ĐIỀU TRỊ BỆNH TẬN GỐC
NĂNG LỰC CHỮA LÀNH CỦA TÂM BI MẪN
Lama Zopa Rinpoche
Nguyễn Văn Điều & Đỗ Thiết Lập dịch Việt
Nhà xuất bản Tôn Giáo, Hà Nội
PHẦN MỘT: TÂM LÝ ĐIỀU TRỊ BỆNH
12. NHỮNG LỢI LẠC CỦA BỆNH TẬT
Để chuyển đổi các vấn đề bất ổn thành điều hạnh phúc vui sướng, chúng ta phải học cách nhìn thấy chúng như điều gì đó thích thú. Khi ấy, thay vì quấy nhiễu chúng ta, các vấn đề bất ổn sẽ giúp ta đạt được những thực chứng của con đường tu giác ngộ, và như vậy mới đích thị là sự điều trị bệnh tận gốc cho thân và tâm. Như vậy chúng ta không những điều trị thân tâm của ta mà còn điều trị thân tâm của tất cả chúng sinh hữu tình đang đau khổ.
Sẽ không có lợi lạc gì khi thừa nhận một tình huống nhất định nào đó nhất thiết phải là một vấn đề bất ổn. Làm như vậy chỉ tự hành hạ mình và khiến cho mình cảm thấy bất hạnh. Một khi cảm thấy rất bi quan như thể sống trong sương mù đen tối với cách suy nghĩ rằng tất cả những gì ta có trong tay toàn là bất ổn, toàn là những chuyện không muốn có, ngay lập tức bạn hãy biết rằng đó là một suy nghĩ hết sức sai lầm, vì đó chẳng qua là cách nhìn của một trong nhiều tâm của chúng ta. Theo cách nhìn của tâm này thì đó là một vấn đề bất ổn, nhưng theo cách nhìn của tâm khác thì đó không phải là một vấn đề. Vì vô minh và lười biếng, chúng ta chọn một cách nhìn đen tối về các sự việc, nhưng chúng ta có thể chọn những cách nhìn khác. Theo cách nhìn của tâm tích cực thì không có vấn đề bất ổn nào cả.
Thay vì làm cho tình huống trở nên đau khổ nhiều hơn, chúng ta có thể chọn cách nhìn nó một cách tích cực và thậm chí có thể thích thú nó, với ý thức rằng nó đang nâng đỡ chúng ta trong việc hiện thực hóa con đường tu giác ngộ. Tâm lý cơ bản của việc chuyển hóa tư tưởng là phá vỡ quan niệm sai lầm của chúng ta về các vấn đề và thay vào đó hãy sản sinh một tâm hạnh phúc nhìn ngắm từng vấn đề với tính cách tích cực. Quá trình cơ bản này có thể loại bỏ bệnh trầm cảm, sự cô đơn và tất cả các vấn đề khác nữa mà trước đây dường như không có cách giải quyết.
Để tận hưởng các vấn đề bất ổn, chúng ta phải suy xét về lợi lạc của chúng một cách hiệu quả và bao quát với mức độ càng nhiều càng tốt. Chúng ta phải suy xét các lợi lạc này từ nhiều góc cạnh. Có nhiều lợi lạc khác nhau được nêu ra trong cuốn Nhập Bồ Tát Hạnh cũng như trong nhiều luận giảng về chuyển hóa tâm thức, và chúng ta có thể suy ngẫm tỉ mỉ về các lợi lạc này dựa trên kinh nghiệm và trí tuệ của chính bản thân ta.
Sử dụng bệnh tật để rèn luyện trong thiền định
Những
vấn đề bất ổn có thể đem lại cho
chúng ta niềm vui, khuyến khích
chúng ta phát sinh
con đường tu
giác ngộ sao cho
chúng ta hoàn toàn thoát khỏi tất cả mọi khổ đau và nhân của khổ đau, bằng cách
loại bỏ những
hạt giống vô minh và
các chủng tử của chúng. Một khi
vô minh chấm dứt,
chúng ta sẽ thôi không
thực hiện những
hành vi thôi thúc bởi
mê lầm, và nhờ thế
chúng ta không còn tạo ra nhân của khổ đau nữa. Rồi thì
chúng ta có thể dẫn dắt tất cả
chúng sinh khác tới
hạnh phúc vô song của
giác ngộ viên mãn.
