cặp "Chánh niệm-Giác tỉnh" này
hoàn thành sứ mạng của chúng.
Hãy
quan sát tâm,
theo dõi tiến trình
kinh nghiệm về
sinh diệt.
Lúc đầu chuyển động có
tính cách cố định. Ngay khi một sự vật diệt đi, một sự vật khác lại sinh ra, và bạn sẽ có
cảm tưởng rằng sinh nhiều hơn diệt.
Dần dần khi tâm
quan sát nhạy bén và
rõ ràng, bạn sẽ hiểu được tại sao sự vật sinh ra một cách mau lẹ như thế,
cho đến một lúc nào đó bạn sẽ
đạt đến một điểm, ở đấy sự vật sinh rồi diệt và...không bao giờ sinh ra nữa.
Với
chánh niệm bạn sẽ
nhận diện được chủ nhân ông thực sự của mọi pháp. Bạn sẽ không còn có
tư tưởng đây là
thế giới của ta, đây là
thân thể của ta mà là
thế giới của
thế giới, và
thân thể của
thân thể. Bạn có thể bảo
thân thể bạn đừng già được không? Khi dạ dày bạn đau, nó có xin phép bạn không?
Chúng ta chỉ là người thuê nhà. Tại sao
chúng ta không tìm cho ra ai là chủ nhân thật sự của
thân thể này?
CỐT TỦY CỦA THIỀN MINH SÁTBắt đầu
thực tập bằng cách ngồi ngay thẳng và
chú tâm. Bạn có thể ngồi trên sàn nhà hay trên ghế.
Trước tiên bạn không
cần phải quá cố gắng
chú tâm. Chỉ cần
để ý đến
hơi thở ra vào. Nếu
cảm thấy rằng
niệm Phật có thể giúp cho sự
chú tâm của bạn mạnh hơn, bạn có thể niệm "Phật," "Pháp," hay "Tăng" khi bạn
quan sát hơi thở ra vào. (Điều quan trọng là phải
chú tâm vào
hơi thở,
niệm Phật chỉ là
phương tiện giúp
định tâm.) Khi
quan sát hơi thở, bạn phải
quan sát một cách
tự nhiên, không được điều khiển
hơi thở.
Cố gắng điều khiển hay
kiểm soát hơi thở là một
việc làm sai lầm, vì khi điều khiển
hơi thở, bạn sẽ có
cảm giác hơi thở hoặc quá ngắn, quá dài hay quá nhẹ, quá nặng. Bạn sẽ có
cảm tưởng dường như mình thở không đúng cách, và sẽ
cảm thấy chẳng
thoải mái chút nào. Bạn hãy để
hơi thở hoạt động một cách
tự nhiên. Làm như vậy
cuối cùng bạn sẽ
nhận thấy hơi thở vào ra một cách nhẹ nhàng, điều hòa.
Khi
quan sát hơi thở ra vào mà bạn
tỉnh giác và
hoàn toàn ổn
định tâm là bạn đã thở đúng cách.
Khi bị phóng tâm, bạn hãy dừng lại,
điều chỉnh sự
chú tâm,
trở về với
đề mục chính của mình.
Thoạt đầu, khi
chú tâm vào
hơi thở, tâm bạn có khuynh hướng muốn đưa
hơi thở đi theo một chiều hướng nào đó. Hãy bình thản, đừng
lo lắng hay
tìm cách điều chỉnh nó. Bạn hãy
quan sát nó, và để nó
tự nhiên. Thiền sẽ tự nó phát triển. Khi bạn làm như thế, có lúc bạn sẽ thấy
hơi thở ngưng hẳn, nhưng
đừng sợ, bạn sẽ thở lại điều hòa sau đó. Sự ngưng thở chỉ là
cảm giác phát sinh từ
tri giác của bạn,
thực ra hơi thở vẫn
tự nhiên và nhẹ nhàng
tiếp nối. Một lát sau bạn sẽ thấy
hơi thở rõ ràng như trước.
Nếu bạn
tiếp tục giữ tâm
an tịnh như thế thì bất kỳ bạn đang ở nơi nào -- đang ngồi trên ghế, đang ở trên xe, trên tàu, v. v., bạn đều có thể
chú tâm vào
đề mục và bước vào
trạng thái an lạc một cách mau chóng dễ dàng. Bất kỳ bạn đang ở đâu, bất kỳ lúc nào, bạn đều có thể hành thiền được cả.
Khi
đạt đến sự
tiến bộ này thì bạn đã hiểu Đạo phần nào rồi đấy. Nhưng bạn phải
quan sát những đối tượng của
giác quan nữa.
Hãy hướng tâm
an tịnh của bạn vào
hình sắc,
âm thanh,
mùi vị, sự đụng chạm và
suy nghĩ. Tất cả mọi đối tượng của thân và tâm đều là
đề mục để bạn hướng đến. Bất kỳ cái gì phát sinh đều phải
quan sát,
ghi nhận; phải
ghi nhận dù bạn thích hay không
thích chúng. Hãy
ghi nhận một cách khách quan, đừng để đối tượng yêu ghét
ảnh hưởng đến tâm mình. Yêu, ghét chỉ là những
phản ứng đối với
thế giới bên ngoài. Bạn phải có cái nhìn
sâu rộng hơn.
Dần dần bạn sẽ thấy mọi
cảm giác yêu ghét
thực ra chỉ là sự
vô thường, khổ và
vô ngã. Hãy xếp mọi tốt xấu, hay dở vào
ba loại vô thường, khổ và
vô ngã. Dầu chúng thế nào đi nữa cũng để chúng yên,
chỉ quan sát mà đừng
can thiệp vào chúng. Đó là cách hành
thiền minh sát. Làm như thế tất cả sẽ được
bình an tĩnh lặng.
Chẳng bao lâu,
tuệ giác,
vô thường, khổ,
vô ngã sẽ
xuất hiện. Đó là
bước đầu của
trí tuệ thật sự, cốt tủy của thiền, dẫn đến
giải thoát. Hãy
theo dõi kinh nghiệm của mình, nhìn nó và
tiếp tục cố gắng để thấy
chân lý. Hãy học cách khước từ, không
vướng mắc để
đạt đến bình an tĩnh lặng.
Trong khi hành thiền, nhiều
hiện tượng kỳ lạ sẽ đến với bạn -- bạn sẽ thấy ánh sáng, thấy
chư thiên, thấy Phật, v. v. Khi thấy những điều đó bạn hãy
quan sát mình trước để tìm xem tâm mình đang ở
trạng thái nào. Chớ quên điểm
căn bản này. Hãy
chú tâm, chớ
mong mỏi thấy gì, cũng chớ mong
hình ảnh đừng đến với mình. Nếu bạn
theo đuổi những
hình ảnh này, bạn sẽ rơi vào
tình trạng ngơ ngẩn vô vị, vì tâm đã đi ra ngoài
tình trạng ổn cố.
Vậy thì khi những
hình ảnh ấy đến, bạn hãy
quan sát chúng. Khi
quan sát chúng, bạn phải
tự chủ, đừng
si mê theo chúng. Bạn hãy
quán chiếu rằng chúng chỉ là
vô thường, khổ và
vô ngã. Khi chúng có
đến gần bạn đi nữa, bạn cũng đừng lấy đó làm điều quan trọng, hãy nhìn chúng rồi để chúng tự ra đi. Nếu chúng không đi, cũng vẫn
tự nhiên, bấy giờ hãy
trở về với
mục đích của bạn, đó là
hơi thở. Bạn hãy
thở ra vào ba hơi thật dài, mọi
hình ảnh sẽ biến mất. Bất kỳ cái gì
hiện ra cũng mặc, hãy
tái lập sự
chú tâm. Đừng nắm lấy cái gì và xem đó là của mình. Những gì bạn thấy chỉ là những
hình ảnh hay những cấu trúc do tâm tạo ra. Đó là sự giả tạo,
hư ảo, gây nên yêu thích, nắm giữ hay
sợ hãi. Đừng đắm mình vào khi thấy những cấu trúc giả tạo này. Mọi
kinh nghiệm bất thường đều đem đến
lợi ích cho kẻ trí, nhưng là mối
tai họa cho người thiếu khôn ngoan. Hãy
tiếp tục hành thiền
cho đến khi nào bạn không còn bị những
hình ảnh quấy nhiễu nữa.
Nếu bạn có thể phó mặc cho tâm như thế thì không còn gì khó khăn nữa. Nếu tâm muốn vui, bạn chỉ cần
ý thức rằng niềm vui này không
vững bền. Bạn có sợ những
hình ảnh xuất hiện trong tâm bạn hay sợ những
kinh nghiệm khác mà bạn gặp trong lúc hành thiền không? Hãy
tự nhiên làm việc với chúng. Bằng cách này bạn có thể dùng
phiền não để huấn luyện tâm mình, và bạn sẽ hiểu được
bản chất tự nhiên của tâm,
thoát khỏi mọi
thái cực,
rõ ràng và không dính mắc.
Tâm chỉ là một điểm
đơn giản, là
trung tâm của
vũ trụ, và
tâm sở chẳng khác nào
du khách đến ngụ trong một
thời gian. Hãy
tìm hiểu kỹ những
du khách này. Hãy làm quen với những
bức tranh sống động do họ vẽ và những
câu chuyện hấp dẫn do họ kể, hãy
ngoan ngoãn theo họ. Nhưng nhớ đừng rời khỏi chỗ ngồi của bạn, bởi vì ngoài chiếc ghế bạn đang
sử dụng không còn chiếc ghế nào khác quanh đấy nữa. Nếu bạn
tiếp tục giữ chỗ
ngồi không rời, chào mừng từng vị khách mỗi khi họ đến, nghĩa là luôn luôn giữ
chánh niệm,
chuyển tâm đến những người
hiểu biết,
tỉnh thức, thì những người khách khác,
cuối cùng sẽ không đến nữa. Nếu bạn thực sự chú ý đến họ thì họ sẽ đến với bạn bao nhiêu lần nữa? Chuyện trò với họ, bạn sẽ
hiểu rõ từng người một.
Chắc chắn cuối cùng tâm bạn sẽ
an tịnh.
THIỀN HÀNHMỗi ngày đều phải tập
kinh hành.
