Phật pháptrong đời sống (nhà xuất bản Hồng Đức 2014)
LỜI GIỚI THIỆU
“Phật pháptrong đời sống” của cư sĩ Tâm Diệu là tuyển tập về mười hai chuyên đề Phật họcgắn liền vớiđời sống của người tại gia. Tuyển tập các bài viết này gồm ba mục đích chính: (i) Xóa bỏmê tín dị đoan và các tập tục hủ lậu, (ii) Giới thiệuPhật phápcăn bản, giúp người đọc hiểu rõ các giá trịthiết thực của đạo Phật, (iii) Đính chính các ngộ nhận về các khái niệm thầy tu, giải thoát, giá trịtrị liệu của thiền và bản chấthạnh phúc trong hiện tại.
Dầu được viết trong nhiều thời điểm khác nhau cho nhiều đối tượng độc giả, tác giả chú trọng đến việc giới thiệu về hình thái đạo Phật nguyên chất, xây dựngniềm tin bằng lý trí, giới thiệuđạo Phật từ góc độ ứng dụngtrong đời sống, so sánh những điểm dị biệt và sự vượt trội của đạo Phật đối với các truyền thống và tín ngưỡng khác.
Phát xuất từ nhận thứcđạo Phật không thể bị đồng hóa với những tôn giáo nhất thần và đa thần, tác giảgiới thiệu các vấn đềPhật họccăn bản dưới hình thứcvấn đáp. Từ những câu hỏi liên hệ đến bản chất của đạo Phật, các học thuyết nền tảng của Phật giáo như tứ diệu đế, thiện và ác, nhân quả, nghiệp báo… cho đến các câu hỏi về sự tu học… đều được tác giảgiới thiệu khái quát trong tác phẩm này.
Tác giả phê phán hủ tục đốt vàng mã, vừa mê tín dị đoan, vừa lãng phí và ô nhiễm, vốn có nguồn gốc từ tín ngưỡngTrung Quốc, không nên tiếp tụctồn tại trong đạo Phật.
Do sợ hãi và cường điệu hóa vai trò của phong thủy, nhiều người đã bị lệ thuộc vào các hình thứcbói toán và tử vi. Không chỉ tự rước về nỗi lo, người mê tín còn tốn kém nhiều tiền bạc một cách vô ích trong việc dâng sao giải hạn, cầu Thượng đế và thần linhgia hộ. Nhờ tiếp cận chánh tín, người tu học Phật giải phóng khỏi ách nô lệ về Thượng đế và thần linh.
Tụng kinh trong Phật giáo là phương pháp giúp cho tâm an và tăng trưởngtrí tuệ nhờ hiểu thấu đáo lời Phật dạy. Hộ niệm cho người bệnh, cúng kiến và cầu siêu cho người quá cố là sự thể hiện quan tâm của thân quyến, nhằm giúp cho người bệnh được bình an, người quá vãng được siêu thoát.
Phân tích nhân quả qua tục ngữ, nhắc nhở những điều không nên làm trong dịp đầu xuân, phân biệt sự khác nhau giữa các khái niệm thầy tu, thầy chùa, thầy cúng, đánh giá về hôn nhân đồng tính… được tác giảgiới thiệu từ cái nhìn Phật giáo, vừa mang tính khai phóng, vừa mang tinh thần định hướng chân chính cho người đọc trong việc xây dựngđời sốngbình an.
Ảnh bìa trước và sau: Phật PhápTrong Đời Sống - Nhà xuất bản Hồng Đức 2014
Tác giả khéo phân tích sự khác nhau về quan điểmgiải thoát trong Phật giáo và Bà-la-môn giáo, nhằm khẳng định Phật giáo không phải là tôn giáo tích hợp tín ngưỡng Bà-la-môn giáo. Chân lý được Phật khám phá có khả năng soi sángnhận thức, huấn luyện đạo đức và chuyển hóa nỗi khổ niềm đau. Phối hợp thiền trong thể dục, kể chuyện tái sinh thời hiện đại nhằm giáo dụcđạo đức, giới thiệu mô hình sống hạnh phúc hiện tiền… được tác giả khái quát thiệu rất cô đọng, gợi mở, nhằm hướng đến lối sốnglành mạnh và thanh cao theo tinh thần Phật dạy.
Các bài viết trong tác phẩm này được phổ biến trên trang nhà “thư viện hoa sen” do chính tác giả thiết kế và chủ biên, nay được xuất bản trong tuyển tập này nhằm giúp người đọc có cái nhìn bao quát về những điều Phật giảng dạy, vốn rất khác và vượt lên trên các phong tục, tập quán, tín ngưỡng của các tôn giáo nhất thần và đa thần.
Giá trị của tác phẩm ngoài việc giới thiệu một đạo Phậtchánh tín, còn góp phần định hướng lối sốngđạo đức, thiền định và trí tuệ của đạo Phật. Vì tính dẫn nhập bao quát về đạo Phật, tác phẩm này được xem là tuyển tập về các thông tin nhập môn về Phật giáo.
Vì những thông tin bổ ích của tác phẩm, tôi trân trọnggiới thiệutác phẩm này đến quý độc giả và mong rằng người đọc không còn ngộ nhận và đồng hóađạo Phật với những tín ngưỡng và tôn giáo khác.
