AI VÀO ĐỊA NGỤC
Nguyên Minh
Nhà xuất bản Tổng Hợp TP. Hồ Chí Minh
Thiên đường và địa ngục
Kinh Thánh nói rằng Thiên Chúa tạo ra
con người đầu tiên từ bùn đất
cùng lúc với một vườn Địa đàng, trong đó có đầy đủ tất cả những gì
tốt đẹp nhất mà
con người có thể tận hưởng, kể cả một cây
trường sinh để giúp
con người có thể sống lâu
mãi mãi.
Rồi
con người – khi ấy là ông A-đam và bà E-và –
sa ngã vì nghe theo lời xúi giục của một con rắn xảo quyệt. Họ đã không
vâng theo lời Chúa, làm
trái lại những gì Chúa phán dạy, dám ăn cả trái cấm mà Chúa không
cho phép họ ăn.
Thảm họa của
con người bắt đầu từ đó. Chúa đã đuổi họ ra khỏi vườn Địa đàng và không cho họ được ăn trái cây
trường sinh nữa.
Con người ngay từ khi đó bắt đầu nhận lãnh đầy đủ những nỗi khổ đau mà
đến nay vẫn còn đeo đuổi họ – đó là những nỗi khổ sinh, già, bệnh, chết, và kèm theo là
vô số những khổ đau của cuộc
sinh tồn.
Nhưng nếu như việc ăn trái cấm đã là
nguyên nhân mang đến tai họa cho
con người, thì chính điều đó cũng là manh mối đã tạo ra một
tia hy vọng để
con người có thể
quay về với Chúa. Bởi vì, cũng theo Kinh Thánh, việc ăn trái cấm đã làm cho
con người biết
phân biệt điều thiện và điều ác. Và giờ đây, trong cuộc
lưu đày dài lâu của mình,
con người chỉ còn lại một hướng thoát
duy nhất là nhờ vào sự
phân biệt đó để bỏ điều ác và hướng về điều thiện. Bởi vì, Chúa đã phán dạy là những ai biết làm điều thiện và kính tin vào Chúa sẽ được
trở về Nước Chúa.
Nước Chúa hay
thiên đường, chính là điều mà những
tín đồ của Chúa luôn mong muốn. Bởi vì người ta tin rằng ở đó không còn có những khổ đau
triền miên như trong cuộc sống
hiện tại này. Nói cách khác, người ta tin rằng đó là
con đường duy nhất để
chấm dứt những khổ đau của cuộc sống
trần tục và được hưởng những
ân sủng tràn đầy của Thiên Chúa. Và để có thể được lên
thiên đường,
con người phải biết làm điều thiện và đặt
niềm tin vào Đức Chúa.
Ấn Độ giáo cũng như nhiều
tôn giáo khác của
Ấn Độ từ thời cổ đại cũng đã đặt
niềm tin vào một đấng
Phạm thiên (Brahman)
sáng tạo thế giới, và kèm theo đó là một
cõi trời đầy
hoan lạc dành cho những ai biết làm
việc thiện và
thờ phụng đấng
Phạm thiên.
Tín đồ Hồi giáo cũng được người
sáng lập của họ là nhà
tiên tri Mohammed dạy rằng có một
thiên đường dành cho những ai tin vào đấng Allah, biết
thực hành việc
bố thí,
ăn chay (theo cách của đạo Hồi),
hành hương đến
thánh địa Mecca, giữ đúng theo
lễ nghi đạo Hồi và sống có hiếu nghĩa. Đường vào
thiên đường ấy là một cây cầu bảy nhịp rất nhỏ mà tất cả những ai đã gây ra
tội lỗi, thiếu
đức tin đều sẽ phải rơi ngã trước khi đến được
thiên đường. Nơi họ rơi xuống chính là địa ngục!
Nói chung, hầu hết các
tôn giáo đều có những khái niệm
tương tự về
thiên đường và
địa ngục.
Thiên đường là một hứa hẹn
tốt đẹp, là phần thưởng khích lệ dành cho những ai tin và làm theo các
giáo điều hay lời dạy của đấng
giáo chủ. Ngược lại,
địa ngục được
mô tả là nơi tập trung tất cả những
hình thức khác nhau của sự khổ đau cùng cực, kể cả những sự
hành hạ khủng khiếp nhất mà
con người có thể tưởng tượng ra được, chẳng hạn như bị cưa xương xẻo thịt, bị nấu trong
vạc dầu, bị thiêu đốt trong lửa nóng... Và
địa ngục luôn là nơi chờ đợi những kẻ
ác độc, gây nhiều
tội lỗi cũng
như không có
đức tin.