Những tình huống được gọi là “vấn đề bất ổn”
hiển nhiên sẽ bắt buộc
chúng ta phải
thiền định, phát triển tâm mình. Bệnh tật hay các
vấn đề khác là những
lý do để
chúng ta thực hành thiền định và phát triển những phẩm chất bên trong. Nói cách khác, bệnh tật buộc
chúng ta thực hành thiền định, như vậy cho
chúng ta cơ hội
kết thúc mọi
vấn đề cùng với nhân của chúng. Trên
thực tế, nó giúp
chúng ta chấm dứt không
chỉ bệnh tật mà còn giúp
chấm dứt từng
vấn đề cùng với nhân của chúng.
Chúng ta đạt được lợi ích tối thượng này từ bệnh tật nếu
chúng ta thực hành thiền định làm
chuyển hóa chất độc thành nước
cam lồ.
Tùy theo năng lực và kỹ năng riêng của mình trong
thiền định,
chúng ta chuyển hóa chất độc của bệnh tật
trở thành nước
cam lồ, sao cho thay vì hãm hại
chúng ta, nó sẽ giúp ích cho ta. Bệnh tật hỗ trợ sự phát triển của
chúng ta trên
con đường tu
giác ngộ, vì
lý do này
chúng ta xem bệnh tật như suối nguồn
hoan lạc.
Sử dụng bệnh tật để loại bỏ tâm kiêu ngạo
Một trong những
lợi ích của bệnh tật là
chúng ta có thể
sử dụng nó để
loại bỏ tâm
kiêu ngạo,
chính tâm này đã tạo ra nhiều khiếm khuyết. Mỗi lần
kiêu ngạo nổi lên sẽ để lại
chủng tử trong
tâm thức, và đến khi
các chủng tử trở nên sâu đậm thì rất khó để
giải thoát tâm khỏi những che chướng và
thành tựu giác ngộ viên mãn.
Sân hận,
tham lam cũng như các
vọng tưởng mê lầm khác đều là như thế.
Trong
kinh điển,
Đức Phật đã
giải thích kết quả của sự
kiêu ngạo như sau: “Những người
vô minh bị sự
kiểm soát của
kiêu ngạo sẽ
tái sinh trong những cõi kém
may mắn, nơi đó không có cơ hội
thực hành Pháp, họ sẽ bị
tái sinh trong cảnh
nghèo đói, khó tự nuôi thân; họ sẽ bị
tái sinh với
địa vị thấp, họ sẽ bị
mù lòa hoặc
yếu đuối với
thân hình và màu da rất xấu. Kết quả của sự
kiêu ngạo là ta sẽ bị
tái sinh ở cõi thấp hơn, nơi không có cơ hội
thực hành Pháp và thậm chí khi
một lần nữa được
tái sinh làm người,
chúng ta vẫn không có cơ hội
thực hành Pháp và phát triển
tâm thức mình hướng tới
sự giải thoát hoặc
giác ngộ. Chẳng hạn như ta có thể bị sinh vào một trong những tầng lớp thấp hơn. Ở phương Đông thì việc sinh vào
địa vị thấp
đồng nghĩa với việc người đó không được
kính trọng, vì thế những người này có rất ít khả năng đem lại
lợi ích cho người khác.
Trong cuốn Nhập
Bồ Tát Hạnh, ngài Shantideva
giải thích rằng những ai bị khốn đốn vì khổ đau sẽ
từ bỏ tính kênh kiệu và họ sẽ phát sinh
tâm bi mẫn
xót thương các
chúng sinh khác đang
quay cuồng trong
luân hồi.
Thuật ngữ “các
chúng sinh đang quay cuồng”
ám chỉ các
chúng sinh hữu tình đang bị vướng kẹt
trong vòng luân hồi sinh tử. Các
vấn đề bất ổn sẽ
kích thích chúng ta phát triển
tâm bi mẫn đối với các
chúng sinh khác đang
quay cuồng trong cõi
luân hồi đau khổ. Và như ngài Shantideva có nói,
cảm giác bấn loạn khi thất bại một việc gì sẽ giúp
chúng ta loại bỏ được tính
kiêu ngạo vốn luôn gây khó khăn cho sự phát triển tâm.
Chúng ta có thể chuyển họa thành phúc bằng cách
suy xét lại rằng, nếu
chúng ta thành công thì ta sẽ càng
kiêu ngạo hơn nữa, và như vậy sẽ phải gánh chịu tất cả các nhược điểm –
hậu quả của tính
kiêu ngạo trong nhiều đời kiếp
liên tục. Như vậy, hóa ra là sự khốn đốn vì thất bại lại giúp
chúng ta đạt được sự
thành công lớn nhất, vì nó cho
chúng ta khả năng
hiện thực hóa
con đường tu
giác ngộ.
Các vị Geshe (
Tiến sĩ Phật học Tây Tạng) của
truyền thống Kadampa có
giải thích rằng tính
kiêu căng sẽ làm phát sinh nhiều
vấn đề. Các vị Kadampa là những
đại hành giả
thiền định đã
thực hành con đường từng bước
đưa tới giác ngộ theo một
truyền thống truyền thừa từ ngài Lama Atisha – một vị Đại
Tôn giả Ấn Độ. Họ xem mỗi một lời dạy trong bất kỳ
kinh điển nào của
Đức Phật đều là một lời
giáo huấn dành cho họ để đạt tới
giác ngộ, và họ
nổi tiếng là những
hành giả vĩ đại của pháp
chuyển tâm.
Có một vị Kadampa nói rằng: “Được
ca ngợi sẽ làm thổi phồng tâm
chúng ta và làm phát sinh tính
kiêu ngạo lớn hơn nữa. Bị
phê bình sẽ tức thì phá tan các
lỗi lầm của
chúng ta.”
Chúng ta hãy phát hiện và
loại bỏ các
lỗi lầm, và thông qua đó,
chúng ta phát triển tâm mình theo
con đường tu
giác ngộ; chỉ có như vậy mới khiến cho mọi
hành vi thân, khẩu, ý của
chúng ta đều
trở thành nhân
thường trực cho
hạnh phúc. Một trong những
lợi lạc của
lời phê bình chỉ trích là nó có thể giúp
chúng ta tự mình trừ bỏ
lỗi lầm.
Khi được khen ngợi,
chúng ta có
cảm giác như lên mây, nhưng sau đó khi có ai đó
phê bình chê bai ta thì ta rơi xuống lại. Để tự
bảo vệ mình khỏi bị những
cảm xúc lên xuống –
vui buồn bất thường – và để
bảo đảm một sự ổn định cho tâm,
chúng ta hãy nhớ đến những
vấn đề xuất phát từ việc được khen ngợi, và
đặc biệt là
chướng ngại mà việc được khen ngợi tạo ra cho tâm, làm
ngăn cản con đường tu
giác ngộ. Và rồi,
chúng ta sẽ không bám chặt vào việc được khen ngợi một khi
chúng ta cảnh giác nhận biết các
vấn đề mà
chúng ta phải gánh chịu từ việc được khen ngợi. Theo cách
cảnh giác này,
chúng ta sẽ có được sự
bình an thường trực trong tâm, và sự khen ngợi không cản ngăn được sự
thành tựu con đường tu
giác ngộ của ta.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rằng
chúng ta không nên khen ngợi người khác. Khen ngợi người khác, cho dù đó là những người
bình thường hay các
đấng giác ngộ cũng đều là điều tốt. Tốt nhất là
ca ngợi những người mà ta không
ưa thích, vì
việc làm này là pháp
đối trị trực diện với tâm
vị kỷ và
kiêu ngạo của
chúng ta. Như vậy, nó
trở thành phương pháp có
năng lực mãnh liệt để phát triển tâm ta. Khi
chúng ta khen ngợi
kẻ thù trước mặt những người khác có nghĩa là ta nhường phần thắng cho họ và nhận về mình sự
thua thiệt.
Ca ngợi những người
chúng ta không
ưa thích hay không
kính trọng là sự thách thức trực tiếp với tâm
ngã mạn của
chúng ta, vì ta
thường hành động một cách ngạo mạn xấc xược đối với những người ta không
kính trọng. Để có thể
ca ngợi những người mà ta không
ưa thích hoặc không
kính trọng, ta cần có sự
dũng mãnh, nhưng đó là cách thức rất
hiệu lực để phá tan tâm
kiêu mạn.