Thoạt tiên hãy đan tay vào nhau và dặt trước bụng. Bóp chặt một chút để giữ sự
chú tâm. Bước những bước
bình thường từ đầu đường
kinh hành cho đến cuốn đường, phải
biết mình trong suốt đoạn đường. Đến cuối đoạn đường, dừng lại rồi quay lui,
tiếp tục đi. Nếu bị phóng tâm, hãy dừng lại để đưa tâm
trở về. Nếu vẫn còn phóng tâm, hãy chú ý vào
hơi thở,
tiếp tục trở lại. Luôn luôn giữ tâm
chánh niệm trong mọi lúc là một điều rất
ích lợi.
Khi cơ thể mỏi mệt hãy thay đổi tư thế, nhưng không phải cứ thấy muốn thay đổi là thay đổi ngay.
Trước tiên phải biết tại sao muốn đổi tư thế -- cơ thể
mệt mỏi, tâm
dao động,
bất an hay làm biếng?
Ghi nhận sự
đau khổ của cơ thể. Hãy
quan sát một cách
thoải mái và
thận trọng.
Tinh tấn thực hành là một
yếu tố thuộc về tâm chứ không phải thuộc về thân. Điều này có nghĩa là hãy luôn luôn
giác tỉnh trước mọi diễn biến của tâm, đừng
để ý gì đến
yếu tố yêu ghét. Dầu có ngồi hay
đi kinh hành suốt đêm mà không
giác tỉnh theo cách này thì cũng chẳng phải là
tinh tấn chút nào.
Khi đi từ một điểm này đến một điểm khác mà ta đã định trước, hãy nhìn xuống đất
trước mặt bạn khoảng hai thước và
chú tâm vào những
cảm giác của cơ thể. Bạn cũng có thể niệm "Buddho" (Bút-thô -
Phật đà) trong khi
kinh hành.
Đừng sợ hãi khi thấy những gì hiện khởi trong tâm mình. Hãy đặt câu hỏi với chúng và hiểu chúng.
Chân lý là cái gì khác, nằm ngoài
tư tưởng hay
cảm giác.
Vì vậy, đừng đặt
lòng tin vào
tư tưởng hay
cảm giác và để chúng
trói buộc mình. Hãy nhìn vào
toàn thể tiến trình sinh và diệt. Có như
thế trí tuệ mới phát triển.
Khi điều gì hiện khởi trong tâm, phải kịp thời
tỉnh giác ngay, giống như khi điện vào bóng đèn thì đèn cháy sáng ngay. Nếu bạn không
để ý cảnh giác,
phiền não sẽ chiếm tâm bạn. Chỉ có sự
chú tâm mới đốn ngả được nó.
Sự
hiện diện của những tên trộm khiến ta
cẩn thận giữ gìn của cải. Cũng vậy, nhớ đến những
phiền não giúp
chúng ta siêng
năng hành thiền.
CHÚ TÂMTrong khi hành thiền bạn thường nghĩ rằng sự
ồn ào, tiếng xe chạy, tiếng người nói,
hình ảnh bên ngoài là những
chướng ngại đến
quấy nhiễu bạn khiến bạn phóng tâm, trong khi bạn đang cần sự yên tĩnh. Khoan đã! Ai
quấy nhiễu ai đây? Thật ra bạn là người
quấy nhiễu chúng. Xe cộ,
âm thanh vẫn
hoạt động theo đường lối
tự nhiên của chúng. Bạn
quấy nhiễu mọi vật bằng những
ý tưởng sai lầm của mình, cho rằng chúng ở ngoài bạn. Bạn cũng bị
dính chặt vào
ý tưởng muốn
duy trì sự
yên tịnh, muốn không bị
quấy nhiễu. Phải học cách để thấy rằng chẳng có cái gì
quấy nhiễu ta cả mà chính ta đã ra ngoài để
quấy nhiễu chúng. Hãy nhìn
cuộc đời như một tấm gương
phản chiếu chúng ta. Khi tập được cách này thì bạn
tiến bộ trong từng
thời khắc một, và mỗi
kinh nghiệm của bạn đều làm
hiển lộ chân lý và mang lại sự
hiểu biết.
Một cái tâm thiếu huấn luyện thường chứa đầy
lo âu,
phiền muộn. Bởi thế chỉ một chút
yên tịnh do thiền đem lại cũng dễ khiến dính mắc vào. Đó là sự
hiểu biết sai lầm về sự
yên tịnh trong thiền. Đôi lúc có thể bạn nghĩ rằng mình đã tận diệt được
tham lam,
sân hận; nhưng sau đó bạn lại thấy
bị tràn ngập bởi chúng. Thực vậy, tham đắm vào sự
an tịnh còn tệ hại hơn là dính mắc vào sự
dao động. Bởi vì khi
dao động, ít ra bạn cũng còn muốn
thoát khỏi chúng, trong khi đó bạn rất
hài lòng lưu giữ sự
an tịnh và mong muốn được ở mãi trong đó. Đó là
lý do khiến bạn không thể tiến
xa hơn nữa.
Khi hỉ lạc
phi thường -- một
trạng thái thuần tịnh trong
thiền minh sát -- đến với bạn, bạn hãy
tự nhiên, đừng dính mắc vào chúng.
