CHƯƠNG NĂM
BƯỚC CHÂN THỨ NĂM LÊN ĐƯỜNG THỰC HIỆN
VIỆC TRỞ VỀ SỰ IM LẶNG:
SỰ CHUYỂN ĐỘNG TOÀN DIỆN CỦA TÂM THỨC
TRONG TƯ TƯỞNG PHẬT GIÁO MẬT TÔNG CỦA
HÓA THÂN TÂY TẠNG TARTHANG TULKU
I. Tư Tưởng Phật Giáo Kim Cang Thừa của Bồ Tát Hóa Thân Tarthang Tulku
II. Niềm Tự Do Bên Trong Tâm Hồn
I. GIỚl THIỆU TƯ TƯỞNG
PHẬT GIÁO KlM CANG THỪA
CỦA SƯ TRƯỞNG LẠT MA TÂY TẠNG
BỒ TÁT HÓA THÂN TARTHANG TULKU
THUỘC TÔNG THUYẾT HỆ PHÁI CỔ TRUYỀN
NYINGMA Ở HUÊ KỲ HIỆN NAY
Những ngày đầu tiên
trở lại Los Angeles sau gần hai chục năm,
tình cờ tôi có mua được một số sách của một vị Đại
Lạt Ma Tây Tạng tên là Tarthang Tulku viết thẳng bằng tiếng Anh và xuất bản tại Califomia từ khoảng năm sáu năm nay thôi;
cảm giác đầu tiên là một niềm
vui mừng không tả khi nhìn thấy một vị
tu sĩ Phật giáo viết văn
thuyết giảng Phật Pháp qua một văn khí hùng mạnh và
ngôn ngữ giản dị
trong sáng như
lưu ly và những
vấn đề trầm trọng nhất của
nhân loại hiện nay đã được đặt ra và
giải quyết một cách
triệt để.
Những quyển sách của
sư trưởng Lạt Ma Tarthang Tulku đã
ảnh hưởng sâu đậm mãnh liệt đến
thế giới đại học ở Huê Kỳ và đã được giảng dạy trong gần 40 viện
đại học ở Huê Kỳ và đã được dịch ra tiếng Đức, tiếng ý, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Nhật, tiếng Hòa Lan, Phần Lan và
Bồ Đào Nha và nhiều thứ tiếng khác nữa. Chẳng hạn quyển Time, Space and Knowledge (
thời gian,
không gian và
trí thức) đã được dùng làm sách thi cử cho sinh viên trong gần 35 trường
đại học Huê Kỳ. Ngay cả
đại học đường
nổi tiếng ở Đức,
đại học đường Heidelberg cũng dùng sách này cho sinh
viên học thi trong
chương trình giảng dạy về Toán Hình Học và
Thuyết Tương Đối. Sách của
Lạt Ma Tarthang Tulku đã được cho sinh
viên học trong những
chương trình bộ môn khác biệt hẳn nhau
như Không gian và Toán học. (
Đại học State U. of N.Y Oswego)
Vật lý học (
Đại học Trinity U. Texas),
xã hội học (
Đại học U. of Idaho,
Đại học Salem State College Mass),
Tâm lý học (
Đại học Indiana University, Ohio State U. U. of S Carolinia) và rất nhiều
lãnh vực ngliên cứu học vấn khác ở
đại học (
Tôn giáo học,
Thần học,
Tri thức luận, Quản trị,
Cố vấn nghề nghiệp v.v...).
Cách đây mấy chục năm, những quyển sách bằng tiếng Anh của D.T. Suzuki viết về
Thiền tông Phật giáo đã
ảnh hưởng mạnh mẽ sâu đậm đến bao nhiêu
thế hệ học giả tri thức văn nghệ sĩ
Tây phương; sau đó gần mười năm nay thì có những quyển sách tiếng Anh của vị đại
lạt Ma Tây Tạng thuộc
tông phái Kagu tên là Chogyam Trungpa ở Colorado, cũng đã từng ảnh hưởnh lớn lao mạnh mẽ đến giới
trí thức văn nghệ sĩ
Tây phương chẳng hạn như quyển Cutting througth Spritual Materialism và The Myth of Freedom những thi sĩ
nổi tiếng nhất Huê Kỳ như Allen Ginsberg và Gary Snyder đều là
môn đệ của
Lạt Ma Chogyam Trungpa (cách đây năm, sáu tháng khi gặp tôi tại
đại học đường Toulouse ở Pháp, Allen Ginsberg đã không tiếc lời
ca tụng Lạt Ma Chogyam Trungpa như là một vị Phật sống đại nghệ sĩ). Ngoài Chogyam Trungpa, hiện nay tôi thấy Tarthang Tulku đang trên đà
ảnh hưởng mạnh mẽ sâu đậm hơn nữa, nhất là với giới giáo sư
đại học Huê Kỳ và những nước
Tây phương khác.
Tarthang Tulku mới đến Hoa Kỳ vào năm 1968 và hiện nay được coi như “Vị
đạo sư có
ảnh hưởng lớn nhất ở Hoa Kỳ” (theo tờ Brain-Mind Bulletin).
Bây giờ tôi xin
giới thiệu sơ lược về
tiểu sử của vị
Lạt Ma Tarthang Tulku (chữ Tulku, theo tiếng
Tây Tạng có nghĩa là
Hóa thân Bồ Tát hay
Bồ Tát Thị hiện,
hay nói nôm na là: một vị
đại sư lúc chết
hóa thân đầu thai lại trên đời này để
tiếp tục hóa độ chúng sanh thể theo
đại hạnh nguyện
Bồ Tát).
Trong lời Tựa (Preface), Time, Space and Knowledge: (Dharma Publishing 1977), Tarthang Tulku có in
giới thiệu một cách như sau: Tôi sinh tại A-skyong, miền Trung ở Golok tại Đông
Tây Tạng, cư dân ở vùng đó đều là
dòng dõi của những vị vua đầu tiên của
Tây Tạng thân phụ tôi, Sog-po Tulku một vị
Lạt Ma Bồ Tát hóa thân, đã được huấn luyện trong nhiều
truyền thống tâm linh chính yếu của
Tây Tạng và
đồng thời cũng là vị thầy thuốc cho dân làng. Tôi được kỳ vọng nối tiếp
truyền thống gia đình và cũng như bao nhiêu con trẻ trong
trường hợp tương tự như tôi được chăm sóc dạy dỗ rất kỹ càng Mẹ tôi dạy tôi đọc và viết lúc tôi còn
thơ dại, và từ lúc 6 tuổi
cho đến 12 tuổi, tôi được học riêng với nhiều bậc thầy tài giỏi. Cha tôi cũng là thầy dạy tôi, ông dạy tôi nhiều kỷ luật khán tâm và chỉ tôi
con đường thâu
nhiếp tâm linh; cha tôi quả thực là người
đầy lòng từ bi nhứt mà tôi đã gặp trên đời. Sau đó tôi được gửi đi
tu học ở
tu viện Tarthang lúc tôi được 12 tuổi dưới sự
trông nom hướng dẫn của anh tôi. Vì
liên hệ mật thiết với
tu viện qua dòng
Bồ Tát hóa thân và qua sự trực thuộc tông hệ của cha tôi với
tu viện, tôi được vị trưởng
pháp sư chỉ dạy hướng dẫn
đọc tụng bao nhiêu kinh sách
nội điển truyền thống.
Ngoài ra tôi lại được học thêm nhiều
lãnh vực đạo lý đặc biệt chỉ thuộc độc nhất về
tông phái Nyingmapa (
truyền thống lâu đời và
cổ kính nhất của
Phật giáo Tây Tạng); tôi cũng lại được dịp học thêm những
chủ đề đa dạng như
văn chương nghệ thuật,
thi ca, thảo bút, và y học. Mặc dù kỷ luật
tu học ở
tu viện lúc đó quả thực là quá khó khăn, nhưng sau này tôi mới thấy được đúng mức tầm quan trọng cái
giá trị của kỷ luật
tu học ấy. Khi sự
tu học của tôi về
Phật Pháp và
thực hành thiền học đang trên đà
tăng trưởng thì lúc 17 tuổi
tu viện bỗng
quyết định gởi tôi đi học với những
đạo sư khác ở những vùng xa xôi ở
Tây Tạng. Tôi đã là khách tăng của khoảng bốn mươi đại
tu viện và đã được
thụ giáo với rất nhiều
đại sư lão luyện và đã được học qua những dạng thái tổng quát của những
truyền thống thiền định ở từng nơi
trung tâm tu viện. Lúc tôi lớn tuổi hơn nữa, tôi lại được
tiếp tục tu học sâu thẳm hơn và bao nhiêu là
lãnh vực đạo lý triết lý và
hành trì được mãi
mở rộng thêm ra, và tôi được
dịp may hy hữu -
hy hữu ngay cả ở
Tây Tạng là được
thụ giáo riêng với những bậc
đại sư chứng ngộ, những bậc trao truyền trực tiếp những
truyền thống đạo lý bằng
khẩu truyền và kinh truyền, những hệ phái gần như mất hẳn ở
Tây Tạng.
Vị đạo sư
chính yếu của tôi. Khentse chokyi Lodro, là một trong những vị đại
lạt ma được kính phục nhứt trong
toàn thể đất
Tây Tạng, vừa
nổi tiếng về sự liễu đắc
mênh mông của Ngài, vừa được
mọi người biết đến
lòng từ bi sâu thẳm bát ngát của ngài. Sự
hiểu biết của tôi quả thực là có
giới hạn; nhưng nhờ vào lòng thương
quảng đại của những
sư phụ tôi, tôi mới có được khả năng
hiểu biết đại khái tầm vóc liễu đắc vô hạn nơi những
sư phụ tôi. Và nguyện ước lớn nhất của tôi là
giữ gìn và
chia xẻ với
mọi người khác những gì tôi đã được nơi những
giáo lý sâu thẳm này. Vừa học xong
trải qua bao nhiêu năm mãnh liệt
tu hành thì cảnh
hỗn loạn của
Tây Tạng lúc đó khiến tôi
cần phải lìa bỏ Tây Tạng làm kẻ tỵ nạn vượt biên di tản lúc 25 tuổi. Năm 1963, nhờ sự giúp đo
che chở của chính phủ
Ấn Độ, tôi được biệt phái dạy học về triết
lý Phật Gìáo ở
đại học đường Sanskrit (
Phạn ngữ) ở Benares,
Ấn Độ.
Rồi sau đó, Tarthang Tulku dạy học trên sáu năm ở
đại học Benares và năm 1968 vị đại
lạt ma Bồ Tát hóa thân lên đường qua Huê Kỳ cùng với vợ. Năm 1973, ngày
thành lập tu viện Phật giáo Nyingma ở Berkeley tại Califomia và rất nhiều giới
trí thức Mỹ trong nhũng ngành như
Tâm lý học, Khoa học và những khoa
học nhân văn đã đến
Phật học viện Nyingma Institute of Berkeley để
nghiên cứu khảo học.
Từ khoảng sáu bảy năm
gần đây Tarthang Tulku đã cho xuất bản khoảng chừng năm sáu quyển sách bằng tiếng Anh để
truyền bá Phật Pháp cho
giới học giả
trí thức Tây phương như những quyển sau đây:
· Time, Space, And Knowledge, A New Vision of Reality (Dharma Publishing, Emeryville, Califomia, 1977).
· Gesture of Balance (Dharma Publishing, Oakland, Califomia 1977).
· Operress Mind (Dharma Publishing, Oakland, Califomia 1978).
· Kum Nye Relaxation (Dharma Publishing, Berkeley, California 1978).
· Skillful Means (Dharma Publishing, Berkeley, Califomia 1978).
Quyển sách sâu sắc nhất của Tarthang Tulku là Time, Space, and Knwoledge gồm ba trăm lẽ sáu trang.
Phạm vi của tập sách không
cho phép tôi trình bày
giới thiệu quyển này. Nơi đây tôi chỉ xin
giới thiệu độc giả quyển Skillful Means (
Phương Tiện Thiện Xảo) gồm 136 trang, quyển này đã được tôi dịch ra
trọn vẹn chữ Việt nhan đề “Phương Tiện Thiện Xảo” do nhà Xuất bản
Thanh Văn xuất bản tại Califomia năm 1993, gồm 225 trang và quyển “Phương Tiện Thiện Xảo” của Tarthang Tulku thì rất giản dị
dễ hiểu cho mọi
trình độ trí thức của
Phật tử và có thể coi đây là những bài
thuyết pháp mà
mọi người đều có thể
áp dụng mỗi ngày
trong đời sống. Dưới đây, tôi xin dịch chương thứ nhất của quyển sách này nói về sự
TỰ DO NỘI TẠI (lnner Freedom) trang 3-9.
