Cuộc đời của
đức Thế Tôn có thể
ví như một đóa hoa - đóa
Giác ngộ đã nở cách nay 26 thế kỷ, nhưng hương
từ bi và
trí tuệ vẫn luôn tỏa ngát, ngày càng
lan xa, trải rộng đến ba nghìn
thế giới như một câu
mô tả xác đáng trong
Thiền Lâm Cú Tập "Nhất điểm hoa mai nhụy,
tam thiên thế giới hương".
Chúng ta thường nhìn thấy mặt
đại dương tuy
mênh mông nhưng sóng cuộc ba đào, nên
chưa bao giờ phản chiếu trọn vẹn được ánh sáng của trăng sao. Thế nhưng có một vỏ sò nhỏ bé, nằm
cô đơn yên lặng bên hốc đá với một ít nước bên trong mà
vẫn có thể chứa cả
không gian thênh thang lồng lồng. Trăng sao,
mặt trời, tia nắng...
vẫn có mặt trong vỏ sò bé nhỏ ấy. Nằm
ẩn mình khiêm nhường trong chỗ khuất, mảnh vỏ sò lạc loài không ai
để ý, nhưng hàng ngày với chút nước của trùng dương, nó có thể
phản chiếu cả
bao la vũ trụ.
Hình ảnh đó
diễn đạt ý nghĩa "Hoa
mai một chút nhụy. Ba ngàn
thế giới thơm".
Câu trích dẫn ở trên trong
Thiền Lâm Cú Tập khi vừa đọc lên ta nghe đầy chất thơ, nhưng đó không phải là
thi ca trừu tượng mà là một điều rất thực
trong đời sống
chúng ta.
Đời người tu mà
chúng ta không
thực tập tự làm cho mình tỏa hương lành được thì thật là đáng tiếc.
Chúng ta đến và đi trong
nhân gian này, sự có mặt của mình ít nhiều cũng lưu lại một chút gì nơi người khác.
Đời sống chúng ta lành, đẹp hay không thì vẫn lưu lại gần nhất là nơi con cháu mình, nơi người thân của mình, và nó cũng lưu lại trong bằng hữu của mình nữa. Nếu ta có hương thơm thì hương đó sẽ
tỏa ra rất rộng.
Cũng thế,
chúng ta dâng tặng cho người niềm vui bằng sự
quan tâm chăm sóc thì quả lành sẽ đến.
Tôi có bài thơ làm từ lâu, nó lên những cảm nghiệm của tôi về
thân phận con người trong cõi
nhân gian. Đây là những câu thơ như một lời
tri ân gửi đến hai
pháp hữu đã mất, đó là hai
Sư Bà ở chùa
Quán Thế Âm (Đà Lạt). Bài thơ đã
may mắn được khắc lên bia mộ mà tôi chỉ nhớ bốn câu sau:
Một cánh nhạn vút ngang trời lặng lẽ
Bong bóng nổi chìm biển cả mênh mông
Từ chân thân hiện ra cõi bụi hồng
Đến như mộng rồi đi như giấc mộng.
Sự có mặt của
chúng ta trong
cuộc đời này như cánh nhạn
lướt qua bầu trời rồi mất hút,
hoàn toàn không để lại một dấu vết.
Đại dương luôn dậy sóng xô dạt vào ra, bọt bóng từng đợt nổi chìm nhưng rồi nó cũng trả nước về cho biển khơi
mênh mông tĩnh lặng.
Chúng ta đến đi
trong đời cũng như bọt bóng nổi chìm, tan vỡ nhanh như trong mộng.
Đời sống là giấc một. Một
giấc mộng mơ; sống trong mơ, ra đi như mộng và
chúng ta là
sở hữu giấc mộng của chính mình.
Một trăm năm cho
một đời người không đủ dài để ta
rong chơi, lao xao
tìm kiếm, mải mê trong
giấc mộng. Đến một ngày, khi quay nhìn lại mình thì "đời đã xanh rêu". Ấy thế mà ngay khi còn sống,
chúng nó làm tình làm tội chính mình và làm tình làm tội cả những người chúng quanh. Ta gây
đau khổ cho mình,
đọa đày những người chung quanh băng những lời trách móc, chì chiết, giận hờn.
Đời sống chúng ta không phải thở bằng những
tiêu cực ấy mà nó thở bằng
tình thương giữa
chúng ta với nhau và với
vạn vật muôn loài.
Vũ trụ,
thiên nhiên, cỏ cây, đất đá, trăng sao... là
điều kiện cho ta sống, cho ta thở.
Có một vị
thiền sư sống trong một cái am rất bé nhỏ rất
nghèo nàn.
Vật dụng không có một món gì
giá trị. Buổi tối nọ có tên trộm vào
tìm kiếm, nhưng chẳng thấy gì để nó có thể
lấy đi được. Nó tức giận hỏi: "Sao ông nghèo đến thế?" Vị
thiền sư cười bảo: "Nếu anh hỏi in ta, ta sẽ có cái để cho,
tuy nhiên khi vào đây anh đã không hỏi một lời. Anh lục lọi nên anh không biết cả có của cải". Tên trộm hỏi: "Của cải để đâu?" Vị
thiền sư đáp: "Của cải ra cất trong đây". Nói xong, ông đưa tay chỉ vào ngực mình. Tên trộm to tiếng: "Thứ của đó tôi không xài. Tôi chỉ dùng
của cải vật chất có thể đổi được cơm gạo... chứ cái đó thì quên đi". Vị
thiền sư cười bảo: "Ta có của quí thì người không lấy, vậy ta tặng cho ngươi những của rất tầm thường đây". Nói xong ông cởi hết quần áo tặng cho tên trộm. Tên trộm ôm mớ quần áo của
thiền sư ra đi. Vị
thiền sư cười, bước theo và nhìn qua cửa sổ.
Lúc ấy mùa đông,
ngoài trời rất lạnh nhưng qua song cửa, một màu trăng sáng rỡ trên cao,
thiền sư buột miệng: "Tiếc thay, ta còn có một vầng trăng mà không thể cho ngươi được". Và một bài thơ hài cú đã được ra đời ngay
lúc ấy:
(Thiền sư Royakyo - Nhật Chiêu dịch).
Những câu thơ thật đẹp và
lãng mạn nói lên
tâm hồn của một người đã thoát ra ngoài
biên giới của
đời sống vật chất, cơm áo
bình thường. Vì
thiền sư trong cảnh trống không của túp lều chỉ đang thở, đang sống cùng màu trăng chiếu qua bên cửa sổ. Và chắc hẳn có người nghĩ rằng
đời sống của vị
thiền sư này được
nuôi dưỡng bằng mây nước trăng sao, bằng thơ văn và hồn thì lơ lững trên chín tầng mây, không
thực tế. Nhưng đôi khi
trong đời sống
chúng ta nếu không có chút thơ thì
chúng ta cũng mất đi ít nhiều khả năng hân thưởng
cuộc đời.
Con người không chỉ sống bằng bánh mì, gạo cơm, nước uống.
Chúng ta có được
đời sống hôm nay, ngay từ những ngày đầu tiên là
chúng ta đã được
nuôi dưỡng bằng những
cảm thọ êm dịu, ngọt ngào từ
tình thương của mẹ. Những chăm chút, yêu chiều đã theo ta
suốt đời, và sẽ còn theo ta
cho đến ngày trút
hơi thở cuối. Đến độ
trưởng thành, trong những môi trường mà ta
tiếp xúc, những câu nói, những lời
nhận xét hằn học, trách móc, đắng cay hay những lời
ân cần,
vỗ về... đôi lúc có thể tàn phá đời ta hoặc cho ta vị ngọt đến cuối đời. Thế nên, sự
tồn tại của
chúng ta không hẳn chỉ
đơn thuần cơm ăn, nước uống.
Chất thơ trong
con người chúng ta là sự
rung động, sự cảm nghiệm về cái đẹp, cái lành và sự
chân thật. Trái tim của ta ngoài điều diệu kỳ là bơm máu vào ra để
nuôi dưỡng hình hài vật lý, nó còn đáng yêu hơn là biết rung cảm hòa điệu, ngời ca vẻ đẹp của
thiên nhiên, của tình yêu và của
vũ trụ đất trời. Nếu trong tim ta thiếu vắng chất liệu
thi ca thì ta chỉ là một bãi cát hoang dại, khô cằn, là vùng sa mạc chết. Tự
bản chất đời sống con người đã là khúc hát, đã là bài thơ.
Tình cảm là một loại
thi ca, và khả năng
suy nghĩ cũng là một loại
thi ca. Thế nên, vị
thiền sư tặng hết những gì mình có, ngay cả đến mảnh vải che thân; chơ vơ đứng chịu lạnh nhìn trăng qua cửa sổ, rồi ngân nga: "Tên trộm đi rồi, Để quên bên cửa sổ, Một vầng trăng soi".
Nơi đây ngoài cảnh trời đêm thơ mộng, vị
thiền sư đang ngắm trăng và ông muốn gởi tặng cho ta một vầng trăng, chứ không phải cái gì khác. Những câu thơ đã nói lên
ý nghĩa này và tiếc cho tên trộm đã bỏ đi mà không kịp nhận món quà
ý vị đó. Nhưng điều
sâu xa hơn ở đây là làm thế nào ta
chiêm ngưỡng được "vầng trăng của chính mình". Vầng trăng bên ngoài thì khi ẩn, khi hiện
tùy theo ngày tháng
vận hành, thủy
triều lên xuống, nhưng với "mảnh trăng lòng" nếu ta biết giữ cho sáng mãi thì dù đi đến nơi đâu, bất cứ giờ phút nào
chúng ta cũng có thể
chiêm ngưỡng được. Vị
thiền sư muốn tặng
chúng ta mỗi người một vầng trăng
vô tướng trong chính mình, chứ không phải vầng trăng tỏa sáng trên bầu trời khuya đêm ấy.
Liên hệ đến vầng trăng, trong thi kệ người xưa hay dùng những chữ "Mãn nguyệt từ dung" để
xưng tụng tán thán dung nhan xinh tốt, đẹp lành và sáng rỡ của
đức Thế Tôn. Trong
văn học A Hàm, có ghi một chuyện nói lên sự trong lòng, tươi mát từ bậc
Giác ngộ lan tỏa đến hết thảy mọi loài
chúng sanh như sau:
Một lần nọ, một con chim cắt nhỏ bị người ta rượt bắt, nó bay tìm nơi ẩn trốn. Và nó đã bay vào tay áo của
tôn giả Xá Lợi Phất, nhưng không hiểu sao nó thấy
bất an lại bay ra và tìm vào y của
đức Thế Tôn thì nó nằm yên trong ấy,
cảm thấy rất
an bình.
Đức Phật thấy vậy liền hỏi
Xá Lợi Phất: "Này
Xá Lợi Phất, con chim kia trốn được trong y của ông, tại sao nó lại bay ra, không ở lâu trong đó?"
Xá Lợi Phất thưa: "Bạch
Thế Tôn, tuy con đã
chứng quả A La Hán, nhưng
thiện nghiệp của con chưa tròn,
tập khí bất thiện vẫn còn ít nhiều nên loài chim
chiêu cảm được, nó không dám ở trong con. Trong khi
năng lượng của
Thế Tôn rất trong lành, tươi mát và tỏa rộng nên nó đến trú vào áo
Thế Tôn thì
cảm thấy an toàn".
Vầng trăng bên ngoài tuy
trong sáng, tươi mát nhưng không mát, không sáng bằng vầng trăng của ta ở bên trong. Vị
thiền sư muốn nhắn gởi đến
chúng ta thông điệp rằng hãy
quay về để
nhận biết ngay trong ta có một vầng trăng, và khi
nhận ra được "ánh trăng lòng" thì
đời sống của ta trở nên tươi mát,
tự nhiên tỏa sáng! Hoa
mai một chút nhụy, thơm lừng đến ba nghìn
thế giới.
Có những mức độ để
chúng ta có thể giữ cho "vầng trăng" sáng mãi trong lòng mình. Khi
tu tập khá một chút,
chúng ta có thể
tiếp xúc với vầng trăng
thiên nhiên bên ngoài,
tiếp xúc với cảnh vật, với
con người và nếu khéo thì trong tâm sẽ có niềm vui ngay lúc bấy giờ. Nếu
tu tập giỏi hơn thì mọi đối tượng, mọi màu sắc,
âm thanh đến với mình đều là nguồn an vui và
hạnh phúc. Giỏi hơn nữa là
chúng ta có thể
tiếp xúc trực tiếp với khả năng chế tác niềm vui trong tự thân. Tự ta có thể làm cho lòng mình có niềm vui khi
quay về tiếp xúc trực tiếp với khả năng tạo ra niềm vui ấy; cũng như khi nhìn
thiên nhiên, đất trời ta thưởng lãm vẻ đẹp của
vạn vật xung quanh, và ngay
lúc ấy, ta có thể
tiếp xúc với tạo hóa, hòa mình cùng với
thiên nhiên bao la. Khi bước vào bên trong,
chúng ta cảm nhận một điều quan trọng đó là ta đang
sở hữu một
năng lực nhiệm mầu có
thể chế tác được niềm vui và
hạnh phúc. Vào sâu hơn nữa,
chúng ta an trú ngay nơi đầu nguồn
tâm thức, Đó là điều vị
thiền sư muốn nhắn nhủ
chúng ta. Hãy
tiếp xúc với vầng trăng nơi chính mình.
Tất cả mọi
thành công đều phải
trải qua những bước
ban đầu chập chững. Trường giang
cuồn cuộn cũng bắt đầu từ những giọt nước đầu nguồn. Một đám cháy lớn thường bắt đầu từ một đốm lửa nhỏ. Và
tâm giác ngộ cũng bắt đầu từ
công phu hành trị từng
bước một. Hương thơm tỏa rộng ba nghìn
thế giới cũng chỉ phát xuất từ chút nhụy của một cánh hoa
mong manh.
Chung quy, tất cả những gì có được,
thành tựu được đều từ việc
chúng ta biết làm thế nào
tiếp xúc với
Phật tính nơi chính ta. Và khi
tiếp xúc được với
tự tánh, cũng có nghĩa là
tiếp xúc với vầng trăng của
thiền sư,
tiếp xúc được với vũng nước trong lặng nơi vỏ sò, có thể
phản chiếu cả
vũ trụ,
không gian lòng lồng nơi chính ta, và làm cho ta tỏa hương khắp ba nghìn
thế giới.
Chúng ta hãy khéo
quay về an trú nơi
tâm Phật của chính mình. Đừng
bỏ quên vầng trăng đang ngày đêm sáng rỡ trong tim.