10. Trên đường đạo
Tìm thầy
Trên đường đạo, có nên tìm thầy hay không? Hình như
chúng ta không đặt nặng
vấn đề này lắm. Ông bà,
cha mẹ của ta thường đến chùa
cầu nguyện, cúng kiến nên ta
đi theo chứ có bao giờ
để ý tới việc tìm thầy, vì chùa nào mà chẳng có thầy. Đến chùa
lạy Phật,
tụng kinh, khấn vái rồi
tụ họp ăn uống là phước lắm rồi.
Đa số chỉ tìm đến thầy khi trong nhà có tang hoặc
tai nạn xui xẻo gì đó. Tìm thầy kiểu này không phải là để
học đạo mà là để
đáp ứng nhu cầu tang lễ,
tín ngưỡng.
Thuở xưa muốn
cầu đạo phải đi tìm thầy, vì thầy là người
trải qua kinh nghiệm tu tập và có khả năng
truyền đạt lại cho ta. Hơn nữa muốn
học đạo thì phải vào chùa, vì
kinh điển ngày xưa khan hiếm chỉ được cất chứa ở trong chùa và người ta phải chép tay mà học. Ngày nay kinh sách được in ra dễ dàng và ấn tống khắp nơi, ai cũng có thể tìm đọc và tự học, do đó việc tìm thầy
học đạo có vẻ không
cần thiết lắm.
Nếu bạn muốn
học nghề bác sĩ mà chỉ đi mua sách y khoa,
vạn vật,
sinh lý, hóa học, v.v... rồi tự
nghiên cứu, không cần đến
đại học học với giáo sư thì bạn có
trở thành bác sĩ không?
Ngay cả với những
môn học ngoài
đời người ta cũng cần đến giáo sư chỉ cho sách nào nên đọc, môn nào nên học, và đề tài nào cần
nghiên cứu. Đó chỉ là học về
kiến thức mà còn cần đến thầy, huống chi
học đạo giải thoát?
Trong đạo không phải chỉ học
kiến thức thôi mà còn phải tu nữa. Một vị thầy trong đạo dạy ta
giáo lý qua khẩu giáo và
giới đức qua thân giáo. Chính thân giáo, tức hành động, nhân cách,
giới phẩm và
đức hạnh của vị thầy mới quan trọng, nó làm gương cho ta noi theo. Một trăm lần nghe không bằng
một lần thấy. Một trăm lần đọc về
từ bi không bằng
một lần thấy hành động
từ bi nơi vị thầy.
Ngoài ra cầu học với một vị thầy sẽ giúp ta dẹp trừ nhiều tánh xấu như
ngã mạn,
cố chấp,
kiêu căng, và khai triển tánh khiêm cung,
lễ độ,
tôn kính.
Y pháp hay y nhân?
Là
Phật tử chúng ta thường nghe câu "y pháp bất
y nhân[34]", tức là nương theo
giáo pháp chứ không nương vào thầy. Phật dạy câu này vì phần đông
chúng ta theo thầy không phải vì thực sự
cầu pháp mà vì tình cảm hay
thành kiến, vì thầy
nổi tiếng, có chùa to, đông
đệ tử, khéo léo chiều theo ý mình, v.v...
Theo tôi có hai giai đoạn:
1/
Y nhân:
Bước đầu cần theo thầy để
học đạo cầu pháp.
2/
Y pháp bất y nhân: Khi
nghe được pháp rồi thì phải
thực hành không nên
bám víu vào thầy nữa.
Thường xuyên lui tới chùa và quy-y với thầy hơn mười năm, bạn đã học được gì? Có bao giờ bạn tự hỏi: "Ta học được gì với thầy trong mười năm qua?" Nếu có thì rất tốt, còn không thì phải làm sao? Bỏ thầy
đi chùa khác hay tìm học với thầy khác? Làm như thế có phản thầy không? Quy-y với thầy rồi có phải
suốt đời dính mắc với thầy không? Bạn nên nhớ
chúng ta quy-y với
tam bảo chứ không phải với thầy. Thầy bổn
sư truyền giới chỉ là người
đại diện làm lễ cho ta
quay về nương tựa
tam bảo mà thôi. Trong
buổi lễ chắc bạn không bao giờ nói: "Con xin quy-y với thầy A hay thầy B".
Xưa kia lúc còn tầm đạo,
thái tử Siddharta đến học với
đạo sĩ Alara Kalama, sau khi chứng được thiền "Vô
sở hữu xứ" và không học được gì thêm nữa thì ngài đã từ giã thầy.
Kế tiếp ngài đến
học đạo với Uddaka Ramaputta, sau khi chứng được thiền "Phi tưởng phi
phi tưởng xứ" và không học được gì hơn thì ngài cũng kiếu từ ra đi. Nếu
thái tử trung thành ở lại với Kalama hay Ramaputta thì chắc ngày nay
chúng ta không có được
đức Phật.
Trong
kinh Khu Rừng[35] (Vanapatthanasutta),
đức Phật dạy bốn
điều kiện mà
Tỳ Kheo nên
tiếp tục ở hay
từ bỏ nơi mình đang sống dù đó là khu rừng, làng mạc, thị trấn hay với bất cứ người nào:
1/ Sống gần một người mà tâm tu không tiến,
vật dụng cần thiết cho
đời sống lại hiếm hoi.
Tỳ Kheo không phải xin phép,
cần phải bỏ đi ngay, không cần theo sát người ấy.
2/ Sống gần một người mà tâm tu không tiến,
vật dụng đầy đủ.
Tỳ Kheo cần phải bỏ đi, không cần xin phép, vì
xuất gia không phải để mưu cầu
vật chất.
3/ Sống gần một người mà tu tiến, niệm, định, huệ
tăng trưởng, nhưng
vật dụng cần thiết lại hiếm hoi.
Tỳ Kheo cần phải ở lại, không nên bỏ đi.
4/ Sống gần một người mà tu tiến, niệm, định, huệ
tăng trưởng, và có
vật dụng đầy đủ.
Tỳ Kheo phải
trọn đời theo sát người này, không được bỏ đi, dù có bị
xua đuổi.
Bốn điều trên mặc dù Phật dạy cho
Tỳ Kheo nhưng hàng
cư sĩ cũng có thể
áp dụng được. Theo một thầy nào mà không học được
Phật pháp,
tu hành không
tiến bộ,
phiền não không trừ giảm thì ta nên
nghe lời đức Phật mà bỏ đi, không nên ở lại vì tình cảm
ái luyến thế gian. Thầy trò là
vấn đề nhân duyên, nhưng nếu
nhân duyên không tốt thì phải
sáng suốt chấm dứt.
"Y pháp bất y nhân" không có nghĩa là được pháp rồi thì không cần biết gì đến thầy.
Học đạo không giống
như học triết ở
đại học,
học đạo phải có lòng
tri ân tôn kính thầy nhưng không
bám víu và thần
tượng hóa thầy. Theo thầy ta nên
sáng suốt biết những gì
cần phải học và biết luôn khuyết điểm của thầy để
chấp nhận thầy là một
con người như bao nhiêu
chúng sinh. Một
đồng tiền phải có
hai mặt, người nào cũng vậy, có tánh tốt và tánh xấu.
Trong
Kinh Hoa Nghiêm, phẩm
Nhập Pháp Giới kể chuyện
cầu đạo của
Thiện Tài đồng tử với 53
thiện tri thức. Mỗi khi học xong và chứng được một
tam muội thì vị
thiện tri thức này lại
giới thiệu Thiện Tài đi học với một
thiện tri thức khác. Ta hãy noi gương
học đạo của
Thiện Tài đồng tử, nhưng không nên chạy
lung tung, vì nhiều thầy thì nhiều ý có thể làm ta hoang mang. Cần nương theo một vị thầy chính và đi học thêm với nhiều thầy khác.
Thần tượng sụp đổ
Có hai
thái cực mà người
đệ tử thường mắc phải, một là quá
tôn sùng thầy mình, hai là
coi thường thầy. Nói cách khác: một là
ái nhiễm, hai là
ngã mạn. Người nữ
thường có tâm
ái nhiễm và người nam
thường có tâm
ngã mạn.
Khi theo một thầy nào
chắc chắn ta phải kính phục thầy đó. Không ai dại gì theo học với một thầy dở. Nhưng nếu quá
tôn sùng thầy mình tài giỏi,
chứng đắc,
chân tu đạo hạnh thì dễ sinh tâm
phân biệt, khinh thường thầy khác cho họ không giỏi bằng thầy mình. Sau một
thời gian khám phá ra điều gì đó không
hài lòng thì tức giận,
cảm thấy bị lừa gạt, phản bội. Có người
tìm cách trả thù,
rêu rao bêu xấu thầy để
hả giận, có người buồn tủi, chán nản,
mất lòng tin nơi
tam bảo. Theo thầy mà không
sáng suốt, để
vọng tưởng,
vọng tình chi phối, thần
tượng hóa thầy thì có thể đưa đến
hậu quả như vậy.
Trong quá trình tầm sư
học đạo, tôi đã phân vân nhiều lần giữa
y pháp và
y nhân. Nhất là khi tu theo
Phật giáo Tây Tạng, tôi thấy họ có vẻ "y nhân nhiều hơn là y pháp" vì "chánh
nhân thuyết tà pháp,
tà pháp tất quy chánh; tà
nhân thuyết chánh pháp,
chánh pháp tất quy tà". Họ xem các
Lạt ma tái sinh là
bồ tát hóa thân (tulku), họ xem đức Dalai Lama là
hóa thân của
Quán Thế Âm, đức
Ban Thiền Lạt ma (Panchen Lama) là
hóa thân của Phật
A Di Đà. Trường phái Kagyupa mà tôi theo thì họ xem ngài Karmapa là
hóa thân của
Quan Thế Âm, ngài Shamarpa là
hóa thân của Phật
A Di Đà, Tai Sitoupa là
hóa thân của
Di Lặc, Jamgon Kontrul là
hóa thân của
Văn Thù Sư Lợi, Gyalsapa là
hóa thân của
Đại Thế Chí, v.v... Khi ngài Karmapa thứ 16
viên tịch thì
bốn đại đệ tử chính là Shamarpa, Tai Sitoupa, Jamgon Kontrul, và Gyalsapa cùng nhau
trông coi tông phái và lo việc đi tìm
hậu thân tái sinh của ngài Karmapa. Khi bắt đầu đi tìm Karmapa thứ 17 thì có sự chia rẽ, Shamarpa và Jamgon Kontrul
tìm ra được một
hậu thân còn Tai Sitoupa và Gyalsapa lại
tìm ra một
hậu thân khác, không bên nào
chấp nhận đứa bé của bên kia là Karmapa thứ 17.
Bốn đại đệ tử đều ngang nhau nên không ai nghe ai,
cuối cùng Tai Sitoupa phải nhờ đến đức Dalai Lama
quyết định và ngài
công nhận đứa bé do Tai Sitoupa
tìm ra chính là Karmapa thứ 17. Tuy vậy Shamarpa vẫn không
đồng ý và
tiếp tục tôn đứa bé do mình
tìm ra lên làm Karmapa thứ 17. Hiện nay phái Kagyupa có tới hai Karmapa 17. Tôi kể
câu chuyện này vì nó xảy ra vào năm 1992, lúc tôi còn
nhập thất tu với Lama Guendune Rinpoché. Shamarpa bị
đe dọa ám sát nên đã ghé đến
tu viện nơi tôi đang tu là Kundreul Ling để
tá túc làm cho
tăng chúng xào xáo, không ai lo tu niệm
gì nữa, hễ
gặp nhau là
bàn cãi lung tung. Nhiều người tự hỏi tại sao mấy
Lạt ma cao cấp,
hóa thân của
bồ tát (tulku) mà còn
tranh chấp chia rẽ nhau như vậy?!? Có vài người đồng tu với tôi bị hoang mang và mất
niềm tin, họ phân vân không biết các
Lạt ma Rinpoché kia có thật sự là
bồ tát hóa thân hay không? Rồi họ lại có
mặc cảm tội lỗi khi thấy mình không
tin tưởng bề trên nữa. Xôn xao như vậy gần hai tuần thì Shamar Rinpoché
trở về Rumtek và
mọi việc lắng xuống.
