BÁT NHÃ TÂM KINH GIẢNG GIẢI
VÔ THƯỢNG NIẾT BÀN
Lê Sỹ Minh Tùng
29 Y, Bát của Phật
Dựa theo
kinh Bổn Sanh thì sau khi ra khỏi cung
thành Ca Tỳ La Vệ và vào tận rừng sâu thì
thái tử Tất Đạt Đa đã đổi bộ
y phục sang trọng may bằng lụa xứ Ba-la-nại cho một người thợ săn vốn là
hóa thân của một
phạm thiên để nhận một bộ
y phục nhạt màu. Ngài nghĩ rằng chiếc
áo cà sa đơn giản thì
thích hợp hơn khi Ngài còn đang
vân du khắp nơi để tìm cầu
chân lý. Dựa theo
Luật tạng Nhất Thiết Hữu Bộ thì vào thời
quá khứ tại cung
thành Ca Tỳ La Vệ có mười anh em cùng
xuất gia,
tu tập và
chứng quả Bích Chi Phật. Trước khi
nhập diệt, tất cả những vị
Bích Chi Phật nầy đã trao lại những tấm
y bá nạp của mình cho bà mẹ và cùng thưa rằng vào đời tương lai có Đức
Thích Ca Mâu Ni là con vua
Tịnh Phạn chứng được quả
vô thượng Bồ-đề.
Nếu đem những
y phục nầy dâng cho Ngài thì sẽ được phước báu
vô lượng. Người mẹ theo
ý nguyện trên nên
giữ gìn cẩn thận những bộ y đó. Trước khi qua đời bà trao chúng lại cho người con gái của mình để
giữ gìn. Đến khi cô con gái trở nên già yếu thì cô bèn đem những tấm y đó treo trên cây và cầu vị thần cây
bảo hộ để sau nầy trao lại cho con vua
Tịnh Phạn.
Trời Đế Thích đem y về
giữ gìn và đợi đến khi
thái tử xuất gia thì
hiện thành một người thợ săn đến đổi
y phục cho
thái tử. Khi về đến
cõi trời,
Đế Thích bèn xây tháp
phụng thờ bộ
y phục bằng lụa xứ Ba-La-Nại của
thái tử và tháp nầy có tên là
Xuất gia y tháp.
Chính tấm y nầy
thái tử Tất Đạt Đa đã mặc
trong suốt thời gian tu khổ hạnh. Kinh Phổ Diệu còn nói thêm rằng
trải qua thời gian sáu năm
khổ hạnh, tấm y của
thái tử dần dần cũ và rách đi.
Thái tử sau đó đã đến nghĩa địa nhặt những mảnh vải cũ vốn được dùng để bọc
tử thi của một tỳ nữ. Cô gái nầy đã chết trong ngôi nhà gần nơi trú ngụ của vị
trưởng làng.
Thái tử giặt sạch những mảnh vải nầy và sau đó khâu thành một bộ
y phục mới cho mình tại một gốc cây mà về sau được gọi là nơi khâu y
phấn tảo. Bộ
y phục nầy được xem là khởi đầu cho
truyền thống mặc y
phấn tảo hay
y bá nạp tức là loại y được may từ những mảnh vải rách lượm từ đống rác hay nghĩa địa được giặt sạch.
Ngoài tấm y
phấn tảo nầy,
Đức Phật được một vị thần cây dâng lên một
y Tăng già lê của
Đức Phật Ca Diếp theo như lời
phó chúc của Đức
Ca Diếp. Sau ngày
thành đạo Đức Phật Thích Ca đã
thọ trì và
giữ gìn tấm y nầy một cách
cẩn thận suốt 49 năm và truyền lại cho
tôn giả Đại Ca Diếp. Sau đó
tôn giả Đại Ca Diếp đem tấm y nầy vào núi Kê Túc để
nhập định lưu thân và về sau giao lại cho
Đức Di Lặc.
Trong
thời gian du hóa sau ngày
thành đạo,
Đức Phật đã được nhiều vị
gia chủ cúng dường những tấm lụa quý hiếm, nhưng Ngài đều giao lại cho
đệ tử mình
tùy nghi xử dụng. Ngay cả
dưỡng mẫu Ma-ha-Ba-xa-ba dùng tơ quý dệt thành một bộ y để đem dâng
cúng Phật. Khi bị
Đức Phật từ chối
dưỡng mẫu tỏ vẻ
không vui thì
Đức Phật khuyên bà nên đem cúng bộ y ấy cho
chư tăng vì
cúng dường chư tăng cũng chính là
cúng dường Phật vậy.