Tóm lại,
thiên đường được
xem như phần thưởng xứng đáng dành cho người tốt và
địa ngục chính là sự
trừng phạt thích đáng dành cho kẻ xấu.
Nhưng đó là
niềm tin của những
tín đồ. Điều gì sẽ xảy ra với những người không phải là
tín đồ của các
tôn giáo đó, hoặc không là
tín đồ của bất cứ
tôn giáo nào?
Phải chăng Nước Chúa sẽ từ chối những người không tin Chúa?
Phải chăng thiên đường không có chỗ cho những ai phủ nhận đấng Allah? Và nếu họ tạo ra nhiều
tội ác, họ sẽ chịu sự
trừng phạt ở
địa ngục nào?...
Vào thời
đức Phật Thích-ca Mâu-ni ra đời tại
Ấn Độ,
niềm tin về
thiên đường và
địa ngục được biết là đã hình thành từ trước đó.
Tuy nhiên, ngài đã phủ nhận những cách hiểu theo
truyền thống để
nhận thức lại
toàn bộ vấn đề và đưa ra những lời dạy
hoàn toàn không giống như những
tôn giáo khác.
Đức Phật không
thừa nhận thiên đường và
địa ngục như là những
hình thức thưởng phạt dành cho những ai có hoặc không có
đức tin. Thay
vì vậy, ngài đưa ra
giáo lý nhân quả để
giải thích cho các khái niệm này. Chính
vì vậy, cách hiểu về
thiên đường và
địa ngục của
đạo Phật là
hoàn toàn khác biệt so với các
tôn giáo khác. Nói một cách
chính xác hơn,
đức Phật không nói về
thiên đường, nhưng
thừa nhận một khái niệm có phần nào
tương tự là
thiên giới, hay các
cõi trời của
chư thiên.
Có nhiều khác biệt trong cách hiểu về
thiên giới của
đạo Phật với
thiên đường của các
tôn giáo khác. Trước hết, Phật dạy rằng những ai được sinh về
thiên giới, hay các
cõi trời, là
hoàn toàn do những
việc lành mà họ đã làm, chứ không
liên quan đến việc họ có tin hay không tin vào một
tôn giáo nào đó. Đối với
Mười điều lành mà Phật đã dạy, bất cứ ai làm theo đúng như vậy đều sẽ được sinh về
cõi trời, hưởng những sự khoái lạc, vui thú ở nơi đây, bất kể người đó
tin theo tôn giáo nào.
Mười điều lành, hay
Thập thiện đạo,
bao gồm các điều sau:
1. Không
sát sanh, thường làm việc
tha thứ và
phóng sanh.
2. Không
trộm cắp, thường tu hạnh
bố thí, giúp đỡ, san sẻ với
mọi người.
3. Không
tà dâm, luôn giữ lòng chung thủy một vợ một chồng.
4. Không
nói dối, luôn nói lời
chân thật.
5. Không nói
trau chuốt,
thô tục, thường nói những lời có
ý nghĩa, có
ích lợi.
6. Không nói đâm thọc, gây chia rẽ, thường nói những lời tạo ra sự đoàn kết,
thương yêu nhau.
7. Không nói lời
độc ác, gây
tổn hại, thường nói những lời
ôn hòa, nhu thuận.
8. Không
tham lam, luôn quán xét rằng mọi thứ
của cải vật chất đều chỉ là giả tạm, không thường tồn.
9. Không
sân nhuế, thường
tu tập hạnh
từ bi,
nhẫn nhục.
10. Không ngu mê,
tà kiến, thường
sáng suốt tu tập theo
chánh kiến.
Mười điều lành như được kể trên không mang màu sắc riêng biệt của một
tôn giáo. Đó là những điều được xem là
tốt đẹp đối với tất cả mọi
con người. Một
xã hội mà tất cả công dân đều
thực hiện đúng theo mười điều này thì tự nó đã có thể xem là một
thiên đường. Sẽ không còn nữa các
tội ác trong
xã hội, và
mọi người đều chia sẻ nhau tất cả những gì mình có, trong một
tinh thần thương yêu và
hòa hợp lẫn nhau. Vì thế, khi tất cả những người
thực hành mười điều lành này cùng sống chung
với nhau ở một nơi thì nơi đó chính là
thiên giới, chính là những
cõi trời với tất cả những niềm vui và sự
sung sướng như
con người mong ước!
Đức Phật cũng dạy rằng, không chỉ có một
cõi trời duy nhất, mà có rất nhiều
cõi trời khác nhau, với những
phước báo khác nhau. Khi một người
thực hành theo
Mười điều lành, người ấy
chắc chắn sẽ được sinh về
cõi trời như một kết quả tất nhiên của những
việc lành mà họ đã làm. Nhưng
tùy theo mức độ làm lành mà họ sẽ được sinh về những
cõi trời khác nhau,
tương ứng với
nghiệp lành mà họ đã tạo. Điều đó có nghĩa nôm na là, càng làm nhiều
việc lành thì
phước báo được hưởng sẽ càng lớn, và
thời gian được
thọ hưởng những
phước báo đó cũng kéo dài
tùy thuộc vào mức độ những
việc lành đã làm.
Như vậy, các
cõi trời không phải là nơi mà người ta được tận hưởng khoái lạc
mãi mãi như cách hiểu về
thiên đường. Để
tiếp tục được hưởng
phước báo, người ta phải
tiếp tục thực hành các điều lành.
Chừng nào mà họ còn
thực hành các điều lành, thì
đời sống nơi
thiên giới của họ sẽ còn được kéo dài, hoặc có thể được thác sinh về những
cõi trời tốt đẹp hơn nữa. Nhưng nếu họ không làm lành, hoặc ngược lại còn chuyển sang làm các điều ác,
phước báo đã tạo ra của họ sẽ cạn kiệt dần và
cuối cùng không còn nữa. Khi ấy, họ sẽ phải thác sinh vào những
cảnh giới xấu,
tùy theo những việc ác mà họ đã làm.
Cũng theo cách hiểu như trên, các
cõi trời không phải là những nơi đã dứt hết khổ đau. Bởi vì
chư thiên ở đó vẫn không
thoát khỏi quy luật biến đổi vô thường và những nỗi khổ sinh, già, bệnh, chết. Nếu họ không biết lo
tu tập và làm lành, sự
sung sướng của họ sẽ không kéo dài
mãi mãi, và họ vẫn phải rơi
trở lại những
cảnh giới xấu hơn.
Vì thế,
đạo Phật không xem việc được sinh lên
cõi trời là
cứu cánh rốt ráo để
chấm dứt khổ đau. Bởi vì đó cũng chỉ là những
cảnh giới chưa thoát ra khỏi
vòng sinh tử luân hồi. Việc
thực hành Mười điều lành tuy là
tốt đẹp nhưng cũng vẫn chỉ thuộc về pháp
thế gian, nên cũng chỉ có thể mang lại những kết quả
tốt đẹp trong
phạm vi thế gian mà thôi. Để
chấm dứt khổ đau và
thoát khỏi sinh tử, người ta
cần phải biết
đi theo một hướng khác, đó là
tu tập các pháp có thể giúp vượt ra khỏi
thế gian này, gọi là các pháp
xuất thế gian. Các pháp đó là
Tứ diệu đế,
Thập nhị nhân duyên và
Lục ba-la-mật.
Về cơ bản, tất cả những pháp này không hề đi ngược lại với
Mười điều lành, mà thực sự còn là những
hình thức nâng cao hơn nữa,
mở rộng hơn nữa của các điều lành ấy. Nhưng
ngoài ra,
mục đích chính của các pháp này lại là
mang đến cho người
thực hành chúng những
nhận thức đúng thực về cuộc sống. Và chính nhờ có được những
nhận thức đúng thực về cuộc sống mà
chúng ta mới có được những cơ sở để nhận rõ và dứt trừ khổ đau trong cuộc sống.
Ý nghĩa của
sự giải thoát trong
đạo Phật được hình thành từ khái niệm cơ bản này:
chấm dứt mọi khổ đau trong cuộc sống.
Như vậy,
thiên giới hay các
cõi trời chỉ là sự tạm dừng của những khổ đau trong một
thời gian và với một mức độ
nhất định. Vì thế, đó không được xem là
sự giải thoát.
Nếu có thể tin được rằng
thiên đường là nơi
vĩnh viễn đoạn tuyệt mọi khổ đau trong cuộc sống, thì đó sẽ chính là
sự giải thoát mà
đạo Phật hướng đến. Nhưng điều quan trọng ở đây lại là, có thể tin được điều đó hay không?
Đạo Phật không
thừa nhận một
thiên đường theo cách đó, và các
tín đồ đạo Phật không
cầu nguyện để được lên
thiên đường, mà hướng đến
sự giải thoát theo một cách khác. Đó là
thực hành theo đúng những
lời Phật dạy, nghĩa là
tu tập các pháp
Tứ diệu đế,
Thập nhị nhân duyên và
Lục ba-la-mật.
Tứ diệu đế, được hiểu theo nghĩa
đơn giản nhất là bốn
chân lý về
đời sống. Bởi vì không ai có thể phủ nhận chúng, nên chúng được xác định là
chân lý. Chẳng hạn,
chân lý thứ nhất (
Khổ đế) nói lên
tính chất khổ đau của
đời sống, với những nỗi khổ như sanh, già, bệnh, chết... Dù muốn hay không, cũng không ai có thể phủ nhận được
sự thật là
mọi người đều phải nhận chịu những nỗi khổ này.
Tương tự, các
chân lý tiếp theo là về
nguyên nhân của
đau khổ (
Tập đế), sự
chấm dứt của
đau khổ (
Diệt đế) và những phương thức
tu tập để
chấm dứt khổ đau (
Đạo đế). Theo cách hiểu
truyền thống, người
thực hành theo
Tứ diệu đế sẽ có
thể đạt đến
sự giải thoát và chứng bốn
thánh quả là Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm và A-la-hán.
Thánh quả A-la-hán được xem là
quả vị cao nhất của hàng
Tiểu thừa hay
Thanh văn thừa.
Thập nhị nhân duyên hay 12
yếu tố làm
sinh khởi đời sống. Mười hai
yếu tố này là:
vô minh, hành, thức,
danh sắc,
lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh và
lão tử hay già chết.
Từ
vô minh cho đến già chết là một vòng xoay khép kín mà thật ra không có điểm khởi đầu hay
kết thúc.
Đời sống được hình thành và chịu sự
chi phối của 12
nhân duyên này, theo một nguyên tắc
gắn bó và
tác động lẫn nhau, nên không có bất cứ
yếu tố nào có thể
tồn tại độc lập. Khi hiểu và
nhận thức một cách
rốt ráo về các
nhân duyên này,
chúng ta có thể phá vỡ chuỗi
liên kết của chúng bằng cách trừ bỏ một trong các
yếu tố, giống như người ta có thể tháo rời được sợi dây xích bằng cách cắt rời đi một mắt xích.
Quán xét 12
nhân duyên sẽ giúp người
thực hành nhận ra được
bản chất thực sự của
đời sống, sự tương sinh tương khởi và
giả hợp, không thường tồn. Từ đó,
chúng ta nhận ra được là không hề có một
bản ngã thật sự để ta ôm ấp,
bảo vệ và
xây dựng mọi
yếu tố của
đời sống xoay quanh đó.
Nhận thức đúng thật này giúp ta
xóa bỏ mọi
ảo tưởng về
đời sống và cắt đứt được mọi
ràng buộc,
đạt đến sự giải thoát. Theo cách hiểu
truyền thống, người
thực hành theo
giáo lý Thập nhị nhân duyên sẽ
chứng quả thành
Duyên giác Phật, cũng còn gọi là
Bích chi Phật hay
Độc giác Phật.
Lục ba-la-mật, hay
Lục độ, là sáu pháp
tu tập giúp người
thực hành có thể tự mình
chuyển hóa tự tâm và
đồng thời mang lại
lợi ích cho
mọi người quanh mình. Sáu pháp đó là:
bố thí,
trì giới,
nhẫn nhục,
tinh tấn,
thiền định và trí huệ. Những pháp này vừa là phương thức
tu tập, vừa chính là những đức tính giúp người
thực hành có thể tự mình
đạt đến sự giải thoát. Chẳng hạn, khi
chúng ta chưa từng biết đến sự
bố thí, thì việc
thực hành bố thí là một phương thức
tu tập, được
thực hiện như một
yêu cầu bắt buộc.
Tuy nhiên, quá trình
thực hành sẽ giúp cho việc
bố thí dần dần trở thành một
tính chất của tự thân, một đức tính giúp
chúng ta hoàn thiện bản thân và tiến dần đến
sự giải thoát.
Tương tự, các pháp khác như
trì giới cho đến trí huệ cũng đều là như vậy. Và do đó mà việc
thực hành các pháp ba-la-mật có thể giúp
chuyển hóa được
tự tâm của mỗi
chúng ta theo hướng ngày càng
tốt đẹp hơn.
Nhưng việc
thực hiện các pháp ba-la-mật cũng
đồng thời làm
lợi ích cho
mọi người quanh ta. Chẳng hạn như khi ta
thực hành bố thí, người nhận
bố thí sẽ vơi bớt phần khó nhọc. Khi ta
thực hành nhẫn nhục, những người chung sống với ta sẽ tránh được những
xung đột không đáng có. Mỗi một pháp ba-la-mật đều mang lại
lợi ích cho người khác như thế. Do đó, theo cách hiểu
truyền thống thì sáu ba-la-mật là pháp tu của hàng
Bồ Tát, không chỉ cầu
sự giải thoát cho riêng mình (như
trường hợp của các vị
Thanh văn,
Duyên giác) mà còn hướng đến sự cứu giúp, làm
lợi lạc cho tất cả
chúng sanh.
Như vậy,
chúng ta có thể thấy rõ là khái
niệm thiên đường không hề
đồng nghĩa với sự giải thoát trong
đạo Phật. Và cũng
tương tự như thế, cách hiểu về
địa ngục của
đạo Phật cũng không
hoàn toàn giống như các
tôn giáo khác.
Nếu như
thiên giới hay các
cõi trời là nơi
thác sanh của những người
thực hành Mười điều lành, thì
địa ngục chính là nơi chờ đón những ai làm ngược lại
Mười điều lành ấy, gọi là
Mười điều ác, chẳng hạn như là
sát sanh,
trộm cắp,
tà dâm...
cho đến si mê,
tà kiến.
Như vậy, Phật dạy rằng không hề có bất cứ một đấng phán xét nào đó để đưa ra sự
trừng phạt nơi
địa ngục. Chỉ có những
hành vi tạo tác của
chúng ta quyết định điều đó. Nếu
chúng ta thực hiện Mười điều ác, đó là
chúng ta tự ký vào
bản án của chính mình nơi
địa ngục.
Đức Phật cũng dạy rằng, không chỉ có một
địa ngục hay
hỏa ngục duy nhất, mà
tùy theo mức độ nặng nề của những điều ác mà
chúng ta đã tạo,
chúng ta sẽ có thể
thác sanh vào những
địa ngục khác nhau, với những sự
đau đớn, khổ sở khác nhau. Trong kinh Phật có nhắc đến rất nhiều
địa ngục, chẳng hạn như
địa ngục A-tỳ hay cũng gọi là
địa ngục Vô gián, là
cảnh địa ngục mà sự
hành hạ khổ não không lúc nào dừng nghỉ cả (
vô gián có nghĩa là không
gián đoạn);
địa ngục Đại nhiệt, là
cảnh địa ngục với sức thiêu đốt
nóng nảy đến cực kỳ;
địa ngục Đại khiếu,
địa ngục Hiệu khiếu,
địa ngục Hắc thằng... và rất nhiều
cảnh địa ngục khác nữa. Nói chung,
tùy theo tính chất của những việc ác đã tạo mà người ta sẽ bị
chiêu cảm vào những
cảnh địa ngục khác nhau.
Và nếu như khi làm việc ác là
chúng ta đã tự chọn lấy
con đường vào
địa ngục, thì cũng không ai khác có thể cứu
chúng ta ra khỏi
địa ngục ngoài việc
tự tâm chúng ta biết thay
đổi hướng về điều lành. Mỗi một niệm lành khởi lên sẽ giúp người ta rời xa dần các
cảnh địa ngục, giảm nhẹ các hình phạt
khổ não mà họ đang thọ nhận.
Tuy nhiên, tất cả những gì
chúng ta vừa đề cập đến về
thiên đường và
địa ngục hay các cõi
thiên giới cũng đều chỉ được nghe thấy qua
kinh điển, sách vở... Và liệu
chúng ta có thể
tin chắc được vào những điều đó hay không? Một số người cho rằng đó là những khái niệm có thể tin được, nhưng lại có những người khác cho rằng không thể tin được khi không có gì
chứng minh cụ thể cả. Trong những phần
tiếp theo,
chúng ta sẽ thử bàn đến những
quan điểm,
nhận thức khác nhau về
vấn đề này để rồi mỗi người sau đó sẽ tự đưa ra
nhận thức hay
kết luận.