Giác Ngộ, ngày 3-7-2014
TT. Thích Nhật Từ
Tổng Biên tập Tủ sách Đạo Phật Ngày Nay
LỜI TỰA
Trong một bài giảng về chánh tín và mê tín trong đạo Phật, Hòa thượng, Thiền sư Thích Thanh Từ, một bậc cao tăng của Phật giáo Việt Nam thời hiện đại đã nói:
“Mê tín và chánh tín là hai con đường tối sáng khác nhau. Nếu đi bên tối là không thấy bên sáng, nếu đi bên sáng thì không kẹt trong tối. Đạo Phật chủ trương chánh tín, không bao giờ chấp nhậnmê tín. Do vì người truyền đạo không thông lý đạo, nên ghép những tập tục thế gian vào trong đạo, khiến người ta hiểu lầmđạo Phậtmê tín.
Bản chất của đạo Phật là trí tuệ, là giác ngộ, làm sao dung nạp được mê tín. Nếu người ta thấy trong chùa chiền hiện nay còn những hiện tượngmê tín, vội phê bìnhđạo Phậtmê tín. Đây là những oan tình của đạo Phật. Tất cả những kinh Phật không có nói những việc mê tín ấy, chẳng qua một số người vì tùy tục, vì thiếu hiểu Phật pháp vẽ bày ấy thôi.
Người học Phật chân chánh phải gan dạ loại bỏ những tập tục sai lầm ấy, phải can đảmdứt khoát đập tan mọi tệ đoan làm suy giảmgiá trịPhật pháp.
Có khi dẹp bỏ những điều đó, có thể thiệt thòi chút ít quyền lợi của mình. Song chúng tacương quyết vì chánh pháp, chớ không vì lợi dưỡng, vì đưa người ra khỏi đường mê, không vì sợ mất mát bản đạo. Được thế, chúng ta mới xứng đáng là người lãnh đạotín đồ, mới không hổ thẹn là hàng Tăng bảo”.(1)
Để tránh tình trạngđạo Phật dạy một đàng, mà Phật tử làm một nẻo, khiến Phật giáo từng có những thời kỳ bị coi là một tôn giáomê tín, không gì hơn là người học Phật hãy tìm hiểu và nghiên cứu những giáo lý của nó trên cơ sở chánh tín, hãy suy xét thấu đáo để hiểu rõ hơn về đạo Phật, mới hiểu được thế nào là chánh tín theo đúng tinh thần nhà Phật.
Trong quyển sách nhỏ này chúng tôigiới thiệu những nét căn bản và cốt tủy của giáo lý nhà Phật qua dạng hỏi đáp, sau đó là một số bài nói lên tình trạngmê tín dị đoan đang hiện diệntrong đời sống xã hội hiện nay để quý độc giảsuy xét và cuối cùng là một vài bài ứng dụng Thiền trong đời sống hàng ngày.
Với hoài bão Phật giáo không còn bị coi là một tôn giáomê tín, ước mong “người học Phật chân chánh phải gan dạ loại bỏ những tập tục sai lầm, phải can đảmdứt khoát đập tan mọi tệ đoan làm suy giảmgiá trịPhật pháp” như lời khuyên nhủ của Hòa thượng Thích Thanh Từ nói ở trên.
Tâm Diệu
MỤC LỤC
Lời giới thiệu
Lời tựa
1. Phật phápcăn bản
2. Đạo nào cũng là đạo
3. Đốt vàng mã một hủ tục mê tín cần hủy bỏ
4. Quan điểm của Phật giáo về vấn đề xem tử vibói toán
5. Cúng sao giải hạn
6. Cầu nguyện và tụng kinh
7. Vấn đề cúng lễ người quá vãng
8. Xét lại câu tục ngữ “Đời cha ăn mặn đời con khát nước” qua lăng kính đạo Phật
9. Hái lộc đầu xuân
10. Bơ và những viên đá cuội (dịch)
11. Hôn nhân đồng tính
12. Thầy tu, Thầy chùa hay Thầy cúng
13. Bài pháp rất ngắn của đức Đạt Lai Lạt Ma dành cho Phật tửViệt Nam trên đỉnh Dharamsala
14. Quan niệmgiải thoát trong Phật giáo và Bà-la-môn giáo
15. Đức Phật có thuyết pháp hay không thuyết pháp
16. Tâm chân như và tâm sinh diệt
17. Ứng dụng Thiền vào việc luyện tập thể dục
18. Cuộc đời thì vô thường, sự sống chỉ có mặt ngay trong giây phút hiện tại
19. Sống trong giây phút hiện tại
Phiên bản PDF: Phật Pháp Trong Đời Sống (Xem chi tiết nội dung từng chương online nơi bảng mục lục phía bên trên, tay phải) Quý độc giả thích bản in trên giấy có thể liên lạc để thỉnh sách tại địa chỉ: Chùa Giác Ngộ, 92 Nguyễn Chí Thanh, phường 3, quận 10, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam Điện thoại từ nước ngoài: +84-908-153-160 (M); +84-8-830-9570 (H); trong nước: 0908153160; 8309570. CÁC SÁCH CÙNG TÁC GIẢ: