SUỐI NGUỒN TÂM LINH
Nguyên tác Ajahn Chah
Việt dịch Minh Vi
Giọng đọc: Kiều Hạnh-Kiều Phương
LỜI GIỚI THIỆU
Đêm xuống nhanh. Khắp rừng văng vẳng tiếng dế cùng với tiếng rên rỉ sởn ốc của loài ve nhiệt đới. Dăm ba ngôi sao
lờ mờ rọi
xuyên qua ngọn cây. Giữa rừng, một căn nhà chòi được thắp sáng với hai cây đèn dầu, và ở nơi đó khoảng vài chục người đang ngồi quanh một
nhà sư có vóc dáng nhỏ nhắn, chắc nịch,
ngồi xếp bằng trên một chiếc ghế mây.
Đó là một đám đông đủ hạng người: gần bên Ajahn Chah (hay Luang Por, Đức Cha, lối
xưng hô trìu mến của các
đệ tử đối với ngài), là một nhóm
tỳ kheo và
sa di mà
đa số là người Thái hay người Lào với vài người da trắng
bao gồm một người Canada, hai người Mỹ, một người Úc, và một người Anh. Ngồi ngay
trước mặt Ajahn Chah là một cặp vợ chồng độ
trung tuần,
ăn mặc tươm tất và trang trọng – người chồng là nghị sĩ của một tỉnh lị xa xôi. Nhân cơ hội đang công tác trong vùng này, họ đến để viếng thăm Ajahn Chah và cúng dàng
tu viện một ít tài vật.
Đàng sau họ và ở hai bên là một số dân cư địa phương. Quần áo của họ sờn hẳn và nước da sẫm đen, nhăn nheo – giống như mặt đất
nghèo nàn nơi đó. Trong số họ, có vài người đã từng là bạn thuở
ấu thời của Luang Por – cùng bắt cóc và leo cây; có những người từng được ngài giúp đỡ, và đã từng giúp đỡ ngài trước khi ngài là một
tỳ kheo. Gần phía cuối là một nữ giáo sư từ Freiburg đến Thái Lan với một
đồng đạo để
nghiên cứu Phật pháp, và bên cạnh bà là một
ni cô người Mỹ từ nhóm nữ tu của
tu viện có
trách nhiệm hướng dẫn bà và
phiên dịch.
Kế đó là ba, bốn
ni sư từ nhóm nữ tu, đến để thỉnh ý của Luang Por về một
vấn đề liên quan đến cộng đồng phụ nữ và để thỉnh ngài ghé qua khu vực rừng của họ để
thuyết giảng – lần
cuối cùng ngài viếng thăm họ là cách đây bảy, tám ngày. Họ ngồi ở đó đã mấy tiếng đồng hồ rồi, nên họ lạy chào ngài và rời khỏi đó, cùng với nhữn vị khách khác từ nhóm nữ tu – họ cần
trở về trước khi trời tối và họ đã trễ rồi.
Phía cuối ở một bên phòng, nơi
ánh sáng lờ mờ, là một người đàn ông độ ba mươi tuổi,
vẻ mặt lạnh lùng. Gã ngồi hơi chếch qua một bên, như thể sự có mặt của gã nơi đó không
thoải mái cho lắm.
Bình thường, gã rất ghét bất cứ thứ gì
dính dáng đến
tôn giáo, nhưng gã phải
miễn cưỡng tôn trọng Luang Por, có lẽ vì Luang Por
nổi tiếng là một người cứng cỏi và có khả
năng nhẫn nại
phi thường. Trong số những người
tu hành, có lẽ chỉ có ngài mới là người thứ thiệt – “nhưng ngài có lẽ là người
duy nhất đáng để cúi đầu
đảnh lễ trong khắp cái tỉnh thành này.”
Gã tức giận và căm hận lắm. Cách đây một tuần, đứa em trai yêu quý của gã – một trong những thành viên của một đảng cướp trong vùng – đã mắc bệnh sốt rét não và chết
trong vòng vài ngày. Gã
đau lòng vô cùng đến độ không còn thiết đến điều
gì nữa. “Nếu hắn bị người ta đâm chết,
ít nhất tôi còn có thể trả thì – nhưng tôi phải làm gì bây giờ: đi kiếm con muỗi đã cắn nó để giết sao?” “Tại sao không đến gặp Luang Por Chah?” Một người bạn đề nghị như thế. Và đó là
lý do gã có mặt ở đây hôm nay.
Luang Por
mỉm cười,
nâng cao ly nước để làm rõ ý của ngài. Ngài
nhận ra gã thanh niên trong bóng tối đó. Không bao lâu, bằng một cách nào đó, ngài đã dụ được gã nhích gần lên phía trước, như thể ngài đang kéo lưới một con cá
tinh khôn và
ương ngạnh. Điều xảy ra
kế tiếp là, gã thanh
ngoan cố gục đầu vào tay của Luang Por và khóc
thảm thiết như một em bé; sau đó gã cười. Phải, gã cười chính sự kiêu mạng và
uất hận của mình. Gã
nhận ra rằng gã không phải là người đầu tiên và
duy nhất đã từng mất đi người
thân yêu – những giọt lệ tức giận và
đau khổ trở thành những giọt nước mắt khuây khỏa và
hiểu biết.
Tất cả những điều này xảy ra giữa hai mươi người
hoàn toàn lạ mặt nơi đó, thế nhưng bầu không khí vẫn bình thản và đầy
tin tưởng.
Mặc dầu họ đến từ đủ mọi tầng lớp trong
xã hội, từ nhiều
quốc gia khác nhau, nhưng có lẽ
mọi người đều
cảm thấy rằng họ có cùng một
cảnh ngộ “sinh, lão, bệnh, tử” và vì thế họ giống như anh em một nhà.
Cảnh tượng này đã diễn ra rất nhiều, rất nhiều lần
trong suốt thời gian ba mươi năm giảng dạy của Ajahn Chah, và
thường thường vào những lúc như thế, có người đã
biết trước và
mang theo một cái máy thâu âm và nhờ thế họ đã ghi lại được phần nào những buổi
thuyết pháp. Đó là những gì được viết xuống trong cuốn sách này.
Cùng với những bài giảng dài như được viết lại nơi đây, người đọc cũng nên biết rằng, thường thì sự dạy dỗ của Ajahn Chah rất
tự nhiên. Khi
thuyết giảng, ngài giống như một nhạc trưởng đang điều khiển một dàn nhạc và
cùng lúc tạo ra những
âm thanh hoàn toàn hài hòa với
thiên nhiên và tâm trạng của những người chung quanh ngài,
phối hợp với
lời nói,
cảm xúc và những
nghi vấn trong lòng họ, và rồi để cho câu
trả lời tuôn chảy một cách
tự nhiên.
Ngài có thể đang
chỉ dẫn cho một nhóm người nào đó cách thức để lột vỏ một trái xoài, và rồi quay sang
mô tả bản chất rốt ráo của
thực tại - với cùng một phong thái
quen thuộc, nhẹ nhàng. Một phút này, ngài
lạnh lùng và
cộc cằn với một người tự mãn, nhưng phút sau, lại
dịu dàng và khôi hài với một người nhút nhát. Ngài có thể đang cười đùa
rả rích với một người bạn cũ trong làng, nhưng ngay sau đó, ngài có thể nhìn thẳng vào viên mắt cảnh sát tham nhũng và nói chuyện một cách
nghiêm nghị về sự
thanh liêm chính trực trên đường
tu hành. Vài phút sau đó, ngài có thể la rầy một
tỳ kheo ăn mặc luộm thuộm, nhưng rồi lại để cái áo ngoài của mình tụt xuống vai để lộ cái bụng tròn trĩnh của ngài.
Dầu là trong một buổi
thuyết giảng chính thức hay trong những
buổi họp mặt thông thường, Ajahn Chah không bao giờ
hoạch định trước bất cứ điều gì. Không một chữ nào từ những bài giảng của ngài trong cuốn sách này được
sắp đặt trước khi ngài bắt đầu nói chuyện. Đây là một nguyên tắc
vô cùng quan trọng. Ajahn Chah
cảm thấy rằng công việc của vị thầy là đứng qua một bên và để
Giáo Pháp tự nó
phát khởi phù hợp với nhu cầu
tức thời - "Nếu nó không sống trong
hiện tại, nó không phải là Chánh Pháp", ngài nói.
Có
một lần, ngài mời một vị tăng trẻ tên là Ajahn Sumedho (
môn đệ người
Tây Phương đầu tiên của ngài) lên
thuyết giảng trước đám đông tại
tu viện chính, Wat Pah Pong. Đây là một khảo nghiệm
gay go - không chỉ phải nói chuyện tới vài trăm người đã từng quen với lối
thuyết giảng khôn ngoan và tinh xảo của Ajahn Chah, mà còn phải giảng bằng tiếng Thái, một
ngôn ngữ mà anh chỉ mới học ba, bốn năm trước. Anh
sợ hãi,
lo nghĩ đủ thứ. Anh từng đọc về Sáu
Cảnh Giới trong
vũ trụ quan của
đạo Phật và sự tương quan giữa chúng và những tâm thái khác nhau (sự tức giận và các
cảnh giới địa ngục, sự khoái lạc và các cảnh trời, v.v... ). Anh
quyết định rằng đây là một đề tài
hấp dẫn và anh
sắp đặt những
ý tưởng của mình cho khúc chiết. Vào cái đêm quan trọng đó, Ajahn Sumedho đã
diễn thuyết một cách
trôi chảy và được rất nhiều người trong
tăng đoàn khen tặng. Anh ta
cảm thấy nhẹ nhõm và rất
hài lòng với chính mình. Nhưng vài hôm sau, trong một phút giây
im lặng ngắn ngủi, anh bắt gặp ánh mắt của Ajahn Chah, và ngài nói nhẹ nhàng, "Đừng bao giờ làm như thế nữa".