Chắc có người thắc mắc tại sao tôi được
tu học với các
Lạt ma mà không
truyền bá Kim Cang Thừa Tây Tạng? Xin
trả lời có nhiều
lý do:
1) Về
phương diện thể xác, người
Việt Nam sống ở vùng nhiệt đới,
thể chất gầy nhỏ, không giống người
Tây Tạng to lớn chịu nổi cái lạnh của núi
Tuyết Sơn.
Phật giáo Việt Nam có
quan niệm ăn chay, trong khi đó tu với
Tây Tạng nếu
ăn chay thì khó tập được những
pháp môn bí truyền như Trulkor, Sáu pháp
du già của Naropa (Naro
du già lục pháp) và
Mật giáo tối thượng. Nếu chỉ tu theo
Kinh giáo (Sutrayana) thì
ăn chay không có
vấn đề gì vì không cần vận dụng khí lực theo các đường kinh
vi tế (channel, tsa). Và nếu chỉ tu theo
Hiển Giáo thì đâu
cần phải theo
Tây Tạng, vì
Đại Thừa Việt Nam đã có nhiều
Kinh điển rồi.
2) Về
phương diện nghi lễ,
Mật tông Tây Tạng có quá nhiều
nghi lễ phức tạp. Ở các chùa
Việt Nam, những khóa lễ
tụng kinh dài lắm chỉ hai, ba tiếng đồng hồ. Nếu lâu hơn thì
Phật tử mệt mỏi không còn
chú tâm nữa. Trong khi đó các
buổi lễ của
Tây Tạng kéo dài từ sáu đến tám tiếng đồng hồ và kéo dài nhiều ngày, với nhiều khí cụ và
lễ vật như torma, kapala, rượu, thịt, v.v... Những thứ này người Việt lấy đâu ra? Nếu muốn thì phải vào tu ở một
tu viện Tây Tạng mới học được.
3) Truyền
lễ quán đảnh (Wang, initiation). Muốn tu theo
Mật tông Tây Tạng thì phải thọ
lễ quán đảnh. Nhưng Ai là người có thể truyền lễ quán đảnh? Chỉ có những
Lạt Ma cao cấp, hoặc
tu viện trưởng mới truyền được. Tuy được học và
hành trì nhưng tôi không có
tư cách để truyền
lễ quán đảnh. Như vậy làm sao
truyền bá Mật tông? Nếu chỉ truyền vài ba câu
thần chú thì Kinh sách
mật tông Việt Nam đã có nhiều
thần chú như Lăng Nghiêm,
Đại Bi,
thập chú,
Chuẩn Đề, v.v...
4) Điều
đặc biệt nhất của
Mật giáo vô thượng du già (Anuttarayogatantra) là xử dụng
năng lượng tính dục (énergie sexuelle) để khai mở luân xa, sạn đạo trong việc
giác ngộ. Trong khi đó phong tục, tập quán của người Việt xem
sắc dục,
tính dục là điều
xấu xa,
dâm đãng, không phải của người
tu hành.
Toàn bộ kinh điển Nam tông và
Bắc tông đều lên án việc
dâm dục.
Tóm lại nếu theo
Mật Giáo Tây Tạng mà chỉ
tụng chú, học
kinh điển hiển giáo, hoặc các bộ luận của chư tổ
Tây Tạng thì cũng tốt, nhưng những thứ này
Đại Thừa đã có đầy đủ rồi.
Người ta thường đứng núi này trông núi nọ, chính tôi đã như vậy nên rất
thông cảm cho những ai muốn sang núi bên kia. Hãy để cho họ đi rồi họ sẽ thấy cỏ bên kia núi cũng không xanh hơn cỏ bên này.
Phật giáo Tây Tạng đương nhiên có nhiều điều
đặc biệt, nhưng ta phải xét lại
tâm nguyện học đạo của mình.
Học đạo để tu sửa, để
tích tụ kiến thức, hay luyện
thần thông bùa chú? Nếu để tu sửa thì
Phật giáo Nguyên Thủy và
Đại thừa đã dư đủ
pháp môn cho ta rồi.
Điều khiển thầy
Tìm thầy để
học đạo chứ không phải để dạy thầy
học đạo. Có người
ban đầu tìm thầy để
học đạo, nhưng sau một
thời gian thì quay ngược lại
kiểm soát thầy có
tu hành hay không, có
tụng kinh,
niệm Phật,
ngồi thiền không?
Nếu không thì
buồn phiền,
chỉ trích, đi
rêu rao thầy tu không đàng hoàng, bê bối, v.v... Hoặc có người đến chùa tìm thầy không phải để
học đạo mà để chen chân vào
ban quản trị, ban này ban kia để điều khiển chùa, điều khiển thầy, điều khiển
Phật tử.
Trường hợp này gọi là lấy "Đạo tạo Đời",
lợi dụng môi trường đạo để
thực hiện thói xấu ngoài đời. Đây là một
ác nghiệp rất nặng vì phá đạo và
ngăn cản sự
tu hành của nhiều người khác.
Học đạo quý nhất là
lòng thành kính khiêm tốn và kỵ nhất là
kiêu mạn. Người khiêm tốn đi đâu
hỏi đạo ai cũng thương và sẵn sàng chỉ dạy. Còn người
kiêu mạn đi
hỏi đạo thì gặp khó khăn, từ chối và không được truyền dạy
hết lòng.
Chờ thầy
Có một vị du tăng nọ thường đi
thuyết pháp tại các làng mạc hẻo lánh, lời giảng của thầy
chan chứa tình thương và
hiểu biết làm nhiều người kính phục
quy y. Trong số đó có anh Năm nhà nghèo nhưng rất
tốt bụng, quá
cảm động sung sướng sau khi nghe giảng anh đánh bạo
đến gần thầy và thưa: "Bạch thầy, con biết thầy rất bận vì ai cũng muốn thỉnh thầy, nhưng tâm con được khai mở và tràn đầy
tôn kính, con muốn thỉnh thầy đến nhà thọ trai ngày mai. Con
xin lỗi đã thưa hỏi đường đột, mong thầy
hứa khả."
Với ánh mắt
từ bi, vị thầy
trả lời: "Hãy sửa soạn bữa cơm, ta sẽ đến." Sau đó vị thầy
tiếp tục lên đường.
Nghe đáp như vậy, anh Năm
vui mừng không bút mực nào tả xiết. Anh nôn nóng chờ đợi ngày mai để
tiếp rước và
diễn tả lòng
tôn kính của anh đối với thầy. Ngày mai là ngày quan trọng nhất đời anh vì thầy sẽ đến thọ trai và anh được
đặc biệt hầu thầy, chỉ có anh và thầy thôi. Thế là anh đi gom góp vay tiền mua
thức ăn ngon và
y phục đẹp để
cúng dường thầy. Anh dọn dẹp lau chùi nhà cửa,
trang hoàng lại bàn ghế đồ đạc cho tươm tất.
Ngày hôm sau, mới chín giờ sáng anh Năm đã chuẩn bị
xong xuôi và bắt đầu chờ. Khoảng mười giờ có tiếng gõ cửa. Mừng rỡ, anh chạy ra mở cửa nhưng không phải thầy mà là một bà lão ăn xin. Bà lão nói: "Tôi đói quá, ông có gì cho tôi ăn không?" Anh Năm hơi
thất vọng nhưng vốn
tốt bụng anh mời bà lão vào nhà và vì nhà chật nên đành cho bà ngồi chỗ đã dành cho thầy, chia cho bà
thức ăn đã làm để
cúng dường thầy. Ăn xong bà lão
cảm động cám ơn rồi ra đi.
Anh Năm chưa kịp lau dọn bàn ghế thì bên ngoài lại có tiếng gõ cửa. Lần này là một khách bộ hành vừa băng qua sa mạc. "Tôi sắp
chết khát, ông có gì cho tôi uống không?" Anh Năm lại
thất vọng vì thấy không phải là thầy
tuy nhiên anh cũng mời người đó vào nhà, nhường chỗ đã dành cho thầy và mang nước đã mua để
cúng dường thầy ra cho khách uống. Uống xong người bộ hành cám ơn rồi ra đi.
Vừa dọn dẹp bàn ghế xong thì có người gõ cửa. Mở ra thấy một thằng bé khoảng mười tuổi. Thằng bé vừa run vừa nói: "Tôi lạnh quá, ông có gì cho tôi mặc đỡ lạnh không?" Anh Năm lại một phen
thất vọng nhưng nhìn kỹ đứa bé, anh thấy thương và
tội nghiệp quá nên kêu nó vào và cho nó quần áo mà anh đã mua cho thầy. Thằng bé cúi đầu cám ơn rồi ra đi.
Anh Năm
kiên nhẫn sửa soạn lại nhà cửa và
bữa ăn để chờ thầy tới, nhưng chờ mãi đến chiều anh
thất vọng thực sự vì biết là thầy sẽ không tới. Anh
nghĩ thầm: "Mình
biết trước là không thể mong thầy ghé đến cái nhà nghèo này. Thầy đã nhận lời thỉnh của mình nhưng chắc có chuyện quan trọng hơn nên thầy không đến được. Tuy không đến nhưng
ít nhất thầy đã
hứa khả lời mời của mình, bấy nhiêu đó cũng đủ cho mình
hạnh phúc rồi."
Nghĩ như vậy, anh
đứng dậy thu dọn đồ ăn và đi ngủ. Đêm đó anh mơ thấy thầy ghé đến nhà anh. Anh Năm
vui mừng đón tiếp thầy và không biết đó là một giác mơ. Anh nói: "Thầy đã tới! Thầy đã
giữ lời hứa."
Vị thầy
trả lời: "Phải, ta đã giữ lời và đã tới nhà anh nhiều lần rồi. Khi ta đói bụng anh đã cho ta ăn. Ta khát nước anh đã cho ta uống. Ta bị lạnh anh đã cho ta quần áo. Tất cả những gì anh làm cho kẻ khác, đó chính là làm cho ta vậy."
Anh Năm
chợt tỉnh giấc, lòng tràn đầy
vui mừng hạnh phúc, anh hiểu được lời dạy của vị thầy. Với
tình thương vô bờ, thầy đã gửi ba người
sứ giả mang đến cho anh một bài học quý giá, đó là: "Thầy có mặt trong
mọi người." Khi anh cho cơm kẻ đói, cho nước kẻ khát, cho áo kẻ lạnh, tức là
cúng dường tình thương của anh đến Thầy.
Ban đầu ta cần tìm một vị thầy bằng xương bằng thịt,
giảng đạo nói pháp cho ta nghe, hướng dẫn ta
tu học nhưng sau đó phải tập tu sửa để nhìn thấy thầy ở khắp
mọi nơi.
Học Kinh
Song song với việc tìm thầy
học đạo,
chúng ta còn
vô số kinh điển của Phật để lại, biết học kinh nào trước, kinh nào sau? Kinh (sutra, sutta) là lời dạy của Phật, hay đúng hơn là những sách ghi chép lời Phật.