Trong số những
đại đệ tử của Phật, chỉ có
tôn giả Đại Ca Diếp là
tu khổ hạnh đầu đà. Một ngày nọ
Đức Phật đến thăm
nhân lúc tôn giả đang ở dưới một gốc cây,
tôn giả bèn gấp
y Tăng già lê của mình và thỉnh
Đức Phật ngồi lên tấm y đó. Khi nghe
Đức Phật khen tấm y mềm mại,
tôn giả thành tâm xin được
cúng dường tấm y của mình cho
Đức Phật và mong được
thọ trì tấm y
phấn tảo mà
Đức Phật đang dùng.
Đức Phật biết
tôn giả đang cần y
phấn tảo để
thực hành khổ hạnh đầu đà nên Ngài
chấp thuận.
Tôn giả đã
sử dụng tấm y
phấn tảo nầy
cho đến cuối đời mình.
Ngoài tấm y ra thì
bình bát của
Đức Phật được xem là
bảo vật truyền thừa của chư Phật. Sau khi
thành đạo dưới cội Bồ-đề, có hai vị
thương gia tên là Đề Vị (Tapussa) và
Ba Lợi (Bhallika) dâng cúng
thức ăn cho Phật và đây là bửa ăn đầu tiên của Ngài ở Bồ-đề
đạo tràng sau khi
thành đạo. Khi được hai vị
thương gia cúng dường thức ăn thì
Đức Phật liền nghĩ rằng chư Phật trong
ba đời đều dùng
bình bát để
thọ dụng vật thực, nay ta cũng nên theo
truyền thống nầy. Lúc bấy giờ có bốn vị
Thiên Vương biết được
tâm niệm đó nên mỗi người mang một
bình bát bằng đá đem dâng lên
Đức Phật. Vì thương tưởng các vị
Thiên Vương nên
Đức Phật liền nhận cả bốn
bình bát và Ngài liền dùng
thần lực khiến cho bốn
bình bát nầy
trở thành một cái
duy nhất.
Bình bát nầy về sau
trở thành vật tùy thân của
Đức Phật trong suốt 49 năm
du hóa của Ngài.
Trong sách
Pháp Uyển Châu Lâm có nói đến một
bình bát bằng đất do một vị thần núi dâng cho
Đức Phật sau ngày
thành đạo.
Đức Phật đã
cẩn thận sử dụng cái
bình bát nầy trong cả
cuộc đời của Ngài nữa. Một ngày nọ,
Đức Phật được
quốc vương xứ
Ma Kiệt Đà thỉnh vào thành
Vương Xá để thọ trai. Sau khi dùng cơm xong,
La Hầu La mang
bình bát nầy đến hồ Rồng để rửa nhưng
chẳng may làm vỡ
bình bát thành năm mảnh.
Đức Phật không hề trách cứ
La Hầu La mà đem
bình bát vá lại và Ngài tiên đoán rằng sau khi Ngài
nhập diệt có những người
xuất gia không
tôn kính và
thọ trì giáo pháp.
Phật dạy rằng:”Trong năm trăm năm đầu
luật tạng bị chia thành năm bộ,
giáo pháp bị chia thành mười tám bộ và đến lúc
chánh pháp suy tàn thì
tam tạng thánh điển bị chia thành năm trăm bộ”. Khi
Đức Phật nhập diệt thì Ngài
truyền y bát lại cho
tôn giả Đại Ca Diếp. Chính cái
bình bát bằng đất nầy là vật
di truyền cho
tôn giả Đại Ca Diếp. Về sau
tôn giả đem y, bát vào núi Kê Túc thuộc miền Bắc Ần Độ và chờ trao lại cho
Đức Phật Di Lặc trong tương lai. Chính Ngài
Tam Tạng Trần
Huyền Trang thuật lại trong Đại Đường Tây Ký về núi Kê Túc là núi nầy cao chót vót, động sâu hun hút, cây cối chằng chịt, đường dốc chập chùng và người đời về sau vì
kính trọng tôn giả Đại Ca Diếp nên gọi núi nầy là
Tôn Túc.
Dựa theo kinh
Phật Thuyết Di Lặc Đại Thành Phật thì khi
Đức Di Lặc
giáng sinh và
thành Phật thì Ngài sẽ dùng
thần lực để mở núi Kê Túc. Khi ấy có vị
Phạm Vương dùng dầu thơm
cõi trời xoa trán và thân của
tôn giả Đại Ca Diếp.
Tôn giả bèn ra khỏi
Diệt Tận Định, trần vai phải, quỳ gối phải, thưa thỉnh và dâng
y Tăng già lê và
bình bát của Đức
Thích Ca cho
Đức Di Lặc. Theo
Đại Trí Độ Luận thì
loài người sanh trong thời
Đức Phật Di Lặc có
thân hình to lớn và tuổi thọ cũng cao hơn nhiều so với
loài người trong thời
Đức Phật Thích Ca. Vì thế mà
hội chúng khi thấy
tôn giả Đại Ca Diếp có
thân hình nhỏ bé như côn trùng mà đắp
pháp phục và thi triển được
thần thông thì tất cả đều
kinh ngạc. Điều đáng chú ý là
chúng sinh trong thời
Đức Di Lặc tuy có
thân hình to lớn hơn nhiều, nhưng tấm y mà
tôn giả Đại Ca Diếp dâng lên vẫn
xứng hợp với
Đức Di Lặc.
Y và bát của
Đức Phật đã nói lên phẩm hạnh của một người
xuất gia được hình thành nhờ vào
nếp sống tinh tấn đạo đức qua việc thọ nhận phẩm vật của người đời để nuôi thân và che thân.
Con người sở dĩ chịu quá nhiều
đau khổ,
tai ương là vì họ quá
đam mê ngũ dục. Vì thế
hình ảnh từ một bậc vương tử đến một người tầm đạo
khổ hạnh cho đến một bậc
đạo sư trong
tam giới sống một
cuộc đời thanh đạm với tấm y
bạc màu và
bình bát đơn sơ sẽ luôn luôn là
hình ảnh cao đẹp và
thâm thúy nhất cho những ai đang
theo đuổi về một
lẽ sống thuần tịnh, thanh cao và đang hướng về một
lý tưởng trong sáng để tự
giải thoát cho mình ra khỏi mọi
hệ lụy khổ đau.
Suốt hai trăm năm đầu, từ Tổ Bồ-Đề cho tới
Lục Tổ Huệ Năng thì Thiền còn giữ hầu hết màu sắc của
Phật giáo Ấn Độ là giản dị và
thực tiễn. Từ thời
Lục Tổ trở đi thì Thiền Trung Hoa chia thành
Bắc Tông do ngài
Thần Tú thống lãnh và
Nam Tông do
Lục Tổ chủ trương. Sau đời
Lục Tổ Huệ Năng,
Nam Tông lại chia thành năm chi phái. Đó là
Lâm Tế,
Pháp Nhãn,
Tào Động,
Vân Môn và
Quy ngưỡng. Trong số đó chỉ còn hai phái mà ngày nay vẫn còn
hoạt động mạnh ở Trung Hoa và
Nhật Bản. Đó là phái
Lâm Tế và
Tào Động. Phái
Lâm Tế được
Thiền Sư Vinh Tây (Eisai) mang vào Nhật năm 1191. Còn phái
Tào Động thì do
Thiền Sư Đạo Nguyên (Dogen)
sáng lập ra ở Nhật vào năm 1227.
Ngài
Tỳ Ni Đa Lưu Chi là người
Ấn Độ và cũng là
đệ tử của Tam
Tổ Tăng Xán của Trung Hoa. Sau khi
đắc đạo ngài
vâng lời sư phụ sang
Việt Nam để
hoằng dương Phật pháp vào năm 580 Tây lịch. Ngài
trụ trì tại chùa
Pháp Vân ở
tỉnh Hà Đông và ngài
Pháp Hiển là
Sơ Tổ Việt Nam của phái nầy. Mãi đến thế kỷ thứ 9, có Ngài
Vô Ngôn Thông là
đệ tử của
Tổ Bá Trượng ở Trung Hoa sang
Việt Nam để
hoằng dương Phật pháp và từ đó phái
Vô Ngôn Thông được ra đời và chính Tổ đã truyền cho
Thiền sư Cảm Thành tại chùa Kiến Sơn, Bắc Ninh. Đến thế kỷ thứ 10 khi vua Lý
Thánh Tôn đem quân
chinh phục nước Chiêm Thành vào năm Kỷ Dậu (1069) có bắt được vua nước ấy là Chế Củ và rất nhiều
thường dân cũng như binh lính đem về
Việt Nam.
Khi về đến Thăng Long mới phát hiện trong số quan nhân có
Thiền Sư Thảo Đường nên được vua Lý
Thánh Tôn sắc phong cho Ngài làm
quốc sư. Từ đó Ngài lập đàn khai giảng ở chùa Khai Quốc trong thành Thăng Long và Ngài
trở thành Tổ của phái thiền
Thảo Đường ở
Việt Nam. Đến thế kỷ thứ 12 khi vua
Trần Nhân Tông truyền ngôi cho con để lên núi
Yên Tử xuất gia và lập ra phái
Trúc Lâm Yên Tử. Phái
Trúc Lâm ra đời thâu gồm
tinh hoa của
ba ba phái Tỳ-Ni-Đa-Lưu-Chi,
Vô Ngôn Thông và
Thảo Đường.
Đến thế kỷ thứ 15 thì nhà Trần mất và nhà Lê lên thay thì phái
Trúc Lâm lần lần bị tiêu mòn
cho đến mất
tung tích.
Cho đến thế kỷ thứ 19 thì
Việt Nam chia làm hai: đàng ngoài có vua Lê, đàng trong có chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn thỉnh các Tổ như
Nguyên Thiều thuộc phái
Lâm Tế từ Trung Hoa sang
truyền bá cho nên Thiền thời chúa Nguyễn chịu
ảnh hưởng rất lớn của phái
Lâm Tế. Còn vua Lê cũng thỉnh các Tổ
như Chuyết Công thuộc phái
Lâm Tế hay
Tào Động mà sau nầy ngài
Liễu Quán là
Thiền Sư Việt Nam cũng chịu
ảnh hưởng của
tông Lâm Tế nầy. Nhờ đó
Việt Nam cũng có nhiều
môn phái như ở Trung Hoa. Đó là các phái
Vô Ngôn Thông, phái
Thảo Đường, phái
Trúc Lâm và phái
Liễu Quán.
Người
Tây phương thì họ nhìn Thiền
Phật giáo qua ngưởng cửa của Thiền
Nhật Bản nên họ gọi Thiền là Zen. Zen được định nghĩa như sau:
“Zen is a Japanese form of Buddhism reaching enlightenment through meditation, contemplation and intuition”.
“Thiền là
Phật giáo mang sắc thái
Nhật Bản nhằm đạt tới
trạng thái giác ngộ nhờ
tham thiền,
nhập định và trực giác”.
Trong tất cả mọi
chúng sinh dù nam hay nữ, dù
thông minh hay khờ dại hoặc dù khỏe mạnh hay đau yếu thì ai ai cũng đều có
Phật tánh như nhau. Nhưng
tâm thức của
con người sau khi
trải qua bao nhiêu kiếp sống
luân hồi đã bị cái vỏ cứng của
vô minh che phủ nên
chúng ta không
nhận thức được cái
Phật tính toàn vẹn trong sạch hoàn hảo kia.
Phương cách thực tiễn nhất để
trở về với cái
Phật tánh thanh tịnh,
bất sanh bất diệt, vốn tự đầy đủ là
tọa thiền.
Ngày xưa từ
Đức Phật cho đến các
đại đệ tử của Ngài được
giác ngộ cũng nhờ
công phu tọa thiền. Thật vậy,
tâm Phật và tâm của
chúng ta không hề khác nhau. Tâm của Phật thì
ví như mặt nước hồ thu yên tĩnh mà trên đó
mặt trăng chân lý có thể
phản chiếu một cách
toàn vẹn.
Còn tâm của
chúng ta thì giống như mặt nước đang bị các làn sóng
vô minh khuấy động không thể
phản chiếu gì được.
Tư tưởng chính là nguồn gốc của sự
mê hoặc làm cho
tâm thức của
con người càng thêm
mê muội và
vọng tưởng chính là sản phẩm của nó. Vì thế
thiền định là
phương pháp làm ngưng lại và
tiêu diệt những
tư tưởng nầy. Do đó một khi những làn sóng
tư tưởng khuấy động đã
chấm dứt thì
chúng ta sẽ
nhận thấy rằng
mặt trăng chân lý lúc nào cũng chiếu sáng. Đây là thời điểm mà
con người nhận ra kiến tánh của mình. Cái
kiến tánh nầy sẽ luôn luôn ở với
chúng ta và từ đây
chúng ta sẽ nhận chân cuộc sống nầy rất
thoải mái bình an trong cái tâm trạng đầy
phúc lạc thanh thản.
