THANH TINH TÂM
Lê Sỹ Minh Tùng
Tôn Giả Xá Lợi Phất (Sariputra)
ĐỆ NHẤT TRÍ TUỆ
Tại miền Nam nước
Ấn Độ, có một vương quốc tên là
Ma Kiệt Đà và cách kinh thành
Vương Xá khoảng 3,4 cây số có một thôn trang tên là Ca Tỳ Nỏa Ca. Nơi đây thì rừng đẹp trúc cao, núi xanh sông biếc và
quang cảnh thì
thanh tịnh u nhàn và đây cũng chính là quê hương của Ngài
Xá Lợi Phất.
Thân phụ của Ngài là
Đề Xá và là một
luận sư nổi tiếng trong
giáo đoàn Bà La Môn. Ngay cả
thân mẫu của Ngài cũng là người có
trí tuệ vượt
xa hơn những
phụ nữ bình thường lúc bấy giờ.
Khi
Xá Lợi Phất vừa lên 8 tuổi thì
trí thông minh của Ngài đã phát triển một cách nhanh chóng. Một hôm, trong nước
Ma Kiệt Đà, có hai anh em ông
trưởng giả là Cát Lợi và
A Già La, mở tiệc
đãi đằng vua quan, các nhà
quyền quý và các vị
luận sư để
thưởng thức ca vũ nhạc kịch và cùng nhau
bàn luận về chuyện
cổ kim. Theo
quy định của
đại hội thì
mọi người được ngồi theo chỗ đã định sẳn chỉ riêng có cậu bé
Xá Lợi Phất thì nhảy phóc lên ngồi ở ghế
chủ tọa.
Ban đầu thì
mọi người không chú ý mấy đến cậu bé ngổ nghịch nầy, nhưng về sau khi nghe
Xá Lợi Phất với lời lẽ hùng hồn,
nghĩa lý tinh thông, chẳng những làm
kinh ngạc những vị
luận sư Bà La Môn đương thời mà còn làm cho
quốc vương Ma Kiệt Đà sửng sốt. Để tỏ lòng
quý mến,
quốc vương Ma Kiệt Đà đã đem một thôn trang phong tặng cho cậu bé
Xá Lợi Phất.
Khi lớn lên thì Ngài có dáng người cao lớn,
dung mạo thanh tú, mắt sáng như sao và tay dài quá gối. Vì được
thừa hưởng truyền thống học giả của
cha mẹ và với
phong độ trí thức sẵn có nên
tên tuổi của Ngài
vang dội nhanh chóng cả xứ
Ma kiệt Đà nầy.
Lúc vừa 20 tuổi, Ngài từ giã quê hương và
gia đình để
lên đường tìm sư
học đạo.
Ban đầu, Ngài tìm đến
bái kiến vị
Bà La Môn nổi danh đương thời là San
Xà Dạ làm thầy. Nơi đây Ngài
kết bạn với người
đồng học tên là
Mục Kiền Liên.
Xá Lợi Phất và
Mục Kiền Liên tuổi tác thì ngang nhau và
trí thức cũng như
tư tưởng thì rất tương đồng. Thêm vào đó cả hai đều cùng
chí nguyện tầm sư
học đạo để tìm
chân lý tối thượng của cuộc sống nên tình cảm rất
hòa hợp. Khi
Xá Lợi Phất tâm sự cho
Mục Kiền Liên về
kiến thức giới hạn của thầy mình thì cả hai
quyết định ly khai San
Xà Dạ. Họ nghĩ rằng trên đời nầy không có người
trí thức nào sánh kịp với họ và cũng chẳng có ai
đủ tư cách làm thầy của họ cả. Họ
thành lập một học đoàn riêng biệt và bắt đầu thâu nhận
đệ tử.
Tôn chỉ của họ là tự tu và truyền dạy những điều họ
khám phá được cho hơn 200
đệ tử của họ. Dưới ánh mắt của họ thì những
học giả trên toàn nước
Ấn Độ lúc bấy giờ quá tầm thường, không có gì
đáng kính nể.
Một ngày nọ, trên đường
đi vào kinh đô
Vương Xá, Ngài
Xá Lợi Phất gặp một nhóm
đệ tử của Phật. Họ là năm vị
đệ tử đầu tiên mà
Đức Phật đã
quy y tại
vườn Lộc Uyển. Đó là các ông
Kiều Trần Như, Ác Bê,
Thập Lực,
Ma Ha Nam và
Bạc Đề và đây là những người
tu khổ hạnh với
Đức Phật khi xưa trên núi
Tuyết sơn.
Xá Lợi Phất hỏi với khẩu khí của một
trưởng giả:
- Thầy của Ngài là ai? Và
bình thường dạy Ngài
đạo lý gì?
Vị
Tỳ kheo chậm rãi
trả lời:
- Thầy tôi là bậc
đại thánh Thích Ca Mâu Ni,
xuất thân từ
dòng họ Thích Ca. Ngài dạy về
chân lý của
vũ trụ nhơn sanh. Kẻ ít học như tôi không thể
lãnh hội trọn vẹn, nhưng tôi còn nhớ
đạo lý Ngài thường giảng là:
Các pháp do
nhân duyên sanhCác pháp do
nhân duyên diệt.
Đức Phật cũng dạy rằng: “ Các hạnh
vô thường là pháp
sanh diệt,
sanh diệt diệt rồi
tịch diệt là vui”. Đối với lời dạy của bậc
đạo sư, thật khó
diễn tả được hết cảm kích của
chúng tôi.
Sau khi nghe
danh hiệu Phật Đà và những
giáo pháp của
Đức Phật thì
Xá Lợi Phất như người vừa thức mộng.
Trước mắt Ngài là ánh sáng
mặt trời vừa xóa đi những
đám mây đen bao trùm trong tâm khảm bấy lâu nay. Tất cả những mối
nghi ngờ về
vũ trụ nhân sinh đều biến mất. Ngài đứng bên đường đàm đạo với các vị
Tỳ kheo như là bạn
tri kỷ trăm năm và sau đó
ước hẹn để
yết kiến Đức Phật.
Xá Lợi Phất về đến nơi,
Mục Kiền Liên thấy dáng
vui tươi của bạn, liền
hỏi thăm:
- Hôm nay có việc gì mà trông bạn
hân hoan đến thế?
Xá Lợi Phất trả lời:
-
Mục Kiền Liên, đây là dịp cao hứng đệ nhất
trong đời tôi. Thật
hoan hỷ, tôi báo cho bạn biết, tôi đã gặp vị
lão sư của
chúng ta.
Mục Kiền Liên hỏi lại:
- Bạn nói
gì thế, ai là người có thể làm thầy chúng ta?
Xá Lợi Phất trả lời:
- Phật Đà! Đó chính là
Đức Phật Đà.
Sau đó,
Xá Lợi Phất liền đem những lời
giáo pháp của vị
Tỳ kheo kể lại cho
Mục Kiền Liên nghe. Kẻ nghe, người kể đều không ngăn được
xúc động và cả hai đều
rơi lệ.
Đối với pháp
nhân duyên thì người
bình thường sau khi nghe chưa chắc đã
lãnh hội được. Nhưng cả hai càng nghe thì càng
thích thú bởi vì
nếu không thể thấu hiểu được pháp
nhân duyên thì khó lòng mà
nhận thức được
Phật pháp.
Ngày hôm sau,
Xá Lợi Phất và
Mục Kiền Liên đem
toàn bộ đệ tử đến
Tịnh xá Trúc Lâm xin
quy y theo Phật.
Đức Phật thâu nhập hai ông vào
Tăng đoàn với câu nói
đơn giản:” Hãy đến đây! Các Tỳ Kheo”.