Thời
đức Phật còn
tại thế, các
đệ tử được học trực tiếp với ngài. Sau khi Phật
nhập Niết Bàn thì các
đệ tử trùng tuyên,
đọc tụng lại những điều được nghe từ
đức Thế Tôn. Khoảng hơn 300 năm sau khi Phật
nhập Niết Bàn kinh sách mới được ghi lại trên
lá bối. Kinh sách
xuất hiện ban đầu là
Kinh Bộ (Nikaya, Pali). Khoảng 600 năm sau Phật
nhập Niết Bàn thì
kinh điển Đại Thừa xuất hiện như
Bát Nhã,
Hoa Nghiêm,
Duy Ma Cật,
Pháp Hoa, v.v...
Ngày nay cũng như
ngày xưa,
Phật tử chia ra hai nhóm
Tiểu Thừa (Hinayana) và
Đại Thừa (Mahayana).
Tiểu thừa chỉ tin vào
Kinh Bộ (
Trường Bộ,
Trung Bộ,
Tương Ưng Bộ,
Tăng Chi Bộ,
Tiểu Bộ) còn những kinh khác thì họ không
công nhận.
Đại Thừa ngoài những
Kinh A Hàm (
Trường A Hàm,
Trung A Hàm,
Tạp A Hàm,
Tăng Nhất A Hàm) tương đương với
Kinh Bộ, còn có rất nhiều kinh khác. Danh từ
Tiểu Thừa ngày nay được thay thế bằng
Nguyên Thủy (Theravada) có nghĩa là
Thượng Tọa bộ.
Những danh từ
Đại Thừa,
Tiểu Thừa, hay
Nguyên Thủy đều
tương đối và
chủ quan.
Đại Thừa gọi những người không theo mình là
Tiểu Thừa,
Tiểu Thừa đính chánh lại mình là chánh thống
Nguyên Thủy. Theo
lịch sử Phật Giáo,
thời kỳ đức Phật còn
tại thế cho tới sau Phật
nhập diệt khoảng 100 năm được gọi là
Nguyên Thủy Phật giáo vì lúc này chưa chia thành
bộ phái. Sau kỳ
kết tập kinh điển lần thứ nhì,
tăng đoàn chia thành hai nhóm
Thượng Tọa Bộ (Theravada) và
Đại Chúng Bộ (Mahasamghika), sau đó từ hai
bộ phái này
xuất phát ra 18
bộ phái khác nhau nhưng vẫn chưa có danh từ
Đại Thừa và
Tiểu Thừa, đây là
thời kỳ Bộ Phái Phật giáo. Từ cuối thế kỷ thứ 2 tây lịch đến cuối thế kỷ thứ 7 là
thời kỳ Đại Thừa Phật Giáo phát triển và hưng thịnh nhờ các
luận sư nổi tiếng như
Long Thọ,
Đề Bà,
Vô Trước,
Thế Thân hệ thống hóa và xiển dương
tư tưởng Đại Thừa. Trong
thời kỳ Bộ Phái Phật Giáo, các
bộ phái đều có riêng
tam tạng kinh điển của mình và không
công nhận kinh điển của phái khác.
Đại Thừa Phật Giáo không phải
đột nhiên mà
xuất hiện,
tư tưởng Đại Thừa đã tiềm tàng trong
giáo nghĩa của các
bộ phái trước đó rồi.
Có người cho
kinh điển Đại Thừa là do các
tổ sư sau này như
Mã Minh,
Long Thọ,
Vô Trước,
Thế Thân, v.v... trước tác, còn các
Kinh Bộ (Nikaya) Pali mới đúng là của Phật, vì các nhà sử học đã nói như thế! Các sử gia thời nay cách Phật 2500 năm, phải
tìm tòi, khảo cổ, đào chỗ này chỗ kia chắp vá lại đưa ra
giả thuyết. Trong khi đó chỉ mới cách Phật 100 năm mà
tăng đoàn đã không
đồng ý với nhau và phải họp lại
kết tập kinh điển lần thứ nhì.
Giáo lý được
truyền khẩu gần 300 năm mới được biên chép, và tiếng Pali không phải là
ngôn ngữ duy nhất đức Phật đã nói khi còn
tại thế, ngài còn
nói nhiều thứ tiếng khác như Magadhi, Prakrit, và
thổ ngữ bắc ấn Gandhari[36]. Tiếng Pali là tiếng được dùng ghi chép
kinh điển phương nam
Ấn Độ, cũng như tiếng Sanskrit là tiếng được dùng
kết tập ở phương bắc. Do đó
kinh điển Pali còn được gọi là
Kinh Tạng Nam truyền, và
kinh điển Sanskrit là
Kinh Tạng Bắc truyền.
Đạo Phật chỉ có một vị
duy nhất, đó là vị
giải thoát. Tất cả
kinh điển Phật giáo đều nhằm
mục đích giải thoát khổ đau. Đối với tôi kinh nào cũng hay hết,
vấn đề quan
trọng không phải là kiểm chứng xem ai đã nói, Phật nói hay tổ nói, mà là cái đó có đúng hay không, có đem lại
lợi ích trong sự
chuyển hóa khổ đau hay không?
Tuy nhiên khi
tu học cần phải có thứ lớp, giống như xây nhà
cần phải có
nền móng vững chắc rồi mới xây tầng lầu. Ta nên học tập những kinh
Nguyên Thủy trước vì trong đó lời dạy của Phật
đơn giản,
dễ hiểu và
thiết thực. Sau khi nắm vững
giáo lý căn bản như
Tứ Diệu Đế,
Tam Pháp Ấn,
luật nhân quả,
nhân duyên và nếm được chút ít hương vị
giải thoát, lúc đó ta có thể
đi vào giáo lý Đại Thừa học những kinh lớn như
Hoa Nghiêm,
Pháp Hoa,
Niết Bàn,
Bát Nhã, v.v...
Giáo lý Nguyên Thủy giống như rễ và thân cây,
giáo lý Đại Thừa giống như cành lá bên trên. Thân cây có
vững chắc thì cành lá mới đơm bông nở trái.
Kiến thức,
tín ngưỡng và
tu tậpKhi học kinh ta nên kiểm lại xem mình học kinh với
mục đích gì? Nếu
nghiên cứu kinh điển, tầm chương trích cú,
suy luận diễn giải mà không biết
áp dụng vào cuộc sống để
tu tâm sửa tánh thì đó chỉ là thâu
thập kiến thức, nhiều khi
trở thành "sở tri chướng". Nguy cơ hiện nay là người
tu học (
trí thức) thường
quan tâm đến sự
giải thích về
con đường tu hơn là chính
con đường, thích chú trọng vào những
lý thuyết và
hình thức khác nhau của
Phật giáo thay vì
liên hệ đến những
kinh nghiệm tu tập của chính mình.
Có những người rất
thông minh, biết đủ loại
giáo lý, biết về lý
Trung Quán,
Tánh Không,
Bát nhã,
Hoa Nghiêm,
Pháp Hoa, v.v... nhưng lại không
biết mình có những tánh hư, tật xấu nào
cần phải sửa. Do đó những cái
lý cao siêu kia sẽ
mãi mãi chỉ là lý như bao nhiêu triết lý khác, không giúp ích gì được cho việc
tu hành chuyển hóa khổ đau.
Ngược lại với
kiến thức là
tín ngưỡng, thích thờ lạy,
lễ bái, xem kinh như một thứ
thần chú hay bùa
hộ mạng,
tụng kinh để
cầu xin điều này điều nọ, không chịu
học hỏi để hiểu và
tu tập. Nghe ai nói
tụng kinh này linh, kinh kia tốt thì làm theo,
thành tâm tin tưởng, tụng hết bộ này đến bộ khác. Siêng năng
tụng kinh như vậy cũng tốt, vì trong lúc tụng thì miệng không nói bậy, tuy không hiểu nghĩa nhưng lời kinh không ít thì nhiều cũng rơi vào
tâm thức chờ một
thuận duyên nào đó sẽ nở ra
hạt giống trí tuệ.
Học mà không tu (
thực hành) là cái đãy đựng sách, là một thư viện biết đi. Tu mà không học là tu mù.
Đức Phật có nói: "tin ta mà không hiểu ta là
phỉ báng ta". Tại sao vậy? Vì
đạo Phật là đạo
cứu khổ bằng
tuệ giác chứ không phải bằng
cầu xin,
đức Phật (Buddha) là người
giác ngộ chỉ cho ta
con đường thoát khổ chứ ngài không thể cứu ta bằng
thần thông. Nếu chỉ muốn tin Phật mà không học hiểu thì đó là
mê tín, xem Phật là một loại
thần thánh ban phúc
giáng họa như bao nhiêu
thần thánh ngoại đạo. Đó không phải
phỉ báng Phật là gì? Học kinh để hiểu Phật, tin Phật và làm theo lời Phật thì
niềm tin này là hoa trái, kết quả của
tuệ giác, là
chánh tín chứ không phải
mê tín.
Chánh tín là một loại
tín ngưỡng trong sạch giúp
con người trở nên
đạo đức. Những người
vô thần, không tin vào
thần thánh, nhưng họ tin vào mãnh lực
đồng tiền, tin vào
quyền lực nên
tha hồ làm
tội ác. Ngày nay ở
Âu Mỹ, người ta có đầy đủ tiền bạc,
tiện nghi vật chất nhưng vẫn thấy
thiếu thốn và
bất an, bởi vì
đời sống tâm linh nghèo nàn, không có
niềm tin, không biết tin vào cái gì đem lại
hạnh phúc thực sự. Là
Phật tử chúng ta có
niềm tin nơi
tam bảo, khi khổ đau thì có chỗ
trở về nương tựa, đó là một điều
may mắn.
Mọi tiến trình
tu tập cần
trải qua ba giai đoạn: văn, tư, tu. Văn là nghe, tư là
suy nghĩ, tu là sửa.
Học hỏi kinh điển là văn,
tụng kinh cũng là văn vì miệng tụng và tai lắng
nghe lời dạy của phật. Nhưng nếu học mà không sửa là
kiến thức suông, có văn, tư mà thiếu tu. Còn tụng mà không
học hỏi nghĩa lý thì biết đâu mà sửa, có văn mà không có tư và tu, dễ rơi vào
mê tín.
Bởi thế cách
học đạo thông minh là mỗi khi đọc hay học một kinh nào đó, ta nên
suy nghĩ và
trả lời những câu hỏi như sau:
-
Đại ý kinh này nói gì?
- Làm sao
áp dụng kinh này vào
đời sống hằng ngày?
- Nếu
áp dụng thì được
lợi ích gì?
- Có giúp ta bớt khổ hay không?
- Có giúp ta trở nên
thánh thiện hơn không?
Nếu một kinh nào
áp dụng vào
đời sống hằng ngày, giúp ta bớt khổ,
chuyển hóa được nội kết và
tính xấu thì ta nên
đọc tụng thường xuyên để nó
đi vào tâm khảm nhắc ta
tu hành. Học kinh như vậy mới có
lợi ích.
Trí thức và
trí huệNhững người có
học thức, có bằng cấp
thế gian thì ta gọi là
trí thức. Người
trí thức được xem là
thông minh vì có sự
hiểu biết rộng rãi. Khi đến với
đạo Phật, họ có thể hiểu
giáo lý nhanh chóng hơn người
bình dân thất học, nhưng không phải
vì vậy mà được xem là có
trí huệ. Những giáo sư
Phật học ở các
đại học là người biết nhiều về
Phật giáo, nhưng những điều họ dạy không ăn nhằm gì đến cuộc sống của họ cả. Họ vẫn uống rượu, hút thuốc, chơi bời, hưởng thụ,
tham dục,
chìm đắm trong
cuộc đời như bao nhiêu người không biết đạo. Do đó đối với đạo họ vẫn là người
vô minh. Có
trí huệ là người thấy rõ
nguyên nhân của khổ và biết
tu tập,
ly dục, để
thoát khỏi vòng
chi phối của tham, sân, si.
Trí thức là cái biết đến từ bên ngoài nhờ thâu
thập kiến thức, còn
trí huệ là cái biết
xuất phát từ bên trong nhờ sự
tu tập,
thực hành được những điều mình biết và nó có
công năng giải thoát.
Thí dụ ta biết đời là khổ,
vô thường,
vô ngã, nhưng ta vẫn
bám víu vào
cuộc đời,
bám víu vào
của cải vật chất,
danh vọng và
đau khổ vì chúng, như vậy cái biết này tuy
có mùi đạo nhưng vẫn còn thuộc về
trí thức chứ chưa phải là
trí huệ. Chỉ khi nào cái biết khiến ta thực sự xả bỏ mọi
bám víu,
ham muốn, ưa ghét, giận hờn thì đó mới là
trí huệ.
Tiến trình
tu hànhPhật pháp mênh mông như biển cả làm người
học đạo nhiều lúc hoang mang không biết bắt đầu từ đâu, làm những gì và
cuối cùng đi về đâu?
Muốn học thì học hoài không bao giờ hết, nhưng muốn hành thì ta có thể
tóm tắt con đường tu tập theo
bài kệ thứ 183 của
kinh Pháp Cú, đó là:
Không làm mọi điều ác,
Gắng làm các
hạnh lànhGiữ tâm ý
trong sạchChính lời chư Phật dạy.
Bài tương đương chữ Hán là:
Chư ác mạc tácChúng thiện
phụng hànhTụ tịnh kỳ ý
Thị chư
Phật giáo.
1/ Không làm điều ác
Thế nào là thiện và ác?
Theo quan niệm bình dân cái gì đem lại an vui
hạnh phúc cho mình và người là thiện. Ngược lại, những gì làm hại và
tổn thương người và vật thì đó là ác! Muốn tránh làm điều ác thì ta phải
tôn trọng và
giữ gìn giới luật. Nhưng nếu muốn dứt
trừ tận gốc điều ác thì phải
tu tập quán chiếu vô ngã trong
Tam Pháp Ấn (đã nói ở phần trước). Tất cả
mọi việc ác đều bắt nguồn từ sự
chấp ngã, vì
chấp ngã nên mới
ích kỷ lợi mình hại người.
2/ Gắng làm
hạnh lànhTất cả
việc thiện bắt nguồn từ đâu?
Phải chăng từ tâm từ, bi, hỷ, xả? Muốn làm tất cả
việc lành thì phải
tu tập phát triển
Tứ vô lượng tâm.
Đại Thừa Phật giáo đi
xa hơn dạy
phát bồ đề tâm và
thực hành bồ tát đạo, cứu giúp tất cả
chúng sanh.
3/ Giữ tâm ý
trong sạchMuốn giữ tâm ý
trong sạch thì phải có niệm, định và huệ. Niệm hay
chánh niệm là khả năng
nhận diện những gì đang xảy ra trong tâm. Định là khả năng làm chủ tâm ý, làm cho
vọng tưởng dừng lại. Huệ là khả năng thấy rõ và hiểu
sâu xa sự vật. Muốn có niệm, định, huệ thì phải
tu tập thiền định.
Giới Định HuệBất
cứ sự tu hành nào cũng phải nương theo giới, định, huệ. Giới, định, huệ chẳng qua là một lối
diễn tả khác của
bài kệ ở trên. Không làm điều ác, gắng làm
việc lành chính là giới. Giữ tâm ý
trong sạch là định và huệ.
Tuy nhiên ở đây giới, định, huệ
liên hệ nhau như một tiến trình.
Giữ giới không phải chỉ tránh làm ác mà phải
ly dục,
xa lìa sự
ham muốn ở đời. Nhờ
ly dục, bớt
ham muốn nên tâm ít
phiền não, được yên tĩnh (định). Sau đó dùng
tâm định tĩnh suy tư,
quán chiếu đề mục thì huệ mới phát sinh. Huệ là khả năng thấy và
hiểu rõ thực tướng của sự vật (
tri kiến thanh tịnh). Trong ba cái, huệ là
mục tiêu tối hậu vì nhờ huệ mà
vô minh được
diệt trừ tận gốc. Do đó ta có thể nói giới và định là
phương tiện, còn huệ là
cứu cánh. Trong
kinh Trạm Xe[37] (Rathavivuta sutta) có nói về bảy giai đoạn
tu hành theo thứ lớp để
đạt đến giải thoát, trong đó giới và định là hai giai đoạn đầu, năm giai đoạn sau thuộc về huệ.
Tuy nhiên có người không
biết điều đó nên chấp vào giới và định rồi sinh bệnh.
Có giới mà thiếu huệ nhiều khi gây thêm
phiền toái vì không biết khi nào cần và khi nào không cần
giữ giới.
Giới luật được đặt ra vì một
lý do và một
hoàn cảnh nào đó. Khi gặp một
hoàn cảnh cấp bách thì Phật cũng khai giới.
Giữ giới để làm lành lánh ác,
tự lợi lợi tha chứ không phải
giữ giới để giới
trở lại trói buộc,
giữ giới để cầu tiếng khen, hoặc khen mình chê người, đó là chấp thuốc thành bệnh.
Tu định chỉ lo
nhập định, dứt bặt
suy nghĩ mà không hướng đến huệ thì khi
xả định hay
định lực hết thì
phiền não xuất hiện trở lại.
Tìm
Pháp mônNhiều người mới tu thường lo đi tìm
pháp môn. Tu một
thời gian không thấy gì lạ thì bỏ đi tìm
pháp môn khác. Tìm
pháp môn để
tu tập là điều tốt, nhưng việc quan trọng đầu tiên là phải
biết mình tu để làm gì, tại sao phải tu? Sau khi biết rõ mình muốn cái gì rồi thì mới đi tìm
phương tiện. Trên đường
tu đạo chúng ta nên theo tiến trình của
Tứ Diệu Đế (khổ, tập, diệt, đạo), phải thấy rõ và
ý thức được những
phiền toái, khổ đau của mình,
kế tiếp là
học đạo, học kinh để tìm
nguyên nhân khổ đau, sau cùng mới đi tìm
pháp môn để tu sửa. Tu một
thời gian phải kiểm chứng lại xem có
hiệu quả hay không?
Pháp môn là gì? Là một
phương pháp hay
phương tiện giúp ta
đạt đến mục đích (
cứu cánh). Tất cả Kinh Phật đều là những
pháp môn. Nếu
mục đích của bạn là làm sao bớt nóng giận, biết thương người thì bạn nên học
kinh Từ Bi (Metta sutta) và
thực hành theo
kinh Từ Bi, đó là bạn tu theo
pháp môn Từ Bi.
Xưa kia chư tổ nương theo một kinh để
tu tập rồi từ đó phát xuất ra một
tông phái,
như Pháp Hoa tông
chuyên tu theo
kinh Pháp Hoa,
Hoa Nghiêm tông chuyên tu theo
kinh Hoa Nghiêm,
Tam Luận tông tu theo ba bộ luận, v.v...
Thay vì bỏ
thì giờ đi tìm
pháp môn tốt hơn nên tìm lại xem bệnh của mình là gì? Vì biết bệnh mới dễ tìm thuốc. Bệnh chung của
đa số con người là gì? Là
vô minh,
ái dục,
chấp ngã,
tham lam, giận hờn, lo sợ,
bất an, v.v... Không biết bạn đang tu theo
pháp môn gì, nhưng nếu tâm bạn được
bình an, bớt giận hờn,
lo âu, biết
thương yêu và
thông cảm kẻ khác thì đó là
pháp môn tốt nhất cho bạn!
Thiền Tịnh song tu
Nên
tu Thiền hay tu Tịnh? Ngày nào còn
Phật Pháp, còn
Phật tử thì câu hỏi này vẫn còn được đặt ra. Người thì nói nên
tu Thiền, vì chính Phật
Thích Ca xưa kia nhờ
tu Thiền mà
giác ngộ. Người thì bảo thời nay
mạt pháp,
căn cơ hạ liệt tu thiền dễ tẩu hỏa nhập ma,
tốt hơn nên tu
Tịnh Độ. Người
tu Thiền thì xiển dương Thiền, kẻ theo
Tịnh Độ thì xiển dương
Tịnh Độ, điều này không có gì sai quấy, nhưng trong lúc xiển dương
pháp môn của mình thì vô tình rơi vào
độc tài chỉ trích pháp môn khác, hoặc nói
tu pháp môn nào thì phải
chuyên tu một thứ thôi, không nên tu hai ba cái một lúc.
Chúng sinh đa bệnh, một thứ thuốc không thể chữa hết bệnh được.
Phật pháp cũng giống như một nhà thuốc tây (pharmacie), nếu ta nhức đầu thì vào đó tìm thuốc nhức đầu, hết nhức đầu mà còn đau bụng thì vào tìm thuốc đau bụng. Đâu có lý nào lỡ uống thuốc nhức đầu rồi mà cứ phải uống hoài khi bị đau bụng? Nhiều khi vừa đau bụng vừa nhức đầu thì phải uống hai ba loại cùng một lúc. Điều quan trọng là bệnh nào thì dùng thuốc nấy.
Thiền và Tịnh là những loại thuốc tốt, nhưng bệnh của bạn là gì? Có thể bạn thích Thiền nhưng bệnh của bạn cần thuốc Tịnh mới hết, hoặc ngược lại bạn thích Tịnh nhưng bệnh của bạn phải uống thuốc Thiền mới hết, hoặc uống cả hai mới hết.
Ở đây tôi không
nói nhiều về Thiền và Tịnh vì có rất nhiều băng sách làm chuyện đó rồi nhưng phần đông là Thiền và Tịnh đi riêng, không
hợp tác chung.
Mục đích của Thiền là gì?
Tôn chỉ của
Thiền tông là "kiến tánh thành Phật", nhưng bạn có thấy ai
kiến tánh chưa, nhất là thời nay năm 2002? Và nếu có thì những người
kiến tánh đó
thành Phật chưa? Từ lúc
kiến tánh cho đến thành Phật còn không biết bao lâu nữa,
hành giả vẫn phải
tiếp tục tu tập, thanh lọc tâm ý, loại trừ
vọng tưởng,
tích tụ phước huệ. Người
tu thiền cần phải nhớ lại Phật là ai? Đâu phải chỉ
trở về sống với
Phật tánh là đủ
thành Phật, Phật có
mười danh hiệu, trong đó có
Minh Hạnh Túc (Vijjacaranasampanno), tức là
trí huệ và
đức hạnh đầy đủ.
Ngoài ra Minh còn có nghĩa là
tam minh:
thiên nhãn minh,
túc mạng minh,
lậu tận minh, ba thứ minh mà
Đức Phật chứng được khi
thành đạo.
Thiền tông thường lấy
bài kệ sau đây làm
tôn chỉ:
Bất lập văn tự,
Giáo ngoại biệt truyềnTrực chỉ nhân tâmKiến tánh thành Phật.
Nhưng "bốn câu kệ này không phải của
Đạt Ma mà do người
đời sau sáng tạo. Theo
Tông Giám,
tác giả bộ "Pháp chánh truyền của Phật Thích Ca" soạn năm 1257, đó là sáng kiến của
Nam Tuyền Phổ Nguyện"[38]. Câu "kiến tánh thành Phật" thường gây
hiểu lầm. Trong sách "Yếu Chỉ Thiền Tông",
Hòa thượng Thanh Từ có nói rõ: "Yếu chỉ
Thiền tông là
kiến tánh khởi tu. Chữ
kiến tánh có nghĩa là
ngộ đạo hay
giác ngộ. Song
ngộ đạo có chia ra
giải ngộ và chứng ngộ,
giác ngộ có chia phần giác và
toàn giác. Chữ
kiến tánh này
tương ưng với
nghĩa giải ngộ và phần giác. Cho nên người
kiến tánh chỉ gọi là
Thiện Tri Thức hay là Tổ ... Sau khi
kiến tánh cần phải khởi tu mới đạt
chứng ngộ,
giải thoát sanh tử, đắc
thành Phật quả...