Dù hương vị của sự
an tịnh có ngọt ngào đi nữa cũng phải được nhìn dưới ánh sáng của
vô thường, khổ,
vô ngã. Hành thiền nhưng đừng mong cầu phải
đạt được tâm định hay bất cứ mức
tiến bộ nào. Chỉ cần biết tâm có
an tịnh hay không
an tịnh, và nếu có
an tịnh thì mức độ của nó nhiều hay ít mà thôi. Làm như thế tâm sẽ tự động phát triển.
Dầu sao thì cũng phải có sự
chú tâm kiên cố để
trí tuệ phát sinh.
Chú tâm chẳng khác nào bật đèn và
trí tuệ là ánh sáng phát sinh do sự bật đèn đó.
Nếu không bật đèn thì đèn sẽ không sáng, nhưng không nên phí
thì giờ với cái bật đèn. Cũng vậy,
định tâm chỉ là cái bát trống,
trí tuệ là
thực phẩm đựng trong cái bát ấy.
Đừng dính mắc vào đối tượng như dính mắc vào một loại
chú thuật. Phải hiểu
mục tiêu của nó. Nếu bạn thấy niệm "Phật" khiến bạn dễ
chú tâm thì cứ
tự nhiên; nhưng chớ có
ý nghĩ sai lầm rằng ngưng
niệm Phật là lười biếng.
KHAM NHẪN VÀ ĐIỀU HÒAKham nhẫn và điều hòa là hai điều
căn bản trong sự
thực hành của
chúng ta. Bắt đầu việc
thực hành,
chúng ta chỉ cần theo thời khóa đã được ta vạch sẵn hoặc thời khóa do
thiền viện qui định. Muốn huấn luyện một con thú, ta phải
câu thúc nó. Cũng vậy, muốn huấn luyện tâm, ta cũng phải
kềm chế chính mình. Gặp con thú khó dạy, ta phải cho nó ăn ít đi. Ở đây những người hành thiền giữ
hạnh đầu đà,
hạn chế thức ăn,
y phục, chỗ trú ngụ, chỉ giữ những nhu cầu
căn bản để cắt đứt
tham ái. Đây là những sự
thực hành căn bản của thiền.
Luôn luôn
duy trì chánh niệm trong mọi tư thế, mọi
hoạt động sẽ làm cho tâm
an tịnh và
trong sáng. Nhưng sự
an tịnh này không phải là
mục tiêu cuối cùng của thiền.
Vắng lặng,
an tịnh chỉ giúp cho tâm an nghỉ tạm thời cũng như
ăn uống chỉ tạm thời
giải quyết cơn đói, chớ
đời sống của
chúng ta không phải chỉ có chuyện ăn. Bạn phải dùng tâm tĩnh lặng của mình để nhìn sự vật dưới một ánh sáng mới, ánh
sáng trí tuệ. Khi tâm đã
vững chắc trong
trí tuệ, bạn không còn bị
dính chặt vào những
tiêu chuẩn tốt xấu của
thế tục và không còn bị
chi phối bởi những
điều kiện bên ngoài. Với
trí tuệ này thì phân
trở thành chất bón -- tất cả
kinh nghiệm của
chúng ta trở thành nguồn
trí tuệ sáng suốt.
Bình thường,
chúng ta muốn được khen ngợi và ghét bị
chỉ trích, nhưng khi nhìn với một
tâm hồn sáng suốt,
chúng ta sẽ thấy
khen tặng và
chỉ trích đều trống rỗng như nhau. Vậy
chúng ta hãy để mọi sự
trôi qua một cách
tự nhiên để
tìm thấy an bình, tĩnh lặng.
Đừng băn khoăn thắc mắc là phải bao lâu mới
đạt được kết quả mà hãy bắt tay vào việc
thực hành.
Kiên trì thực tập. Nếu đau chân, hãy tự nhủ, "Ta không có chân." Nếu nhức đầu, hãy tự nhủ, "Ta không có đầu." Lúc
ngồi thiền ban đêm, nếu
buồn ngủ, hãy nghĩ, "Đây là ban ngày." Suốt
thời gian hành thiền phải
tỉnh giác,
chánh niệm vào
hơi thở. Nếu bạn có
cảm giác khó chịu ở ngực, hãy để ra vài phút thở thật sâu. Nếu bị phóng tâm chỉ cần giữ
hơi thở và để cho tâm muốn đi đâu thì đi -- nó sẽ không đi quá xa đâu!
Bạn có thể thay đổi tư thế sau một
thời gian hành thiền, nhưng đừng để sự
bất an hay khó chịu
chi phối tâm mình. Nhiều lúc sự
kiên trì chịu đựng đem lại kết quả tốt. Chẳng hạn, khi
cảm thấy nóng, chân đau, không thể
định tâm, hãy
xem như tất cả đều chết,
ngồi yên đừng nhúc nhích.
Cảm giác đau đớn sẽ lên đến điểm cao nhất, sau đó sẽ tĩnh lặng và
mát mẻ. Nhưng ngày
kế tiếp bạn sẽ không muốn làm thế nữa. Tự luyện tập đòi hỏi phải có nhiều
kiên trì,
nỗ lực.
Thực tập một
thời gian, bạn sẽ biết lúc nào
cần phải thúc đẩy, lúc nào
cần phải nghỉ ngơi
thoải mái,
phân biệt được thế nào là
mệt mỏi, thế nào là lười biếng.
Đừng bận tâm về chuyện
giải thoát. Khi trồng cây bạn chỉ cần trồng cây xuống, tưới nước, bón phân, bắt sâu. Nếu mọi chuyện này đều
thực hiện đầy đủ, cây sẽ lớn lên
tự nhiên. Bao lâu cây sẽ lên, đó là điều vượt ra khỏi tầm
kiểm soát của bạn.
Lúc đầu kham nhẫn kiên trì là hai
yếu tố cần thiết, nhưng một
thời gian sau
đức tin và
quyết tâm sẽ khởi sinh. Lúc bấy giờ bạn sẽ thấy
giá trị của sự
thực hành và bạn sẽ say mê hành thiền. Bạn không còn thích quần tụ mà chỉ muốn ở nơi
yên tịnh một mình, bạn sẽ dành thêm
thì giờ để
thực tập, tự
học hỏi.
Hãy bắt đầu
thực tập với những bước
căn bản.
Thành thật,
trong sạch và
tỉnh giác trong
mọi việc bạn đang làm,
bình an, tĩnh lặng sẽ
theo sau.
QUÊN THỜI GIAN ĐI!Chúng ta thường có khuynh hướng làm cho việc hành thiền trở nên
phức tạp và rối rắm. Chẳng hạn, khi ngồi xuống
chúng ta quyết định, "Lần này phải
thành công mới được." Đó không phải là một
việc làm đúng, vì không gì có thể
hoàn tất một cách vội vã được. Đó là một dính mắc mà các
thiền sinh mới thường gặp phải.
Nhiều đêm khi bắt đầu
ngồi thiền ta
thường có ý nghĩ, "Tối nay
nhất định không ngủ trước một giờ sáng." Nhưng chẳng bao lâu sau đó, tâm ta bắt đầu phản kháng và dấy loạn
cho đến lúc ta có
cảm tưởng rằng mình sắp chết đến nơi.
Khi
ngồi thiền đúng thì không cần đo lường hay thúc buộc gì cả. Không có đích, không có
mục tiêu để đạt tới. Dầu bạn có ngồi từ sáng sớm đến bảy tám giờ tối cũng không thành
vấn đề. Chỉ cần ngồi mà không
để ý đến
thời gian. Đừng tự thúc bách mình. Đừng
ép buộc mình. Đừng đòi hỏi tâm mình phải làm một điều gì có
tính cách chắc chắn cố định. Hãy
để tâm thoải mái, để
hơi thở tự nhiên bình thường, đừng ép
hơi thở dài hay ngắn theo ý mình. Hãy để cơ thể
thoải mái.
Thực tập đều đặn liên tục, lòng
tham muốn sẽ hỏi bạn, "Ta sẽ ngồi đến lúc nào đây? Ta sẽ ngồi bao lâu đây?" Hãy quát lại nó (thầm thôi nhé!), "Này, đừng
quấy rầy ta!" Phải
đàn áp nó vì nó là
phiền não đến
quấy rầy bạn. Hãy nói, "Ta muốn ngồi bao lâu thì ta ngồi; ta muốn ngưng
ngồi thiền lúc nào thì ngưng, chẳng có gì
sai lầm cả. Nếu ta ngồi suốt đêm, ta làm hại ai đây? Tại sao ngươi đến
quấy rầy ta?" Hãy cắt đứt
lòng ham muốn và
tiếp tục ngồi theo ý bạn.
Để tâm thoải mái tự nhiên bạn sẽ
đạt được bình an tĩnh lặng,
thoát khỏi sức mạnh của
tham ái.
Có một
thiền sinh ngồi trước
lư hương và nguyện đến lúc cây nhang tàn mới
đứng dậy. Thế là anh ta cứ nhấp nhỏm
theo dõi xem hương đã tàn đến đâu. "Tàn hết chưa? Mới có nửa cây à?" Anh ta nghĩ. Có khi anh ta nguyện sẽ ngồi
cho đến lúc hương tàn dầu có chết cũng không
đứng dậy. Anh ta sẽ
cảm thấy tội lỗi khủng khiếp nếu phải
đứng dậy khi chưa hết giờ qui định.
Ngồi thiền như thế là đã bị
tham ái kiểm soát.
Đừng
để ý đến
thời gian. Hãy
duy trì việc
thực hành của mình một cách
đều đặn và để sự
tiến bộ đến dần với bạn. Khỏi
cần phải nguyện hay thề gì cả, chỉ cần
kiên trì cố gắng thực hành,
để tâm tự nó
bình an tĩnh lặng lấy.
Cuối cùng bạn sẽ thấy mình có thể ngồi lâu một cách
thoải mái, đó là bạn đã hành thiền đúng cách. Lúc đau nơi chân, bạn chỉ cần
quan sát và biết sự đau. Bạn sẽ thấy cơn đau tự biến mất mà không cần đến sự giúp đỡ của bạn.
