Việc chúng ta không ăn thịtxuất phát từ lòng bi mẫn với muôn loài thì đó thực sự là việc tốt lành, phù hợp với giáo pháp. Không ăn thịt cũng giúp chúng ta tránh được nghiệp trở thànhma quỷ hút máu, ăn thịt và giữ được sự thanh tịnh bên trong và bên ngoài.
Khi nói về ma quỷăn thịt và uống máu, chúng ta thấy sợ hãi. Nhưng nếu suy nghĩchín chắn về việc này thì liệu chúng ta có phải là ma quỷ không? Khi hàng ngày chúng ta vẫn ăn thân phần của chúng sinh, lấy thân mạng của chúng sinh để làm nguồn dinh dưỡng và nuôi sống bản thân.
Chưa cần bàn đến ảnh hưởng của ác nghiệpăn thịt, những tranh luận về ác nghiệp khi ăn động vật lớn hay nhỏ, bản thân việc ăn thịt cũng đã là một ác nghiệp to lớn. Loài ngườichúng ta vốn cho rằng mình sạch sẽ và khác biệt so với các loài khác. Nhưng việc ăn thịt khiến chúng tatrở thành những chúng sinh tàn ác ăn các xác chết. Khi nói về ma quỷăn thịt và uống máu, chúng ta thấy sợ hãi. Nhưng nếu suy nghĩchín chắn về việc này thì chúng ta thực sự là ma quỷ, những ma quỷ mà mọi người có thể nhìn thấy. Kinh điển dạy rằng ăn trứng cũng là ác nghiệp to lớn. Tóm lại, “Thiện hay bất thiệntùy theo động cơ” (Thiện căn ở tại lòng ta) và “Tham, sân, si dẫn đến nghiệp bất thiện”. Lời dạy “vạn pháp duy tâm tạo” chỉ ra rằng bất kỳ hành động nào như ăn, uống, ngủ hay ngồi, khi bị tính ích kỷchấp ngãchi phối đều là hành động bất thiện. Quả báo của nghiệp bất thiện cũng tùy theo mức độ ích kỷ của hành động. Vì thế, chúng ta cần thường xuyênkiểm tra động cơ hành động của mình.
Giết hại các loài vật và vui sướngăn thịt chúng là việc làm không đúng đắn. Nếu việc chúng ta không ăn thịtxuất phát từ lòng bi mẫn với muôn loài thì đó thực sự là việc tốt lành, phù hợp với giáo pháp. Không ăn thịt cũng giúp chúng ta tránh được nghiệp trở thànhma quỷ hút máu, ăn thịt và giữ được sự thanh tịnh bên trong và bên ngoài. Nếu chúng tathực hànhyêu thương bằng hành động thì bất kỳ chúng sinh nào tiếp xúc với chúng ta sẽ đều yêu thươngchúng ta. Tình yêu thương và lòng bi mẫn dành cho hết thảy chúng sinh sẽ lớn lên trong tâm chúng ta.
Các nhà khoa học cũng đã khám phá ra sự thật này. Vì thế, nếu có thểdần dầnkiểm soát xúc tình phiền não như sân giận, kiêu mạn thì tâm chúng ta sẽ bình an, thấy hạnh phúc ngay trong đời, thậm chí trong cả đờitiếp theo. Vì thế, chúng ta cần suy nghĩchín chắn và hành động theo cách thực sự đem lại an vui cho mọi chúng sinh.
Nguồn: ấn phẩm TỰ TRUYỆN PHÁP KÝ, tác giả Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa.