Trong kinh
Niết-bàn có
câu chuyện sau:
“Nhà kia, có một người
phụ nữ bước vào, người vừa
xinh đẹp lại đeo ngọc ngà
châu báu khắp cả thân. Chủ nhà thấy vậy, liền hỏi:
- Nàng tên là gì, ở đâu?
- Tôi là
Công Đức Đại Thiên, thưa ngài.
Chủ nhà lại hỏi:
- Nàng đến đây làm gì?
- Chỗ nào tôi đến, tôi có thể cho các thứ
vàng bạc,
lưu ly,
pha lê,
xa cừ,
mã não, voi ngựa, xe cộ, tôi tớ…
Chủ nhà nghe thế
vui mừng hớn hở thầm nghĩ: Do ta đầy đủ
phước đức nên nay nàng này đã đến nhà ta. Nghĩ rồi bèn
đốt hương, trải thảm hoa,
cung kính đón mừng.
Chưa đâu vào đâu, bỗng nhìn ra thì thấy một nàng áo quần rách tươm,
da thịt nứt nẻ, sắc mặt xám mét, dơ dáy, hôi hám đang chực chờ ở cửa. Chủ nhà thấy vậy liền
bước ra hỏi:
- Nàng tên là gì, ở đâu?
- Tôi tên
Hắc Ám. Tôi đến chỗ nào có thể làm cho nhà đó hao tài,
tốn của.
Chủ nhà nghe xong, bèn cầm dao dọa:
- Làm ơn đi giùm.
Nếu không ta sẽ chém.
Cô gái nói:
- Ông thật
ngu si, chẳng có
trí tuệ.
Chủ nhà liền hỏi:
- Sao bảo ta
ngu si không có trí tuệ?
Cô gái
trả lời:
- Người
xinh đẹp đứng trong nhà kia, là chị tôi. Tôi thường đi chung với chị. Nếu ông đuổi tôi thời ông cũng đuổi chị.
Chủ nhà trở vào hỏi
Công Đức Đại Thiên:
- Ngoài cửa có cô gái nói là em của nàng có đúng không?
- Thật là em gái tôi. Tôi đi chung với nó chưa có lúc nào rời nhau, tôi thường
mang đến sự
tốt đẹp còn nó mang lại sự xấu ác. Tôi thường làm việc
lợi ích, còn nó thì
mang đến sự suy hao. Nếu ai yêu tôi thì cũng phải yêu nó. Nếu
cung kính tôi cũng phải
cung kính nó. Chủ nhà liền nói:
- Nếu có cả sự tốt lẫn xấu như vậy, thời ta chẳng cần. Mời hai nàng đi cho.
Hai chị em cùng đi, dắt nhau đến nhà một người nghèo. Người nghèo này lòng rất
vui mừng, liền nói:
- Từ nay trở đi, xin hai nàng ở luôn nhà tôi.
Công Đức Đại Thiên liền hỏi:
-
Chúng tôi vừa bị người
xua đuổi, sao ông lại mời
chúng tôi ở lại?
Người nghèo nói:
- Vì nàng nên tôi phải kính cô kia. Vì thế nên tôi phải mời cả hai ở lại”.
Câu chuyện nói lên sự
đối đãi ở
thế gian. Có đẹp thì có xấu, có phúc thì có họa… “Cái này có thì cái kia có. Cái này không thì cái kia không”. Mình muốn thứ này thì mình phải
chấp nhận luôn thứ kia. Muốn có
vinh quang thì phải
chấp nhận có ngày bị tủi nhục.
Muốn được
mọi người quan tâm mình thì cũng phải
chấp nhận luôn sự soi mói, vạch lá tìm sâu của họ. Mình không thể
yêu cầu mọi người rằng chỉ nên nhìn thấy và
quảng bá cái tốt của mình, còn những cái xấu thì đừng
quan tâm. Cô gái
Hắc Ám trong đoạn kinh trên nói ông chủ nhà rằng “Ông không có trí tuệ”, cũng nhằm để nói ông không thấy được thực lý
Duyên sinh của cuộc sống. Vì không thấy, nên ông chỉ muốn bắt cái này mà
xua đuổi cái kia. Nhưng ở đời không bao giờ có chuyện như thế.
Thế giới này là
thế giới của sự
đối đãi nhị nguyên nên ta không thể đi tìm một nơi chốn hay
trường hợp nào mà không có sự được mất, thắng thua…
Vậy thì chẳng lẽ
con người phải chịu
thăng trầm,
vinh nhục theo cái
vòng lẩn quẩn đó không thể thoát ra hay sao?
Không hẳn vậy! Cuộc sống có được mất, thắng thua nhưng ta có
cảm thấy bị
thăng trầm,
vinh nhục hay không là tùy ở
thái độ và
quan niệm sống của ta. Nếu
chúng ta quan niệm rằng sống là phải hơn người khác, làm là phải thắng người khác, để rồi luôn
tranh đấu với
thái độ hiếu thắng thì khi hơn người ta sẽ
cảm thấy vinh quang, thậm
chí cao ngạo, cho rằng mình giỏi, mình hay. Và
dĩ nhiên, với
quan niệm và
thái độ sống như
vậy thì khi thất bại ta sẽ thấy nhục nhã vì nghĩ rằng mình bất tài, rằng
mọi người đang
coi thường mình. Có người khi bị thất bại, họ sẽ
tìm cách báo thù hoặc rơi vào trầm cảm đến mức tự tử.
Tuy nhiên, nếu ta sống và làm việc với
thái độ cống hiến,
phục vụ thì ta sẽ không có những
trạng thái tâm lý tiêu cực như vậy. Vì không muốn thắng người nên khi thua cũng không thấy nhục. Vì không tranh với người nên khi mất cũng không thấy tiếc. Giống như Nguyễn Công Trứ từ chức Thượng thư bị giáng xuống làm lính mà ông vẫn
thản nhiên coi như
bình thường. Ông nói rằng “Lúc làm tướng tôi không lấy làm vinh thì nay làm lính tôi cũng không lấy làm nhục. Người ta ở địa vì nào, có nghĩa vụ đối với
địa vị ấy”.
Ông coi
mọi việc bình thường như vậy là vì ông làm quan để
phục vụ triều đình,
phục vụ dân chúng chứ không ham
quyền cao chức trọng, hay
danh tiếng, bổng lộc.
Đã vậy thì làm quan
phục vụ cũng được mà làm lính
phục vụ cũng được. Nếu có tâm
phục vụ thì ở
vị trí nào,
hoàn cảnh nào cũng có thể
phục vụ được. Làm được như
vậy thì mới gọi là
tinh thần phục vụ thật sự.
Chúng ta thấy có một số người rất
hăng hái phục vụ cộng đồng, lúc nào cũng nói với
mọi người rằng họ vì
xã hội, vì
chúng sinh, vì
Phật pháp mà làm. Thế nhưng khi được
yêu cầu giao chức vị cho người khác làm, họ không chịu.
Nhất quyết phải là họ làm mới được. Đây chẳng qua là sự
tham danh hám lợi ẩn nấp dưới lớp vỏ
phụng sự,
từ bi.
Người
từ bi thật sự, người có tâm
phục vụ thật sự sẽ không bám vào
địa vị, danh xưng của mình, không
quan tâm người khác
tôn trọng hay
coi thường mình, cũng không cần người phải cám ơn mình. Họ làm việc chỉ vì một
mục đích duy nhất là giúp đỡ người khác, đem lại
lợi ích cho người khác để cho người khác hết
đau khổ, được an vui.
Đã vậy thì chỉ cần người khác có
lợi ích là được rồi, còn mình giúp hay ai giúp đâu có quan trọng.
Tôi biết một vị thầy nọ rất giỏi nhưng lúc nào cũng khiêm tốn. Thầy có bằng
tiến sĩ nước ngoài nhưng ai hỏi về việc
học hành thì thầy chỉ nói là học
Phật pháp, vậy thôi. Thầy không xin làm việc
Giáo hội hay đi dạy trường này trường kia. Còn
Giáo hội cử thầy làm gì thì thầy làm cái đó. Xong rồi thôi. Có người thấy tiếc cho thầy, rằng thầy giỏi
vậy mà không có cơ hội
phục vụ được nhiều. Thầy chỉ cười nói rằng: “Mình học trước hết là để tu. Tu là chính còn làm việc chỉ là
tùy duyên mà thôi. Hơn nữa mình phải tin vào
Phật pháp.
Phật pháp cho mình làm cái gì thì mình làm cái đó. Nếu
Phật pháp không cho mình làm việc đó tức là đã có người khác làm việc đó
tốt hơn mình rồi. Ai làm cũng vậy thôi,
miễn là có lợi cho
Phật pháp. Mình không làm việc này thì sẽ làm việc khác. Thiếu gì việc để làm”. Tôi cho rằng một người mà có
quan niệm và
thái độ sống như
vậy thì không bao giờ bị những chuyện thắng thua,
vinh nhục làm cho lay động được, huống hồ là bị những thứ đó làm hoen ố
tâm hồn.
Do
tính chất sinh từ bùn mà vượt lên trên bùn,
hoa sen trở thành biểu tượng của sự thanh cao và thoát tục. Cũng vậy, sống trong cõi đời này,
chúng ta không thể nào cách ly
hoàn toàn với những
hiện tượng của
thế gian. Nhưng điều quan trọng là
chúng ta đừng để bị hòa tan và đánh mất mình trong đó. Để làm được điều đó,
chúng ta phải chuẩn bị cho mình
quan niệm và
thái độ sống
vô ngã,
vị tha. Làm bất cứ việc gì cũng không phải vì hơn thua với người khác mà phải
vì lợi ích của
tha nhân. Trong kinh
Tương ưng bộ (tập III, kinh số 165),
Đức Phật dạy rằng: “Này các Tỷ-kheo, Ta không
tranh chấp với đời. Chỉ có đời
tranh chấp với Ta. Này các Tỷ-kheo, người nói
pháp không tranh chấp với một ai ở đời”. Vì có tranh là có thắng thua. Chỉ khi nào ta hững hờ với những
phạm trù đối đãi ấy thì ta mới được
tự tại, an vui:
Chiến thắng sinh thù oán
Thất bại chịu khổ đau
Sống tịch tịnh an lạc
Bỏ sau mọi thắng bại.
(Kinh
Pháp cú, 201)