Loạt bài giảng này được
Hòa thượng Tịnh Không khởi giảng tại
giảng đường Tịnh Tông Hiệp Hội Singapore từ ngày 14 tháng 5 năm 1999 và kéo dài
cho đến ngày
hoàn tất là 20 tháng 4 năm 2000, tính ra cũng gần tròn một năm.
Trong suốt thời gian này,
Hòa thượng luôn
cố gắng duy trì các buổi giảng vào sáng sớm, kể cả vào những lúc
Hòa thượng có
Phật sự phải rời Singapore. Vì thế,
chúng ta thấy có nhiều bài giảng cũng được
thực hiện ở Hương Cảng (Hong Kong), Australia...
Tuy nhiên, do nhiều
nhân duyên Phật sự khác nên đã có nhiều
thời gian gián đoạn trong suốt quá trình này, do đó mà tổng cộng 195 buổi giảng đã phải mất gần một năm mới
hoàn tất.
Mặc dù băng ghi hình các buổi giảng đã được
lưu hành rộng rãi từ lâu, việc chuyển dịch sang Việt ngữ vẫn chưa được
thực hiện hoàn chỉnh. Bản dịch
phổ biến hiện nay đã xuất
bản thành sách tại
Việt Nam ghi là của Vọng Tây
Cư Sĩ và Viên Đạt
Cư Sĩ, do NXB Hồng Đức
ấn hành, gồm 2 quyển, theo
so sánh của chúng
chúng tôi thì chỉ dịch đến bài giảng thứ 106. Như vậy, chỉ mới được khoảng hơn một nửa.
Khoảng giữa năm 2017, một nhóm
Phật tử cộng tu tại Hà Nội
liên lạc với tôi để xin phép được in ấn tống sách Chuyển họa thành phúc do
chúng tôi chuyển dịch.
Chúng tôi đã
đồng ý cho họ
sử dụng bản Việt dịch này vào
mục đích ấn tống,
hoàn toàn vô
điều kiện. Từ
nhân duyên kết nối này, họ bày tỏ mong muốn nhờ
chúng tôi chuyển dịch một số tựa sách như Thánh học căn chi căn, Quần thư trị yếu... Tuy vậy, do chưa đủ
nhân duyên nên bản dịch các sách này vẫn chưa được tiến hành. Đến
cuối năm 2017 thì nhóm
Phật tử ở
đạo trường này
chính thức nhờ
chúng tôi chuyển dịch loạt bài
giảng giải Cảm ứng thiên này của
Hòa thượng Tịnh Không. Đầu năm 2018,
chúng tôi thực hiện bản dịch đầu tiên tại Bà Rịa Vũng Tàu,
Việt Nam và sau đó vẫn
tiếp tục đều đặn cho đến tháng 2 năm 2019 này thì
hoàn tất tại thành phố Westminster, miền nam California, Hoa Kỳ. Như vậy,
thời gian chuyển dịch sách này đã kéo dài hơn một năm.
Do số lượng trang quá nhiều,
chúng tôi đã
quyết định chia thành hai tập, mỗi tập gần 900 trang khổ giấy lớn (16x24cm), được in với
hình thức bìa cứng.
Đồng thời, để tạo
điều kiện dễ dàng cho người đọc,
chúng tôi cũng phát hành theo
hình thức phân chia thành 8 tập, mỗi tập khoảng hơn 200 trang, được in với
hình thức bìa thường. Tất cả các bản in này đều có sẵn trên Amazon từ khoảng đầu tháng 3 năm 2019.
Chúng tôi hoan nghênh và sẵn sàng
cho phép việc ấn tống
lưu hành sách này tại
Việt Nam. Bất kỳ
Phật tử hay
tự viện nào có sự
quan tâm, xin
vui lòng liên lạc với
chúng tôi qua điện thư
[email protected] để được hỗ trợ.
Trong quá trình Việt dịch sách này,
chúng tôi đã
tham khảo thêm nguyên bản Hán
văn sách Cảm ứng thiên vị biên, là quyển sách được
Hòa thượng chọn để dựa theo và trích dẫn
trong suốt quá trình
giảng giải Cảm ứng thiên.
