KHAI TỔ THIÊN THAI TÔNG
THIÊN THAI TRÍ KHẢI
THIỀN VÀ CHỈ QUÁN
PAUL L. SWANSON biên soạn
TỪ HOA NHẤT TUỆ TÂM biên dịch
Phần Ba
TỊNH ĐỘ THẬP NGHI LUẬN
(Thiên Thai Trí Giả)
Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm biên tập
700 Câu Kệ Tụng
I
Vấn
Đại bi làm
đạo nghiệpHằng sa Phật
xưa nayHoa tâm
Bồ tát trổ
Hẳn sinh
ba cõi nầy.
Ngại chi đời ác trược
Ba đường dữ vào ra
Nay
cầu sinh cõi tịnhSao gọi rằng
lợi tha ?
Đáp
Nầy đại phu nên biết
Bồ tát ví mầm xanh
Tạm nói rằng hai tướng
Kết
quả chứng vô sanhLại có hàng
Bồ tátCánh khép ươm tà hoa
Vô sinh chưa chứng đươc
Thường kề cận
Phật ĐàBậc chứng
vô sinh nhẫnNếu
lìa bỏ chúng sinhCầu đất lành chim đậu
Lời trách chẳng vô tình.
Ví như hàng
Bồ tátSơ phát tâm Bồ đềĐại Trí Độ thường nói
Phàm phu nghiệp nặng nề.
Khá biết bởi vì sao?
Ác nghiệp chốn
trần laoLẫy lừng và cùng khắp
Non thẳm mấy tầng cao
Nhẫn lực chưa
thành tựuCho dù với
đại biNhư chim non cánh mỏng
Trời rộng dễ gì bay
Tự pháp ắt sinh tâm
Vô minh tùy cảnh chuyển
Danh sắc khéo buộc ràng
Biết đâu là giả huyễn
Tự cứu cũng chẳng xong
Cảnh xấu ác đầy dẫy
Chánh nhân đà khó gặp
Phật đạo dễ gì thấy
Trì giới và
bố thíDo nhân gieo
đời xưaThọ sinh hàng
quyền quýTham đắm mấy cho vừa
Ví gặp
thiện tri thứcChánh lý nghịch
tà tâmNghĩa sâu trái lòng cạn
Tịnh hạnh ngược tham sân
Thân sinh thì thân diệt
Tam đồ lại thọ thân
Trải hằng
vô lượng kiếpSinh làm kẻ cô bần
Chuyển xoay đà mấy thuở
Luân lạc một tâm nầy
Xưa nay nào có khác
Nan-hành-đạo vậy thay.
Thành
Xá Ly ngày xưaLời
kinh Duy Ma Cật{Chẳng tự cứu lấy mình
Há cứu người mà được ?}
Đại Trí Độ lại nói
Ví có hai người kia
Người thân bị nước cuốn
Muốn cứu dưới dòng gieo
Biết đâu là đáy vực
Biết đâu sức cuồng lưu
Cứu nhau đà chẳng được
Thác lũ cánh bèo trôi
Còn lại một người trí
Thả bè
xuôi dòng xanh
Cứu lấy người chẳng khó
Ví
Bồ tát vô sanhLại
ví như trẻ thơ
Chớ rời xa bóng mẹ
Lại
ví như chim non
Nhảy chuyền trên nhánh lá
Phàm phu cũng chẳng khác
Tâm niệm A Di ĐàĐến khi
thanh tịnh nghiệp
Chứng được quả
vô sinhBấy giờ nương
Pháp nhẫnDong thuyền giữa biển khơi
Mặc tình muôn lớp sóng
Mặc
thế sự đổi dời
Bậc
bi tâm hành giảMuốn vào biển
trầm luânNên
cầu sinh đất tịnh
Dị-hành-đạo gọi chung.
II
Vấn
Thể
vạn pháp vốn Không
Xưa nay thường
vắng lặngBồ tát bỏ
Sa BàLại cầu nơi
Cực LạcNhư kinh thường nói rằng
Nay muốn cầu
tịnh độTrước phải
tịnh tâm mình
Tâm tịnh tức độ tịnh
Như lời kinh mà suy
Ngôn hạnh chẳng đồng nhất
Bỏ đây cầu nơi kia
Lý nào là
lý Phật ?
Đáp
Phân
hai nghĩa rõ ràngTổng-đáp và Biệt-đáp
Bỏ đây cầu nơi kia
Cho rằng chẳng
bình đẳngLại như ông, chấp đây
Bỏ
cầu sinh tịnh giớiHá chẳng lại là người
Bỏ kia cầu đây thôi
Nếu nói chẳng đây, kia
Nầy đại phu phải biết
Ông lại chính là người
Mắc phải lỗi
đoạn diệt.
Dòng
Kim Cang Bát NhãPhật thuyết trên đài hoa
{Tu
Bồ Đề nên rõ
Tướng
vạn pháp một thừa
Chớ nên nói lời rằng
Người
phát tâm vô thượngNơi đó, chính là người
Đoạn diệt tất cả tướng
Khá biết bởi vì sao?
Người
phát tâm vô thượngTánh, Tướng chẳng rời nhau
Há nói tướng
đoạn diệt.}
Lại như phần biệt-đáp
Nói đến lý
vô sinhCùng như về tánh tịnh
Tôi vì ông
minh bạchVô sinh tức
bất sinhBất sinh thì
bất diệtDo
giả hợp tựu thành
Chính vì không
tự tánhChẳng từ đâu mà lại
Nên gọi là
bất sinhĐại phu- ông phải biết
Sóng vỡ, một dòng xanh.
Sao gọi là
bất diệt ?
Bởi chẳng đi về đâu
Đại phu- ông phải biết
Bàng bạc mây trên đầu.
Vô sinh hoặc vô diệt
Vẫn không ngoài các pháp
Đó chính thực
chân nhưChân như trong
vạn pháp.
Chẳng
cầu sinh tịnh độHoặc chẳng muốn
Di ĐàVô sinh nào nghĩa ấy
Chấp một- chẳng lìa xa.
Xưa kia Ngài
Long ThọDùng
Trung Quán hiển khai
Lời xưa đâu đấy tỏ
Sấp, ngữa một bàn tay.
{Các pháp
nhân duyên sinh
Ta nói chính là Không
Đó gọi là
giả danhCũng là
nghĩa Trung Đạo}
Các pháp chẳng tự sinh
Chẳng
nơi khác mà sinh
Chẳng cộng, chẳng
vô nhânNên gọi là
vô sinh.}
Kinh
Duy Ma lại nói:
{Quốc độ và
hữu tìnhBiết
tánh Không các cõi
Thường tu- dạy quần sinh}.
Ví người xây cung thất
Muốn trụ giữa
hư khôngChẳng chống trời, dựa đất
Tất không thể nên công .
Thực tướng của các pháp
Tùy
căn tánh chúng sanhChư Phật dùng
Nhị ĐếKhông
hoại diệt giả hình.
Vậy mới hay kẻ trí
Tịnh độ cầu
vãng sinhBiết Không vốn
thể tánhĐó thực chân
vô sinh.
Tâm tịnh
cõi Phật tịnh
Mới chính thực nghĩa nầy
Kẻ
ngu si vọng chấpNgàn dặm dấu bèo, mây.
Nghe sinh, liền chấp sinh
Nghe
vô sinh, lại chấp
Vô sinh là chẳng sinh
Không chỗ nơi hội nhập.
Tâm mê nào thấy được
Sinh chính thực
vô sinhCả hai nào ngăn ngại
Khác chi bóng theo hình
Trí khởi sinh
tranh chấpTâm
ưa thích thị phiKhinh người cầu
Cực LạcBởi chấp đến, chấp đi.
Kẻ
tội nhân báng PhápĐã chính thực
mê lầmHàng
tà kiến ngoại đạoCách Phật đến muôn trùng.