Nếu không phải là người
kiên trì tỉnh giác bền bỉ
lâu dài, dù có
giải ngộ cũng
không giải thoát sanh tử"[39].
Bạn
tu Thiền để bớt
phiền não khổ đau hay để kiến tánh? Và dù cho bạn đã
kiến tánh rồi cũng chưa chắc
thoát khỏi sinh tử luân hồi. Vì nếu "công phu chưa
viên mãn thì tùy
phước nghiệp cao thấp, dầy mỏng, đến cảnh
tương ưng thọ sanh"[40]. Như vậy
tu Thiền mà chưa
chứng ngộ thì chết sẽ theo
nghiệp thọ sanh như bao nhiêu người khác. Và nếu phải thọ sanh thì tại sao không cầu sanh về
cõi Phật A Di Đà? Là
Phật tử (con Phật) cầu về với Phật, về nước của Phật thì có gì sai quấy? Chư
Bồ Tát Phổ Hiền,
Văn Thù,
Quan Âm,
Thế Chí,
Mã Minh,
Long Thọ là những người đã
chứng ngộ mà còn cầu sanh về
cõi Phật, huống chi
chúng ta.
Tịnh Độ có chăng?
Cá và rùa cùng sống trong một ao nhỏ. Một hôm rùa từ giã cá để
lên đường phiêu lưu
thám hiểm nơi khác. Sau ba tháng rùa
trở về ao cũ. Gặp lại rùa, cá mừng rỡ hỏi:
- Sau ba tháng anh đi những đâu kể cho tôi nghe với.
- Tôi đi du lịch trên mặt đất. Rùa đáp.
- Mặt đất là gì hả anh rùa?
- Mặt đất là nơi bằng phẳng và cứng chắc.
- Mặt đất có giống cái ao của mình không? Cá hỏi.
- Mặt đất không giống cái ao của mình chút nào.
- Thế trên mặt đất tôi có thể bơi lội được không?
- Anh không thể bơi lội trên mặt đất.
- Tôi có thể thở trên mặt đất được không?
- Anh không thể thở trên mặt đất.
- Mặt đất có trong như ao này không?
- Không trong như ao.
- Trên mặt đất có các loài thủy tộc khác như tôm, tép, cua, không?
- Không có các loài đó.
Tới đây cá vênh vang tự đắc nói:
- Nãy giờ tôi hỏi cái gì anh cũng nói là không hết, như
vậy thì mặt đất của anh không có, chỉ là chuyện bịa.
- Nếu ngày nào có ai giỏi hơn tôi, làm cho anh hiểu được thế nào là mặt đất thì ngày đó anh sẽ
nhận ra mình chỉ là con cá ngu,
thiển cận và
cố chấp.
Rùa sống ở
dưới nước nhưng có chân và đi được trên mặt đất, còn cá chỉ sống ở
dưới nước mà không thể sống trên đất. Khi nghe rùa nói về đất, cá không thể tưởng tượng ra nổi vì
kiến thức của nó bị
hạn chế trong
thế giới ao hồ nhỏ bé.
Tương tự như vậy, Phật
Thích Ca xuất thân ở
thế giới loài người nhưng biết và
giới thiệu cho
chúng ta cảnh giới Tịnh Độ của chư Phật, nếu ta dùng
kiến thức của
loài người để lý luận chối bỏ
thế giới Tịnh Độ thì có khác nào con cá trên.
Cực Lạc là
một thế giới
Tịnh Độ của Phật
A Di Đà. Danh từ
Cực Lạc (Sukhavati) nếu Phật
Thích Ca không nói thì làm sao ta có thể biết được?
Trong
không gian vũ trụ (univers) có hàng triệu ngân hà (galaxie), mỗi ngân hà là một nhóm gồm hàng triệu tỷ ngôi sao. Mỗi ngôi sao lại có những hành tinh nhỏ bay quanh tạo thành một
Thái dương hệ. Trái đất mà
chúng ta đang ở chỉ là một hành tinh rất nhỏ quay chung quanh một ngôi sao lớn là
mặt trời. Gần trái đất có những hành tinh
quen thuộc như Mars (
Hỏa tinh), Vénus (
Kim tinh), Jupiter (
Mộc tinh), Mercure[41] (
Thủy tinh), Saturne (
Thổ tinh), Uranus (
Thiên vương tinh), Pluton (
Diêm vương tinh), Neptune (
Hải vương tinh), và những chòm sao (constellation) lớn như Andromèdre (
Tiên nữ), Orion (Thiên lang), Pégase (Phi mã), v.v...
nếu không có kính viễn vọng, không được nghe các khoa học gia,
thiên văn gia nói đến thì làm sao ta biết nổi. Ngay cả một
thường dân ở Paris hoặc New York nhiều khi
chưa bao giờ được nghe thấy tên những hành tinh này huống chi một
dân quê sống ở Cà Mau hay miền
thượng du bắc việt! Thử tưởng tượng bạn đến nói với họ là phi thuyền Hoa Kỳ đã bay tới
mặt trăng,
Hỏa tinh và
Kim tinh thì họ sẽ nghĩ sao?
Tự lực,
tha lựcThiền chủ trương
tự lực, còn
Tịnh Độ chủ trương
tha lực, nhưng xét cho kỹ thì không có cái nào
hoàn toàn tự lực hay
hoàn toàn tha lực hết. Trong tự có tha, trong tha có tự, chỉ có tự nhiều tha ít, hay tự ít tha nhiều.
Tự lực là nương vào sức của mình,
tha lực là nương vào sức của người khác hay bên ngoài. Khi
tu thiền bạn có phải nương vào một
Thiền sư không? Nếu có thì đó là
tha lực rồi! Ngay cả chư tổ Thiền thuở xưa cũng phải
đi hành cước tìm thầy
khai ngộ chứ
một mình ngồi thiền làm sao giác ngộ?
Xá Lợi Phất,
Mục Kiền Liên nếu không gặp Phật thì làm sao
chứng quả A La Hán? Nếu nghĩ
tự lực mà có thể
giác ngộ thì đó là
ảo tưởng, vì
tự lực của mình phần nhiều là
nghiệp lực, mà
nghiệp lực thì dẫn đi
luân hồi chứ làm sao giải thoát! Người
tu Thiền vẫn cần nương vào thầy, bạn, kinh sách,
Tam Bảo,
đàn na tín thí, như vậy đâu phải
hoàn toàn tự lực.
Người tu
Tịnh Độ nương vào
tha lực của Phật
A Di Đà tiếp dẫn về
Cực Lạc, nhưng nếu lúc sống không
tu tập, không
làm lành lánh dữ, không
niệm Phật tụng kinh,
lễ bái,
sám hối, làm phước thì khi chết nghiệp dữ lôi kéo đâu còn biết Phật là ai thì làm sao Phật tiếp dẫn? Nếu ỷ nương vào
tha lực mà không có một chút
tự lực tu hành thì Phật làm sao cứu? Phật đưa tay
cứu độ thì ta cũng phải biết vói tay nắm lấy thì Phật mới kéo ta lên được.
Người khôn biết
kết hợp tự lực và
tha lực thì việc
tu hành chắc chắn, không nên
quá khích tự lực hoặc
ỷ lại tha lực.
Giữa nước Pháp và nước Anh là biển Manche, có một eo biển rất ngắn khoảng trên 30 cây số giữa tỉnh Calais (Pháp) và tỉnh Dover (Anh). Lâu lâu có những người
mạo hiểm muốn
thử sức mình, tự bơi qua biển, nhưng khi bơi họ cho một chiếc thuyền
đi theo để lỡ khi họ đuối sức hoặc bị chuột rút thì người trên thuyền
lập tức vớt họ lên. Phần đông đều bơi tới
bờ bên kia vì họ đã tập dợt kỹ càng rồi. Đây là
tự lực mà vẫn phòng hờ
tha lực giúp đỡ. Khi biết có
tha lực giúp đỡ thì
tự lực sẽ
tăng trưởng.
Tương tự như vậy,
tu Thiền để
vượt qua sông
sinh tử, nếu tin vào sức mình thì bạn sẽ tự bơi hoặc tự chèo không cần ai giúp, nhưng gặp đường sức yếu thì bạn nên biết
cầu cứu đến
tha lực của chư Phật,
Bồ Tát. Nhất là theo
Đại Thừa,
chúng ta biết chư Phật,
Bồ Tát nhiều
vô số, các ngài luôn luôn
thị hiện cứu giúp
chúng sinh dưới mọi
phương tiện và
hình thức. Nương
tha lực cũng giống như thuyền buồm ra khơi nương theo gió mà đi.
Nếu tu
Tịnh Độ mà cần qua sông chắc bạn sẽ nhảy ngay lên thuyền để khỏi
mất công bơi lội cho mệt, nhưng bạn quên một điều là cái gì cũng có giá của nó. Muốn lên thuyền thì bạn phải có tiền mua vé tàu, hoặc là
bà con với người chủ tàu. Muốn về
Cực Lạc cũng phải hội đủ
điều kiện tín, nguyện, hạnh,
tu tâm sửa tánh,
tích tụ phước huệ,
xa lìa ái dục thế gian.
Một thuyền, hai thuyền
Có người nói: "Vừa
tu Thiền vừa tu Tịnh có khác nào một người muốn qua sông mà mỗi chân đứng trên một chiếc ghe (thuyền) và cho hai ghe cùng chạy, đi như vậy rất nguy hiểm". Câu này mới nghe qua thật có lý, vì muốn qua sông mà đứng một chân thuyền này, một chân thuyền khác thế nào cũng té,
tốt hơn là đứng trên một thuyền. Nhưng nếu thuyền mình đang đi
nửa đường bị lủng đáy hoặc gẫy buồm gẫy lái thì sao?
Hàng năm ở Âu Châu có tổ chức những cuộc đua thuyền vòng quanh
thế giới, trong số đó có những loại thuyền đôi (catamaran), một loại thuyền buồm được làm bằng hai chiếc thuyền nhỏ ghép lại, và thuyền
ba thân (trimaran), được làm bằng ba chiếc thuyền nhỏ ghép lại. Phần lớn những thuyền loại này đều
thắng giải vì nó chắc và đi nhanh hơn loại thuyền đơn (monocoque). Đi hai thuyền cùng một lúc không có
chướng ngại gì nếu cả hai được
kết hợp với nhau để cùng đi về một hướng.
Mùa đông ở
Âu Mỹ người ta thường đi trượt tuyết (ski),
ban đầu phải đi với hai cây ski, khi đi giỏi thì có thể chuyển sang đi một cây ski (monoski).
Nếu cần di chuyển trên xa lộ thì bạn sẽ lựa xe gắn máy hai bánh hay xe hơi bốn bánh?
Xe hai bánh dễ đi hơn xe một bánh, xe ba bánh vững hơn xe hai bánh và xe bốn bánh thì
an toàn hơn xe ba bánh.
Nêu ra những
thí dụ trên để thấy rằng
vấn đề không phải ở chỗ một thuyền (ghe) hay hai thuyền, xe hai bánh hay bốn bánh.
Vấn đề là ta có biết
phối hợp một
cách thông minh những
phương tiện khác nhau để đạt
mục đích hay không?
Giáo lý căn bản có nói đến 37 phẩm
trợ đạo, tức là 37
phương pháp trợ giúp cho
hành giả trên đường
tu đạo, đó là
Tứ Niệm Xứ,
Tứ Chánh Cần,
Tứ Như Ý Túc,
Ngũ Căn,
Ngũ Lực,
Thất Bồ Đề Phần,
Bát Chánh Đạo. Ta có thể tu theo một hay nhiều phẩm đều tốt vì cái nào cũng hỗ trợ cho nhau.