II. NIỀM TỰ DO BÊN TRONG TÂM HỒN
Mỗi khi
bản chất nội tại
chúng ta được thực sự
tự do thì
chúng ta tìm thấy ngay bên trong
tâm hồn chúng ta cả một kho tàng
phong phú:
tình thương, tình yêu, niềm
vui sướng thảnh thơi và sự
thanh bình thoải mái trong
tâm thức. Ta có đủ
tâm hồn để
thưởng thức vẻ đẹp tưyệt vời của
đời sống, đón nhận từng mỗi một
kinh nghiệm xảy đến ta,
mở rộng trái tim ra cho từng
kinh nghiệm ấy và tận hưởng
trọn vẹn kinh nghiệm ấy.
Thể hiện những phẩm chất này trong tận
đáy lòng chúng ta quả là niềm
tự do vĩ đại nhất khả dĩ
đạt được trên đời này.
Tuy thế thực ra chúng ta có thể tự nhận niềm
tự do nội tại này đến được mức độ nào ?
Thực ra chúng ta có thể cởi mở đón nhận thế nào đối với những
ý tưởng và
cảm giác sâu thẳm nhất của
chúng ta. Đối với
bản chất tích cực của
bản thể nội tại chúng ta ? Dù có những lúc
chúng ta cảm nhận niềm
giàu sang nội tâm này, thế mà
chúng ta lại thường khi dong bỏ sự
phong phú ấy ra ngoài
tâm hồn và chỉ
nuôi dưỡng hứng khởi trong lòng mình những
cảm giác bất mãn, bất
đắc chí,
tế nhị kín đáo.
Đôi lúc
chúng ta cũng không để cho
chúng ta được yêu đời
hạnh phúc thoải mái mà phải bị vướng bận
đâu đó cảm thức tội tình nào đó, hoặc là
chúng ta cảm nhận sự
hài lòng thỏa dạ mà không phải
cảm thấy hoài nghi và
xao xuyến. Chính những
cảm giác này đã đưa đẩy
chúng ta ra ngoài nguồn tài nguyên nội tại của
chúng ta, khiến cho
chúng ta hướng nhìn ra ngoài để lấp đầy sự trống rỗng tâm tư. Bị lôi kéo vào những
biến cố hấp dẫn sôi động xẩy ra chung quanh,
chúng ta cứ
mải miết đeo níu chúng, tưởng rằng những thứ ấy sẽ đem sự
thỏa mãn đến cho
chúng ta. Những lúc
chúng ta chỉ tập trung mọi
tinh lực ra bên ngoài
tâm hồn mình thì
chúng ta dễ đánh mất
bỏ quên những
thông điệp nội tại phát ra từ những
cảm quan từ những
ý tưởng, rung cảm và
trực nhận. Không có đủ được sự
hiểu biết nội tại này và niềm
tự do phát khởi từ đó thì
thái độ của
chúng ta đối với những
kinh nghiệm của
chúng ta trở nên nông cạn, và trực thức
chúng ta càng mất đi sự sâu thẳm và
trong sáng. Dù ngay lúc ta có thể
thành công trong đời sống, chính sự
xa lìa ra khỏi
bản chất thực thụ của
chúng ta sẽ làm cho ta mất đi một
căn bản cơ sở nội tại
lành mạnh khả dĩ dựng lập
cuộc đời mình một cách
vững chắc. Điều đó sẽ đưa dần ta đến những
cảm giác kín đáo khó nhận về nỗi
bất an trùng điệp của
đời sống, và
đời sống có thể
tự do bắt đầu
trở thành trống rỗng và
vô nghĩa. Lúc
chúng ta không tìm nhận được lương thực khởi phát từ sự
hiểu biết bản chất mình một cách đàng hoàng thì
chúng ta thường quay đi
tìm kiếm những kẻ khác để được
vui sướng thỏa mãn. Nhưng vì
chúng ta không thực sự biết được điều gì đang mất mát
trong đời sống mình, cho nên ta không thể
trao đổi cảm thông những nhu cầu
chúng ta một cách
rõ ràng trong sáng và do đó
chúng ta chỉ cảm nhận lòng mình đầy sự bực dọc
bất mãn đau đớn xót xa. Càng lúc ta càng rơi tuột vào những
cảm giác bất mãn thì càng lúc lại càng cầm thấy nghẽn tắt
tâm thần và
bất an, bất ổn
định tâm tư: những
tiếp xúc liên quan,
giao thiệp với
cuộc đời trở nên chua đắng và
chúng ta không thể nào làm việc
phục vụ một cách hữu hiệu được.
Chúng ta không còn thấy
tự do thoải mái và bị đóng nhốt bưng bít trong tâm tư vì mình đã đánh mất sự trực thức
linh động (awareness) bị lôi kéo vào những chu kỳ dường như bất tận, những chu kỳ
xao xuyến khắc khoải
bàng hoàng sảng sốt và đầy sự
bất hạnh vô phúc.
Chúng ta phải bị đi quẩn quanh lòng vòng cứ tìm mãi sự tràn đầy
tâm thức, mà chẳng bao giờ
tìm thấy được, và chính sự
tìm kiếm này trở nên khuôn thước định mẫu của
đời sống mình.
Chúng ta sống trong
một thế giới
di động, quá ư nhanh chóng và mọi sự đều
thôi thúc bức ép ta chạy đuổi cho kịp lúc. Phần đông
chúng ta không muốn sống như vậy nhưng
chúng ta vẫn bị kẹt buộc vào những
yêu sách mà
xã hội đã đặt để trên
đời sống chúng ta. Trên mặt ngoài,
chúng ta có vẻ
như tự do, nhưng bên trong
tâm hồn chúng ta phải
đau đớn chịu đựng bao nhiêu
căng thẳng áp lực giằng co do nhịp bước vội vã nhanh chóng
đời sống áp đảo trên số phận mình .
Chúng ta di động quá nhanh chóng,
chúng ta sống quá vội vã hấp tấp đến nỗi
chúng ta không còn đủ
thời gian để
thưởng ngoạn đánh giá đích thực
bản thân mình,
chúng ta đã dánh mất
liên lạc trực tiếp với những phẩm chất
tích cực cao quí và
sức mạnh nội lực khởi phát từ đó. Những
chướng ngại ngăn cản cho việc
thoải mái tự do trong
tâm hồn thường được tạo thành ngay từ lúc bé nhỏ. Lúc
chúng ta còn con nít,
chúng ta còn biết cảm nhận thế nào với những sự vật, và
chúng ta ít khi lưỡng lự
chia xẻ bộc phát cảm giác mạnh cho kẻ khác. Nhưng sự bức ép
áp lực do
gia đình bạn bè gây ra khiến cho ta phảỉ chịu
thủ thế với những
thiên kiến hẹp hòi và những khuôn khổ
thiển cận để
thích ứng theo những gì
thiên hạ người đời trông ngóng
mong đợi nơi mình. Khi những
ý tưởng cảm giác tự nhiên của mình bị
hất hủi không ai
hăng hái đón nhận, không được
nuôi dưỡng phấn khởi thì rnình dễ đánh mất sự
liên lạc mật thiết với những
cảm quan của mình, giòng phát lưu giao thông giữa
thân tâm mình bị nghẽn tắc ngăn chặn; mình không còn biết được hiểu được những gì mình thực sự cảm nhận. Khi những khuôn thức
chà đạp bức áp càng trở nên mạnh mẽ và cố định thì những cơ hội để tự
khai diễn đạo đạt cuộc đời mình càng lúc càng sút giảm đi.
Chúng ta trở thành quá
quen thuộc với những khuôn mòn sáo cũ,
công thức ước lệ
thích ứng, đến nổi lúc trở nên lớn tuổì,
chúng ta cứ để những khuôn mòn sáo cũ này
thống trị đời sống chúng ta; thế là
chúng ta trở nên kẻ
xa lạ đối với
bản thân mình.
Làm thế nào có thể
trở lại va chạm trực tiếp, bắt lại
liên lạc mật thiết với
chính tâm hồn mình ?