Thực hành theo cách này, bạn sẽ thấy có nhiều thay đổi diễn ra trong bạn. Khi đi ngủ bạn có thể tập cho tâm mình tĩnh lặng trước khi ngủ. Nếu trước đây bạn hay ngáy, hay mơ, nghiến răng, trăn trở, v. v., một khi tâm được huấn luyện thì mọi tật xấu trên sẽ biến mất. Dầu cho bạn có ngủ say đến đâu, lúc
thức giấc bạn cũng
tỉnh táo, không bần thần
uể oải. Cơ thể an nghỉ nhưng tâm
tỉnh thức suốt ngày đêm, đó là Phật, là kẻ
hiểu biết,
tỉnh thức,
hạnh phúc sáng suốt. Phật không bao giờ ngủ, nhưng không bao giờ
cảm thấy uể oải, thẫn thờ. Nếu bạn làm cho
tâm trí mình
kiên định như thế trong lúc hành thiền, bạn có thể thức liền hai ba hôm, và khi
buồn ngủ vẫn có thể nhập định
trong vòng năm mười phút là
tỉnh dậy một cách tươi tắn như người đã ngủ trọn đêm. Ở mức độ này, bạn không
cần phải nghĩ đến
thân thể mình nữa,
mặc dầu với
tình thương và sự
hiểu biết, bạn vẫn còn thấy
thân thể này
cần thiết.
VÀI GỢI Ý TRONG VIỆC HÀNH THIỀNTrong khi
thực hành có thể có nhiều
hình ảnh và
ảo tưởng sẽ
hiện ra trong tâm bạn. Bạn sẽ thấy những
hình ảnh hấp dẫn, sẽ nghe những
âm thanh khuấy động -- những loại như thế đều phải
quan sát. Loại
hình ảnh trong
thiền minh sát này có thể có nhiều
năng lực hơn những
hình ảnh trong
thiền định đơn thuần. Những gì
hiện lên đều phải
quan sát và
chỉ quan sát thôi.
Gần đây có một số người hỏi tôi, "Lúc tôi đang
ngồi thiền có nhiều
hình ảnh hiện ra trong tâm tôi, tôi phải
điều tra nghiên cứu chúng hay chỉ
ghi nhận sự đến đi của chúng?" Tôi đã
trả lời, "Khi bạn thấy một vài người nào đó đi ngang qua, nếu họ là người lạ, bạn sẽ tự hỏi, 'Ai đấy? Họ đi đâu? Họ đang làm gì?' Nếu họ là người quen thì bạn chỉ cần
ghi nhận rồi để họ đi qua."
Tham muốn,
ao ước trong
thực hành có thể là bạn hay
kẻ thù.
Thoạt đầu, sự
tham muốn,
ao ước thúc đẩy hay khích lệ việc hành thiền.
Chúng ta muốn thay đổi sự vật, muốn
hiểu biết, muốn
chấm dứt đau khổ. Nhưng nếu luôn luôn
ao ước chuyện chưa xảy ra, muốn sự vật diễn ra hay có
đặc tính mà chúng không thể có thì chỉ gây thêm
đau khổ thôi.
Một vài người hỏi, "Chúng tôi chỉ nên ăn khi đói, chỉ nghỉ mệt như các
thiền sư Zen đề nghị hay
chúng tôi nên thí nghiệm bằng cách làm ngược lại, nghĩa là ép mình trong khuôn khổ, giờ giấc định sẵn? Và nếu như
vậy thì phải
ấn định giờ giấc ngủ, nghỉ và số lượng
thực phẩm như thế nào mới thích hợp?"
Dĩ nhiên phải thí nghiệm, nhưng không thể nào
ấn định số lượng nhiều ít được. Phải tự mình
ấn định và
tìm hiểu lấy. Lúc mới
thực hành,
chúng ta chẳng khác nào đứa trẻ mới học viết những chữ cái,
chữ viết lên xuống,
nghiêng ngửa.
Dần dần ta sẽ viết ngay ngắn đàng hoàng. Cuộc sống của
chúng ta cũng như vậy, nếu
chúng ta không sống như thế,
chúng ta phải sống như thế nào đây?
Thực hành tốt đẹp là tự hỏi mình một cách
thành thật, "Tại sao ta sinh ra?" Tự hỏi mình như thế ngày ba lần -- sáng, trưa, tối. Ngày nào cũng tự hỏi như vậy.
Đức Phật dạy
Đại Đức Ananda phải nhìn thấy sự
vô thường và sự chết trong mỗi
hơi thở.
Chúng ta phải biết cái chết;
chúng ta phải chết để sống. Điều này có nghĩa như thế nào? Chết là
chấm dứt tất cả mọi
hoài nghi, mọi câu hỏi, và chỉ sống với
thực tế hiện tại. Không phải ngày mai bạn mới chết, bạn phải "chết" ngay trong
hiện tại. Bạn có thể làm được điều đó không? A! Tĩnh lặng làm sao, sự
bình an tĩnh lặng của sự
chấm dứt hoài nghi.
Tinh tấn thật sự là
trạng thái của tâm chứ không phải của thân. Có nhiều
phương pháp định tâm khác nhau cũng như có nhiều
cách sống trên cõi đời này. Điều quan trọng là bạn phải tự ăn lấy, chứ không phải cách thức
tìm kiếm thức ăn.
Thực ra, khi tâm
thoát khỏi tham ái,
tâm định sẽ khởi lên một cách
tự nhiên, chứ chẳng cần một
điều kiện nào nữa.