Từ khi
thành đạo đến nay,
Đức Phật đã thu nhập rất nhiều
đệ tử. Nhưng đến khi hai Ngài
Xá Lợi Phất và
Mục Kiền Liên gia nhập tăng đoàn thì
Đức Phật mới tin rằng
chân lý mình
chứng ngộ đã gặp đúng người có thể tiếp thọ. Chính
Xá Lợi Phất và
Mục Kiền Liên cũng
cảm thấy mình đã gặp đúng bậc minh sư.
Thiết lập tu viện Kỳ Viên:
Sau khi
Xá Lợi Phất quy y theo Phật thì lực lượng
tăng đoàn bắt đầu tăng thêm. Lúc
ban đầu Đức Phật hoằng dương
đạo pháp phần lớn các nơi ở miền Nam xứ
Ấn Độ đặc biệt là tại nước
Ma Kiệt Đà. Ngài lưu lại
tịnh xá Trúc lâm trong 6
mùa an cư kiết hạ. Nhưng hai năm đầu, ở phương Bắc chưa có một
tu viện căn bản nào để dùng cho việc
thuyết pháp. Do
nhân duyên kỳ ngộ, một ngày nọ có ông
trưởng giả Cấp Cô Độc là vị đại thần của vua Ba-Tư-Nặc mà kinh đô là thành
Vương Xá của nước
Kiều Tát La, nhân đến phương Nam thăm người quen và được dịp gặp gỡ
Đức Phật. Sau khi nghe
Phật thuyết giảng về
đạo lý cứu khổ, ông
phát tâm quy y và nguyện xây một
tịnh xá nơi quê hương của ông để cung thỉnh
Đức Phật cùng
chư tăng đến để
truyền pháp ngỏ hầu
dìu dắt chúng sinh ra khỏi đường mê lối vọng.
Đức Phật bèn sai Ngài
Xá Lợi Phất là người
đệ tử đầu tiên nhận lãnh
sứ mạng của
Đức Thế Tôn lên phương Bắc để lo
hoằng pháp và
trông coi việc xây cất
tu viện Kỳ Viên. Công việc xây cất
tịnh xá thì không phải là dễ, nhưng
đối diện với
ngoại đạo thì vạn phần khó hơn và ngoài
Xá Lợi Phất ra không ai có thể
gánh vác nổi
trách nhiệm nặng nề nầy. Sau khi tìm được mảnh đất của
Thái tử Kỳ Đà thì ông
Tu Đạt Đa dùng vàng rồng trải khắp mặt đất để mua vườn hoa làm nơi
kiến tạo tịnh xá.
Quả như lời tiên đoán của
Đức Phật,
Tịnh xá vừa khởi công không bao lâu thì ma nạn khởi lên. Nhiều nhóm
ngoại đạo ganh ghét sự phát triển của
Phật giáo, đến
yêu cầu ông
Tu Đạt Đa từ bỏ ý định xây cất
tịnh xá và chúng khuyên ông đừng nên
tin theo tín ngưỡng của
Phật Đà.
Cho dù bọn
ngoại đạo dùng
áp lực nhưng ông
Tu Đạt Đa đã
thọ lãnh pháp ân của Phật thì ông khi nào lại
nghe lời của chúng nên họ bèn xoay qua Ngài
Xá Lợi Phất. Nếu họ
biện luận đánh đổ được thuyết
Phật giáo thì ông
Tu Đạt Đa sẽ tĩnh ngộ. Khi
nghe được tin nầy thì ông
Tu Đạt Đa hết sức kinh sợ vì ông nghĩ rằng chỉ
một mình Ngài
Xá Lợi Phất thì làm sao có thể
tranh biện nổi với bọn ngoại đạo?
Ngày giờ
ước định đã đến, bên phía Phật thì chỉ có
một mình Ngài
Xá Lợi Phất còn phía
ngoại đạo thì có hơn mười vị
luận sư danh tiếng.
So sánh về lực lượng thì một phải chọi tới mười, nhưng Ngài
Xá Lợi Phất rất
hoan hỷ bởi vì đây là cơ hội tốt để Ngài phát huy
triết lý cao siêu của
Đức Phật. Ngài không
sợ hãi bởi vì Ngài
xuất thân trong một
gia đình từ ông nội, đến
phụ thân đều là
học giả hạng nhất của toàn nước
Ấn Độ. Họ cũng như Ngài đều là những
luận sư danh tiếng của
Bà La Môn do đó Ngài rất
tinh thông tất cả
kinh điển của
ngoại đạo và thêm nữa
hiện tại Ngài là người vừa chứng được
Thánh quả của
Phật giáo. Với
giáo pháp cao siêu
thông suốt như Ngài, sau cuộc
tranh luận, bọn
ngoại đạo đều giơ tay
đầu hàng và một số lớn xin Ngài
giới thiệu với Phật để
quy y theo
Phật giáo.
Đức Phật tuy ngồi ở phương Nam mà ánh sáng
oai đức đã chiếu trùm đến phương Bắc. Sau đó Ngài
Xá Lợi Phất hướng dẫn trên mấy vạn người đến
yết kiến và
quy y theo Phật.
Trưởng giả Tu Đạt Đa lúc nầy càng khâm phục Ngài
Xá Lợi Phất, nhưng ông ta lại càng cảm kích
oai đức của
Đức Thế Tôn.
Việc xây cất
tu viện Kỳ Viên tiến hành rất nhanh chóng và đúng như thiết kế của Ngài
Xá Lợi Phất.
Tu viện có tất cả 16
giảng đường dành cho
đại hội giảng kinh.
Ngoài ra tu viện cũng còn có 16 tiểu đường để làm phòng ngủ, nhà khám bệnh….
Lúc
Tịnh xá sắp
hoàn thành,
Xá Lợi Phất nói với
Tu Đạt Đa:
-Trưởng giả! Ông nhìn xem,
trên trời xuất hiện những gì kìa?
Tu Đạt Đa thất vọng trả lời:
- Thưa Tôn giả! Con chẳng thấy có gì cả.
Xá Lợi Phất nói tiếp:
- Chẳng có gì lạ,
tại vì mắt thường không thể thấy được những biến hiện. Bây giờ ông hãy nương theo sức
thiên nhãn của tôi và nhìn lại
một lần nữa.
Bây giờ
Tu Đạt Đa vui mừng kêu lên:
- Thưa tôn giả! Con thấy có nhiều cung điện
trang nghiêm rực rỡ.
Xá Lợi Phật tiếp:
- Đó là cung điện của sáu
cõi trời dục. Vì ông
cúng dường tịnh xá cho
Phật thuyết pháp,
tịnh xá tuy chưa
hoàn thành, nhưng cung điện của ông trên sáu
cõi trời đã sớm dành sẵn cho ông.
Tu Đạt Đa hỏi:
- Trong sáu
cõi trời ấy, cung điện thì nhiều đến thế thì con phải ở
cõi trời nào mới tốt?
Xá Lợi Phất trả lời:
-
Cõi trời Đạo Lợi
thọ mạng rất lâu. Nếu biết
tu hành, siêng năng trong
Phật đạo thì khó mà
đọa lạc.
Tu Đạt Đa hoan hỷ:
-Vậy sau nầy con
nhất định nguyện sanh về
cõi trời Đạo Lợi.
Khi
Tu Đạt Đa vừa nói xong, những cung điện kia
dần dần tan biến mất, chỉ còn lại cung điện của
cõi trời Đạo Lợi sáng rực
đẹp đẽ hiện ra ở không trung. Ta
Đạt Đa thấy rồi rất mừng rỡ vì
bình sanh ông ta chưa từng thấy cung điện nào đẹp như thế.
Không lay
chuyển tâm Bồ tátNhân chuyện
trưởng giả Tu Đạt Đa cúng dường tịnh xá cho Phật và nhờ
thần lực thiên nhãn của Ngài
Xá Lợi Phất đã giúp cho ông
Tu Đạt Đa thấy được cung điện
cõi trời. Nhưng
cơ duyên gì giúp Ngài
Xá Lợi Phật có được
thiên nhãn thông như vậy?
Trở về khoảng sáu mươi
tiểu kiếp trước, lúc đó
Xá Lợi Phất chỉ là một
nhà tu khổ hạnh. Vì muốn làm tròn
Bồ tát hạnh, Ngài không những nguyện đem nhà cửa, ruộng vườn,
tài sản và tất cả những vật
sở hữu nơi thân
vui lòng bố thí, mà Ngài còn nguyện đem cả
thân thể, mạng sống của mình để
bố thí cho người.
Vì
tâm nguyện chơn thiết như vậy đã làm kinh động trời đất cho nên có một thiên nhơn muốn thử
đạo tâm của Ngài.
Thiên nhơn liền
biến thành một thanh niên khoảng 20 tuổi ngồi chờ trên đường
Xá Lợi Phất thường đi qua. Thanh niên vừa thấy Ngài đến, bèn lớn tiếng khóc ròng.
Xá Lợi Phất thấy vậy
động lòng từ bi nên đến
trước mặt thanh niên
an ủi hỏi han:
- Này cậu kia! Vì sao ngồi đây khóc lóc
thương tâm như vậy?
Cậu thanh niên
đáp lại:
- Ông đừng hỏi
lôi thôi, cho dù có nói cho ông nghe thì ông cũng chẳng giúp gì được.
Xá Lợi Phất hỏi thêm:
- Tôi là
sa môn học đạo,
phát nguyện cứu giúp
khổ nạn cho
chúng sanh. Anh có cần gì nếu tôi có sẵn, tôi sẽ giúp anh
mãn nguyện.
Chàng thanh niên kể rằng:
- Ông chẳng thể giúp tôi được đâu, tôi khóc đây chẳng phải vì thiếu tài vật
thế gian, mà vì mẹ tôi mang bệnh không thể trị được. Thầy thuốc nói
cần phải có con mắt của người tu để hòa thuốc thì bệnh mẹ tôi mới lành. Con mắt của người đời đã khó kiếm thì con mắt của người tu làm sao chịu cho tôi? Nghĩ đến mẹ già rên rỉ trên giường bệnh chờ thuốc nên tôi bất chợt
đau đớn mà phát khóc.
Nghe xong
Xá Lợi Phất trả lời:
- Chuyện đó đâu khó gì, tôi vừa nói với anh tôi là
sa môn kia mà. Tôi sẽ
bố thí cho anh một con mắt để cứu bệnh nan y cho mẹ anh.
Thanh niên
vui mừng nhảy lên:
- Có thật Ngài
bố thí cho tôi một con mắt?
Xá Lợi Phất nói thêm:
- Tất cả
tài sản của tôi đều
bố thí hết. Chính lúc muốn tiến một bước trên
Bồ tát đạo, tôi nguyện đem thân ra
bố thí. Tôi còn đang khổ sở vì chẳng gặp ai nhận, nay gặp lúc anh đang cần thì tôi
mãn nguyện tâm đạo của tôi rồi. Tôi rất
vui mừng cám ơn anh. Anh nên
tìm cách lấy con mắt của tôi đi
Người thanh niên khó chịu đáp:
-
Thật không được, làm sao tôi dám cưỡng đoạt con mắt của ông? Như lời ông
phát nguyện thì ông tự móc mắt ra mà cho tôi.
Xá Lợi Phất nghe nói có lý liền
quyết tâm dũng cảm chịu đau, đưa tay móc ngay con mắt bên trái ra,
đưa tận tay thanh niên và nói:
-
Đa tạ anh đã giúp tôi
thành tựu tâm nguyện, mắt đây anh hãy cầm lấy.
Thanh niên đưa tay cầm con mắt trái bèn la lớn rằng:
- Hỏng bét! Ai biểu ông móc con mắt trái ra vậy? Bệnh mẹ tôi thì thầy thuốc nói phải dùng con mắt mặt mới tốt.
Xá Lợi Phất nghe nói liền tự trách sao mình không hỏi kỹ rồi hãy móc mắt. Lỡ rồi bây giờ phải làm sao? Ngài tự nghĩ khi cho con mắt trái thì vẫn còn con mắt mặt để xài. Nếu bây giờ cho luôn con mắt mặt thì mình thành ra đui. Thật
đáng kính phục
Xá Lợi Phất, không bao giờ trách người. Ngài nghĩ tiếp rằng nếu mình đã
phát tâm cứu người thì phải làm cho
tới nơi tới chốn. Rất khó gặp người nhận
bố thí để
thành tựu đạo hạnh cuả mình, cho nên
quyết định cho luôn con mắt mặt.
Xá Lợi Phất nghĩ như vậy nên đến
an ủi chàng thanh niên:
- Anh đừng
nóng ruột, vừa rồi
tại tôi hấp tấp, không kịp hỏi nên móc lộn con mắt. Bây giờ tôi biết rằng
thân thể nầy là hư huyễn là
vô thường nên tôi còn con mắt bên phải tôi xin móc luôn cho anh làm thuốc chữa bệnh cho mẹ.
Xá Lợi Phất nói xong, lại
quyết tâm một phen nữa, mạnh dạn chịu đau móc luôn con mắt bên mặt cho thanh niên nọ.
Thanh niên cầm con mắt, không thèm
nói một lời cám ơn, đưa con mắt lên ngửi một cái rồi quăng luôn xuống đất và mắng:
- Ông là thầy tu cái gì? Con mắt hôi hám khó ngửi, làm sao nấu thuốc cho mẹ tôi dùng?
Thanh niên mắng xong, còn lấy chân chà lên con mắt
Xá Lợi Phất.
Mặc dù không còn thấy được nữa, nhưng lỗ tai vẫn còn thính nên sau khi
nghe lời mắng cũng như
tiếng chân chà đạp con mắt của mình, Ngài chỉ còn biết
thở dài và thầm nghĩ:”
Chúng sanh khó độ, tâm
Bồ tát khó phát, ta chẳng dám nghĩ tới
Bồ tát giới. Ta nên quay lại chú trọng việc
tu hành để tự độ mà thôi”.
Trong tâm Ngài vừa khởi
ý niệm ấy thì trên không trung
xuất hiện rất nhiều thiên nhơn và nói với Ngài rằng:
- Thưa tôn giả! Xin Ngài đừng chán nản vì người thanh niên lúc nãy là do thiên nhơn
chúng tôi sai đến
thử thách Bồ tát đạo tâm của Ngài. Ngài phải
tinh tấn dũng mãnh lên
theo như tâm nguyện của mình để mà
tu đạo.
Xá Lợi Phất nghe nói lấy làm
xấu hổ nhưng tâm
Bồ tát lợi tha bắt đầu
mở rộng trong Ngài.
Từ 60
tiểu kiếp đến nay, Ngài
Xá Lợi Phất không ngừng tu
Bồ tát đạo từ đời nầy đến kiếp khác
cho đến khi gặp Phật
Thích Ca Mâu Ni thì chứng được
thánh quả và
đạt được Thiên nhãn thông.
