Trong kinh kim cang có câu " phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng", ý nói tất cả những gì có hình tướng đều là hư vọngkhông thật. Vậy ngã cũng là giả danh, mà vô ngã cũng là không thật. Tất cả đều là danh, chỉ là tên gọi mà thôi. Ai chấp ngã thì tạo nghiệp, ai chấp vô ngã thì dính mắc.
Trong kinh Duy Ma Cật có câu " ngã và vô ngã không hai nghĩa là vô ngã", ý nói không còn phân biệt ngã và vô ngã. Vì ngã và vô ngã chỉ là hai trạng thái của tâm thức biến hiện ra. Người tu vô ngã cũng chưa gọi là giải thoát, mà phải đạt trạng thái ngã và vô ngã chẳng hai mới chứng trạng tháivô ngã. Pháp tu có nhiều cách để tu vô ngã. Đức Phậttùy căn cơ của mỗi người mà nói pháp thật tướng. Thứ nhất là tịnh độ tông, là phương phápvi diệu lấy danh hiệu chư phật làm pháp ấn. Ngõ hầu đưa tâm thức không dính mắc bởi lục trần thông qua lục thức. Là pháp mônvi diệu người người căn cơ cao thấp đều dùng được. Thứ hai là pháp môn thiền chia ra ba dạng thiền cơ bản là thiền quán, thiền niệm, thiền vô niệm. Thiền quán là thiền minh sát tuệ hay Tứ niệm xứ dùng phép quán để đối trị ngã để về với vô ngã, nhưng đạo là thông suốtlưu chuyển nên việc đối trị ngã bằng phép quán cũng chỉ là phương tiện, mà phương tiện thì tùy người tùy căn cơ nữa. Thứ ba là mật tôngtrì chú, tập trung định lực vào câu chú trừ đi sự ám chướng trong tâm, là tâm giải thoát yên vui. Vô ngã là bổn thể của tâm mà ngã là dụng của tâm mà thôi. Khi tâm khởi phân biệt thì ngã xuất hiện, khi tâm không chấp khởi vọng niệm thì vô ngãhiện tiền trong tâm. Mà trong tâm thật cũng chẳng có vô ngã, chỉ thuận duyên mà có danh xưng tạm gọi là thôi. Như vậy, hàng phật tửtại gia hay xuất giatu hành nhằm mục đích giải thoát thì quy về bổn tâm thanh tịnh, bản tánhdiệu dụng của tâm. Đừng chấp ngã hay vô ngã, mà sống thật với tâm khôngphân biệt, không vọng động, không chấp trước, tâm không hai thì giải thoáthiện tiền trong tâm, niết bàntại tâmhiện tại an vui.