Bồ tát đạo có
lục độ:
bố thí,
trì giới,
nhẫn nhục,
tinh tấn,
thiền định,
trí huệ. Đâu thể nói nếu tu
bố thí thì chỉ lo
bố thí thôi, không nên
tu trì giới hay
thiền định.
Bồ tát tu hành lục độ giống như đi một thuyền mà có sáu máy. Thay vì xem Thiền và Tịnh là hai thuyền (ghe) riêng biệt, sao ta không xem Thiền và Tịnh là hai máy của cùng một thuyền? Ở
Việt Nam Hòa thượng Thanh Từ chủ trương "Thiền Giáo đồng hành" tức vừa dạy Thiền vừa dạy Kinh, như vậy "Thiền Tịnh đồng hành", hay "Thiền Tịnh Mật đồng hành" đâu có gì trở ngại.
Khi tu hai ba cái
cùng lúc, ta có thể lựa một
pháp môn chính (chánh tu), và lấy những cái kia làm phụ (trợ tu hay
trợ đạo).
Thiền TịnhNếu bạn đang
tu Thiền mà muốn thêm
Tịnh Độ thì cứ
tiếp tục tu Thiền, chỉ cần khi xả thiền thì
phát nguyện và
hồi hướng cầu về
Cực Lạc để được gần Phật
nghe pháp. Chánh tu là Thiền, trợ tu là
Tịnh Độ. Ở
Ta Bà có Thầy nào hay
Thiền Sư nào giỏi hơn Phật? Có
thiền viện nào, tăng thân nào,
y báo nào
tốt hơn cảnh giới của Phật? Thiền mà thêm
Tịnh chỉ có lời chứ không có lỗ, như Tổ Vĩnh Minh[42] đã nói: "Hữu Thiền hữu
Tịnh Độ du như đới giác hổ", có Thiền có
Tịnh Độ giống như cọp thêm sừng.
Tịnh ThiềnNếu bạn đang tu
Tịnh Độ cầu sanh về
Cực Lạc, đây là một điều rất tốt nhưng nên nhớ
hiện giờ bạn hãy còn ở
Ta Bà, hàng ngày vẫn phải
đối diện với
phiền não khổ đau của
cuộc đời. Bạn có biết cách nào
đối phó với
phiền não không hay chỉ
niệm Phật A Di Đà là đủ? Phật
Thích Ca tu hành ba
A tăng kỳ kiếp, làm những
hạnh khó làm như
bố thí đầu, mắt, tay, chân,
vợ con, v.v...
chứng thành đạo quả để lại cho
chúng ta bao nhiêu
giáo lý mà ta
lơ là không học, chỉ bằng lòng với câu
niệm Phật, đó không phải cô phụ
công ơn của Phật
Thích Ca hay sao? Chưa kể
niệm Phật mà không biết
tu hành làm phước,
xa lìa ái dục thì cũng khó về
Cực Lạc, không phải Phật
Di Đà không rước mà vì chính ta không chịu đi.
Sau đây là
câu chuyện về Thangtong Gyelpo, một
đạo sư Tây Tạng nổi tiếng về
pháp môn Powa, tống
thần thức của người hấp hối về thẳng cõi
Cực Lạc (Déwatchen, tạng ngữ). Người nào vừa chết hoặc đang hấp hối mà thỉnh được ngài đến thì coi như
chắc chắn vãng sinh. Hôm đó ngài đến một làng nọ
triệu tập dân chúng lại và
tuyên bố: Hôm nay là
ngày lành tháng tốt, ai muốn về
Cực Lạc ta sẽ giúp cho. Nói xong ngài nhìn khắp
mọi người nhưng không thấy ai
trả lời, trong khi đó ngày thường họ không
ngần ngại băng rừng lội suối tìm ngài để cầu siêu cho
thân nhân. Thấy lạ, ngài mới hỏi từng người. Chỉ vào một thanh niên trẻ, ngài hỏi: Chú không muốn về
Cực Lạc à? Thanh niên
trả lời: Thưa ngài con muốn lắm nhưng còn mẹ già nên không nỡ bỏ đi. Chỉ vào một đàn ông trung niên: Anh có muốn về
Cực Lạc không? Anh này đáp: Con muốn về nhưng bây giờ còn
vợ con nên chưa đi được. Cứ thế ngài hỏi hết
mọi người đang có mặt ở đó, người nào cũng từ chối chưa muốn về
Cực Lạc bây giờ vì đủ mọi
lý do, nào là còn
cha mẹ, còn
vợ con, còn ruộng đất, còn
thiếu nợ, còn
tài sản, v.v...
Cuối cùng chỉ có một đứa nhỏ 10 tuổi bằng lòng về
Cực Lạc ngay hôm nay, hỏi ra thì nó
mồ côi cha mẹ và không còn
bà con họ hàng chi hết. Thangtong Gyelpo giữ lời, nói đứa bé
ngồi xếp bằng rồi ngài dùng
định lực tống
thần thức của nó về thẳng
Cực Lạc.
Câu chuyện này cho ta thấy gì? Ngày thường ai cũng nói tôi tin Phật
A Di Đà và
quyết tâm cầu về
Cực Lạc, nhưng khi Phật đến rước thì không chịu đi. Vì sao vậy? Vì bị nghiệp ái trói buộc! Tu
Tịnh Độ mà không
xa lìa ham muốn, yêu ghét, luyến tiếc
tài sản thì khi chết Phật
Di Đà giữ lời đến rước nhưng ta không đi được vì nghiệp ái quá nặng.
Bởi thế người tu
Tịnh Độ vẫn
cần phải tu tập như bao nhiêu "Phật tử" khác, tức là làm lành lánh ác, trau dồi
phước huệ,
tu tập thiền quán làm chủ tâm ý, có
định lực xa lìa ái dục,
hiện tại được
an lạc, nhờ vậy khi chết sẽ có một "cận tử nghiệp" tốt
bảo đảm vãng sinh. Những người tu
Tịnh Độ thời nay đâu phải là lần đầu tiên mới biết
Tịnh Độ. Họ đã gieo duyên và biết
Tịnh Độ từ nhiều đời trước nhưng
ái nghiệp chưa xả nên kẹt lại
Ta Bà. Vì thế chư tổ có câu: "Ái bất trọng
bất sinh Ta Bà, niệm bất nhất
bất sinh Tịnh Độ".
Tu Tịnh thêm Thiền cách nào? Chia thời khóa
ngồi thiền niệm Phật, thân trụ thì tâm mới định, trong lúc ngồi
niệm Phật nhiếp tâm chăm chú không để những
ý tưởng khác
xen vào. Trong ngày nên suy tư
quán chiếu về
vô thường, khổ,
vô ngã để
ly tham dục,
quán chiếu từ, bi, hỷ, xả để
chuyển hóa phiền não.
Nhiều người tu
Tịnh Độ cho rằng chỉ cần
niệm Phật là đủ, nhưng họ không rõ
niệm Phật là gì. Niệm có nghĩa là nhớ nghĩ,
niệm Phật là nhớ nghĩ đến Phật. Miệng niệm
A Di Đà Phật mà
tâm không nhớ nghĩ đến Phật thì đó chỉ là đọc
danh hiệu Phật chứ chưa phải là
niệm Phật. Miệng đọc tên Phật mà tâm vẫn nhớ nghĩ chuyện đời,
vui buồn, ưa ghét, giận hờn, lo sợ làm sao
tương ưng với Phật và
cảnh giới của Phật? "Niệm bất nhất
bất sinh Tịnh Độ", tức là sự nhớ nghĩ đến Phật không
chuyên nhất thì không thể sinh
Tịnh Độ. Tu Tịnh mà thêm Thiền thì tâm sẽ định, có định thì niệm (nhớ nghĩ) Phật sẽ
chuyên nhất, không bị
phiền não loạn tưởng, như vậy
chắc chắn vãng sinh Cực Lạc. Chánh tu là niệm (nhớ) Phật, trợ tu là thiền (định).
Thiền Tịnh chưa đủ
Tu Thiền có
giác ngộ mà chưa
chứng ngộ thì chưa
giải thoát sinh tử. Tu
Tịnh Độ tuy chưa
giác ngộ nhưng có thể
giải thoát trong
một đời nhờ
tha lực của Phật
A Di Đà. Trên
lý thuyết là như vậy nhưng
thực tế chưa đủ. Ta hãy nhớ lại
châm ngôn tu hành ở trên: Không làm mọi điều ác, gắng làm các
hạnh lành, giữ tâm ý
trong sạch. Có thể ngay
trong đời này ta không làm điều gì ác nhưng ai
bảo đảm là ta chưa từng làm ác trong kiếp quá khứ?
Ngộ Đạt quốc sư trong kinh
Thủy Sám tu hành thanh tịnh 10 kiếp
liên tiếp mà còn chưa
giải thoát huống chi
chúng ta là kẻ
tu hành lơ mơ tài tử? Có thể trong lúc
ngồi thiền,
niệm Phật tâm ý ta được
thanh tịnh chốc lát nhưng vì thiếu phước (không làm
hạnh lành) ta sẽ gặp đủ
chướng ngại như
hôn trầm,
tán loạn, đau ốm bệnh tật, thiếu ăn, thiếu ở, không ai
cúng dường giúp đỡ,
công phu bị
gián đoạn.
Nếu không biết
lễ Phật,
sám hối nghiệp ác quá khứ, không tạo thêm phước
hiện tại thì
nghiệp chướng (hoặc
ma chướng) sẽ
phá hoại đường tu, khi chết
cận tử nghiệp xấu lấn át khó
giải thoát. Do đó dù
tu Thiền, tu Tịnh, hay
Thiền Tịnh song tu,
chúng ta vẫn
cần phải thực hành thêm bao nhiêu
công hạnh khác như
sám hối,
lễ Phật,
bố thí,
cúng dường,
trì giới,
từ bi hỷ xả, giúp đỡ kẻ khác, trau dồi
phước huệ.
Mục đích chính của sự
tu hành là cầu
giải thoát sinh tử,
tu Thiền, tu Tịnh mà không
xa lìa ái dục, tham đắm
thế gian thì có khác nào muốn chèo thuyền qua sông mà dây neo còn buộc vào bờ.
Ý thức khổ
Thông thường trước khi đi khám
bác sĩ ta phải
ý thức được mình là người có bệnh.
Cũng thế, trước khi đi tìm
hạnh phúc ta phải
ý thức được khổ đau. Có bệnh mới đi tìm
bác sĩ, có khổ mới tu. Suy tư và thấm được
chân lý khổ là điều rất quan trọng.
Ở đời không ai muốn khổ, nhưng có khổ thì mới
trưởng thành. Khổ đau là một
kinh nghiệm cần thiết trên đường đạo. Người trí gặp khổ thì càng
tinh tấn tu học cầu
giải thoát. Vì thế nguời tu mỗi khi gặp cảnh
khổ không nên
thối chí mà hãy lấy ngay cơ hội đó để
quán chiếu.
Phải biết yêu và khổ vì yêu rồi mới thấy tình là giây oan.
Phải
trải qua đời sống vợ chồng tan vỡ,
ly dị mới thấy
đời sống gia đình không phải
hạnh phúc như hằng mơ tưởng.
Phải đi làm
cực nhọc, bị chèn ép ganh tị thì mới hiểu sống ở đời là
kham nhẫn.
Phải bon chen, dành giựt,
đua đòi mới thấy sống ở thành thị không phải
sung sướng.
Phải nếm mùi
sợ hãi,
thèm khát,
tuyệt vọng, thì mới thương cho kiếp
con người.
Phải bị
bệnh hoạn,
tai nạn, đau nhức thì mới
thông cảm người bệnh.
Phải gần gũi
tiếp xúc với cảnh khổ thì
lòng từ bi mới
tăng trưởng.
Phải bị trái ý, vu oan, dèm pha thì mới tập hỷ, xả được.
Phải thấy rõ những
phiền toái khổ đau của
ái dục đem lại thì mới
chấm dứt ham muốn.
Nhiều người trong lúc sống
sung sướng không biết tu, chỉ lo hưởng thụ, phải chờ đến khi
cuộc đời dội cho vài gáo nước lạnh, khổ đau, mất mát mới tỉnh cơn mê. Nhiều khi ta phải cám ơn bài học khổ, nhờ nó mà ta
tỉnh ngộ tìm đường giải thoát, chứ
nếu không thì chắc hãy còn lặn hụp trong thú vui
dục lạc của
thế gian.
Giáo lý mà
đức Phật giảng dạy
ngay sau khi vừa
chứng đạo là
Tứ Diệu Đế, trong đó bài học đầu tiên là
khổ đế. Phải
ý thức được khổ mới
tìm đường thoát khổ.
Đức Phật có nói
thí dụ về bốn loại ngựa để
so sánh với bốn hạng người ở đời. Loại ngựa thứ nhất, chỉ cần thấy bóng cây roi là nó đi ngay. Loại ngựa thứ hai thấy bóng cây roi chưa chịu đi, phải đợi cây roi đụng nhẹ mới chịu đi. Loại ngựa thứ
ba phải bị roi đánh thật mạnh vào da mới đi. Loại ngựa thứ tư phải bị roi đánh tét da chảy máu mới chịu đi.
Con người cũng vậy, hạng người thứ
nhất chỉ cần nghe nói về khổ liền
tỉnh giác mau
tìm đường giải thoát. Hạng người thứ hai phải
chứng kiến cảnh khổ mới
tỉnh ngộ tu hành. Hạng người thứ
ba phải rơi vào cảnh khổ mới lo tu. Hạng người thứ tư phải chịu
thống khổ đớn đau mới tìm đến đạo. Bạn kiểm xem mình thuộc hạng nào trong bốn loại người trên?
Bài tập:
Bạn hãy suy tư những điều sau đây
trong đời sống
hằng ngày:
1) Có cái gì khổ cái đó.
2)
Ý muốn có là bắt đầu khổ rồi.
3) Muốn có nhiều thì khổ nhiều, muốn ít thì khổ ít.
4) Mỗi khi gặp khổ, ta rút tỉa được bài học gì?
5) Ta có thể làm gì (trên Ý, Tình, Thân) để thay đổi hoàn cảnh?
Lập Hạnh
Ngày nay với khoa học
văn minh,
phương tiện truyền thông tối tân như Internet, mạng lưới toàn cầu (world wide web), kinh sách
Phật giáo và băng nhựa
thuyết pháp được
phổ biến khắp nơi.
Chịu khó ngồi trước máy vi tính (computer) bấm vào Internet, sưu tầm
tra cứu là ta có thể
trở thành một nhà
phật học uyên bác. Nhưng
đạo Phật là đạo
cứu khổ, quý nhất là
thực hành. Nếu cứ mải học
giáo lý,
tánh Không,
Bát Nhã,
Duy Thức,
Hoa Nghiêm,
Kim Cang, v.v... ta sẽ rơi vào
mê hồn trận của
tri thức, của
sở tri chướng và quên đi
thực hành.
Nếu người
nói nhiều kinh,
Không
hành trì,
phóng dật,
Như kẻ chăn bò người,
Không phần
sa môn hạnh. (
Pháp Cú, kệ 19)
Dầu nói ít
kinh điển,
Nhưng
y pháp hành trì,
Từ bỏ tham, sân, si,
Tâm thanh tịnh giải thoát,
Không chấp thủ hai đời,
Dự phần sa môn hạnh. (
Pháp Cú, kệ 20)
Muốn
thực hành không gì bằng Lập Hạnh. Lập hạnh giống như lập nguyện, chư
bồ tát có những
đại nguyện,
đại hạnh,
lục độ vạn hạnh. Hàng
sơ cơ như
chúng ta có thể bắt đầu bằng vài ba hạnh, khi nào
thuần thục thì lập thêm hạnh mới.
Sau đây là vài hạnh, tôi lập ra để tự nhắc nhở mình:
1)
Ghi nhận đúng
như thật2) Không nghĩ xấu kẻ khác
3)
Ái ngữ và không
nói xấu kẻ khác
4) Tập làm một điều tốt
1)
Ghi nhận đúng
như thậtGhi nhận đúng
như thật là không phê phán,
chỉ trích, không
thêm bớt ý kiến tốt xấu, hay dở của mình vào.
Trong đời sống hàng ngày
chúng ta thường
ghi nhận sự vật qua lăng kính,
vọng tưởng vọng tình của mình. Khi thương trái ấu cũng tròn, khi ghét
bồ hòn cũng méo, khi thương ai thì người đó làm gì ta cũng thấy
dễ thương hết. Khi ghét ai thì người đó làm gì ta cũng thấy dễ ghét! Thương nhau thương cả đường đi, ghét nhau ghét cả tông ti họ hàng! Khi ưa một thầy nào thì những gì thầy nói ta đều thấy hay và đúng. Khi ghét một thầy nào thì những lời thầy nói dù đúng
chánh pháp ta cũng cho là sai, là dở.
Chúng ta hay gán lên sự vật những nhãn hiệu (étiquette, label) do
thành kiến,
chấp trước ưa ghét của mình, rồi chấp cứng vào đó. Trong khi đó sự vật
vô thường, thay đổi trong từng
sát na. Anh B
nói đúng hôm nay không có nghĩa là anh sẽ
nói đúng ngày mai. Anh A là người xấu hôm nay nhưng chưa chắc sẽ xấu
trọn đời.
Ghi nhận sự vật đúng
như thật chưa đủ, ta phải tập
chấp nhận sự vật như nó là (
pháp nhĩ như thị). Gặp trời mưa, tôi
ghi nhận là trời mưa và
chấp nhận hôm nay trời mưa. Nhưng nếu trời mưa mà tôi nói là trời xấu rồi không bằng lòng, tôi muốn trời phải nắng đẹp mới chịu. Nói trời xấu là
vọng tưởng,
không vui là vọng tình!
Sống chung trong
gia đình, mỗi người có mỗi tính mỗi tật, nếu biết
ghi nhận như thật và
chấp nhận tánh tình của mỗi người là như vậy (
như thị) thì ta sẽ
thoải mái không
cảm thấy khó chịu hay vướng bận.
Nếu không biết
ghi nhận và
chấp nhận sự vật đúng
như thật thì ta sẽ muốn người này phải như thế này, người kia phải như thế kia rồi sinh ra
buồn bực.
Bản tính của con chó là hay sủa mà ta không cho nó sủa, muốn dạy nó phải nằm im, phải biết
nghe lời ta, dạy hoài mà nó cứ sủa thì ta sẽ tức mình lấy gậy đánh nó. Khi nào hết nghiệp làm chó
chuyển kiếp làm người thì tự động nó sẽ hết sủa.
Cũng thế, ta không thể nào bắt người khác phải thay
đổi tánh tình theo ý ta nếu họ không muốn. Ngay cả Phật cũng không thể dùng
thần thông biến ta thành
từ bi,
trí huệ được. Chư
Bồ Tát muốn
độ sanh thì phải dùng
lời nói dạy dỗ cho ta chứ các ngài không thể nhảy vào đầu mà
chuyển hóa ta được.
Đừng
lầm lẫn con người với hành động
Anh Tư là người
học thức tốt nghiệp kỹ sư kinh tế nhưng anh lại đi buôn lậu. Tuy buôn lậu nhưng anh rất tốt với
gia đình, mỗi khi trúng được áp phe nào lớn là anh cho tiền
cha mẹ và anh em bạn bè. Có người biết anh buôn lậu nên họ nói anh là một tên
lưu manh, trong khi đó người trong
gia đình lại cho anh là người tốt. Vậy anh Tư là người tốt hay xấu? Sau một
thời gian buôn lậu, nhiều
đồng nghiệp bị bắt ở tù, thấy
thế anh Tư bỏ nghề buôn lậu
trở về làm ăn buôn bán đàng hoàng. Lúc đó người ta lại nói anh Tư là người
lương thiện.
Vậy thì anh Tư là người
lưu manh hay lương thiện?
Anh Tư không phải là người tốt và cũng không phải là người xấu, chỉ có hành động của anh lúc xấu, lúc tốt. Hành động buôn lậu là một hành động
lưu manh,
phi pháp, đáng bị ở tù, còn hành động
rộng rãi giúp đỡ
gia đình là một hành động tốt
đáng khen.
Chúng ta không thể và không nên phán xét hay
đánh giá một người nào bởi vì người đó không bao giờ
hoàn toàn là một cái gì,
chúng ta chỉ có thể phán xét hành động của người đó là phải hay trái, tốt hay xấu mà thôi.
Trong
gia đình có nhiều bậc
cha mẹ thường mắng con là đồ ngu, đồ lười, đồ
ăn hại, v.v... Khi mắng như vậy họ không biết đã vô tình làm hại đứa nhỏ, gieo vào đầu và làm cho nó tưởng nó là người ngu, lười và
ăn hại không làm nên trò trống gì cả. Lớn lên nó sẽ có
mặc cảm sợ sệt, nhút nhát vì trong tâm nó nghĩ nó là đồ ngu,
ăn hại,
vô dụng. Khi đứa nhỏ chơi dại thì ta nên la nó: con đừng chơi dại, đây là một hành động
ngu xuẩn. Khi đứa nhỏ không chịu học bài, chỉ thích đi chơi thì ta nói cho nó thấy đó là một hành động lười biếng, không nên
tiếp tục. Đứa nhỏ không phải là một người lười, vì nó chỉ lười học chứ đâu có lười đi chơi. Một người nếu là ngu thì
chắc chắn sẽ không thể
thông minh được, một người nếu thực sự là ác thì sẽ không bao giờ
trở thành tốt được.
Mỗi khi phán xét một người nào
chúng ta phải
cẩn thận, đừng đóng khung và dán cho họ một nhãn hiệu do chính ta làm ra.
2) Không nghĩ xấu kẻ khác
Trong sự giao tiếp hàng ngày, mọi sự
xích mích bất hòa đều bắt nguồn từ "nghĩ xấu và
nói xấu nhau". Nghĩ
xấu người khác tức là hại mình trước, vì sao? Vì mình đã làm nhơ và đầu
độc tâm mình. Khi tôi nghĩ anh Sáu là người
lưu manh,
gian xảo thì đương nhiên tôi sẽ
nghi ngờ và ghét anh ấy.
Xa hơn nữa tôi sẽ
chỉ trích và đối xử xấu với anh và tạo thêm nghiệp oán thù. Muốn không nghĩ xấu về người khác thì phải tập đừng nhìn lỗi người. Vì thấy lỗi người thì ta dễ sanh lòng
chỉ trích,
buồn phiền, khó chịu.
Dễ thay thấy lỗi người,
Lỗi mình thấy mới khó,
Lỗi người, ta phanh tìm,
Như sàng trấu trong gạo,
Còn lỗi mình,
che đậy,
Như kẻ gian dấu bài. (
Pháp Cú, kệ 252)
Hãy tập đừng nghĩ xấu về người khác. Nếu thấy người làm ác thì ta nên
suy nghĩ như sau: vì
vô minh,
phiền não làm mất
sáng suốt nên người đó mới hành động sai quấy như vậy. Họ là người đáng thương,
đau khổ đời này và
cả đời sau (vì phải chịu
quả báo).