III
Vấn
Pháp tánh cùng
công đứcCõi Phật khắp
mười phươngBình đẳng nào sai khác
Sao chỉ cầu một đường ?
Đáp
Đúng như lời ông nói
Mười phương Phật đủ đầy
Kẻ
độn căn, thiểu trí
Cần buộc tâm
cõi nầy.
Muốn tựu thành
tam muộiTâm niệm một
hồng danhTâm chuyên vào một cảnh
Nhất-tướng tam-muội thành.
Ngài
Phổ Quang Bồ tát‘Tùy Nguyện
Vãng Sanh Kinh’
Dưới
đài sen tán thánĐảnh lễ bạch lời rằng :
{Nơi nào chẳng
tịnh độĐâu chỉ riêng
Tây phương ?
Mười phương cõi nước Phật
Một màu hoa
thanh lươngBởi do
nhân duyên gì
Thế Tôn riêng khen ngợi
Cõi nước
A Di ĐàKhuyên sinh về nước ấy ?}
{Nầy
Phổ Quang Bồ tátChúng sinh cõi
Diêm PhùTâm tánh thường mê loạn
Vời vợi dạ du du.
Nếu tưởng nhiều
quốc độNếu niệm nhiều Phật danh
Tâm kia không
kiên cốTam muội khó tựu thành.
Công đức của chư Phật
Đồng
pháp tánh như nhau
Cầu
công đức một Phật
Ngàn
công đức gồm thâu .
Nay
nhất tâm xưng tánPhật danh
A Di ĐàKhông khác đà
xưng tánChư Phật khắp
hằng sa .
Sinh về
cõi tịnh độ
A Di Đà phương Tây
Tức sinh về tất cả
Cõi tịnh mười phương nầy .}
Thân tất cả chư Phật
Cũng chính một
Phật thânKinh Hoa Nghiêm từng nói
Định, huệ, lực cũng đồng.
Ví vành trăng tròn sáng
In bóng khắp sông hồ
Như bậc
vô ngại tríỨng hiện diệu
thần cơNgười
tuệ căn nên biết
Thân Phật không có hai
{Tâm niệm một danh Phật
Tức
mười phương Như Lai.}
IV
Vấn
Chúng sanh tâm
trược loạnTam muội khó tựu thành
Mười phương đồng có Phật
Chẳng tùy nguyện
vãng sinh ?
Đáp
Trí phàm, tâm thô cạn
Chẳng nên tự
lọc lừaVâng phục
lời Phật dạyY pháp tự ngàn xưa
Châu sa vương lòng giấy
Lá bối thơm lời kinh
Dòng hoa từ
kim khẩu{Cực Lạc cầu
vãng sinh.}
A Di Đà tự thuyết
Diệu Pháp Liên Hoa KinhHoa Nghiêm,
Vô Lượng Thọ{Cực Lạc cầu
vãng sinh.}
Hằng sa chư Phật, Tổ
Tịnh Độ một
cõi nầyBốn mươi tám
thệ nguyệnÁnh sáng nhuộm hồng mây.
Tám vạn bốn ngàn tướng
Tướng tướng
phóng quang minh
Tỏa ngời muôn
pháp giớiCảm ứng tự nhiên thành.
Phật
mười phương cõi nước
Hiện tướng lưỡi rộng dài
Chứng minh lời tự thuyết
Cực Lạc một trời Tây
A Di Đà Tôn Phật
Hy hữu đại nhân duyên
Diêm Phù Đề cõi ấy
Tạng kinh báu
lưu truyềnRằng: {Trong thời mạt tận
Ngọc điệp khép tờ hoa
Một trăm năm còn lại
Dòng kinh
A Di Đà}.
V
Vấn
Phước đức cõi người mỏng
Phiền não chướng bủa vây
Kho chứa muôn
ác nghiệpChưa vơi lại đổ đầy.
Nước
Cực Lạc trang nghiêmVượt ra ngoài
ba cõiPhàm tâm tâm dấy động
Tạp
niệm niệm bồi hồiNhân gieo toàn hạt dữ
Trí cạn trăng lồng mây
Nay vọng sinh đất tịnh
Điệp sứ khôn hồi quy.
Đáp
Khéo biết có hai duyên
Tự lực và
tha lựcHàng
phàm phu kém phước
Chẳng thể tự
vãng sinh.
Anh Lạc Kinh từng nói
Trồng gốc hạnh
Bồ ĐềVun bồi bằng tín, giới
Bồ tát pháp chẳng lìa
Trải qua ba
số kiếpTrụ vị sơ-phát-tâm
Thập tín,
ba la mậtVô lượng hạnh khó làm.
Theo sau mười ngàn kiếp
Trụ chánh
tâm quang minh
Vào được chủng-tánh-vị
Vẫn chưa thể
vãng sinh.
Nếu như có
hành giảVì người
phát tâm tu
Niệm Phật Ba La MậtCảm ứng chẳng rời nhau.
“Thập Trụ
Tỳ Bà Sa”
Há đã chẳng từng nói:
Nan Hành và
Dị HànhĐường kia chia hai lối.
Chúng sinh đời
ngũ trượcVô lượng kiếp đến, đi
Cầu A-bệ-bạt-trí
Thực khó được vậy thay!
Phước chung thì
nghiệp chungNgoài tâm cầu Phật, Tổ
Trong mê ngóng Thánh, Hiền
Làm loạn
Bồ tát pháp.
Hội ngộ kẻ
tà tâmCận kề người thiểu trí
Chút thắng đức
giữ gìnDần dà bị
thiêu hủy.
Đơm hoa và trổ quả
Do xưa gieo nhân lành
Đắm chìm trong phước báu
Dễ lạc mất
Phạm hạnh.
Tu pháp môn
tự lợiLạc vào hàng
Thanh VănTâm
đại từ khép kín
Vì mình hơn vì người.
Xa xa đường vạn dặm
Cách cách mấy
trùng quanChân buông lòng gió bụi
Bằng bặt dấu
quê nhà !.
Thuyền xuôi theo nước xuôi
Hải lý vạn trùng dương
Ví như nương
Phật lựcBốn bể gió đưa chân
Lại như nương
luân bảoXe vàng của
Thánh VươngDu hành khắp
thiên hạTrời Tây mấy dặm trường.
Cũng có kẻ
luận bànHữu lậu tánh
phàm nhânKhông thể
sinh Phật độ
Không thể thấy
Phật thânĐại phu, ông nên biết
Là
vô lậu thiện cănNiệm Phật Ba La MậtCông đức khó suy lường
Phàm nhân dù
hữu lậuNhất tâm cầu
Tây PhươngHàng phục được
phiền nãoThấy
thô tướng Phật thân
Như với hàng
Bồ tátNhất tâm cầu
vãng sinhThấy
Phật thân vi diệuĐiều ấy chẳng còn ngờ .
Tất cả các
cõi PhậtTheo lời
Hoa Nghiêm KinhĐều
bình đẳng không khác
Phân biệt tự tâm sinh.
VI
Vấn
Phàm nhân sinh
tịnh giớiHận sân thường
phát khởiPhàm tánh chẳng rời thân
Sao gọi vượt
ba cõi ?
Đáp
Phàm nhân sinh đất tịnh
Hội đủ năm
nhân duyênPhiền não chẳng phát sinh
Trụ vị bất thối chuyển.
Vì bổn nguyện
Đại BiTôn Phật luôn nhiếp trì
Hào quang như
nhật nguyệtTăng trưởng Bồ đề trí.
Rừng xanh cây nói pháp
Suối mát thơm lời kinh
Gió theo mây phù lãng
Chim hót tiếng
hồn nhiênÂm thanh làm Phật sựSắc tướng há vô tình
Ngay giữa lòng
vạn vậtPháp tánh hiện nguyên hình
Thượng trí và thượng thiện
Đại Bồ tát ứng thânThần giao sinh
quyến thuộcTuyệt
tham độc,
mê lầm.