Chúng ta có thể làm gì để trở nên thực sự tự do? Lúc mà
chúng ta có thể bắt đầu nhìn ngó vào
bản chất nội tại mình một cách
rõ ràng minh bạch thì
lúc ấy chúng ta mới có được cái nhìn
quán xuyến về sự phát triển
tâm thức khả dĩ
giải phóng mình
trưởng thành lớn mạnh. Sự
sáng tỏ minh bạch này là
bước đầu của sự tự
hiểu biết bản thân và điều
sáng tỏ này có thể được phát triển một cách
đơn giản bằng cách
ngắm nhìn sự
vận hành hoạt động hành vi của
tâm thức và
nhân thể chúng ta.
Chúng ta có thể
thực hành sự
quan sát nội tại nầy bất cứ ở nơi nào, ở bất cứ mọi
hoàn cảnh nào, với bất cứ những gì ta đáng làm, bằng cách trực thức,
tỉnh thức với từng
tư tưởng và từng
cảm giác tiếp nối sau đó. Ta có thể cảm nhậy với cách thức hành động của mình tác độrg thế nào đến
tư tưởng mình,
thân thể và
giác quan mình. Khi mình làm như thế thì mình lại mở lại được
con đường thông thương giữa thân xác và
tâm thức mình, và
đạt được một sự trực thức
linh động hẳn lên về
thực tính bản chất mình, mình trở nên
quen thuộc thân thiết lại với phẩm chất cao quý cửa tính thể nội tại của mình. Thân xác và
tâm thức mình bắt đầu hỗ trợ
nâng đỡ lẫn nhau và đem lại một
tính chất tràn trề sinh khí cho mọi
cố gắng nỗ lực của mình.
Chúng ta được bước vào một tiến trình
học hỏi về
bản thân một
cách sống động thân tình, và sự tự
hiểu biết này
tăng trưởng tinh khí thần vào tất cả mọi hành động,
hành vi của mình.
Khi mà
chúng ta quan sát bản chất nội tại của mình một cách
ý tứ đàng hoàng thì ta sẽ thấy rõ mình đã đè nén chận áp, đến độ nào, đã đóng khép bưng bít
cảm giác và
thực tính bản chất mình đến độ nào. Từ đó mình mới có thể bắt đầu cởi mở ra nhưng
cảm giác này và
giải phóng tinh khí thần mà
chúng ta đã nén giữ lại trong ta. Với
tâm thức trầm lặng thanh bình và tư thái
trung thực trực
tính không lường gạt
dối trá, với việc
chấp nhận bản chất thực sự của mình, mình
trưởng thành lớn mạnh trong
niềm tin tưởng vào
cuộc đời sẽ học được những
phương cách mới mẽ và
tích cực hơn để nhìn thẳng vào
bản tính mình.
Khi những
trực nhận nội tại mình trở nên
rõ ràng và
thông suốt hơn thì sự tập trung
tư tưởng sẽ giúp đỡ mình điều khiển tỉnh lực mình về hướng đi
cần thiết. Sự tập trung
tư tưởng này không có
tính cách cưởng bách; nó rất
thong dong bình thản và gần như
vô tâm thoải mái tình cờ. Sự
quan tâm chú ý của mình được tập trung một cách nhẹ nhàng
thú vị, chứ không cứng nhắc khó chịu. Mình có thể phát triển sự tập trung
tư tưởng tâm thần hưng động này bằng cách chỉ làm một việc cho một lúc một cách thấu đáo dâng hiến tất cả
tinh thần chú ý mình vào những gì mình đang làm, vừa trực thức,
tỉnh thức với từng
chi tiết liên hệ.
Giữ gìn trì thủ sự tập trung
tư tưởng tâm thần mình vào một
việc làm duy nhất cho đến khi được
hoàn tất, và cứ như thế
tiếp tục làm tròn bổn phận trong việc
kế tiếp và cứ như vậy
tiến triển mãi trong tiến trình. Ta sẽ
tìm thấy sự
sáng suốt minh bạch và
nhập kiến của mình được sâu thẳm thêm lên và
trở thành một cái gì
tự nhiên trong bất cứ hành động
hành vi nào của mình.