Không nên nhìn lỗi người,
Người làm hay không làm,
Nên nhìn tự chính mình,
Có làm hay không làm. (
Pháp Cú, kệ 50)
Người tu
cần phải "phản quang tự kỷ" tức là quay cái nhìn
trở lại nơi mình, xem mình có làm lỗi hay không. Có thấy lỗi mình thì mới tu sửa để trở nên
thánh thiện. Còn người khác có làm sai quấy hay không thì đó là chuyện của họ, không nên
dại dột ôm thêm
phiền não vào mình. Không nghĩ xấu kẻ khác tức là đang thanh lọc tâm ý của mình và làm đúng
lời Phật dạy.
Tụng kinh,
sám hối mà
tiếp tục nghĩ xấu kẻ khác thì nghiệp cũ chưa sạch lại tạo thêm nghiệp mới.
Nếu gặp
trường hợp mình không nghĩ xấu kẻ khác mà ngược lại họ nghĩ xấu mình thì sao? Thật ra
vấn đề này không cần đặt ra, vì ta chưa có
tha tâm thông nên không thể biết được trong tâm người khác nghĩ gì về ta. Ta chỉ có thể nghi, hoặc đoán là họ nghĩ xấu mình qua
cử chỉ lời nói hành động của họ. Họ nghĩ gì về ta thì đó là
vấn đề của họ vì họ phải sống với những
ý nghĩ đó.
Không nghĩ xấu kẻ khác là một hạnh tu rất khó làm, không phải một sớm một chiều mà làm được ngay. Có người sau một
thời gian tu hành, biết
phải trái rồi tâm bỗng sinh ra
phân biệt,
so sánh, phán xét kẻ khác,
thí dụ như thấy
bạn đồng tu không
giữ giới, không
tụng kinh, không
thiền định, không
chánh niệm, không
ăn chay, v.v... Nói ra sợ
mích lòng tạo
khẩu nghiệp, không nói thì trong lòng
bực bội, khó chịu. Tu như
vậy thì càng tu càng khổ, và đương nhiên là tu không đúng. Tu sửa phải có
từ bi và
trí huệ. Nếu
tập khí phân biệt, phán xét quá sâu dày thì ta tập chuyển như sau: mỗi khi thấy ai làm điều gì sai quấy thì ta liền
phát nguyện cầu cho người đó
nghiệp chướng tiêu trừ, căn lành
tăng trưởng. Mình
tu thiền Tứ Niệm Xứ mà thấy người khác không có
chánh niệm thì liền
phát nguyện cầu cho người này sẽ có
chánh niệm. Mình
thông hiểu kinh điển mà thấy người khác tụng như vẹt thì
phát nguyện cầu cho họ sớm hiểu được nghĩa mầu. Cứ thế mình luôn trải tâm ra cầu mong những sự
tốt đẹp đến với
mọi người. Như
vậy thì cái tâm phán xét được chuyển
thành tâm từ bi.
3) Không
nói xấu kẻ khác
Nói là một khả năng
đặc biệt của
con người, là một
phương tiện truyền thông, nhưng hầu hết những
vấn đề vui buồn,
sung sướng, khổ đau đều bắt nguồn từ
lời nói. Thương nhau cũng vì
lời nói mà ghét nhau cũng từ
lời nói. Một
lời nói có thể gây ra chiến tranh mà cũng có thể đem lại hòa bình. Vì thế
đức Phật dạy tu là phải
kiểm soát ba nghiệp: thân, khẩu, ý cho
thanh tịnh. Về ý thì ta đã lập nguyện ở trên là không nghĩ xấu kẻ khác, bây giờ về khẩu tức là cái miệng thì ta tập không
nói xấu kẻ khác.
Nói xấu kẻ khác thì ta được
lợi ích gì? Không được
lợi ích gì hết mà ngược lại, trước hết tạo
khẩu nghiệp, sau là
nói xấu người thì sẽ bị người
nói xấu lại.
Nói xấu người là làm dơ miệng mình trước.
Người đời có tật
hay nói, thích nói, nhất là những chuyện
thị phi,
bàn tán, chê bai người này,
chỉ trích người kia, phán xét người này tốt người kia xấu. Nghe một thì đồn mười, chuyện có thì nói không, chuyện không thì nói có, gây ra
xích mích giận hờn lẫn nhau.
Cổ nhân có câu "bệnh tùng khẩu nhập, họa tùng khẩu xuất", nghĩa là các thứ bệnh đều từ miệng mà vào, mọi
tai họa đều từ miệng mà ra, và "khẩu khai thần khí tán, thiệt động
thị phi sanh", mở miệng thì thần khí tiêu hao, lưỡi động đậy nhiều thì sanh chuyện
phải trái. Do đó
tu hành chúng ta cần phải tỉnh giác giữ gìn cái miệng của mình. Nếu được thì nên tập bớt nói, và khi nói thì phải
cẩn thận. Người xưa thường căn dặn trước khi nói phải uốn lưỡi bảy lần để đừng nói bậy gây
tổn thương cho mình và người.
Trong
năm giới căn bản của
Phật tử tại gia thì ba giới đầu:
sát sanh,
trộm cắp,
tà dâm thuộc về thân, còn hai giới sau:
nói dối, và uống rượu thuộc về miệng. Đúng ra giới thứ tư
bao gồm cả bốn điều là không:
nói dối (
vọng ngôn), nói
thêu dệt (
ỷ ngữ), nói hai chiều (
lưỡng thiệt), và
nói xấu người (
ác khẩu).
Lời nói rất
lợi hại trong việc giao tiếp với đời. Nghĩ
xấu người khác thì chưa nặng lắm vì nó hãy còn nằm trong tâm và làm
một mình ta khổ thôi, còn
nói xấu người khác thì cả hai đều bị
tổn thương. Vì thế
tu hành không phải chỉ có
tu tâm như một số người lầm tưởng mà phải tu cả miệng nữa. Tu miệng tức là tập
chánh ngữ (điều thứ ba trong
Bát Chánh Đạo).
Chánh ngữ không phải
đơn giản chỉ nói
sự thật mà nó
bao gồm năm điều sau, như
Đức Phật dạy trong
Kinh Ví dụ cái cưa (
Trung Bộ Kinh 21): "Chư
Tỷ Kheo, có
năm loại ngôn ngữ mà các thầy có thể dùng khi nói với người khác:
1/ đúng thời hay
phi thời2/
chân thực hay không
chân thực3/
nhu nhuyến hay
thô bạo4/ có
lợi ích hay không
lợi ích5/ với
tâm từ hay tâm sân."
Qua lời dạy trên, ta thấy không phải cứ
nói đúng sự thật là tốt. Có những
sự thật không nên nói và có những
sự thật cần nên nói.
Sự thật mà nói không
đúng lúc (
phi thời) thì sẽ không ai nghe.
Sự thật mà nói một cách hung hăng
thô bạo thì người ta ghét và
không chấp nhận. Nói
sự thật mà gây
tổn hại chia rẽ không đem lại
lợi ích cho ai thì nói làm chi? Nói
sự thật mà lòng tức giận thì
sự thật đó chỉ là một cái cớ hại người, nói ra cho
hả dạ. Vì thế
Chánh Ngữ cần
bao gồm năm điều sau:
1/ nói
sự thật2/
nói đúng lúc
3/
ôn hòa ái ngữ4/ có
lợi ích5/ nói với
tâm từ mong cho người
nghe được an vui
hạnh phúc.
Nhiều người cho rằng khi mình nói
sự thật, đúng
lẽ phải thì người khác phải nghe, nếu họ không nghe thì mình
nổi giận. Đây là một
ý tưởng sai lầm cần phải sửa và kiểm lại xem mình có nói theo
chánh ngữ hay không?
4) Tập làm một điều tốt
Tập được hai hạnh trên: không nghĩ xấu và không
nói xấu kẻ khác là
chúng ta đã
tiến bộ khá xa trên đường Đạo.
Tuy nhiên đây mới chỉ là một phần ba đường, không làm điều ác (
chư ác mạc tác). Một phần ba
kế tiếp là tập làm điều lành (chúng thiện
phụng hành).
Về thân thì ta tập
bố thí,
cúng dường, giúp đỡ, làm
công quả, v.v...
Bố thí cúng dường là một hạnh
căn bản trên đường đạo, nó
chuyển hóa lòng
keo kiệt bám víu tài sản, khai mở tâm xả và
rộng lượng, phần đông người
trí thức rất ít
để ý tới hạnh này. Các vị
Bồ Tát lớn trong
kinh Đại Thừa đều có những
hạnh nguyện đặc biệt và nó
trở thành tên của các ngài,
thí dụ như
Thường Tinh Tấn Bồ Tát,
Thường Bất Khinh Bồ Tát,
Quán Thế Âm Bồ Tát,
Trì Địa Bồ Tát trong
kinh Pháp Hoa.
Thường Bất Khinh Bồ Tát thường hành một điều
đơn giản là thấy ai ngài cũng lễ xá và nói: "Tôi không dám khinh quý vị, vì quý vị đều sẽ thành Phật".
Quán Thế Âm Bồ Tát thì tu hạnh lắng nghe và cứu người khổ đau."Trì Địa
Bồ Tát từng làm hạnh
bồi bổ đường xá, đất đai, bờ bến, khiến cho người bộ hành được vững bước, xe cộ được
lưu thông, ghe thuyền được qua lại dễ dàng. Ngài lại còn khuân vác đồ đạc cho người ta ở những nơi chợ búa, thành phố mà không
thọ lãnh tiền công[43]".
Ngoài những hạnh nơi thân, ta có thể lập hạnh nơi miệng như tập
khen tặng người khác, đó là
ban cho họ sự
hoan hỷ.
Tâm lý chung của
con người chỉ thích được khen chứ không biết khen. Mỗi khi thấy ai làm điều gì
tốt đẹp ta nên
tùy hỷ và
khen tặng, khen như vậy là
ý thức được điều tốt nơi
tha nhân. Ta vừa có
công đức và người kia được
hoan hỷ, đấy không phải
tự lợi lợi tha là gì?
Bài tập:
1) Một ngày qua ta đã làm gì
lợi ích cho mình và người khác?
2) Ta có đem lại niềm vui cho ai không?
3) Ta đã
sửa đổi được tánh xấu nào?
4) Ta có làm đúng theo hạnh của mình không?
Tóm lược
Trên đường đạo,
chúng ta cần nương theo một vị thầy để
học hỏi giáo lý kinh điển, trau dồi giới, định, huệ và lựa một
pháp môn tu trì. Nếu chưa
tìm ra thì có thể lấy
pháp môn thiền tịnh song tu và sau cùng là lập hạnh để
tu tập trong đời sống hàng ngày. Vì tu không phải là
chạy trốn cuộc đời mà là
chuyển hóa mình ngay trong
cuộc đời.
-ooOoo-
[34] Kinh Đại Bát Niết Bàn, phẩm Tứ Y, Phật dạy: y theo pháp không y theo người, y theo nghĩa không y theo lời, y theo trí không y theo thức, y theo kinh liễu nghĩa không y theo kinh chẳng liễu nghĩa.
[35] Kinh thứ 17 thuộc Trung Bộ Kinh.
[36] HIstoire du Bouddhisme Indien. Etienne Lamotte
[37] Kinh thứ 24 của Trung Bộ. Thích Minh Châu dịch.
[38] Đôi nét về Tổ Sư Thiền. Thích Phước Sơn
[39] Yếu Chỉ Thiền Tông. Thích Thanh Từ
[40] Yếu Chỉ Thiền Tông.
[41] Tên những hành tinh bằng tiếng Pháp.
[42] Vĩnh Minh đại sư là một thiền sư giác ngộ và cũng là tổ thứ 6 của Tịnh Độ tông.
[43] Trích Phật Học Từ Điển 3. Đoàn Trung Còn