Thọ mệnh đến nghìn muôn
Đối duyên rõ cội nguồn
Ngoài không, thời, lập hạnh
Tiếng rống động
càn khôn.
VII
Vấn
Bậc
Nhất Sanh Bổ XứNgự
Đâu Suất thiên cung
Giáng thế thành Phật đạo
Long Hoa hội tương phùng
Chí tâm tu thập thiệnCầu
Đâu Suất sinh thânTheo chân Ngài
giáng hạChứng
thánh vị tại trần.
Đáp
Công đức của chư Phật
Đồng
pháp tánh không hai
Như đoạn trên đã nói
Cõi tịnh mười phương nầy
Phương tiện thì có khác
Bởi
cảm ứng song đôi
Nếu
dụng công phân biệtPhải hiểu chữ
tùy thờiĐâu Suất là đất Phật
Kinh Di Lạc
Thượng Sinh{Muốn thọ sinh
nội việnChánh định tam muội thành.}
Lại tụ nơi
Dục GiớiQuần tiên hội không xa
Có con Trời
phóng dậtCó
thiên nữ vào, ra.
Thích Ca Mâu Ni PhậtThuyết “Cửu Phẩm Giáo Môn”
Từng
ân cần khuyến nhủ
Cầu
Cực Lạc Tây phương.
Lại nói về
thánh vịHá gặp Phật tất thành ?
Đại phu, ông phải biết
Tự lực, đạo
nan hành.
Ví như cầu
Cực LạcChứng được quả vô-sinh
Bỏ sinh từ
vô thủyBiết
sinh diệt nhân duyên.
Xưa ba vị
Bồ tátCùng nguyện thọ
sinh thânVề
cung trời Đâu SuấtNội viện kiến Phật ân
Lại
ước hẹn cùng nhau
Nếu thọ thân
Đâu SuấtĐảnh lễ bậc
đại từLập tức Diêm Phù hiện
Người quy thiên thứ nhất
Sư Tử Giác là tên
Lạc vào cung
thần nữĐằng đẳng nhạn trông tin
Khi
Thế Thân thị tịchNgài
Vô Trước ân cầnĐâu Cung nếu thấy Phật
Chớ quên lòng hẹn lòng.
Ba năm qua biền biệt
Dõi mây chiều ngóng trông
Ngài
Thế Thân trở lạiRừng thiền gặp cố nhân
Kể rằng: Cung
Đâu SuấtĐảnh lễ báo Phật ân
Dưới đài hoa
nghe phápCung kính nhiễu ba vòng.
Nhớ
Diêm Phù đất cũ
Hẹn cùng ai năm xưa
Tức thì quay trở bước
Ba lần lá thay mùa.
Cũng bởi một ngày đêm
Sánh bốn trăm năm vậy
Không gian và
thời gianTự tâm mà
ứng hiệnVIII
Vấn
Ác nghiệp tự
vô thủyDo khó gặp
thiện nhânNhân kia trổ quả ấy
Như lá rụng rừng tùng
Dạy rằng :
Hơi thở cuối
Được mười niệm
chí tâmVượt
kiết sử ba cõiDường nghi lý chẳng thông ?
Đáp
Nghiệp chủng của
chúng sinhHoặc ít, nhiều, lành, dữ
Tự
vô thủy đến nayMấy ai người rõ biết
Tín giả lúc
lâm chungNếu gặp
thiện tri thứcThành tựu mười thiện niệm
Tức đã sẳn
thiện nghiệp.
Nếu chẳng là
thiện duyênDễ chi gặp người hiền
Kể gì đến
thành tựuMười
lời nguyện vãng sinhCớ sao lại cho rằng
Ác nghiệp chốn
trầm luânNặng hơn mười thiện nguyện
Nên chẳng thể
vãng sinh ?