Cùng với khả năng tập trung
tư tưởng tâm thần lớn mạnh thêm lên thì sự
thức tỉnh tâm ý phát
hiện ra một sự trực thức về mỗi sắc thái
vi tế của từng
tư tưởng từng
cảm giác, từng hành động
thể hiện. Sự
thức tỉnh tâm ý (Mindfulness) là sự
hòa hợp của sự tâm
trung tâm tưởng sự
sáng suốt tâm trí và sự trực thức càng được
tác động thể hiện đối với ngay cả những
chi tiết bé nhỏ nhất của mọi
kinh nghiệm. Thiếu mất sự
tỉnh thức tâm ý (mindfulness) dù mình có tập
trung tâm thức hay
sáng suốt đi nữa thì đó cũng chỉ là như đứa con nít
xây dựng lâu đài trên cát mà không biết rằng thủy triều sẽ cuốn trôi sạch mất đi sự
tỉnh thức tâm ý giữ vững cho bất cứ những gì ta làm đều được làm đến tận cùng khả năng
tinh lực của ta. Ta có thể phát triển sự
tỉnh thức tâm ý mình bằng cách tập trung sự
sáng suốt và
thông minh mình vào việc mình đang làm.
Chỉ thử giản dị
quan sát mình làm việc thế nào trong một công việc bổn phận
đơn sơ nhất. Mình bắt đầu như thế nào ? Mình tiến hành thế nào ? Ta có thực sự
hiểu biết những gì ta muốn làm không ? Ta có ngó tới đằng trước
cứ điểm ta đang muốn đạt tới ? Hãy nhìn kỹ những
hiệu quả hành động ta từ một cái nhìn
thẩm thấu lớn rộng
đồng thời quan sát mọi
chi tiết của hành động mình. Mình có trực thức về những
hiệu quả của mỗi bước
vận hành mình đang đi ?
Khi mình khai triển sự
tỉnh thức tâm ý, mình trở nên có khả năng
nhận xét những sơ suất lơ đễnh trong việc trực thức đã
tác động ảnh hưởng thế nào đến nhịp điệu, tiết điệu công việc mình. Lúc mình làm việc với tất cả sự
thức tỉnh tâm ý những
cử động vận hành của mình đều được xuôi chảy nhịp nhàng
đẹp đẽ và những
tư tưởng mình trở nên
trong sáng và được sắp xếp
trật tự đàng hoàng và những
cố gắng nỗ lực mình trở nên rất hữu hiệu. Vì nhờ mình
đồng điệu sâu thẳm với từng giai đoạn
việc làm của mình và với
hậu quả của từng hành động cho nên mình cũng có thể tiên đoán ngay cả những kết quả của
việc làm. Ta trở nên trực thức về
duyên do động lực thúc đẩy những hành động của ta, và học cách nắm lấy ngay bất cứ khuynh hướng
quên lãng hay
lầm lẫn. Lúc mà
chúng ta trở nên
thuần thục trong việc
tỉnh thức tâm ý
chúng ta có thể đi sâu vào sự
hiểu biết bản năng ta và những hành động ta.
Việc phát triển sự
trong sáng, sự tập
trung tâm thần và sự
thức tỉnh tâm ý có thể
giáo dục ta trong mọi đường hướng không thể thấy xảy ra trong một lớp học, vì đối tượng của sự thẩm sát ở đây là chính
bản chất nội tại của ta mỗi một bước tiến của tiến trình dẫn đến sự tự trị lớn rộng hơn lên, dẫn đến một phẩm chất
chính xác tinh tế quán triệt khả dĩ hỗ trợ
nâng đỡ thêm nữa sự tự
khám phá bản thân.
Sức mạnh và sự trực thức
đạt được theo cách ấy giúp ta
kiểm soát hướng đi và
mục đích đời sống mình. Tất cả mọi hành động của
chúng ta phản ảnh lại một mềm
vui sướng tự nhiên, và
đời sống cùng
việc làm mang chứa một phẩm chất nhẹ nhàng
thỏa thích, khả dĩ tiếp liệu
nuôi dưỡng ta trong tất cả
mọi việc ta làm.
Cuộc đời trở thành một nghệ thuật, một sự
hiển đạt việc tương hành
ứng đáp luân lưu của thể xác ta,
tâm thức ta và
cảm quan ta đối với mỗi một
kinh nghiệm trong đời sống ta. Ta có thể
tin cậy nơi chính ta để
thành tựu những nhu cầu nội tại nhất của ta, và như thế ta
trở thành thực sự
tự do giải thoát.
Sự
tự do nội tại cho ta dùng được
trí thông minh ta một cách khôn ngoan; chỉ
một lần học được cách
sử dụng trí thông minh ấy, thì
chúng ta không thể bao giờ đánh mất sự
sáng suốt và
lòng tin tưởng nó
mang đến cho ta. Niềm
tự do và
sinh lực tràn trề này đều ở trong tầm tay ta. Lúc ta trực thức được những khả tính phát trỉển niềm
tự do nội tại, ta có thể bắt đầu cởi mở đón nhận sự
vui sướng khỏe mạnh và
thỏa mãn bao quanh ta. Việc tự
hiểu biết mình sẽ
xui khiến ta được
nhập kiến sâu thẳm hơn nữa, được
thông cảm hiểu biết nhiều hơn nữa và một cảm trạng
thanh bình tâm thức. Ta sẽ lớn mạnh lành khỏe trong thể xác cũng
như tinh thần, công ăn
việc làm ta,
gia đình và những giao tế ta
trong đời sống trở nên có
ý nghĩa hơn nữa. Ta sẽ có thể
thành tựu những
mục đích vạch sẵn một cách dễ dàng
thư thái. Lúc ta
đạt được niềm
tự do nội tâm ta sẽ
khám phá một niềm
vui sướng khoái cảm sâu thẳm và
trường cửu trong tất cả những
việc làm của mình.
Tôi đã dịch trọn chương đầu của quyển Skillful Means (
Phương Tiện Thiện Xảo). Bản dịch này thì khác với bản dịch đã xuất bản năm 1993, và đó là lần dịch đầu tiên vào năm 1983; (Bản dịch đã xuất bản năm 1993 đã được tôi dịch vào sáu năm sau, 1989).
Thực ra những gì Tarthang Tulku
thuyết giảng ở đây cũng chẳng có gì gọi là mới lạ.
Đạo lý ngàn đời của
nhân loại quanh đi quẩn lại cũng mấy điều
vô cùng giản dị, nhưng nếu
chúng ta có đủ sự
thức tỉnh tâm ý bén nhạy thì chính đôi điều
vô cùng giản dị ấy sẽ
chuyển hóa đời sống ta một cách toàn triệt.
Đời sống con ngưòi càng lúc càng trở nên khó khăn,
thỉnh thoảng đâu đây được
nghe lời bình dị đi thẳng vào trực thức
đời sống thì
chúng ta cảm thấy những gì cao
siêu nhất thật ra chỉ là những gì mình đã vô tình
quên lãng một cách
vô ý thức trong những
mong đợi bất tận của
ý thức điên đảo.
Sự giải thoát tự do từ bên trong
tâm hồn chỉ
xuất hiện khi nào
chúng ta đánh thức lại từng
cử chỉ, từng
ý tưởng nhỏ nhặt nhất thoáng hiện trong lòng, từng
cảm giác tế nhị, kín đáo
len lỏi trong
tâm thức ta, từng hành động
hành vi vô tình nhất, từng
hơi thở mong manh, từng cái nhìn, từng dáng đi, từng
lời nói vô nghĩa nhất... mỗi giây phút
trong đời sống đều bất ngờ mới lạ; tất cả mọi
tuyệt vọng đều
phát khởi từ sự đánh mất cảm
nhận thức tỉnh về sự
chuyển hóa liên tục của
vũ trụ và của
tâm thức, khi mà
chúng ta bình thản lắng lòng đi sâu vào sự
im lặng sâu thẳm của
thể tính.
Hãy
nghe lời nhắc nhở
vô cùng đơn giản sau đây của Tarthang Tulku trong lời Tựa quyển sách: “Thực ra không hề có
giới hạn nào đối với những gì ta có thể
thành tựu được trên đời này, nếu ta thực sự biết đoán nhận tán thưởng tất cả những cơ hội mà
đời sống đã
cung hiến cho ta”.