Ma túy có thể mang lại những
cảm giác đáng
lưu ý, nhưng người dùng
ma túy không tạo ra
nguyên nhân của
hiệu quả này. Họ chỉ tạm thời
biến đổi bản chất, chẳng khác nào tiêm cho khỉ một chất thuốc khiến chúng vọt lên cây dừa để hái trái. Những
kinh nghiệm này có thể đúng nhưng không tốt, hoặc là tốt nhưng không đúng, trong khi đó
Giáo Pháp luôn luôn mang hai
đặc tính tốt và đúng.
Đôi lúc
chúng ta muốn ép tâm mình phải
an tịnh,
sự cố gắng như thế càng làm
quấy nhiễu thêm. Trong
trường hợp này, ta hãy ngưng ngay sự thúc ép, kết quả là
tâm định sẽ
xuất hiện. Nhưng trong
trạng thái bình an tĩnh lặng này,
chúng ta bắt đầu băn khoăn, "Sẽ có chuyện
gì nữa đây? Điều gì đang xảy ra?" và
chúng ta lại
dao động trở lại.
Một ngày trước kỳ
kết tập tam tạng lần thứ nhất, một vị sư đến nói với Ngài Ananda, "Ngày mai là ngày
kết tập tam tạng. Những vị
tham dự đều
hoàn toàn đắc đạo." Lúc bấy giờ Ananda chỉ mới đạt quả thánh đầu tiên, nên Ngài
quyết định dốc
toàn lực hành thiền suốt đêm để đạt
thành quả cuối cùng. Nhưng
sự cố gắng
quá sức này đã làm Ananda
mệt mỏi. Không
đạt được chút
tiến bộ nào do
nỗ lực của mình, Ananda
quyết định đi nghỉ một lát. Nhưng trong khi đặt mình xuống nghỉ, đầu chưa chạm gối, Ananda đã
đắc đạo.
Tóm lại,
chúng ta phải học cách
loại bỏ tham ái, dầu đó là
ý muốn đắc đạo, mới
giải thoát được.
QUÁN CHIẾU MỌI SỰ VẬTKhi bạn
tiếp tục hành thiền, bạn phải
quan sát cẩn thận mọi
kinh nghiệm, mọi
giác quan của mình. Chẳng hạn khi
quan sát đối tượng
giác quan như
tiếng động, sự nghe. Sự nghe của bạn là một chuyện, và
âm thanh là một chuyện khác. Bạn chỉ cần
tỉnh thức là đủ.
Ngoài ra chẳng có ai hay vật gì cả. Hãy học cách chú ý một cách
thận trọng.
Quan sát để
tìm ra chân lý một cách
tự nhiên như vậy, bạn sẽ thấy rõ cách thức sự vật phân ly. Khi
tâm không bám víu hay nắm giữ sự vật một cách bất di bất dịch theo ý riêng của mình, không nhiễm một cái gì, sự vật sẽ trở nên
trong sáng rõ ràng.
Khi tai nghe, hãy
quan sát tâm xem thử tâm đã bắt theo, đã
nhận ra câu chuyện liên quan đến âm thanh mà tai nghe chưa? Bạn có thể
ghi nhận, sống với nó và
giác tỉnh trước nó. Có lúc bạn muốn
thoát khỏi sự
chi phối của
âm thanh. Nhưng đó không phải là phương thức để tránh thoát. Bạn phải dùng sự
tỉnh thức để
thoát khỏi sự
chi phối của
âm thanh.
Chúng ta không thể kỳ vọng
đạt được bình an tĩnh lặng tức khắc ngay khi hành thiền. Hãy để cho tâm yên nghỉ,
để tâm làm theo ý nó muốn, chỉ cần
quan sát mà đừng
phản ứng gì cả. Đến khi sự vật
tiếp xúc với
giác quan chúng ta hãy
thực tập tâm xả. Hãy xem mọi
cảm giác như nhau. Xem chúng đến và đi như thế nào. Giữ tâm ở yên trong
hiện tại. Đừng nghĩ đến chuyện đã qua, đừng bao giờ nghĩ, "Ngày mai ta sẽ làm chuyện đó." Nếu lúc nào
chúng ta cũng thấy những
đặc tính thực sự của
mọi vật trong giây phút
hiện tại này, bất cứ cái gì tự nó cũng
thể hiện Giáo Pháp cả.
Huấn luyện tâm
cho đến khi tâm ổn cố, từng trải,
kinh nghiệm. Lúc bấy giờ, khi sự vật diễn biến bạn sẽ nhận chân được chúng một cách
rõ ràng mà không bị dính mắc vào chúng. Bạn đừng
ép buộc tâm tách rời khỏi đối tượng
giác quan. Khi bạn
thực hành, chúng sẽ tự tách rời lấy và hiện bày ra những
yếu tố đơn giản là Thân, Tâm.
Khi
ý thức được
hình sắc,
âm thanh,
mùi vị đúng theo
chân lý, bạn sẽ thấy tất cả đều có một
đặc tính chung --
vô thường, khổ và
vô ngã. Mỗi khi nghe một
âm thanh,
âm thanh sẽ ghi vào tâm bạn
đặc tính chung ấy. Nghe cũng
như không nghe đều như nhau.