Nếu như luận khinh, trọng
Hoặc
công phu hành trìHoặc
thời gian dài, ngắn
Chẳng
đơn thuần vậy thay.
Lược nói ba nguyên lý
Đối với kẻ
sơ tâmTâm, Duyên, và
Quyết ĐịnhXanh lá chốn rừng tùng.
Từ tâm sinh
ác nghiệpTừ tâm hiện
pháp đăngBềnh bồng khuôn lãng nguyệt
Thiện ác há hai tâm ?
Ví một gian thạch thất
Đóng kín cửa nhiều năm
Mở ra lìa bóng tối
Đối diện mặt trời hồng.
Gió yên thì sóng lặng
Tâm duyên cảnh giới sinh
Bồ Đề Tâm phát khởiCông đức diệu âm thinh
Như người trúng tên độc
Thần dược cứu được thân
Ác nghiệp vô số kiếp
Chánh niệm cứu được tâm
Ly tâm lìa
thể tánhHậu niệm cách
chân nhưMột tâm kia
bất loạnNhất niệm A Di ĐàVí vòng dây thô cứng
Dùng tay dứt chẳng rời
Vung Thái A thần kiếm
Ánh thép đoạn đôi nơi
Ví củi khô gom góp
Nhiều năm chất thành gò
Dùng lửa kia mà đốt
Chẳng mấy chốc thành tro.
Ví như người
tinh tấnTu tập mười nghiệp lànhLại khởi sinh
tà kiếnThối đọa ngục
A TỳNghiệp ác từ
hư vọngLà
bóng dáng của tâm
Vẫn tựu thành lửa dữ
Thiêu hủy rừng
công đứcHuống chi
danh hiệu Phật
Là
diệu pháp,
diệu âmDấu son hồng nét mực
Là dấu
ấn Phật tâm.
Lại như kinh thường nói
Lục tự A Di ĐàNếu
chí tâm trì niệmNghiệp dữ phiến mây qua .
Phải biết bởi vì đâu
Tám mươi ức
ác nghiệpBiển rộng hóa cồn dâu
Từ
nhất tâm,
nhất niệm.
Lại xin nhắc lời rằng
Các
học giả xưa nayHiểu lầm mười
lời nguyệnThuộc về biệt-thời-ý
Mở lại trang Nhiếp Luận
‘Nếu chỉ có biệt thời
Thì thuần là
ý NguyệnKhông có Hạnh sánh đôi .’
‘Lâm chung liền
vãng sinhNếu như nguyện
Cực LạcKhi nghe
Vô Cấu Phật
Chứng quả Vô Thượng Giác ‘
Đó là Tạp-Tập-Luận
Chỉ nói biệt-thời-nhân
Nên khéo mà
suy đoánChớ vội mà phải lầm.
Thành tựu mười
lời nguyệnCũng bởi từ duyên lành
Hội ngộ
thiện tri thứcTin, hiểu,
chí tâm hành
Nếu chỉ do
túc nhânThì đã là
thiếu sótHạt vùi giữa tuyết băng
Há dễ đơm hoa được.
IX
Vấn
Rằng cõi nước
Cực LạcCách xa mười muôn ức
Ngó biển lại ngó trời
Biết đâu là nước Phật
Thấy trong “Luận Vãng Sinh”
Nói rằng : ‘Kẻ tật nguyền
Nhị Thừa và người nữ
Không có nơi đất tịnh.’
Như lời ấy mà suy
Đã thấy chỗ cách phân
Kẻ thiếu căn,
yếu đuốiHàng
Duyên Giác,
Thanh VănĐáp
Mười muôn ức cõi nước
Dùng
nhục nhãn mà nhìn
Người
phàm tâm ô trượcCõi Phật bóng mây xanh.
Thiện nghiệp đã
thành tựuAn định trong chánh tâm
Tâm đó là tâm tịnh
Quy hướng liền
vãng sinh{Cõi nước
A Di ĐàCách đây chẳng phải xa}
Kinh Quán Vô Lượng ThọMuôn sắc một tờ hoa .
Ví như người trong mộng
Thân tuy ở tại sàng
Thấy đến đi các cõi
Bích hải tiếp thanh sơn.
Lại nói không người nữ
Không có kẻ thiếu căn
Nghĩa kinh nên tường tận
Thánh ý chớ
xem thườngXưa bà
Vi Đề HyCùng năm trăm thị tỳ
Cực Lạc sẽ
vãng sinhChính lời
Phật thọ ký .
Lại nói bậc
Nhị ThừaPháp Tạng đại tỳ khiêu
Bốn mươi tám
thệ nguyệnChưa từng bỏ một ai .
Người thọ sinh
Cực LạcLìa tâm
chấp tướng thân
Thấy
thực tướng vạn phápVượt trên quả
Thanh Văn.
X
Vấn
Phàm phu sinh
cõi ngườiÁi dục là hạt dữ
Cầu sinh thân
cõi tịnhLấy gì làm
chủng tử ?
Đáp
Muốn
cầu sinh Cực LạcThứ nhất, hạnh yễm ly
Thứ hai là hân nguyện
Làm
chủng tử hồi quy
Thọ sinh trong
cùng khổQuanh quẩn nẻo
luân hồiCưu mang thân tật bệnh
Yếu ớt lại tanh hôi
Kinh Đại Niết Bàn nói
Ái thân chỉ kẻ ngu
Duy có loài
La SátChẳng thấy cảnh ngục tù
Nếu thực là người trí
Cớ chi mê đắm thân
Thân nam hoặc thân nữ
Khối máu thịt, dãi đàm.
Khi
sinh khởi lòng chấp
Tức
hoại nghĩa chân thânDùng thân như
phương tiệnĐoạt pháp Phật tại trần
Cũng nên hằng
quán chiếuBất tịnh pháp, bảy nhà
Thân kết
từ ái nhiễm
Tinh huyết của mẹ cha
Thai bào cung
bất tịnhTăm tối và tanh hôi
Lớn dần trong máu huyết
Tràn chảy lúc ra đời.
Không lớp da
che đậyPhèo phổi ai dám thương
Lúc sống mà
đã vậyKhi chết lại sình ương.
Thêm quán người mới chết
Da phấn đổi xanh bầm
Thân cương to nức nẻ
Nước hôi thúi rỉ thầm.
Vòi tửa bò lúc nhúc
Chẳng lâu còn gân, xương
Lửa thiêu xương ro rút
Trải nắng sớm mưa chiều .
Thứ hai là hân nguyện
Tâm thương tưởng
chúng sinhChứng
Vô Sinh Pháp NhẫnVào ra cõi
hữu tình.
Vãng Sinh Luận từng thuyết
Bồ Đề chân
phát tâmTức tâm cầu
làm PhậtTức tâm độ
chúng sinhBa pháp chướng
Bồ ĐềThứ nhất, tâm
chấp ngãCầu an vui riêng mình
Người
cầu đạo phải biết .
Khá nên dùng
trí huệXa lìa tâm chấp thân
Ta, Người, chung tánh thể
Chia thân tức cách lòng.
Thứ hai, dùng
bi nguyệnTiếp độ kẻ
mê tânThứ ba, dùng
phương tiệnMang
đạo pháp đến gần.
Lìa được
ba chướng pháp
Ba thuận pháp
đồng thờiThanh tịnh tâm vô nhiễmNgã, Pháp chẳng trong ngoài .
An tâm là
thí phápThường lạc,
Đại Niết BànCầu sinh về
Tịnh ĐộTùy thuận hạnh
Bồ Đề.
Lại quán
chân tướng Phật
Rõ biết
chân pháp thân
Tánh tướng đâu sai khác
Định, Huệ, Lực chung đồng.
Cõi nước tịnh
trang nghiêmHoa thơm làm
thất bảoSuối mát đẫm trăng thiêng
Chánh báo và
y báo.