Thư Viện Hoa Sen

Nhất Niệm Đa Niệm Văn Ý

Thân Loan Thánh nhân soạn
NHẤT NIỆM ĐA NIỆM VĂN Ý
一念多念文意
Việt dịch: Quảng Minh
Nhất Niệm Đa Niệm Văn Ý


DẪN NHẬP

Nhất Niệm Đa Niệm Văn Ý (一念多念文意 ), còn gọi là Nhất Niệm Đa Niệm Chứng Văn (一念多念証文 )1, một quyển, do Thân Loan Thánh nhân soạn, được thu tàng trong Đại Chánh Tạng, Tập 83, No. 2657. Dựa trên quyển Nhất Niệm Đa Niệm Phân Biệt Sự (一念多念分別事 ) do Luật sư Long Khoan soạn, tác phẩm này chú thích những đoạn văn thiết yếu để làm sáng tỏ quan điểm ‘Niệm Phật là nhất niệm hay đa niệm’. Việc lựa chọn, sắp xếp và triển khai các yếu văn trong kinh điển và luận thích cho thấy sự lý giải độc đáo của Thân Loan ngang qua quan điểm ‘Tín chi nhất niệm’ (信之一念 ) vào tha lực thì ‘Tức đắc vãng sanh’ (即

得往生 ). 2

Người ta tin rằng tác phẩm này được viết vào khoảng niên hiệu Kiến Trường thứ 8 (1256), vì tên của cuốn sách này xuất hiện trong các lá thư của Thân Loan. Bản thảo gốc được bảo tồnĐại Cốc Bản Nguyện Tự (大谷本願寺 ). Có hai

truyền bản mà cuối thư viết: “Khang Nguyên năm 2, tháng 2” (康元二年二月 ) và “Chánh Gia thứ 2, tháng 8” (正嘉二年八月 ), nhưng bản Chánh Gia phần lớn là tiểu sử. Ngoài ra còn có một dị bản giả mạo, có cùng tiêu đề (không rõ người biên soạn), được thực hiện vào thời đại Thất Đinh (室町時代 , Muromachi, 1336-1573).

Giống như tác phẩm Nhất Niệm Đa Niệm Phân Biệt Sự của Luật sư Long Khoan, Thân Loan Thánh nhân đã dẫn chứng những đoạn văn thiết yếu của kinh điểnluận sớ, cùng với các chú thích được thêm vào, để làm chứng cứ cho vấn đề Nhất niệm và Đa niệm.

1 Gọi tắt là Nhất Đa Văn Ý (一多文意 ), Nhất Đa Chứng Văn (一多証文 ) hay Chứng Văn (証文 ). 2 Sát na sanh khởi tín tâm đối với tha lực của Đức Phật A Di Đà gọi là ‘Tín chi nhất niệm’ (một niệm tín tâm). Thời điểm hoạch đắc tín tâm thì ‘liền được vãng sanh’.

Sách này được chia thành hai phần, phần đầu nói về Nhất niệm, dẫn chứng 13 đoạn văn thiết yếu liên quan đến Nhất niệm, và phần sau nói về Đa niệm, dẫn chứng 8 đoạn văn thiết yếu liên quan đến Đa niệm. Thân Loan Thánh nhân cũng làm sáng tỏ nghĩa ‘Niệm Phật vãng sanh’ là ‘chuyên tu niệm Phật’ mà không thiên chấp về một niệm hay nhiều niệm.

Để đáp lại những cuộc tranh luận nảy sanh dưới thời Pháp Nhiên Thượng nhân, Nhất Niệm Đa Niệm Phân Biệt Sự của Luật sư Long Khoan đã khuyên nhủ không nên bận tâm đến một niệm hoặc nhiều niệm, và cuốn sách này được viết dựa trên lời khuyên của Long Khoan. Thực tế là chỉ có 3 trong số 13 văn ý trong phần đầu Nhất niệm và khoảng 5 trong số 8 văn ý trong phần thứ hai Đa niệm của sách này được lấy từ Nhất Niệm Đa Niệm Phân Biệt Sự. Điều đó cho thấy Nhất Niệm Đa Niệm Văn Ý không phải là sách chú thích cho Nhất Niệm Đa Niệm Phân Biệt Sự.