Giáo Hóa Kẻ Phản Đồ
Trong hàng
đệ tử của Phật có một
Tỳ kheo tên là
Đề Bà Đạt Đa. Ông là bậc vương tôn và đã
quy y theo Phật
cùng lúc với những chàng thanh niên
dòng họ Thích khi
Đức Phật về thăm
gia đình. Ông là anh của
tôn giả A Nan. Mặc dù
xuất gia trên 10 năm nhưng ông ta không chứng được
quả vị gì. Vì ham mộ
thần thông nên ông bị
ma quỷ làm mờ
tâm trí. Ông mưu đồ phản lại
Đức Phật và tách rời khỏi
tăng đoàn. Một hôm sau khi
Đức Phật đi
khất thực về và cùng với các
đệ tử nghỉ ngơi tại
giảng đường thì
Đề Bà Đạt Đa ngang nhiên dẫn đầu nhóm bè đãng đến
yêu cầu Phật nhường quyền
lãnh đạo tăng đoàn cho ông. Phật từ chối vì biết ông là người không
đủ tư cách. Càng giận ông càng la lớn tiếng và kêu gọi các
tỳ kheo đi theo ông.
A Nan lúc ấy mới nói:
- Xin anh đừng hồ đồ. Anh là huynh trưởng của tôi. Tôi nghĩ đến anh tạo tội nặng như thế, tương lai sẽ bị đọa mà
cảm thấy ghê sợ.
Đức Phật là bậc
đại từ bi.
Con người như anh không thể sánh với Ngài. Nếu hôm nay có mặt
Xá lợi Phất và
Mục Kiền Liên ở đây,
chắc chắn họ không để cho anh
tung hoành như vậy.
Sau đó
Đề Bà Đạt Đa dùng mọi
thủ đoạn từ uy hiếp đến
lợi lộc để
dụ dỗ một số
đệ tử của Phật theo mình. Có một số
tỳ kheo lòng tin không vững cùng với sự
tham mê sự
cúng dường nồng hậu của
vua A Xà Thế đã đổi lòng mà
đi theo ông.
Đức Phật sai hai Ngài
Xá Lợi Phất và
Mục Kiền Liên đến Gayasima để
thuyết pháp đem họ về với
chánh đạo. Một ngày nọ,
đang khi các phản đồ cùng với số
đệ tử của
Đề Bà Đạt Đa nhóm họp thì
Xá Lợi Phất uy nghiêm đi đến và hỏi:
- Này quý vị, tôi hỏi quý vị một câu. Vậy chớ quý vị
xuất gia tu đạo là vì thọ cúng dường? Hay vì tu đạo?
Đại chúng đồng đáp:
- Vì
mục đích tu đạo và muốn thoát sanh tử!
Xá Lợi Phất nói tiếp:
- Nếu như vậy, các ông không tu theo
chánh đạo của
Đức Phật, lại để cho
lòng tin thuần khiết tôn quý của mình bị lay động vì chút
vật chất cỏn con. Các ông phải mau mau
phản tỉnh giác ngộ mới được.
Khi
Xá Lợi Phất nói lời ấy tức thì từ trong mình phóng ra muôn đạo
kim quang trong đó
hiển hiện từ dung của Phật. Các
tỳ kheo bội phản và
môn đồ của
Đề Bà Đạt Đa kinh sợ và đều quỳ xuống
sám hối. Sau đó
Xá Lợi Phất lại dẫn họ
trở về với
tăng đoàn.
Đức Phật từ đó càng
tin cậy Xá Lợi Phất vì Ngài có công lớn trong sự
hòa hợp tăng đoàn. Riêng
Đề Bà Đạt Đa không sợ Phật nhưng rất kính nể
Xá Lợi Phất.
Cõi
Tây Phương Cực LạcĐúc Phật vì
lòng từ bi mà
xuất gia tìm đạo để cứu
chúng sanh ra khỏi bể
trầm luân. Khi Ngài còn ở
tịnh xá Kỳ viên thì thường
thuyết giảng cho
chúng sanh hiểu rõ về biển khổ của
sanh tử luân hồi.
Chúng sanh vì
mê lầm mà mãi
trầm luân trong sáu nẻo. Ngài muốn nói lên
pháp môn Tịnh độ nhưng lại sợ hạng
căn cơ thấp kém không thể
tin tưởng và
thọ trì nên Ngài
quyết định dùng
trí huệ của
Xá Lợi Phất để truyền dạy về cảnh
Tây phương Cực lạc thanh tịnh trang nghiêm của
Đức Phật A Di Đà. Phật dạy:
- Nầy
Xá Lợi Phất! Ở phương Tây cách
thế giới của ta rất xa xôi, có
một thế giới tên là
thế giới Cực lạc. Ở đó vị
giáo chủ là
Đức Phật A Di Đà hiện đang
thuyết pháp.
Xá Lợi Phất hỏi:
-
Thế giới ấy tại sao gọi là
thế giới Cực lạc?
Phật dạy rằng:
- Vì
thế giới ấy không giống
thế giới Ta bà nầy có nhiều
xấu xa, nhỏ hẹp và
đau khổ.
Chúng sanh ở
quốc độ đó chỉ có đầy đủ, không hề
thiếu thốn, chỉ có an vui không hề
đau khổ, cho nên gọi là
thế giới Cực lạc. Cõi ấy cảnh vật
tốt đẹp trang nghiêm, bằng phẳng, sạch sẽ và
giàu có. Người trong nước về phần
ăn mặc, đi đứng, thuốc men… đều
tùy theo nhu cầu mà đầy đủ
tiện nghi. Những người ấy đều là các bậc thượng thiện
ở chung một cõi.
Phong cảnh như một rừng hoa
tuyệt mỹ. Kiến trúc như một
đô thị nguy nga.
Phật lại dạy tiếp:
-
Xá lợi Phất! Chỉ cần
nhất tâm niệm
danh hiệu Phật
A Di Đà, gieo trồng
nhân duyên phước đức,
tu học 37 phẩm
trợ đạo, tương lai sẽ được Phật
A Di Đà tiếp dẫn và được
vãng sanh về nước của Ngài. Nầy
Xá Lợi Phất!
Chúng sanh ở
thế giới Ta bà nếu muốn
thoát khỏi khổ não trong
sáu nẻo luân hồi, chỉ nên
phát nguyện cầu được sanh về cõi ấy. Ta từng bảo
A Nan lễ bái Phật A Di Đà và chính
A Nan cũng từng được thấy Phật
A Di Đà phóng hào quang sáng chói. Các ông nên tin vào
pháp môn mà ta vừa nói. Đó
chính thật là
con đường cứu khổ.
Đức Phật nói xong,
đại trí Xá Lợi Phất không hề có một niệm
hoài nghi.
Tôn giả và
đại chúng đều tin sâu vào
pháp môn Tịnh độ của Phật
A Di Đà.
Sự
Sanh Tử Của Kẻ
Tu HànhMột ngày kia,
tôn giả Xá Lợi Phất đang
ngồi thiền trong một khu rừng gần thành
Vương Xá, trong lúc chuẩn bị để nhập
chánh định thì bỗng nhiên Ngài nghe tiếng
Tỳ kheo ni Ưu Ba Tiên Na gọi Ngài trong lúc bà ta đang
ngồi thiền từ trong hang động
đối diện. Mặc dù Ngài là bậc
trưởng lão đã chứng
thánh quả, Ngài cũng
tôn trọng những
ni cô tu hành đắc đạo. Khi Ngài vừa bước đến thì Ưu Ba Tiên Na nói:
- Thưa tôn giả! Khi tôi đang
tọa thiền, trên thân mình bỗng chạm nhằm vật gì.
Ban đầu tôi không
lưu ý, nhưng sau mới biết là đụng phải loài
rắn độc. Tôi đã bị nó cắn, thế nào cũng chết. Bây giờ thừa lúc nọc độc chưa hoành hành, xin Ngài
từ bi vì tôi
tìm cách mời
đại chúng đến cho tôi được
cáo biệt.
Khi nói câu nói ấy, Ưu Ba Tiên Na không tỏ một chút gì kinh sợ và
tư chất của bà rất
tự nhiên như chẳng có việc gì xảy ra.
Xá Lợi Phất hỏi:
- Ở đây vừa xảy ra việc đó sao? Ta xem sắc mặt cô không có gì
biến đổi. Nếu như bị rắn cắn thì
nhất định cô sẽ biến sắc.
Mới nhìn
Xá Lợi Phất cho là không có việc gì nên mới nói như thế, nhưng Ư Ba Tiên Na
trầm tĩnh đáp:
- Bạch tôn giả! Thân người là do
tứ đại,
ngũ uẩn hư vọng mà thành, không có
chủ tể, vốn là
vô thường, vốn là “không”. Tôi đã
chứng ngộ được
đạo lý ấy thành ra
độc xà làm sao cắn được cái không?
Xá Lợi Phất khen:
- Cô nói rất đúng. Cô đã đến
trình độ thoát mọi
đau đớn của
thân thể. Cô dùng
huệ mạng của mình mà
giữ gìn sắc mặt không
biến đổi.
Xá Lợi Phất khen ngợi Ưu Bà Tiên Na và
thông tri cho tất cả các vị
tỳ kheo,
tỳ kheo ni tu tập gần đó. Họ đem Ưu Ba Tiên Na ra khỏi động thì
lúc ấy nọc độc mới
dần dần xâm nhập khắp người. Một lác sau Ưu Ba Tiên Na bình thản mà
nhập diệt. Tất cả
đại chúng thấy một bậc thánh
được giải thoát như
vậy thì ai ai cũng
tán thán.
Xá Lợi Phất nói thêm:
- Người
tu hành điều tâm, chủ động mà
nhập diệt, đối với cái chết của thân mình coi như bỏ cái bát độc, như bệnh nặng được lành. Có cầu ắt có
báo đáp, có
chí nguyện thì
nhất định sẽ thành. Đối với họ sắp chết mà không đổi sắc, đó là dùng mắt
trí huệ mà
xem tướng thế gian cũng như ra khỏi
nhà lửa tam giới. Thật là
đẹp đẽ vô cùng.
Lời Ngài
Xá Lợi Phất khen Ưu Ba Tiên Na chính là
phương pháp quan sát của người
Phật tử đối với chuyện tử sanh. Đối với kẻ
tu hành thì chuyện tử sanh cũng như là một đám mưa đi qua mà thôi. Bởi vì đối với họ thân nầy là giả,
mọi vật chung quanh họ cũng là giả luôn nên họ không còn
luyến ái,
tham lam để
gìn giữ cái giả tạo đó. Ra khỏi
tam giới tức là tự mình đã thoát ra khỏi lò lửa của
phiền não, của
đau thương để đến cảnh an vui
tự tại muôn đời
bất sanh bất diệt.
Lòng
Khoan Dung Độ LượngThời gian thắm thoát
trôi qua, mới đấy mà giờ đây Ngài đã là bậc
cao tăng trên 80 tuổi. Mặc dù tuổi đã già nhưng Ngài không bao giờ
quên lãng chuyện
hoằng pháp độ sanh. Năm đó sau
mùa an cư kiết hạ tại
tịnh xá Kỳ viên, Ngài
thỉnh cầu Đức Phật cho phép được đi
du phương hóa đạo. Phật nhận lời và khen ngợi
tinh thần vị tha, vị pháp của Ngài.
Tôn giả rời
tịnh xá không bao lâu thì có một
tỳ kheo đến bạch với Phật rằng:
- Bạch Thế Tôn!
Xá Lợi Phất đi
vân du hôm nay không phải vì
tuyên dương Phật pháp, mà ông ấy đã làm nhục con. Khi gặp mặt con ông thấy
hổ thẹn muốn tránh nên mới
kiếm chuyện đi phương khác.
Đức Phật không vui kẻ
phỉ báng người
vắng mặt, nghe xong
lập tức cho người mời
Xá Lợi Phất trở lại và ở trước
đại chúng Phật
nghiêm nghị hỏi
Xá Lợi Phất:
-
Xá Lợi Phất! Sau khi ông đi không lâu, có một
tỳ kheo đến mách với ta rằng ông đã khi dể , nhục mạ ông ấy, có thật hay không?
Xá Lợi Phất ôn hòa,
cung kính thưa:
- Bạch Thế Tôn! Từ khi con theo Ngài
đến nay gần 80 tuổi, con nhớ chưa từng
sát hại sinh mạng, chưa hề nói lời
hư vọng. Chỉ trừ khi vì muốn
tuyên dương chân lý, cũng chưa từng nói chuyện riêng tư,
lợi hại được mất của người hay là cùng người
bàn tán tốt xấu. Trong ba tháng
an cư, con mỗi ngày đều
sám hối, không mất
chánh niệm, tâm con
thanh tịnh, không có một vẻ bất bình thì làm sao con khinh thị người khác cho được?
- Bạch Thế Tôn! Đất bùn hay
nhẫn nhục, bất cứ vật gì nhơ uế đổ lên, đất không
cự tuyệt. Phân tiểu,
máu mủ, đờm dãi đất đều cam thọ cũng như kẹo ngon. Tâm con hôm nay bộc bạch trước
Đức Thế Tôn, nguyện như sức
nhẫn nhục của
đại địa, nguyện không trái
nghịch ý người.
- Dòng nước
thanh tịnh không kể vật sạch dơ hay cũ nát đều dùng nước để rửa sạch. Tâm con không yêu ghét, cũng như dòng nước kia. Bạch Thế Tôn! Cây chổi dùng để quét bụi, khi quét dọn không chọn lựa tốt xấu. Tâm con hôm nay
thật không hề khởi
phân biệt tốt xấu. Con ở trong
chánh niệm, quyết không hề khinh tiện vị
tỳ kheo kia. Con đối với Phật mà nói lời nầy. Con biết
việc làm của con còn vị
tỳ kheo kia cũng biết
việc làm của vị ấy. Như nếu con có lỗi con xin hướng về vị
tỳ kheo ấy
sám hối để tâm con khỏi
cắn rứt.
Khi
Xá Lợi Phất bạch Phật xong thì trong
đại chúng ai ai cũng
cảm động.
Phật bảo ông
tỳ kheo vu cáo kia:
- Ông có lỗi hủy báng
trưởng lão, bây giờ không
thể không sám hối. Ông đã có ý khiến
tăng đoàn phân vân, ông muốn cho
tăng đoàn bất hòa. Nếu như ông
chí thành sửa đổi sẽ khỏi bị
quả báo về sau.
Tỳ kheo kia
vội vàng quỳ trước Phật,
chân thành sám hối:
- Bạch Thế Tôn!
Tôn giả Xá Lợi Phất là người không có lỗi chi. Con đối với bậc
trí huệ năng lực như thế mà không biết nhún mình học tập, lại sanh tật đố. Xin Phật
từ bi thương xót, cho con cơ hội đầu tiên
sám hối.
Đức Phật trang nghiêm từ hòa bảo:
- Ông hãy đến
sám hối với
Xá Lợi Phất vậy.
Vị
Tỳ kheo ấy phủ phục cúi đầu quỳ trước
Xá Lợi Phất,
Tôn giả bèn để tay lên đầu ông và từ tốn nói:
- Tỳ kheo! Trong
giáo pháp của Phật,
sám hối có
sức mạnh vô cùng. Làm người ai không khỏi lầm lỗi. Nhưng biết lỗi liền sửa đó là
việc lành rất lớn. Tôi nhận
sự sám hối của ông, từ đây về sau đừng
tái phạm.
Trước
thái độ và
lời nói của
Xá Lợi Phất ai nghe cũng
cảm động. Ngài đã cho
chúng ta thấy lòng
quảng đại và
tâm bình đẳng thật
vô lượng đối với kẻ oán người thù.