Dĩ nhiên, điều đó còn
tùy thuộc vào động cơ của
chúng ta. Có lần
thảo luận về
tính chất bất thiện của
lời nói ác độc –
ác khẩu, một trong bốn
khẩu nghiệp – Đức Dalai Lama có
giải thích rằng, một
lời nói ngọt ngào ngoài miệng sẽ phải xem là
lời nói ác độc nếu nó gây
thương tổn cho người khác.
Khi
chúng ta ca ngợi người khác,
đặc biệt là
kẻ thù,
chúng ta phải
ca ngợi một cách
chân thành, thật lòng, vì nhớ đến sự tử tế của họ.
Chúng ta nên
suy xét một cách tận tường rằng
toàn bộ hạnh phúc quá khứ,
hiện tại và
vị lai của
chúng ta sở dĩ có được là nhờ sự tử tế của
kẻ thù chúng ta. Các
vị giác ngộ như chư Phật lúc nào cũng có
tâm từ bi
trọn vẹn đối với
chúng ta, nên các ngài không cho ta cơ hội
thực hành nhẫn nhục. Bạn bè và người thân trong
gia đình đều
thương yêu ta, nên cũng không cho ta cơ hội
thực hành nhẫn nhục. Những người
xa lạ thì không
ưa thích cũng không ghét bỏ ta, nên cũng không cho ta cơ hội
thực hành nhẫn nhục.
Trong
vô số chúng sinh hữu tình, chỉ có
kẻ thù của ta là những người
duy nhất cho
chúng ta cơ hội để
thực hành nhẫn nhục. Không còn ai khác
mang đến cho ta bất cứ cơ hội nào như thế.
Kẻ thù của ta là người
duy nhất giúp
chúng ta hoàn tất thực chứng pháp tu nhẫn nhục, và như vậy là tạo cho
chúng ta khả năng
thành tựu giác ngộ vì
lợi lạc cho tất cả
chúng sinh hữu tình.
Chúng ta gọi một người nào đó là “kẻ thù” vì họ không
ưa thích ta và
tỏ ra căm giận ta, và
nếu không phải là ta đang
cố gắng thực hành nhẫn nhục thì ta sẽ không muốn có bất kỳ mối
liên hệ gì với những người như thế.
Chúng ta xem họ như một
vấn đề bất ổn và họ liền
xuất hiện trước mắt chúng ta như một
vấn đề.
Tuy nhiên, khi
chúng ta cố gắng thực hành nhẫn nhục,
chúng ta biết ơn sự tử tế của
kẻ thù chúng ta. Sự
giận dữ của họ đối với
chúng ta là một
điều kiện thiết yếu nếu như ta muốn phát triển tâm trên
con đường tu
giác ngộ. Thay vì
xuất hiện trước mắt chúng ta như một
vấn đề không mong muốn, giờ đây
kẻ thù xuất hiện như một người có ích cho
chúng ta, một người cần được chào đón nồng hậu, vì họ
nâng đỡ cho sự phát triển
con đường tu
giác ngộ trong tâm
chúng ta. Như vậy họ không còn
xuất hiện như một
vấn đề bất ổn, giờ đây họ
xuất hiện như một cội nguồn
hạnh phúc.
Chúng ta nên
suy nghĩ sâu xa về sự tử tế của bất kỳ người nào đã giận ghét
chúng ta. Lòng tử tế của
kẻ thù bao la như không gian vì nhờ họ
chúng ta mới có khả năng
thực hành nhẫn nhục,
vậy thì họ không những
mang đến cho
chúng ta sự
bình an và tất cả các
thực chứng trên
con đường tu
giác ngộ mà còn làm cho
chúng ta có khả năng
mang đến cho mọi
chúng sinh hữu tình khác
hạnh phúc vô song của
giác ngộ. Cho nên, khi nghĩ đến lòng tử tế của họ,
chúng ta cảm nhận một niềm
hoan hỷ tự
đáy lòng.
Dù
chúng ta có dâng tặng cho
kẻ thù ta những núi vàng hay cả một bầu trời đầy
kim cương thì cũng không đủ để đền đáp sự tử tế của họ. Không gì
so sánh được với
giá trị của sự
bình an sâu đậm trong tim mà
chúng ta ngay tức thì nhận được khi
thực hành tâm
nhẫn nhục với
kẻ thù.
Chúng ta không thể nào
báo đáp nổi
công ơn của
kẻ thù đã cho ta có được sự
bình an này trong tâm, đó là chưa nói đến sự
chứng ngộ. Điều này làm cho
kẻ thù quí báu hơn nhiều so với mọi sự
giàu sang về
vật chất.
Sử dụng bệnh tật để tịnh hóa các nghiệp bất thiện
Chúng ta có thể
sử dụng những
vấn đề bất ổn để tịnh hóa các
nghiệp bất thiện,
nguyên nhân của các bất ổn, và cũng để làm cho ta
thận trọng không tạo ra thêm những
hành vi bất thiện nữa. Nếu
suy diễn hợp lý từ những điều này thì những
vấn đề bất ổn cũng làm cho
chúng ta vui vẻ tạo ra nghiệp tốt –
nguyên nhân của
hạnh phúc.
Khi ta
trải qua một
vấn đề bất ổn và tìm biết
nguyên nhân của nó, ta thấy rằng
nguyên nhân đó không đến từ bên ngoài mà là ở trong tâm. Như tôi đã
giải thích, những
vấn đề bất ổn của
chúng ta được tạo ra bởi những
chủng tử bất thiện trong tâm ta,
các chủng tử này do
vô minh và những
hành vi được
thôi thúc bởi
vô minh lưu lại trong tâm. Bởi vì dòng
tương tục của
tâm thức là không có điểm khởi đầu nên
chúng ta đã
tích lũy nhân của các
vấn đề trong suốt các kiếp
tái sinh từ vô thỉ. Một khi nhận rõ được điều này,
chúng ta sẽ tự
thôi thúc mình
thực hành tịnh hóa các nhân của những
vấn đề mà ta đã tạo ra nhiều lần trong cuộc sống này và trong xuyên suốt những kiếp sống
quá khứ từ vô thỉ, và cũng
thôi thúc ta
thận trọng ngưng ngay việc tạo thêm những nhân của các
vấn đề từ nay trở đi.
Một luận giảng về
chuyển hóa tâm đã
lưu ý rằng “bệnh tật là một cây chổi”, bởi vì nó
quét sạch các
nghiệp chướng mê lầm. Các
thiền sư ở
Tây Tạng không có máy hút bụi – thậm chí là không có điện – trong chỗ
ẩn cư nhập thất, nhưng ngày nay ta có thể nói rằng bệnh tật là cái máy hút bụi hút sạch những rác rưởi
tinh thần. Thông qua việc
chịu đựng bệnh,
chúng ta sẽ làm cạn kiệt các
nghiệp bất thiện trong
quá khứ, nhân của bệnh tật và của tất cả các
vấn đề bất ổn. Với cái nhìn
tích cực đó,
chúng ta có thể thấy bệnh tật như là suối nguồn
hạnh phúc.
Luận giảng cũng
giải thích rằng “khổ đau là sự
gia trì của Đạo sư”. (Nếu bạn tin Chúa Trời, bạn có thể nghĩ rằng bệnh của bạn là phước lành của Chúa
ban cho). Điều này có
ý nghĩa gì? Khi ta đương đầu với bệnh tật hoặc những khó khăn khác,
chúng ta có thể nghĩ rằng bệnh tật chính là phước báu mà
Đạo sư ban cho chúng ta, điều này có nghĩa là
Đạo sư đang giúp
chúng ta tịnh hóa các
nghiệp bất thiện. Cho dù là
chúng ta đang làm việc, đang
nhập thất ẩn
tu hoặc đang
học hỏi Pháp, nếu có những khó khăn xảy đến cho
chúng ta trong khi
thực hành theo các
chỉ dẫn của
Đạo sư thì
chúng ta nên
nhận biết rằng những khó khăn đó chính là những phước báu mà
Đạo sư ban cho chúng ta.
Bất kỳ
vấn đề nào mà
chúng ta trải nghiệm, kể cả bệnh tật, đều là phước báu của
Đạo sư, người đang giúp ta làm
trong sạch những
chướng ngại của ta. Thay vì phải
trải qua một thảm họa lớn,
chúng ta đã làm
trong sạch nghiệp bất thiện của mình nhờ vào việc
chịu đựng một
vấn đề nhỏ.
Trải qua một
vấn đề bất ổn chính là đang hưởng một phước báu, vì nó giúp tịnh hóa nhiều
nghiệp bất thiện và nhiều
vọng tưởng mê lầm có khả năng gây ra nhiều
vấn đề bất ổn khác.
Làm thế nào để
chuyển hóa sự
nghèo khổ thành hạnh phúc? Rất
đơn giản,
chúng ta chỉ cần nghĩ đến
lợi ích của sự
nghèo khổ và nhược điểm của sự
giàu có. Điều này sẽ gợi mở cho ta thấy sự
nghèo khổ của ta là một nguồn
hạnh phúc vì nó hỗ trợ
chúng ta hiện thực hóa
con đường tu
giác ngộ.
Nói chung, những người
giàu có phải đương đầu với nhiều
vấn đề bất ổn và
chịu đựng nhiều khổ đau
tinh thần, khi
chúng ta nghĩ về cuộc sống như thế của họ thì sự
ham muốn giàu có của
chúng ta sẽ nhanh chóng tan biến. Người giàu phải lo toan
bảo vệ tài sản và lo
toan làm giàu thêm nữa, họ cũng
lo lắng về việc có ai đó giàu hơn mình. Cuộc sống của những người giàu cũng tràn ngập những thú
tiêu khiển, họ có quá nhiều việc để làm và quá nhiều thú vui
dục lạc để tham đắm vào đến nỗi họ không còn
thời gian để
thiền định, và điều này gây khó khăn cho việc
tu tập để đạt những
chứng ngộ. Ngược lại, nếu
chúng ta nghèo, ta có thể
thành công trong việc
thực hành thiền định vì gian khổ giúp ta
thành tựu trong sự
thực hành Chánh pháp.
Các
vị đạo sư cao cấp Kadampa có nói rằng
một đời sống
thoải mái sẽ làm cạn kiệt
công đức đã tạo ra trong
quá khứ, cũng như một cuộc đi chơi mua sắm sẽ làm cạn kiệt tiền
dành dụm trong nhiều năm. Trong
thực tế, sống
một đời thoải mái sẽ làm
giảm bớt nghiệp tốt. Dù
chúng ta có được cuộc sống
xa hoa hiện nay, nhưng khi nghiệp tốt của
quá khứ cạn kiệt, sự
giàu có của
chúng ta sẽ biến mất, và
một lần nữa
chúng ta sẽ phải
trải qua đời sống nghèo khổ.
Mặt khác,
chịu đựng một
cuộc đời khổ cực
đồng nghĩa với việc
chúng ta đang làm cạn kiệt dần những nghiệp
quá khứ bất thiện của mình – nhân của những
vấn đề bất ổn
hiện tại và tương lai của
chúng ta. Bằng cách này, ta có thể xem cuộc sống khó nhọc như là một
sự kiện tích cực; như vậy là
chúng ta chuyển hóa sự
nghèo khó trở thành hạnh phúc.
Sử dụng bệnh tật như một sự thôi thúc thực hành thiện hạnh
Những
vấn đề bất ổn như bệnh tật cũng có thể
thôi thúc ta làm những việc hiền thiện.
Chúng ta phải hiểu rằng những
vọng tưởng mê lầm tạo ra các
vấn đề; một khi
nhận thức được như vậy
chúng ta như được
thôi thúc chuyển hóa tâm mình và phát triển
tâm từ,
tâm bi, hạnh
nhẫn nhục,
trí tuệ và còn nhiều tâm
tốt đẹp khác nữa.
Những
vấn đề bất ổn có thể khiến
chúng ta quyết tâm hơn nữa trong việc
gìn giữ cung
cách sống theo
đạo đức và
đồng thời thôi thúc chúng ta phát nguyện thọ giới, đây là nhân của
hạnh phúc hiện nay và
tái sinh tốt trong tương lai. Việc
trải qua những
vấn đề bất ổn có thể khuyến khích
chúng ta phát nguyện không làm những
việc bất thiện như giết hại,
trộm cắp,
nói dối... Những hành động này gây hại cho ta cũng như các
chúng sinh hữu tình khác.
Sử dụng bệnh tật để thiền định về tánh Không
Chúng ta cũng có thể
sử dụng bất kỳ căn bệnh nào mà
chúng ta đang phải
chịu đựng để
thiền định về
bản chất rốt ráo, hay
tánh Không, của căn bệnh.
