CON NGƯỜI ĐÃ CHO NHAU NHỮNG GÌ? Thích Đạt MaPhổ Giác
Đất có công dụng gì và giúp ích cho con người ra sao?
Đất trả lời: Chúng tôixây dựng và làm nền móng để hình thành cho nhau mà không có điều kiện toan tính!
Vậy nước sống với nhau như thế nào? Nước trả lời: Chúng tôi có trách nhiệm hoà lẫn vào nhau để làm nên sự sống, theo dòng chảy của cuộc đời mà không than phiền trách móc một ai.
Còn gió sống với nhau như thế nào? Gió trả lời: chúng tôi cùng nhau nâng cánh cho nhau để tăng thêm niềm tinchân chính và hy vọng cho cuộc đời. Còn mây sẽ sống ra sao với bầu vũ trụbao la này?
Mây trả lời: Chúng tôi tan biến vào nhau khi ẩn khi hiện và làm thành cho nhau để bảo tồn sự sống một cách trọn vẹn.
Vậy cỏ sống với nhau như thế nào?
Cỏ trả lời: Chúng tôi nương tựa vào nhau, hoà quyện cùng nhau để tạo nên những bông hoa tươi đẹp tỏa hương thơm ngát cho cuộc đời.
Cỏ đã như thế, còn cây sống với nhau ra sao?
Cây trả lời: Chúng tôiche chở cho nhau, bám víu vào nhau theo nguyên lý duyên sinh để đóng góp cho cuộc đời theo khả năng của mình.
Các loài vô tình sống như thế, còn con người sống với nhau như thế nào?
Không ai dám trả lời, không ai nói gì cả, vì còn những điều rất sâu kín đang được ẩn giấu bên trong trái im rỉ máu. Vì con người còn đang bận rộn với bộn bề công việc với tham lam giận hờn và si mê mà tranh giành giết hại lẫn nhau chỉ vì quyền lời riêng tư do chủ nghĩa cá nhân sai sử làm mất đi tính người. Vì con người sống không thậtvới nhau do si mêlầm lạc, cho nên lúc nào cũng chôn chặt nụ cười để làm khổ cho nhau do không có nhận thứcsáng suốt.
Vì người còn quên cách yêu thương nhau bằng trái tim có hiểu biết...! Thế cho nên: "Bụng lớn năng dung, hay dung những điều khó dung trong thiên hạ. Miệng cười hỷ xả, hay xả những điều khó xả ở thế gian".
“Năng” là có thể, thuận theo. “Dung” là bao dung, chịu đựng. “Bụng lớn năng dung” nghĩa là cái bụng lớn có thể bao dung, chịu đựng, nhẫn nhịn nhường với tinh thầntừ bihỷ xả. Bao dungđộ lượng và tha thứ trong sự cảm thông, những gì mà người trong thiên hạ luôn làm những việc xấu ác . Đó là những thói hư tật xấu cũng như những điều hay lẽ phải của người thế gian. Bao dung những tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến cũng như những từ, bi, hỷ, xả với tinh thầnvô ngãvị tha.
Nụ cười của Ngài Di Lặc: Nụ cười với niềm vui lớn lao đó biểu hiện từ trong tâm hoan hỷ mà ra, vì vậy khi nhìn ai cũng cảm nhận được niềm vui chính mình và làm cho người cùng hoan hỷ vui theo. Nụ cười của Ngài cũng là sự thể hiện hai đức hạnhquý báu trong đạo Phật, đó là hỷ, xả. Có hỷ, xả chúng ta mới nở nụ cười vui tươichân thật, hạnh phúc, an lạc. Có an lạc thì cuộc sống mới có ý nghĩa và thật đáng sống nhờ có tư duytích cực và tin sâu nhân quả. Hỷ tức là vui theo việc làm tốt của người, đạo Phật thường gọi là tùy hỷ công đức. Xả tức là bỏ, bỏ tất cả những điều phiền muộn khổ đau do người tạo ra cho ta. Nếu chúng ta không thể xả được những điều gây nên sự phiền não, phiền muộn thì ta sẽ đau khổtriền miên mà đánh mất chính mình. Đức tính hỷ xả chính là yếu tố cơ bản giúp chúng ta thăng tiến trên con đườnghoàn thiện nhân cách sống và đạo đức của mình. Hỷ xả là chất liệu quý báu để mọi người có thể đùm bọc, thương yêu, chia sẻ, giúp đỡ nhau bằng tình người trong cuộc sống, nhằm hóa giải mọi sự oán giận thù hằn sự đố kỵ, ganh ghét để mang lại an lạc hạnh phúc cho mọi người. THÍCH ĐẠT MAPHỔ GIÁC