Giữa hai phái
Lâm Tế và
Tào Động thì cách
tu tập của phái
Tào Động tương đối giản dị,
cụ thể và
rõ ràng giống như
Phật giáo Ấn Độ. Trong khi phái
Lâm Tế thì
rắc rối, khó hiểu và có tính cánh
bí truyền theo kiểu Trung Hoa. Trong
xã hội phức tạp căng thẳng của thế kỷ 21 nầy thì cách
tu tập giản dị của phái
Tào Động có lẽ
thích hợp với
con người hơn. Khác với phái
Lâm Tế là phải dùng “công án” tức là đề tài để thiền giả
tư duy quán chiếu và “tham thiền” để đạt
chứng ngộ thì phái
Tào Động chỉ chủ trương “chỉ quán đả tọa” ,có nghĩa là
ngồi thiền chỉ là ngồi thôi chứ không ngồi để
suy tưởng một đề tài nào đó với
mục đích mong cầu sự
giác ngộ.
Một trong những
mục đích thực tiễn trong việc
thực hành thiền là để
xóa bỏ cái
trạng thái “xác một nơi mà hồn một nẻo” để giúp
con người trở về với
trạng thái “thân tâm nhất như” tức là
thân tâm là một.
Sống trong
một thế giới văn minh thì
con người dễ dàng đánh mất
trạng thái “tâm với thân là một thể”. Sự
phức tạp của
đời sống làm
con người luôn bận rộn. Nhưng nhìn kỹ lại thì
chúng ta chỉ bận rộn có một nữa, có nghĩa hoặc là bận rộn về
tinh thần hoặc là thân xác. Chẳng hạn như một
luật sư thì suốt ngày bận rộn với đầu óc trong khi thể xác thì thiếu
hoạt động. Ngược lại một công nhân trong xí nghiệp thì lúc nào cũng bận rộn với thể xác mà trí óc lại trì trệ. Chính sự sống
phiến diện nầy cho nên
chúng ta thường hay nghe có những
vấn đề như “sức khỏe tinh thần” hay “sức khỏe thể xác” và đây chính là nguyên tắc của thuyết “nhị nguyên”. Dựa theo thuyết nầy thì bất cứ cái gì trong
thế gian nầy cũng phải có đối tượng của nó.
Thí dụ khi nói bên trong thì phải có bên ngoài, có thiện tức có ác,
tinh thần đối với thể xác hay
thực tế đối với lý tưởng…
Khi
thực tập thiền thì đây là một
phương pháp rất hữu hiệu trong việc
xóa bỏ các
biên giới của sự
đối lập nầy để mang
con người trở về một
nhất thể hòa điệu với chính mình cũng như với
thiên nhiên. Khi tâm
con người đạt đến một
trạng thái yên tĩnh để không còn các khái niệm “nhị nguyên” thì người đó được gọi là
kiến tánh tức là thấy được cái
bản tâm thanh tịnh của mình.
Lúc ấy con người sẽ thấy rằng
thiện ác là một, tốt xấu là một,
phiền não Bồ-đề là một và
sinh tử Niết bàn cũng là một. Tất cả những khái niệm về
nhị nguyên hoàn toàn tan biến và
chân lý Bất nhị sẽ
hiển hiện rất
rõ ràng và
trong sáng. Dù vậy, sự yên tĩnh nầy không có nghĩa là một
trạng thái khô cằn
kiệt quệ của
tâm thần mà chính là sự yên tĩnh của an vui
tự tại.
Chẳng hạn như một khi tâm đã định là cái tĩnh của một con mèo rình bắt chuột. Con mèo có thể nằm
bất động hàng giờ, nhưng sự
bất động đó là một sự tĩnh lặng đầy tĩnh thức. Nhờ cái tĩnh đó mà con mèo có thể nhẩy nhanh như chớp để vồ con chuột. Ngược lại, nếu tâm chưa định cũng giống như một con chó rình chuột. Chó thì miệng sủa, chân cào và chạy nhảy
lăng xăng nhưng khi con chuột chạy qua thì nó lại không bắt kịp.