Nhận ra được
bản chất rốt ráo của “cái tôi” là việc cực kỳ quan trọng, vì
chứng ngộ này sẽ
loại bỏ được
vô minh, nguồn gốc của tất cả các
vấn đề.
Chúng ta có thể
nhận ra được
bản chất rốt ráo của bệnh tật theo cùng cách thức này.
Luận giảng về
chuyển hóa tâm mà tôi đã nêu ra ở trên cũng
giải thích rằng: “Khổ đau là
một thể hiện của
tánh Không.” Tôi đã nói về điều này ở các phần trước khi
mô tả việc bệnh “AIDS” chỉ là một tên gọi như thế nào. Khi phát hiện một sự thay đổi
đặc biệt trong các tế bào của cơ thể một người,
bác sĩ bèn
gán cho sự việc này nhãn hiệu “AIDS”. Trước đó, thậm chí ngay lúc vừa thấy sự thay đổi tế bào,
bác sĩ không dùng cái tên bệnh “AIDS”; ông ta chỉ dùng cái tên gọi đó sau khi nhìn thấy sự thay đổi của tế bào. Do vậy, cái mà
bác sĩ ngay từ đầu thấy được không phải là bệnh AIDS, mà là cái
thực thể [sau đó] được gán đặt tên gọi AIDS. Việc trông thấy cái
thực thể này là
lý do để
bác sĩ gán đặt tên gọi AIDS lên nó, và sau đó ông ta tin vào tên gọi AIDS đó [là có thật]. Nói cách khác, bệnh AIDS chỉ
đơn thuần là một khái niệm, một
ý tưởng. Bệnh AIDS không gì khác hơn là những gì
hoàn toàn được gán đặt bởi tâm của
bác sĩ và bệnh nhân.
Do đó, không hề có bệnh AIDS với
tự tánh hiện hữu. Bệnh AIDS thật sự có vẻ
như tự nó
hiện hữu trước
chúng ta chỉ là một
ảo tưởng. Nó không hề
hiện hữu. Bệnh AIDS thật sự có vẻ như
hiện hữu độc lập, tự tồn và không
liên quan gì với tâm
chúng ta hoàn toàn chỉ là một
ảo tưởng. Đó chỉ là
hư dối,
hoàn toàn là Không. Cái bệnh AIDS tự tồn đó là đối tượng cần được
bác bỏ.
Thiền định về
tánh Không của một căn bệnh – dù đó là bệnh AIDS hay ung thư, hay chỉ
đơn giản là bệnh đau đầu – có thể mang lại sự
điều trị bệnh rất có
hiệu lực. Việc
nhận biết được
ảo tưởng, rằng không hề có căn bệnh thật sự tự nó
hiện hữu, cũng sẽ giúp
giảm bớt những
cảm xúc tiêu cực như
lo âu và
sợ hãi. Và
thiền định về
bản chất rốt ráo của bệnh tật có thể giúp
chúng ta chứng ngộ được
bản chất rốt ráo của cái tôi, nhờ vậy sẽ đưa
chúng ta đến sự
giác ngộ.
Sử dụng bệnh tật để phát triển tâm từ
Chúng ta có thể
sử dụng một
vấn đề bất ổn như bệnh tật để phát triển
tâm từ bằng cách
suy nghĩ rằng: “Vô số
chúng sinh cũng như tôi, không có
hạnh phúc tạm thời cũng như
hạnh phúc tối thượng của
giác ngộ viên mãn. Vì thế tôi sẽ
sử dụng vấn đề của tôi để đem
hạnh phúc này đến cho tất cả.”
Sử dụng bệnh tật để phát triển tâm bi
Một trong những
lợi lạc to lớn nhất của việc
chịu đựng bệnh tật hoặc bất kỳ
vấn đề nào khác là
chúng ta có thể
sử dụng nó để phát triển
tâm bi mẫn
thương xót những
chúng sinh khác đang
đau khổ trong
luân hồi. Để
đánh giá sự
lợi lạc này cho thật đầy đủ,
chúng ta phải
nhận biết được
tâm bi có tầm quan trọng và quý giá như thế nào.
Nếu không, khi nghe rằng những
vấn đề bất ổn sẽ giúp ta phát triển
tâm bi,
chúng ta có thể nghĩ rằng điều đó không quan trọng.
Tâm bi quý giá và quan
trọng không thể tưởng tượng, vì tất cả
hạnh phúc bây giờ và
mai sau của
chúng ta và của mọi
chúng sinh khác đều
phụ thuộc vào
tâm bi của ta. Một khi
chúng ta nhận thức được
tâm bi quý giá đến mức nào, ta sẽ thấy được những
vấn đề bất ổn là quan
trọng như thế nào vì chúng giúp ta phát triển
tâm bi mẫn đối với người khác. Và như vậy,
chúng ta sẽ có cái nhìn về bệnh tật cùng với các
vấn đề bất ổn khác theo một hướng
tích cực hơn.
Chúng ta sẽ dễ dàng
cảm thấy cảm thương cho những người nào có cùng những
vấn đề tương tự như ta. Chẳng hạn, nếu
chúng ta bị đau đầu như búa bổ,
tự nhiên ta
cảm thấy cảm thương bất kỳ ai khác có bệnh đau đầu. Các bệnh khác
cũng thế.
Chúng ta cảm thông và muốn giúp đỡ những người có cùng bệnh tật như mình, vì
chúng ta biết rõ nỗi đau đó như thế nào. Nếu
chúng ta không có căn bệnh đó,
chúng ta sẽ không cảm nhận được
tâm bi mãnh liệt này.
Chúng ta tự nhiên cảm thương cho những người đồng bệnh và
chúng ta có thể
mở rộng tâm bi này ngày càng nhiều hơn nữa. Sự
cảm thương này và mong muốn giúp đỡ người khác chính là những
lợi lạc mà bệnh tật mang lại cho
chúng ta.
Tuy nhiên,
chúng ta phải nghĩ về những
vấn đề theo một chiều kích rộng hơn, phổ quát hơn, và không chỉ tập trung vào một
vấn đề, chẳng hạn như một căn bệnh
đặc biệt nào đó. Như tôi đã
nói trước đây, các
vấn đề có nhiều cấp độ khác nhau. Bệnh tật chỉ là một
vấn đề nhỏ trong hàng ngàn
vấn đề được
liệt kê vào loại
khổ khổ; và
ngoài ra chúng sinh hữu tình còn phải chịu hai loại khổ khác là
hoại khổ và
hành khổ. Cũng giống như việc
bác sĩ chữa trị bệnh
hiệu quả thế nào
tùy thuộc vào mức độ
kiến thức của họ về căn bệnh,
chúng ta phát sinh
tâm bi mãnh liệt như thế nào là
tùy thuộc vào mức độ
hiểu biết của
chúng ta về khổ đau.
Chúng ta không chỉ nhìn vào bệnh tật của mình mà còn phải thấy hết tất cả những
tai hại trong
sinh tử luân hồi, trong cõi đời khổ đau của chính
chúng ta. Rồi
chúng ta còn phải thấy
vô số người khác có cùng bệnh tật như ta, có cùng những
kinh nghiệm khác của
khổ khổ,
hoại khổ và
hành khổ như ta.
Chúng ta nên nghĩ: “Bản thân tôi không là gì cả.
Vấn đề của tôi cũng không là gì cả.
Vô số người khác đang
chịu đựng không chỉ những khổ đau này mà thậm chí còn khổ đau hơn nhiều. Thật
tuyệt vời biết bao nếu họ
được giải thoát khỏi tất cả mọi khổ đau. Tôi sẽ
giải thoát họ khỏi tất cả khổ đau.” Bằng cách này
chúng ta sử dụng các
vấn đề bất ổn của ta để phát triển tâm
đại bi.
Mỗi lần
chúng ta sử dụng các
vấn đề của mình để phát triển tâm
đại từ, tâm
đại bi, ta tích luỹ được
vô lượng công đức và tịnh hóa mọi
chướng ngại, là
nguyên nhân không chỉ của bệnh tật mà còn là của tất cả khổ đau. Nếu
chúng ta có tấm lòng
đại từ,
đại bi,
chúng ta có thể
vui thích với bất kỳ
vấn đề nào mà
chúng ta đang
trải qua.
Chúng ta có thể thấy
thích thú khi bị bệnh ung thư hay bệnh AIDS;
chúng ta thậm chí cũng có thể thấy thật
thú vị khi chết.