Chúng ta đang ngồi
với nhau ở đây, trong
không gian của
núi rừng Lộc Uyển sau khi khóa tu Về Nguồn vừa
kết thúc. Tôi muốn mượn hai chữ Về Nguồn để mời tất cả cùng
đi vào thăm dò đời sống bên trong, tìm đến cội nguồn sự sống của mình: cội nguồn của
đời sống gia đình và cội nguồn
đời sống tâm linh.
Khi
thăm dò được vào
đời sống tâm linh của chính mình, ta sẽ có
hạnh phúc và người thân của ta cũng được
hạnh phúc. Nếu ta chưa tìm vào
đời sống nội tâm, tức về lại cội nguồn
sâu xa của chính mình thì
đời sống ta chỉ ở trên bình diện cạn, lay lắt phù du không thể
thiết lập được nền tảng cho
hạnh phúc chân thật. Và hẳn nhiên khi không làm cho mình
hạnh phúc ngay nơi
hoàn cảnh của mình, thì thật khó mà nói đến việc hiến tặng
hạnh phúc cho người thân. Do vậy,
trở về với nguồn cội huyết thống là quan trọng, nhưng chỉ ở mặt cạn.
Trở về nguồn cội
tâm linh mới là
điều kiện thiết yếu của
đời người.
Ngày xưa đức Thế Tôn suốt 45 năm giảng dạy trên khắp lưu vực
sông Hằng, chung quy ngài cũng chỉ muốn
truyền đạt các
phương pháp hay các
pháp môn để cho những người có duyên với
chánh pháp tự mình
thăm dò vào
đời sống nội tâm thâm sâu nhất của chính họ.
Đến nay,
phương pháp này vẫn được biểu hiện trong
sinh hoạt của
già lam,
tự viện qua các khóa lễ
quy y Tam Bảo (
quay về nương tựa). Theo đó,
bước đầu chúng ta có thể
quy y theo Phật, Pháp, Tăng bên ngoài, nhưng
cuối cùng, nền tảng chính vẫn là
quay về nương tựa hay
quy y với
tâm Phật của chính mình. Theo
Thiền tông,
quy y Tam Bảo nghĩa là
quay về nương tựa vị Phật bên trong, cũng chính là tánh giác của mỗi người (
quy y Phật);
quay về với
tâm chân chánh của mỗi người (
quy y Pháp) và
quay về với
tâm thanh tịnh của mỗi
chúng ta (
quy y Tăng).
Có thể nói phần lớn
chúng ta đến với đạo do cảm tính hơn là
lý tính; vì thấy vui mà đến với đạo, hay buồn khổ mà đến với đạo hoặc vì
cảm tình với vị thầy này, với sư kia mà đến với đạo. Đến chùa vì nơi đó có
không gian yên tĩnh, nơi đó cho mình một chút
an bình, tịnh lạc, một chút niềm vui trong cuộc sống. Điều này không hẳn là sai, nhưng nếu ta chỉ sống với những gì nông cạn như thế thì chỉ trong một
thời gian ngắn ta sẽ chán đạo. Cảm tính là phần rất cạn của
đời sống tâm lý thường đi kèm với những
vui buồn, thương ghét, khen chê... lắc lư như thuyền nhảy sóng.
Ý nghĩa đích thực của việc
quy y Tam bảo là
chúng ta bước sâu vào vùng đất tâm,
quay về nương tựa nơi chính mình, cho nên
quy y Phật, Pháp, Tăng là
chúng ta đang
quay về về nguồn cội - nguồn cội
tâm linh. Làm được như
vậy thì dù
Tam Bảo bên ngoài có
dễ thương hay không,
Phật pháp thịnh hay suy không còn là điều quan trọng. Dù cho
ngũ dục trần gian có lôi kéo, những
chướng ngại có
cản đường, cũng không
ảnh hưởng gì đến ta, bởi
chúng ta đã có một vùng đất
tâm linh an ổn,
vững vàng để cư trú, để nương tựa. Ta nương tựa với
Tam Bảo ngay trong ta và nương tựa vào chính
trạng thái Niết bàn của ta. Lúc bấy giờ, dù sống trong lều tranh, ăn
cơm hẩm, uống nước suối ta vẫn thấy
tuyệt vời lý thú vì
đời sống ta đã thật sự
thong dong, phiều bồng không vướng bận.