Thuyết “Nhất niệm nghĩa” cho rằng sự vãng sanh Tịnh độ được xác định bởi một niệm tín tâm, hoặc quyết định bởi một tiếng xưng danh Đức Phật A Di Đà, và không quan tâm đến việc xưng danh sau đó. Mặt khác, thuyết “Đa niệm nghĩa” cho rằng sự vãng sanh Tịnh độ được xác định sau khi hành giả đã niệm Phật xưng danh nhiều lần trong suốt cuộc đời và khi lâm chung được Đức Phật A Di ĐàThánh chúng đến đón. Khi Thân Loan Thánh nhân còn tại thế, các dòng phái của các đệ tử của Pháp Nhiên Thượng nhân đã tranh luận với nhau về Nhất niệm và Đa niệm. Qua tác phẩm này, Thân Loan Thánh nhân đã làm sáng tỏ nghĩa ‘Niệm Phật vãng sanh’ là không thiên chấp vào Nhất niệm hay Đa niệm, mà chỉ ‘Chuyên tu niệm Phật’.

Người khai sáng Tịnh độ tông Nhật BảnPháp Nhiên Thượng nhân, một hóa thân của Bồ tát Đại Thế Chí, đã nói về yếu nghĩa của việc ‘niệm Phật vãng sanh Cực Lạc’ là: “Tin giữ nhất niệm vãng sanh, hành siêng một đời đa niệm.”3 Nghĩa là, đối với những người có tín tâm, hãy tin rằng nhất niệm cũng dẫn đến sự vãng sanh; đối với những người thực hành, hãy siêng năng đa niệm xưng danh suốt một đời người. Nói cách khác, một người dù chỉ có chút nhân duyên ở đời này, vào lúc lâm chung chỉ niệm được một câu “Nam mô A Di Đà Phật”, Đức Phật A Di Đà chắc chắn không trái bản hoằng thệ nguyện của mình, Ngài sẽ tiếp dẫn người đó về Tịnh độ Cực Lạc.

Mở đầu phần Nhất niệm, Thân Loan Thánh nhân nói: “Đừng nghĩ rằng ‘nhất niệm’ là sai lầm”, cho thấy Thân Loan rất coi trọng ‘Nhất niệm’ trong ý nghĩa ‘tín nhất niệm’ và ‘hành nhất niệm’. Thân Loan làm sáng tỏ nghĩa ‘Tín tâm chánh nhân’4, cho rằng, khi một người có ‘Tín nhất niệm’ thì sự vãng sanh Tịnh độ đã được quyết định, và tín tâm đó sẽ trở thành đa niệm của danh hiệu mà được thực hành suốt cuộc đời. Ngoài ra, ‘Hành nhất niệm’ nghĩa là đức bản của danh hiệu được thể hiện ở một tiếng xưng danh đầu tiên, và vì xưng danh là hành động biểu hiện đầy đủ đức bản của danh hiệu, cho nên mỗi tiếng xưng danh đều là chánh định nghiệp. Tuy nhiên, dù đa niệm hay nhất niệm thì cũng phải thâm tín và nương theo bản nguyện lực của Đức Phật A Di Đà thì sẽ được vãng sanh về Báo độ chân thật. Trong ‘Niệm Phật vãng sanh’, nhất niệm và đa niệm không tách rời nhau mà chúng tương tức với nhau.

Khẩu Truyền Sao của Giác Như Thượng nhân có nói: “Tinh yếu của Tịnh độ Chân tông là lấy ‘Nhất niệm vãng sanh’ làm căn bản. Vì sao? Nguyện thành tựu văn có ghi: ‘Nghe danh hiệu Ngài, tín tâm hoan hỷ, dù chỉ một niệm, chí tâm hồi hướng, nguyện sanh nước ấy, liền được vãng sanh, trú Bất thoái chuyển.’”5

3 “Tín thủ nhất niệm vãng sanh; hành cần nhất sanh đa niệm.” (信取一念往生 ;行勤一生多念 .) 4 Tín tâm chánh nhân (信心正因 ): Trong nguyện thứ 17, mười phương chư Phật đều ngợi khen danh hiệu của Đức Phật A Di Đà. Nguyện thứ 18 là thệ nguyện tín tâmxưng danh; tiếp theo sau tín tâmthực hành xưng danh, cho nên tín tâm là chánh nhân của vãng sanh thành Phật.5 Kinh Vô Lượng Thọ, quyển Hạ, tr. 272b11.

Cuốn sách kết thúc bằng câu, “Để ngay cả những người ở nông thôn không biết đọc cũng có thể dễ dàng hiểu”, có vẻ như mong muốn của Thánh nhântruyền đạt bản nguyện của Đức Phật A Di Đà đến càng nhiều người càng tốt bằng ngôn từ giản dị nhất.

San Francico, ngày 24 tháng 11 năm 2024
Phật tử Quảng Minh kính ghi