Ngoài ra, ở một số nơi
cần thiết,
chúng tôi cũng
tham khảo thêm các
bản kinh, luận được
Hòa thượng nhắc đến hoặc trích dẫn.
Chúng tôi tin rằng cách
tham khảo mở rộng này sẽ giúp bản Việt dịch chuyển tải được đầy đủ và
chuẩn xác hơn những
ý nghĩa mà
Hòa thượng muốn nói đến trong bài giảng. Đối với một số
ý nghĩa hoặc
thuật ngữ Phật học có thể khó hiểu với những người mới tiếp cận
Phật pháp,
chúng tôi cũng
cố gắng biên soạn thêm phần
chú giải để giúp quý
độc giả dễ hiểu hơn.
Ngoài ra, sau khi chuyển dịch
hoàn tất,
chúng tôi cũng
thực hiện một bản Việt dịch hoàn chỉnh toàn văn
Cảm ứng thiên, có sự
phân đoạn theo
ý nghĩa trong các bài giảng của
Hòa thượng.
Chúng tôi đặt bản Việt dịch này ngay đầu sách để quý vị
độc giả có thể tiện
sử dụng,
tham khảo trong suốt quá trình đọc sách.
Một điểm trước tiên cần lưu ý là bài văn Cảm ứng thiên này không phải kinh văn trong Phật giáo, mà là một bản văn xuất phát từ Đạo giáo. Phần nội dung mở rộng trong sách Cảm ứng thiên vị biên mà Hòa thượng đã chọn sử dụng lại là một sự tổng hợp cả ba nguồn giáo lý của Nho, Đạo và Phật. Thông qua nhận xét này, chúng ta có thể hiểu được dụng ý của Hòa thượng khi mang một bản văn của Đạo giáo ra giảng giải cho người Phật tử. Từ góc nhìn của một bậc thầy Phật giáo, có vẻ như toàn văn Cảm ứng thiên đã được giảng giải theo quan điểm Phật giáo và hoàn toàn phù hợp với nội dung trong kinh điển Phật giáo.
Tuy nhiên, cách giảng giải phương tiện này không phải lần đầu tiên được thấy ở đây. Như trong Phật pháp có câu: “Viên nhân thuyết pháp, vô pháp bất viên.” (Người hiểu đạo thuyết pháp, dù nói pháp nào cũng không khiếm khuyết.) Tinh thần Phật pháp khi được vận dụng đúng đắn vào cuộc sống, vào bất cứ hoàn cảnh nào, cũng đều sẽ tỏa sáng lên trí tuệ chân thật và giúp chúng ta hiểu đúng về bản chất của sự vật, sự việc mà không bị che mờ bởi định kiến, thiên kiến hay tà kiến. Một trong các trường hợp điển hình được tìm thấy trong kho tàng kinh điển Phật giáo chính là kinh Thiện Sanh hay còn gọi là kinh Thi-ca-la-việt. Trong nội dung kinh này, chàng cư sĩ Thi-ca-la-việt nghe theo lời dạy của người cha đã quá cố, mỗi ngày đều tắm rửa, thay quần áo sạch sẽ rồi “hướng về phương đông lạy 4 lạy, hướng về phương nam, phương tây, phương bắc cũng lạy mỗi phương 4 lạy, lại hướng lên trời lạy 4 lạy, hướng xuống đất lạy 4 lạy”. Tất nhiên, nếu không có một ý nghĩa thiết thực chân chính nào thì việc lễ lạy mỗi ngày như thế sẽ không gì khác hơn là một sự mê tín, mù quáng và hoàn toàn vô ích. Tuy nhiên, khi đức Phật nhìn thấy việc làm của Thi-ca-la-việt, ngài đã giảng giải cho chàng trai này những ý nghĩa chân chính để biến đây thành một pháp tu tập hướng thiện. Đức Phật dạy: “Hàng trưởng giả, những người trí thức, nếu như có thể trừ dứt sáu pháp xấu ác, đó chính là lễ lạy sáu phương. Những gì là sáu pháp xấu ác? Một là tham uống rượu, hai là mê cờ bạc, ba là thích ngủ sớm dậy trễ, bốn là ưa mời thỉnh khách khứa, năm là thích kết giao cùng kẻ xấu, sáu là ham thích việc giết hại, lừa gạt, dan díu vợ người. Nếu có thể trừ dứt sáu việc ấy, đó là lễ lạy sáu phương. Nếu không trừ được sáu việc ấy thì sự lễ lạy nào có ích gì?”1
Và tiếp theo trong suốt bản kinh này, đức Phật đã giảng giải về ý nghĩa việc lễ lạy mỗi một phương đông, tây, nam, bắc... Thông qua đó, ngài đã chỉ dạy những đạo đức luân lý cốt lõi trong đạo làm người như bổn phận của con cái đối với cha mẹ, ứng xử tốt đẹp trong đạo vợ chồng, giao tiếp giữa bạn bè, giữa chủ thuê và người làm công v.v... Chính những nội dung quý báu này đã khiến cho kinh Thiện Sanh trở thành một bản kinh được rất nhiều người biết đến và được xem những khuôn mẫu tốt đẹp nhất mà người cư sĩ tại gia phải luôn học tập, rèn luyện theo đó.
Chúng ta cũng nhận thấy nhiều trường hợp tương tự khi Hòa thượng Tịnh Không dùng nhận thức Phật giáo để giảng giải bài văn Cảm ứng thiên. Chẳng hạn như khi bản văn ngăn cấm những điều như “khạc nhổ [khi thấy] sao băng. Chỉ vào cầu vồng. Thường chỉ trỏ mặt trời, mặt trăng, tinh tú. Nhìn lâu vào mặt trời, mặt trăng...”, hầu hết chúng ta đều dễ dàng xem đây như những niềm tin mù quáng của người xưa và không có ý nghĩa thiết thực gì nhiều. Tuy nhiên, qua sự giảng giải chi ly, cuối cùng Hòa thượng đã đưa đến một kết luận sáng tỏ và hợp lý:
“Cho nên, hợp tất cả những điều này lại, chúng ta giải thích một cách hợp lý thì đó không gì khác hơn là các bậc cổ đức dạy ta phải cung kính, tức là đối với hết thảy mọi người, đối với hết thảy sự việc, đối với hết thảy muôn vật đều phải thường giữ tâm cung kính. Đây là nguyên lý của giáo dục.” Như vậy, từ những điều cấm kỵ mang đậm chất mê tín, huyền hoặc, người Phật tử đã có thể tiếp nhận như một lời nhắc nhở cảnh tỉnh để tu tập, rèn luyện đức khiêm cung, nhẫn nhượng. Điều này thể hiện rõ tinh thần viên dung của đạo Phật: “Tất cả pháp đều là Phật pháp.” Xuyên suốt loạt bài giảng này, những ý nghĩa nhân quả, những tiêu chuẩn thiện ác được nêu lên và nhấn mạnh, giảng giải nhiều lần, tạo cho người đọc một nhận thức sâu sắc rõ ràng và một niềm tin chắc chắn. Đây chính là rào cản hữu hiệu nhất giúp con người dừng lại trước tất cả các việc xấu ác cũng như khuyến khích họ nỗ lực làm điều thiện. Chính hiệu quả thiết thực này là điều mà trước đây Đại sư Ấn Quang từng nhắm đến. Bởi trong một xã hội mà đạo đức suy đồi, luật nhân quả không được tin nhận, thì cho dù pháp luật có nghiêm khắc chặt chẽ đến đâu cũng không thể giúp giữ vững sự bình an, ổn định, vì luôn có không ít những kẽ hở trong pháp luật mà những người xấu sẵn sàng lợi dụng để trục lợi và gây tổn hại đến người khác, gây rối loạn xã hội. Chỉ khi luật nhân quả được mọi người tin nhận, những chuẩn mực thiện ác tốt xấu được mọi người phân biệt rõ ràng, thì sự ổn định xã hội và xa hơn nữa là hòa bình thế giới mới mong đạt được. Quan điểm này của Đại sư Ấn Quang trước đây đã được Hòa thượng Tịnh Không tiếp nhận và xiển dương hết sức hiệu quả trong suốt cuộc đời hoằng pháp của ngài, mà cụ thể là khuyến khích, thúc đẩy việc lưu hành cũng như giảng giải ba bộ sách khuyến thiện: Liễu Phàm tứ huấn, An Sĩ toàn thư và Cảm ứng thiên....