Chánh Đạo Thắng
Ác QuỷKhi
Đức thế Tôn đang
giảng pháp tại
vườn trúc Ca Lan Đà thì
tôn giả Xá Lợi Phất nhập
Kim Cang tam muội ở
núi Kỳ Xà Quật. Cùng
ở trong núi nầy có hai con quỷ: con thiện là Ưu Bà
Ca La và con ác là
Già La. Từ xa chúng nhìn thấy
Xá Lợi Phất đang
ngồi kiết già tĩnh tọa.
Ác quỷ Già La bèn nói với
thiện quỷ Ưu Bà
Ca La rằng:
- Nầy Ưu Bà Ca La! Ta sẽ đánh bể cái đầu của lão
sa môn kia.
Thiện quỷ Ưu Bà
Ca La cản ngăn:
- Anh chớ nên nói như thế. Vị
sa môn ấy là
đệ tử của Phật. Ông ta
thông minh trí tuệ số một và có
thần lực. Nếu như anh khởi
ác tâm làm hại vị ấy thì anh sẽ
trầm luân vĩnh cửu chịu khổ
vô cùng.
Ác quỷ Già La cương quyết:
- Anh sợ lão
sa môn ấy sao?
Sa môn là người rất dễ bắt nạt. Anh chú ý xem một chưởng của tôi sẽ làm cái đầu của gã
sa môn ấy
lập tức nát như cám.
Thiện quỷ Ưu Bà
Ca La can gián:
- Anh nói như vậy chớ tôi thật
kiêng nể sa môn. Tuy họ rất
nhẫn nhục và dễ bị lấn áp nhưng các vị ấy
oai đức rất lớn. Anh mà đánh vị
sa môn nầy, ông ta tuy bị khổ
nhất thời nhưng
chúng ta sẽ
vĩnh viễn bất an.
Thiện quỷ cố cản ngăn nhưng
ác quỷ vẫn không nghe liền tung chưởng đánh ngay vào đầu
Xá Lợi Phất.
Thiện quỷ không nỡ nhìn cảnh ấy bèn tàng hình biến đi.
Ác quỷ đánh tới mà
Xá Lợi Phất chỉ có
cảm giác như một chiếc lá rơi trên đỉnh đầu. Ngài
mở mắt ra chỉ kịp thấy một con quỷ thất khiếu chảy máu và rớt xuống
địa ngục.
Sau đó,
Xá Lợi Phất từ trong
Kim Cang tam muội đứng dậy, chỉnh lại
y phục, đến vườn trúc gặp Phật. Thấy ông Phật hỏi:
-
Xá Lợi Phất! Hôm nay thân ông có việc gì không?
Xá Lợi Phất trả lời:
- Bạch Thế Tôn! Từ trước đến giờ con không có bệnh nặng, nhưng
hiện tại trên đầu có đau chút đỉnh.
Phật dạy:
-
Xá Lợi Phất! Hôm nay ông nhập
Kim Cang định rất tốt, quỷ
Già La đánh lên đầu ông mà chẳng gây thương tích cho ông. Phải biết quỷ
Già La mà đấm vào
núi Tu Di cũng phải bể hai, sức định
Kim Cang lớn mạnh như thế các
tỳ kheo khác
cần phải noi theo mà
tu trì.
Đối với
Xá Lợi Phất thì Ngài thường đi trong
Không Tam Muội và
Kim Cang Tam Muội do đó
tai nạn bên ngoài không thể làm hại Ngài được.
Xin
Nhập Diệt Trước
Đức PhậtLúc bấy giờ
Đức Phật đang ở trong rừng của làng Trúc Phương gần thành
Tỳ Xá Ly. Sau khi
thuyết pháp xong Ngài bèn báo cho
đại chúng một tin
kinh hãi là ba tháng nữa Ngài sẽ
nhập diệt.
Tin buồn nầy lan ra rất nhanh làm
mọi người trong
tăng đoàn buồn thảm. Riêng
Xá Lợi Phất cũng không thể nào thấy Phật
nhập diệt được, nên khi ở trong định Ngài
nghĩ thầm:
- Những
đệ tử thượng thủ của chư Phật trong
quá khứ đều
nhập diệt trước Phật. Nay ta là
đệ tử thượng thủ của
Thế Tôn nên ta phải
nhập diệt trước Ngài.
Sau khi nghĩ như vậy,
Xá Lợi Phất liền xả thiền đến trước Phật, quỳ thưa:
- Bạch Thế Tôn! Con nay muốn
nhập diệt xin
Đức Thế Tôn chuẩn y.
Phật chú ý nhìn
Xá Lợi Phất rất lâu mới hỏi:
- Vì sao ông muốn
nhập diệt mau vậy?
Xá Lợi Phất thưa:
- Bạch Thế Tôn! Ngài nói Ngài sẽ
nhập diệt rất
gần đây.
Thế Tôn đã
ban cho con
pháp tính và
ân huệ rộng lớn, làm sao con có thể thấy
Thế Tôn nhập diệt được. Vã lại,
Thế Tôn từng nói, các
đệ tử thượng thủ của chư Phật trong
quá khứ đều
nhập diệt trước các Ngài. Con thiết tưởng nay là
đúng lúc con
nhập diệt, xin
Thế Tôn từ bi chấp thuận.
Xá Lợi Phất nói có vẻ thương cảm nhưng vẫn không để mất cái
phong độ an tịnh.
Phật lại hỏi:
- Ông định
nhập diệt ở nơi nào?
Xá Lợi Phất thưa:
- Con định về cố hương tại làng
Na La Tỳ Nỏa Ca, có mẹ già trăm tuổi của con vẫn còn khỏe mạnh. Con muốn về thăm mẹ già lần cuối và sẽ
nhập diệt trong căn phòng nơi con lớn lên.
Phật đáp:
- Ta không cản ngăn ông, ông có thể làm theo ý mình, nhưng ông là
đệ tử thượng thủ trong hàng
đệ tử ta, vậy ông nên đợi ta tập họp
tăng đoàn để ông có vài lời
giáo huấn cho họ.
Phật sai
A Nan tập họp chúng
tỳ kheo.
Mọi người nghe tin Xá Lợi Phất cáo từ về quê để
nhập diệt thì không khỏi
ngậm ngùi.
Trước tiên Xá Lợi Phất cáo biệt Đức Phật:
- Bạch Thế Tôn! Con từ
quá khứ vô lượng kiếp luôn luôn
hy vọng được sanh nhằm thời Phật ra đời và
rốt cuộc đã được
mãn nguyện. Nỗi
vui mừng khi gặp Phật chẳng có gì
so sánh được. Trong 40 năm,
lãnh thọ lời dạy
từ bi của
Thế Tôn, khiến kẻ
ngu si như con được
mở mắt trí tuệ,
giác ngộ chân lý và chứng được
thánh quả.
Ngôn từ và
hình dung trong
thiên hạ không thể
diễn tả được sự cảm kích và
vui mừng của con.Hôm nay thời hẹn lìa cõi tục của con gần kề. Con sắp xả bỏ mọi
ràng buộc thế gian, sắp sửa
đi vào cảnh giới tự do tự tại. Như người
gánh nặng đi xa sắp được buông xuống, con rất
vui mừng vì con được thừa
thọ pháp thủy
cam lồ của
Thế Tôn. Chính nó đã giúp con cởi mở mọi sự
trói buộc của
ngũ uẩn và không còn thọ những
khổ não của các cõi nữa. Đây là lời từ giã
cuối cùng đối với
Thế Tôn, xin Ngài cho con
đảnh lễ.
Xá Lợi Phất nói xong liền gieo
năm vóc sát đất. Lúc đó bầu không khí thật
trầm lặng và
mọi người chăm chú lắng nghe từng
lời nói chân thành của
tôn giả.
Phật
gật đầu nói với
Xá Lợi Phất:
-
Xá Lợi Phất! Những lời giảng dạy của ta ông đã
lãnh hội, nay ta
thọ ký cho ông tương lai sẽ
thành Phật hiệu là
Hoa Quang Như Lai và sẽ
trở lại nhân gian giáo hóa chúng sanh để
thành tựu quả Phật
tối cao.
Đức Phật nói xong liền bảo
đại chúng tiễn đưa Xá Lợi Phất một đoạn đường.
Tôn giả đứng dậy từ giả
đi lui ra
cho đến lúc không còn nhìn thấy
Thế Tôn mới xoay mình
trở lại. Các
tỳ kheo đều mang
hương hoa đưa tiễn
tôn giả và ai ai cũng đều rướm lệ.
Các
tỳ kheo đi theo tôn giả Xá Lợi Phất một đoạn đường thì
tôn giả dừng lại nói với
mọi người:
- Quý vị hãy dừng lại đây, không cần đưa tiễn thêm. Chỉ cần Quân Đầu theo tôi mà thôi. Xin quý vị hãy
trở về, tự mình
gấp rút tu hành, mong rằng quý vị
nỗ lực tinh tấn thoát ly nơi
ưu bi khổ não và mau vào
cảnh giới giải thoát tự do.
Đức Thế Tôn xuất hiện trên
thế gian như
hoa Vô Ưu vì hoa nầy chỉ nở trong mấy ngàn vạn năm mà thôi. Thêm nữa,
thân người khó được mà đời nay
chúng ta được
xuất gia và lại được nghe
Phật thuyết pháp. Thật là việc
hy hữu trong trăm ngàn vạn ức đời.
Hy vọng đại chúng tinh tấn thêm lên để chiến thắng cái khổ
vô thường và
đạt đến cảnh giới của
Niết Bàn. Đó mới là nơi
trở về vĩnh viễn chơn thật của
chúng ta và đó mới chính là
thế giới an bình tĩnh mịch.
Tôn giả nói lời ấy xong,
đại chúng nghĩ đây là lời tặng
cuối cùng trong dịp tử biệt
sinh ly.
Mọi người đều không nén được nỗi bi ai và họ vừa khóc vừa thưa với
tôn giả:
- Tôn giả! Ngài là
đệ tử thượng thủ của
Đức Thế Tôn, là bậc
trưởng lão trong hàng
tỳ kheo của chúng con. Về sau chúng con rất cần Ngài
lãnh đạo trong việc hoằng dương
đạo pháp, vì sao Ngài lại phải
nhập diệt sớm thế?
Xá Lợi Phất thấu hiểu tâm trạng của
đại chúng nhưng rất
an tĩnh mà
đáp lại rằng:
- Xin các vị đừng thương cảm như thế.
Thế gian nầy là
vô thường Phật Đà chẳng thường nói với
chúng ta như vậy sao?
Núi Tu Di còn có lúc tan vỡ, biển lớn còn có ngày khô cạn thì cái chết của
sắc thân Xá lợi Phất tôi như hạt cải nhỏ xíu. Đó là chuyện đương nhiên và đó cũng là
thật tướng của
thế giới, của
vũ trụ. Lời sau cùng tôi muốn dặn dò quý vị là
cần phải nhất tâm tu đạo để được
thoát ly cảnh khổ để về với
thế giới Cực Lạc thanh lương.
Đức Phật ngày xưa đã từng nói với tôi
quốc độ của Phật
A Di Đà ở phương Tây là nơi
giải thoát an lạc. Các vị nên
niệm Phật thì nguyện vọng
của quý vị sẽ được
như ý. Tôi lại mong quý vị luôn luôn
tuyên dương giáo pháp của
Phật Đà, không nên do sự toan tính về
danh lợi của riêng mình.
Nếu không làm gì phước lợi cho
chúng sanh thì đừng
xuất gia.
Cho đến thời mạt pháp,
đời đời kiếp kiếp lúc nào cũng độ cho
chúng sanh lìa khổ được vui để họ có thể nối tiếp
huệ mạng của
Phật Đà.
Xá Lợi Phất nói xong làm
mọi người vô cùng cảm động. Mỗi người đều biết đây là lần chia tay sau cùng với
tôn giả và sẽ không còn có dịp để tương phùng. Tuy
tôn giả bảo
đại chúng trở lui, mà
ai nấy đều bước theo Ngài. Ngài
không vui khi thấy
thái độ lưu luyến như thế nên Ngài
một lần nữa
cự tuyệt sự
tiễn đưa của họ.
Cuối cùng mọi người phải dừng lại. Mặc dù
tôn giả đã đi xa và mất hút tận chân trời nhưng bóng hình của
vị trí huệ đệ nhất vẫn
hiện lên sáng ngời trong tâm của tất cả
mọi người.
Hồi Gia Và
Nhập DiệtTừ giả
Đức Phật và
tăng đoàn, Ngài
Xá Lợi Phất cùng
đệ tử Quân Đầu lần bước về quê hương của Ngài. Cảnh cũ người xưa sau bao năm
xa cách khiến cho lòng
tôn giả khởi lên những đợt sóng
triền miên. Mặc dù như thế, chẳng những trong tâm Ngài không
loạn động mà nó còn phẳng lặng và
sáng suốt như núi
Tuyết Sơn. Tất cả những
nhận định về
nhân sinh quan và
vũ trụ quan đều hiện rõ trong tâm Ngài.
Khi Ngài về đến cố hương thì
mặt trời đã ngã về Tây và
hoàng hôn nhuộm một màu hồng nhạt cho làng
Ca La Tỳ Nỏa Ca.
Tôn giả ngồi nghỉ bên đường thì đứa cháu gái là
Ưu Bà Ly Bà Đa đến bên
lễ bái.
Tôn giả bèn hỏi:
- Bà nội có ở nhà không?
Bé gái đáp:
- Bà nội vẫn ở nhà.
Tôn giả bảo bé gái:
- Cháu về thưa với bà có ta
trở về và thưa với bà cho người quét dọn căn phòng của ta sạch sẽ để ta nghĩ ở đó một đêm.
Mẫu thân của Ngài
vui mừng khôn xiết khi gặp lại con mình sau bao năm
xa cách. Tuy Ngài đã 80 tuổi, nhưng đối với người mẹ già ngoài 100 tưổi thì lúc nào bà cũng xem Ngài như là đứa con nhỏ mà thôi. Ngài
thăm hỏi từng người trong
gia đình và sau đó Ngài
an nhiên nhìn mẹ,
mỉm cười và đem
ý định về quê để
nhập diệt báo cho mẹ cùng thân bằng
quyến thuộc biết.
Mọi người nghe xong đều lộ vẻ
kinh hãi, nhưng
Xá Lợi Phất nói tiếp:
- Xin
mọi người đừng bận tâm và xin mẹ đừng coi cái chết của con giống như
mọi người. Thông thường lúc chết thì ai cũng khóc lóc nhưng việc con
nhập diệt là việc rất
vui mừng. Lúc nầy
thân tâm con rất vui, rất
an ổn.
Một đời con gặp được bậc thầy
cứu thế Phật Đà,
nghe được giáo pháp và
thực hành theo đó. Con đã được cứu vớt ra khỏi biển
sanh tử và đã
được giải thoát từ trong
phiền não. Do đó không còn việc gì phải
sợ hãi.
Sở dĩ hôm nay con về cố hương là để
nhập diệt. Vì con là
đệ tử thượng thủ của Phật nên con phải
nhập diệt trước Ngài. Xin cả nhà
yên lòng bởi vì đờingười có ai khỏi chết đâu? Như tôi không chút mê mờ mà
nhập diệt thì đó là một
hạnh phúc lớn lao.
Mẹ già trăm tuổi của
tôn giả sau khi nghe xong thì đổi buồn thành vui vì bà nghĩ rằng con mình đã xả bỏ
thế gian một cách
tốt đẹp ,
tự do giải thoát. Bà
hy vọng cái chết của mình trong tương lai cũng được như con mình nên bà đem hết tâm tình
hoan hỷ mà đón nhận.
Xá Lợi Phất lại đem lời của Phật nói lại cho mẹ nghe. Càng nghe bà càng
hoan hỷ vì con bà một khi
sáng suốt, không
mê muội mà
nhập diệt thì sẽ không còn vướng bận
sanh tử luân hồi và về với
cảnh giới an vui
tự tại. Bà nói:
- Thôi con hãy nghỉ ngơi một chút đi.
Tuy bà nói vậy, nhưng cũng rơi nước mắt mà
lui về phòng.
Khi
mọi người đã đi ngủ,
tôn giả mới nói với Quân Đầu:
- Con hãy qua phòng bên kia, để
một mình ta trong phòng nầy.
Tin
Xá Lợi Phất về quê
nhập diệt lan truyền khắp
mọi nơi. Trong số những người đến thăm còn có
vua A Xà Thế của xứ
Ma Kiệt Đà. Ông
đem theo rất nhiều đại thần để đến
tiễn biệt tôn giả lần cuối. Lúc nầy nơi
tịnh xá của
tôn giả thật
vắng lặng và chỉ có một
ngọn đèn sáng. Khi hừng đông vừa lố dạng,
tôn giả hỏi Quân Đầu:
- Có người nào đến, phải không?
Quân Đầu thưa:
- Dạ phải, nhiều người
nghe tin đồn
tôn giả nhập diệt nên đến xin gặp mặt, có cả
vua A Xà Thế cũng đến.
Tôn giả bảo:
- Con mời họ vào đây.
Quân Đầu ra chào khách và
ai nấy đều
rón rén bước vào phòng của
tôn giả. Sau một lúc,
tôn giả mới nói với
mọi người:
- Các vị đến đây rất
đúng lúc. Tôi cũng muốn gặp quý vị
một lần nầy. Bốn mươi năm qua, tôi vâng lãnh lời chỉ dạy của
Đức Thế Tôn, đi các nơi
giáo hóa hoặc là
tu học bên đấng
đạo sư.
Tôi đối với ân sư chưa hề có một niệm
không vui, hoặc một chút
bất mãn. Tôi càng lúc càng cảm kích ân lớn của Ngài. Trên đời nầy, đối với giáo thị rộng lớn
sâu xa như biển lớn của
Thế Tôn, cũng còn có chỗ
sâu xa tôi chưa hiểu hết, hôm nay nghĩ đến điều ấy thật là
thiếu sót vô cùng.Tôi được
mọi người tôn xưng là
trí huệ đệ nhất, chẳng qua là nhờ đức
từ bi của Phật,
vâng theo lời dạy để
hành trì và
nỗ lực tinh tấn mà chứng
thánh quả.
Tôi nói như vậy là muốn nhắc các vị biết rằng được gặp Phật ở đời là ngàn năm khó thấy, vạn năm không dễ hội ngộ. Các vị phải mau mau theo
lời Phật dạy mà
tu hành. Bảo bối trong biển pháp rất nhiều do đó các vị không tham cầu thì không được.
Tôi không còn chút gì
chấp ngã, hôm nay
cáo biệt các vị, tôi sẽ vào
cảnh giới an vui tịch mịch, tôi nguyện
theo sau Phật đến nơi
bất sanh bất tử vĩnh viễn trường tồn.
Thấy dáng mạo
an tịnh của
tôn giả thì trong tất cả
mọi người hiện diện lúc bấy giờ, không một ai có thể tin rằng đây là người sắp rời bỏ cõi đời cả.
Vua A Xà Thế và tất cả
đại chúng đều
cung kính khâm phục và thương cảm. Sau khi nói xong
tôn giả nằm nghiêng bên mặt, an trụ trong định và
cuối cùng thì
nhập diệt.
Ngài
Xá Lợi Phất nhập diệt được bảy ngày thì
đệ tử Quân Đầu đem
hài cốt trà tỳ trở về chỗ Phật và kể hết
sự tình cho
Đức Phật và
A Nan nghe. Phật thấy
A Nan rất đổi
bi thương và nước mắt đầm đìa mới hỏi:
- A Nan! Ông buồn thảm
lo lắng việc gì?
Xá Lợi Phất nhập diệt điều ấy không
quý báu ư? Ông ấy
lãnh thọ pháp giáo của ta, rồi khi
viên tịch thì đem hết
chân lý đi mà không để lại chút gì sao?
A Nan cung kính chắp tay thưa:
- Bạch Thế Tôn! Không phải vậy. Con chẳng phải
buồn rầu lo lắng điều ấy.
Tôn giả Xá Lợi Phất phụng
trì giới luật,
trí huệ cao siêu,
thuyết pháp khéo léo, mạnh mẽ
truyền giáo. Nghĩ đến hôm nay
tôn giả không còn nữa, vì sự
lưu truyền chánh pháp và vị sự
tồn tại của
giáo đoàn ngàn vạn năm sau, chẳng phải riêng con
lo lắng mà cả đại chúng cũng đều
buồn rầu lo lắng.
Phật
an ủi A Nan:
- Ông chẳng nên
lo nghĩ.
Xá Lợi Phất tuy không còn nhưng
chánh pháp chưa từng mất.
Vô thường xưa nay là
thật tướng của
thế gian,
sanh diệt là lý đương nhiên.
Đại thọ khi ngã,
trước tiên gãy những cành lớn, núi báu trước khi hoại thì tảng đá to hoại trước.
Xá Lợi Phất là người
nhập diệt đầu tiên trong chúng
tỳ kheo cũng là
thuận theo pháp tự nhiên. Ta không bao lâu nữa cũng
nhập diệt cho nên các ông đừng
thất vọng bởi vì
giáo pháp của ta chưa từng theo ta mà mất đi. Ta sống mãi ngàn vạn năm trong lòng người
tin tưởng và ta luôn chiếu cố đến họ. Các ông
cần phải nương nơi pháp, nương nơi
chân lý ta đã nói, không nên nương tựa vào ai khác.
Cố gắng tu hành để đến
thế giới Cực Lạc là
công phu cần thiết đệ nhất.
Phật nói xong rồi nhận
linh cốt Xá Lợi Phất từ tay Quân Đầu và nói thêm với
đại chúng:
- Các tỳ kheo!
Linh cốt nầy, trước đây vài ngày còn vì
chúng sanh thuyết pháp độ sanh, còn là
đại trí Xá Lợi Phất,
trí huệ ông ấy rộng lớn
vô biên, trừ
Thế tôn ra không ai sánh kịp. Ông ấy
chứng ngộ pháp tánh,
dũng mãnh tinh tấn, thường
tu thiền định, vì giáo vì người,
hàng phục ngoại đạo,
tuyên dương chánh pháp, ông đã
chứng quả giải thoát và không còn
khổ não.
- Các
tỳ kheo hãy xem đây! Đây là di thể do
Thế Tôn đích thân cầm lấy.
Khi
Đức Phật nói lời ấy,
bất giác đại chúng đều đánh lễ
linh cốt tôn giả và
cung kính gieo
năm vóc sát đất.
Tôn giả tuy ra đi, nhưng
trí huệ và
gương sáng về
đạo pháp của Ngài còn
mãi mãi trong lòng của tất cả
mọi người.