Người tu khi thấu đạt
đạo lý, đến được nguồn xưa cũng có nghĩa là về lại chốn sâu thẳm của nguồn linh, tánh giác. Người
xuất gia an trú được nơi nguồn cội đó thì mọi
Phật sự lớn, nhỏ trong
nhân gian chỉ
xem như một trò chơi, dù có đem thân vào phố chợ
thuyết pháp,
giảng kinh, hoặc ngồi
một mình trong
rừng sâu núi thẳm cũng đều thấy lòng phơi phới. Được ngàn vạn người
tôn kính cúng dường, hoặc bị nhục mạ
xem thường cũng
cảm thấy như một trò đùa. Nếu các
vị cư sĩ mà thâm đạt vào vùng đất tâm của chính mình thì
lúc ấy, nhà cao, cửa rộng,
tiền của,
danh vọng, người thân đang vây quanh buộc ràng như ngục tù,
phiền trược... cũng trở nên nhẹ tênh.
Dĩ nhiên,
quy y Tam Bảo bên ngoài là những bước
tu tập căn bản và rất quan trọng trên
con đường về nguồn của
chúng ta. Cũng như khi muốn đi hết một
con đường dài, thì
chúng ta không
thể không khởi hành với những bước
ban đầu thật
vững chãi.
Về nguồn trong
ý nghĩa thâm ái nhất là
an trú vào sâu thẳm
tâm linh. Và bốn câu đầu trong bài sám Ngã Niệm mà các
giới tử thọ giới Tỳ kheo thường đọc sau thời Lăng Nghiêm có thể làm
sáng tỏ thêm
ý nghĩa này. Lời sám
thống thiết,
lâm ly mà mỗi khi tụng lên có thể khiến lòng mình
rung động:
Ngã niệm tự tùng vô lượng kiếp
Thất viên minh tánh tác trần lao
Xuất sinh nhập tử thọ luân hồi
Dị trạng hình thù tao khổ sở.
Tạm dịch:
Con nhớ rằng con đã
từ vô lượng kiếp,
bỏ quên tánh
giác ngộ trong con mà
đi vào cuộc
trần lao. Vào sinh ra tử lăn lộn trong cõi
luân hồi, đã thay hình đổi dạng biết bao lần trong
khổ nạn (làm người, làm thú, làm
ngạ quỷ...).
Hình hài này có được là từ sự
phối hợp của tinh cha, huyết mẹ. Ta
tồn tại đến ngày nay là nhờ các
pháp hữu vi nuôi dưỡng (gạo cơm, khí trời,
ánh nắng...). Nhưng nhìn
xa hơn thì ta từ đâu mà tượng hình trong thai mẹ? Ta có thể
trả lời là từ
nghiệp thức. Nhưng lần tìm phía sau
nghiệp thức thì ta ở đâu?
Chúng ta chưa
thăm dò được. Khi nào
chúng ta thắp sáng được nguồn tâm thì có thể
thăm dò vào sau tầng
nghiệp thức để biết ta từ đâu đến và khi trả
hình hài này cho cát bụi ta về đâu.
Chúng ta thường đặt ra những
nghi vấn, những thắc mắc như đang ở trong cõi mộng và nói chuyện mộng, vì chưa chịu
quay về tự tâm để thấu đạt nguồn linh tánh giác của mình. Nhưng có một
điều chắc chắn rằng mọi
pháp hữu vi trên đời đều sinh ra từ nền tảng của
pháp vô vi.
Thực tế cũng đã
chứng minh cho ta thấy sông núi, cỏ cây, nhà cửa... đều có mặt
từ không gian
bao la này. Không có
không gian trống rỗng thì không vật gì có thể sinh ra được, kể cả những
hạt bụi li ti. Sau vụ "nổ lớn" tạo thành những hành tinh, những dãy thiên hà.... thì sự sống
dần dần có mặt. Đầu tiên là
các loại tảo
dưới đáy biển, hình
thành sự sống của những tinh thể đơn bào, tiến dần đến hình thành những sinh vật biết bò, sống nửa ướt nửa khô hội nhập vào thảm
thực vật trải dài trên mặt địa cầu - sự sống
sinh động bắt đầu có mặt. Và
con người là loài
động vật xuất hiện sau cùng.
Người ta đã
nghiên cứu bằng cách phân tích cấu trúc não bộ của
con người và cho rằng tuổi thọ của
con người chỉ có bốn triệu năm. Thế nhưng sự
tồn tại của
tâm thức,
nghiệp thức con người không phải chỉ ngần ấy
thời gian, mà nó đã có mặt hằng triệu triệu năm trong cõi
luân hồi. Không phải chỉ nhờ vào những
yếu tố hữu vi (
cha mẹ, khí trời,
thức ăn...) để cho ta có
thể hiện diện trên cõi đời, mà từ
quá khứ lâu
xa hơn,
nghiệp lực đã đưa ta có mặt và sâu hơn cấp độ
nghiệp lực, đó chính là nguồn linh tánh giác
nuôi dưỡng chúng ta. Điều này mới nghe qua có thể ta thấy khó hiểu, nhưng
thực tế rất
đơn giản. Thử nhìn vào
thiên nhiên ở bình diện cạn, chẳng hạn như mặt đất sinh ra cây cỏ, thế nhưng đất không thể tự nó sinh ra cây cỏ được; phải là một cái gì đó sâu hơn, nằm phía sau, bên trong đất mới tạo nên
thảo mộc, cỏ cây. Sự
tồn tại của
con người chúng ta cũng vậy, không phải chỉ nhờ vào những
điều kiện ta có thể nắm bắt, đo lường như cơm áo, nhà cửa... mà nhìn
xa hơn, những gì ta phải nhờ đến đó là nước, không khí cho ta sự sống, và mịn hơn là ánh sáng, là
năng lượng mặt trời. Cho nên những gì làm cho sự sống
luân lưu thường rất tinh mịn,
vi tế, mắt
chúng ta khó thấy được, chỉ có thể cảm nhận mà thôi.
Chúng ta có thể đặt câu hỏi: Tại sao từ nguồn linh tánh giác ta lại lạc vào chốn trần lao?
Rõ ràng, nếu lần dò được nơi chốn ta đã
lạc lối,
chắc chắn ta sẽ
tìm ra được
con đường trở về. Tuy chưa
tiếp xúc được với nguồn linh tánh giác của mình, nhưng ta có thể
nhận biết được
nguyên nhân từ đâu có buồn khổ, từ đâu có giận hờn, từ đâu có
bất an. Và ta cũng có thể
nhận ra được những
cảm thọ nảy sinh ra từ đâu; và khi lần bước vào sâu hơn, ta sẽ
nhận biết con người đích thực của ta không phải từ nguồn chảy
vui buồn, giận hờn,
bất an đó. Đây chính là
con đường trở về nguồn cội của
chúng ta.
Khi trong ta khởi
lên tiếng nói
thì thầm,
lập tức có
vui buồn,
lo âu,
sợ hãi, thương ghét... phát sinh theo. Các
tâm hành này
sinh diệt liên tục không ngừng và chúng là
tác nhân hủy phá, làm chìm lấp
tâm thanh tịnh vốn có của mình. Chỉ một thoáng nhìn thôi là
quá khứ tràn về, tiềng thầm thì
sinh khởi dẫn dắt ta chìm nổi,
đồng hóa, đánh mất mình trong đó, cho nên nói: "... tự tùng
vô lượng kiếp, thất
viên minh tánh tác trần lao" là như vậy. Cho nên một bước sẩy
chân không phải chỉ trong lúc này mà ta đã sẩy chân từ triệu triệu kiếp.
Rõ ràng con đường này từ
quá khứ đã dẫn ta đến hôm nay, và còn hứa hẹn dẫn ta đi hoài trong
sinh tử. Do vậy có thể nói tiếng thầm, độc thoại, đối thoại trong ta là nhân tố gây nên bao nỗi sầu đau,
phiền não, làm cho ta mất đi "tánh viên minh", khiến cho ta nổi chìm nhiều đời nhiều kiếp. Khi
nhận ra được
nguyên nhân này, ta có thể tin rằng ta đã
thăm dò được vào chiều sâu của
tâm thức, mở được cánh cửa
thể tánh giác ngộ, bước thẳng về nguồn. Khi ấy, tất cả đến đi, mất còn của
đời sống bên ngoài chỉ là bọt sóng, là sương mai đầu ngọn cỏ, không có gì làm cho ta
chao đảo, lo sợ.
Ý nghĩ thầm thì vẫn
trôi chảy miên man, nhưng trong ta có cái vẫn
đứng yên, đó là cái nhìn, cái thấy, khả năng
quán chiếu,
nhận biết của
chúng ta. Nói ngắn gọn là cái "biết" của ta. Tự thân của những chữ "nguồn linh tánh giác" đã nói lên điều này.
Chúng ta quay về an trú ngay nơi nguồn linh tánh giác của mình là có thể lìa được buồn giận,
lo lắng,
bất an. Sâu hơn nữa là gột sạch
nghiệp thức của nhiều đời.
Cuối cùng, như
đức Thế Tôn dạy: "Củi hết, lửa tắt", nghĩa là hết
phiền não, sầu lo thì "tánh
giác viên minh"
hiển hiện. Một khi có
hình hài thì có
sinh diệt,
nghiệp thức còn thì có đến có đi, có vui có buồn...
Trái lại, khi
chúng ta tan biến vào
bản thể của tánh giác
mênh mông thì không còn gì có thể đeo bám, ở đó không có trong, không có ngoài, bởi nơi chốn ấy
như như bất động. Ngay bây giờ và ở đây, ta là
trạng thái tỉnh sáng, rỗng lặng của
nhận biết, ta là nguồn linh
tự tánh của chính ta. Ta không
cầu sinh về
cảnh giới Dược Sư, cũng không mong
cảnh giới Cực Lạc của
A Di Đà. Ta chỉ hòa mình vào biển giác, tan biến vào đó chứ chẳng có gì gọi là
chứng quả.
Chúng ta đừng nghĩ rằng chỉ có người tu hay giới
xuất gia mới làm được điều này.
Ngày xưa,
đức Phật sau khi
thành đạo, ngài nói: "Mọi
chúng sanh trên hành tinh này đều có
chủng tánh Như Lai", tức là có khả năng
chứng nghiệm trạng thái Niết bàn nơi
tự tâm.
Vấn đề là
chúng ta có thật sự mong muốn
khám phá chiều sâu của lòng mình hay không mà thôi.
Chuyện xưa kể, có hai người bạn tên là Lưu Thần và Nguyễn Triệu, nhân đi hái thuốc mà lạc bước vào động
Thiên Thai.
Đời sống tiên cảnh tuy
sung sướng,
hoan lạc nhưng một
thời gian sau, hai người
cảm thấy nhớ nhà, nhớ
nhân gian nên muốn
quay về. Khi chia tay hai
tiên nữ Ngọc Kiều và Giáng Tiên, hay chàng hứa sẽ
quay trở lại. Về đến quê cũ hai người thấy ngôi làng
ngày xưa nay đã đổi thay,
tiêu điều,
hoang vắng, không giống như ngày hai người ra đi. Làng xóm toàn người
xa lạ, không còn ai có thể
nhận ra hai chàng Lưu - Nguyễn. Tìm người để hỏi thì chỉ thấy một cụ già. Cụ già
cho biết cách đây bốn trăm năm, cụ có một ông tổ bảy đời tên là Nguyễn Triệu, nhân tiết Đoan ngọ vào rừng hái thuốc rồi biệt tích. Bấy giờ Lưu - Nguyễn mới biết một ngày trên
tiên giới bằng một năm ở trần gian. Những người cùng thời với hai chàng nay đã
trở thành quá xa xưa. Hai người bơ vơ,
bàng hoàng, nuối tiếc bèn tìm
trở lại động
Thiên Thai. Nhưng thương thay, cửa động đã khóa tự bao giờ, lối cũ vườn
xưa nay không còn dấu vết. Mịt mù sương giăng đầu núi, cỏ xanh tràn lấp không
tìm thấy lối về. Tất cả chỉ còn là bóng hình trong trí tưởng, chỉ còn lại mảnh trăng non lạc loài, chơi vơi cùng năm tháng. Cảm tác từ
câu chuyện trên, thi sĩ Tản Đà đã làm bài thơ
Tống Biệt với những câu:
Ước cũ duyên thừa có thế thôi!
Ngàn năm thơ thẩn bóng trăng chơi.
Ta thấy Lưu Thần - Nguyễn Triệu muốn
quay về cả hai nơi: quê cũ ở
nhân gian và động
Thiên Thai, nhưng thật nghiệt ngã, cả hai nơi ấy đều
trở thành xa lạ, đều
trở thành mơ, chỉ còn mù mịt kỷ niệm và
cuối cùng hai chàng không có lối về. Dưới cái nhìn của
đạo Phật,
chúng ta từ "nguồn linh tánh giác"
lưu lạc vào cõi
tử sinh, nhưng
vẫn có con đường cho
chúng ta trở lại. Và
con đường trở lại ấy rất ngắn. Có điều
chúng ta có muốn
trở lại hay không mà thôi. Không những
kinh điển Đại thừa đề cập đến
vấn đề này, mà ngay trong
truyền thống Thiền cũng đã nói lên rất
cụ thể và
dễ hiểu. Đây là
con đường ngắn nhất để
chúng ta trở về "động tiên".
Dĩ nhiên, đây không phải là chốn Đào nguyên của Lưu Thần - Nguyễn Triệu, mà động tiên để
chúng ta trở lại là suối nguồn
tự tâm.
Các
truyền thống thiền của
Phật giáo dù là
Nguyên Thủy hay
Đông Độ có mở ra cho
chúng ta một
con đường để đến được đầu nguồn của sự sống, đó là
con đường thiền tập.
Bước đầu ta tập chăm chú vào
hơi thở cho thân không còn
trạo cử, và cũng làm cho chính
hơi thở trở nên nhẹ nhàng hơn. Đây là
phương pháp thực tập căn bản đầu tiên để đem tâm về lại với thân. Khi thân và tâm về lại một mối, yên tĩnh,
quân bình là ta có thể
ý thức được một cách sâu sắc mọi
trạng thái của
thân hành.
Thực tập được bước
căn bản này là
chúng ta đã
thiết lập một
chân đế vững chắc cho sự
tu học. Khi
chúng ta thực tập quán niệm thân hành đạt đến mức
thuần thục thì việc
thực hành quán niệm về
cảm thọ,
quán niệm về
tâm hành,
quán niệm về các pháp cũng sẽ dễ dàng
thành công.
Niệm thân không
thành thục thì
niệm thọ,
niệm tâm,
niệm pháp cũng không thể
thành thục được. Không có một vị
thiền sư, vị thầy nào giỏi mà không đi ngang qua bước
căn bản này.
Đây là điều mà ai trong
chúng ta cũng có thể
thực tập được,
kinh nghiệm được. Khi
chúng ta để tâm quán niệm toàn thân, mời tánh biết của mình ở lại với thân là ta đã
kích thích từng tế bào trong thân mình sống dậy, khiến trở nên
linh hoạt và bén nhạy hơn. Một khi
chúng ta chưa làm chủ được thân, chưa là cho thân an thì không thể làm chủ được tâm, làm cho tâm an được. Đó là
phương pháp nhiệm mầu để
nuôi dưỡng chính mình;
nuôi dưỡng thân,
nuôi dưỡng tâm,
nuôi dưỡng cảm thọ.
Cảm thọ là một
tâm hành luôn có mặt
trong đời sống của
chúng ta. Không có
con người nào không được
nuôi dưỡng bằng
cảm thọ. Trong
lãnh vực tâm lý, người ta đã xác định rõ điều này. Một người bị bệnh tim, nhưng nếu có tình yêu thực sự trong lòng, người ấy cũng sống được rất lâu.
Vì vậy,
cảm thọ đứng về mặt
tích cực, nó có
năng lực rất lớn và
mầu nhiệm; nó có thể vực dậy được
hình hài,
nuôi dưỡng thọ mạng. Trong
chúng ta chắc chắn có nhiều người đã từng nếm qua
cảm thọ hỷ lạc, và
cảm thọ này có
công năng kéo dài lòng nhiệt tình
tu tập của
chúng ta. Có những niềm vui làm cho người ta hưng phấn
suốt đời người. Có khi người sắp chết nhưng
cảm thọ thương yêu đến với họ, nẩy sinh trong trái tim họ thì cũng có thể kéo dài sự sống thêm nhiều năm.
Thực tế cho thấy
đời sống con người phần lớn được
nuôi dưỡng bằng
cảm thọ.
Thôi Hộ là nhà thơ
nổi tiếng vào đời Đường (
Trung Quốc). Ngày nọ, Thôi Hộ đi đến một vùng quê
loạn lạc, ghé vào nhà kia xin nước uống. Một cô gái mở cửa đưa cho chàng ly nước. Giữa nắng xuân, dưới hàng hoa đào, đôi má người con gái rực hồng, thắm còn hơn màu hoa. Người thơ
bàng hoàng, ngẩn ngơ, ngây dại trước
nhan sắc thiếu nữ. Và người con gái cũng
cảm thấy lòng mình
rung động. Sau đó chàng thi sĩ giã từ, về lại kinh thành. Năm sau, cũng vào mùa hoa đào nở, Thôi Hộ
trở lại chốn cũ tìm người con gái năm xưa nhưng không gặp, chàng để lại bốn câu thơ đề trên vách. Năm sau chàng lại về, cũng hàng đào tươi thắm trong gió xuân, nhưng
không gian, cảnh vật đượm màu tang thương. Chàng nghe có tiếng khóc cụ già trong nhà, lần hỏi thì được biết, người con gái
trở về sau chuyến tản cư, nàng đọc được những câu thơ rồi lòng luôn ngày đêm trong ngóng,
đợi chờ người đề thơ nhưng chờ hoài chẳng thấy; nàng vừa mới qua đời. Chàng
cho biết mình là người làm bài thơ và xin được vào thăm. Ngồi xuống bên người con gái vừa nhắm mắt, những giọt nước mắt của chàng đã nhỏ xuống.
Kỳ diệu thay, người con gái
tỉnh dậy. Và
chúng ta có bốn câu thơ bất hủ truyền lại đến tận bây giờ:
Khứ niên kim nhật thử môn trung
Nhân diện đào hoa tương ánh hồng
Nhân diện bất tri hà xứ khứ
Đào hoa y cựu tiếu đông phong.
Hôm nay năm ngoái cửa cài
Hoa đào ánh với mặt người hồng tươi
Nay người chẳng biết đâu rồi
Hoa đào còn đó vẫn cười gió đông.
Rõ ràng cảm thọ không chỉ
nuôi dưỡng đời sống mà còn khả năng
cứu sống con người. Thế nhưng, điều quan trọng
chúng ta cần chia sẻ ở đây đó là làm thế nào khi
cảm thọ có mặt thì sự
quan sát,
nhận biết của
chúng ta cũng tức thì có mặt.
Nếu không chúng ta sẽ bị cuốn trôi, mất mình vào các
cảm thọ. Một người có mặt nơi trần gian đã được tạo hóa cài sẵn trong họ loại
cảm thọ hạnh phúc. Tuy vậy, bất cứ lúc nào
chúng ta đón nhận
hạnh phúc, đón nhận niềm
yêu thương thì khổ đau, bất toàn cũng sẽ có mặt. Ấy là điều
tự nhiên.
Thế nên, trên
con đường về nguồn, nếu
thông minh thì
chúng ta không để mình chìm vào những
cảm thọ vui buồn. Nói như thế không có nghĩa là
đời sống chúng ta không được quyền thưởng lãm những
vui buồn của
nhân thế, mà ở đây có điều khác biệt; người tu
chúng ta là
chứng nhân nhận biết cảm thọ vui buồn, mà không phải là
cảm thọ vui buồn. Như vậy là ta đã tìm được
con đường về với nguồn linh tánh giác của chính mình.
- HẾT -