Chánh niệm luôn luôn ở với bạn,
bảo vệ cho sự nghe. Nếu lúc nào tâm bạn cũng
đạt được trình độ này, sự
hiểu biết sẽ
nảy nở trong bạn. Đó là
Trạch Pháp Giác Chi, một trong bảy
yếu tố đưa đến
giác ngộ.
Yếu tố trạch pháp này suy đi xét lại, quay tròn, tự
đảo lộn, tách rời khỏi
cảm giác,
tri giác,
tư tưởng,
ý thức. Không có gì có thể
đến gần nó. Nó có công việc riêng để làm. Sự
tỉnh giác này là một
yếu tố tự động có sẵn của tâm, bạn có thể
khám phá ra nó ở giai đoạn đầu tiên của sự
thực hành.
Bạn thấy gì, bạn làm gì đều phải
ghi nhận. Đừng bao giờ rời khỏi thiền. Nhiều người nghĩ rằng họ có thể xả thiền vào cuối giờ
ngồi thiền. Hết giờ hành thiền họ cũng
chấm dứt luôn việc
theo dõi,
quan sát thân tâm. Không nên làm như thế. Thấy bất cứ cái gì, bạn cũng phải
quan sát. Thấy người tốt kẻ xấu, người giàu kẻ nghèo, phải
quan sát theo dõi. Thấy người già người trẻ, người lớn người nhỏ, đều phải
quan sát. Đó là cốt tủy của việc hành thiền.
Trong khi
quan sát để
tìm kiếm Giáo Pháp, bạn phải
quan sát đặc tính,
nhân quả và
vai trò của các đối tượng
giác quan, lớn nhỏ, trắng đen, tốt xấu. Nếu đó là sự
suy nghĩ thì chỉ
đơn thuần biết đó là sự
suy nghĩ. Tất cả những đối tượng này đều là
vô thường, khổ và
vô ngã. Không nên dính mắc vào chúng.
Tỉnh thức là nghĩa trang của chúng, hãy vất tất cả chúng vào đấy. Làm được như thế bạn sẽ thấy được
đặc tính vô thường rỗng không của mọi sự vật và
chấm dứt khổ đau. Hãy
tiếp tục quan sát, thẩm nguyện cuộc sống này. Khi gặp một điều
tốt đẹp, hãy
ghi nhận xem tâm bạn
lúc ấy thế nào? Bạn vui chăng? Nên
quan sát sự vui này. Dùng vật gì độ một
thời gian bạn bắt đầu thấy chán, muốn
cho hay bán đi.
Nếu không ai mua bạn sẽ vất bỏ. Tại sao vậy? Cuộc sống của
chúng ta luôn luôn
biến đổi không ngừng. Bạn hãy nhìn vào
chân lý này. Một khi bạn đã hiểu
cặn kẽ một trong những
biến cố này, bạn sẽ hiểu tất cả. Tất cả đều có cùng một
bản chất.
Có thể bạn không thích một loại
hình ảnh hay
âm thanh nào đó. Hãy
ghi nhận điều này. Về sau có thể bạn lại thích điều mà trước đây bạn từng ghét bỏ. Nhiều chuyện
tương tự như thế xảy ra. Khi bạn nhận chân ra rằng mọi chuyện trên
thế gian đều
vô thường, khổ và
vô ngã, bạn sẽ vất bỏ tất cả, và mọi
luyến ái sẽ không còn khởi dậy nữa. Khi bạn thấy
mọi vật, mọi chuyện đến với bạn đều như nhau, lúc bấy giờ bạn sẽ
thản nhiên trước mọi sự, và mọi chuyện chỉ là các pháp khởi sinh mà chẳng có gì
đặc biệt khiến bạn phải bận lòng. Khi đó
Giáo Pháp sẽ
xuất hiện.
Một khi bạn đã bước vào dòng suối này và nếm được hương vị
giải thoát, bạn sẽ không còn phải
trở lại nữa, không còn
nhận thức và hành động
sai lầm nữa.
Tâm trí bạn sẽ
biến đổi,
chuyển hướng nhập lưu. Bạn không còn rơi vào
đau khổ nữa. Lúc bấy giờ bạn sẽ
vứt bỏ mọi
tác động sai lầm, bởi vì bạn thấy rõ mọi hiểm nguy trong các
tác động sai lầm này. Bạn không nói hay làm những điều
lầm lạc nữa. Bạn sẽ
hoàn toàn đi vào Đạo. Bạn sẽ
hiểu rõ bổn phận, sự
vận hành, lối đi, và
bản chất tự nhiên của
con đường này. Bạn sẽ
buông xả mọi chuyện cần
buông xả và
tiếp tục buông xả mọi chuyện, không chút
ưu tư thắc mắc.
Những điều tôi nói nãy giờ chỉ
đơn thuần là những
lời nói. Ai đến gặp tôi, tôi sẽ có chuyện để nói với họ. Nhưng tốt nhất là chẳng nên
nói nhiều về những điều này. Việc
thực hành quan trọng hơn. Hãy bắt tay vào việc
thực hành. Đừng chần chờ
gì nữa. Tôi chẳng khác nào một người bạn tốt mời bạn đi đến một nơi nào đó. Đừng
do dự nữa, hãy
lên đường. Bạn sẽ không bao giờ
ân hận đâu.