XUẤT GIA Khi người ta qui y trong các buổi lễ trang trọng để trở thành một Phật tử, họ nhận được một cái tên chỉ ra con đường chính của họ, phương thức sống mà họ nên theo và
phương tiện chính của họ. Người ta thường không
thích danh từ “Kỷ luật”. Nhưng phần nhiều là
tùy thuộc ở cách nhìn của bạn về những điều này.
Xuất gia không phải được
xem như một sự
tiêu cực Xuất gia cũng có nghĩa là
từ bỏ.Tôi được dạy rằng
xuất gia được
thực hiện với sự
buông bỏ mọi
bám víu, những gì mà người ta đang
từ bỏ không được chú ý đến hay đang bị tách đi khỏi cuộc sống. Bạn có thể nói rằng
xuất gia cũng giống như sự cởi mở như những lời dạy về phút giây
hiện tại.
Rất hữu ích khi nghĩ về nền tảng của sự
xuất gia như là quay
trở về cái ngã xưa tốt của
chúng ta, cái
đứng đắn cơ bản của
chúng ta hay tính hài hước của
chúng ta. Trong lời dạy của
đức Phật cũng như trong lời dạy của nhiều
truyền thống huyền niệm hoặc suy niệm khác,
quan điểm chung là
con người về cơ bản vốn thiện và
lành mạnh. Nó như thử
mọi người khi vừa mới sinh ra đều có quyền
thừa kế dòng dõi như nhau tức là đều sẵn có một đầu óc
trong sáng và một trái tim nồng ấm. Cái chính của sự
từ bỏ là
nhận ra rằng
chúng ta đã sẵn có những gì
chúng ta cần, rằng những gì
chúng ta có sẵn đã
thánh thiện rồi. Mỗi giây phút của
thời gian có năng 1ượng to lớn trong nó, và
chúng ta có thể nối kết với nó.
Gần đây tôi có đến
văn phòng của một
bác sĩ trong đó treo một
bức tranh vẽ một
phụ nữ lớn tuổi đang đi bộ
dọc đường tay dắt một đứa trẻ nhỏ. Lời chú thích ghi: “Các mùa đến rồi đi, hè
theo sau xuân, thu sau hè, đông sau thu,
con người sinh ra và lớn lên, đạt tuổi trung niên, già và chết,
mọi vật đều có chu kỳ của nó. Ngày rồi sang đêm, đêm sang ngày. Thật là hay để
trở thành một phần trong muôn vật của vũ trụ”. Khi bạn bắt đầu có
niềm tin đó trong các tạo vật cơ bản, sự ngay thẳng, sự
toàn vẹn trong tính sống của bạn và của
thế giới, thì bạn có thể hiểu được sự
từ bỏ.
Trungpa Rinpoche đã từng nói: “Từ bỏ là
nhận ra rằng nỗi luyến tiếc
quá khứ đối với
luân hồi (Samsara) là đầy vô nghĩa”.
Từ bỏ là
nhận ra rằng nỗi luyến
tiếc của chúng ta muốn sống trong
một thế giới nhỏ nhặt,
giới hạn, được
bảo vệ thật là điên rồ. Một khi bạn có cảm nhận
thế giới rộng lớn như thế nào, tiềm năng
kinh nghiệm cuộc sống của
chúng ta to lớn ra sao thì bạn mới thực sự bắt đầu hiểu được sự
từ bỏ. Khi
ngồi thiền,
chúng ta cảm nhận được
hơi thở khi nó thoát ra, và
chúng ta có một vài
ý niệm về sự mong muốn cởi mở với phút giây
hiện tại. Rồi
tâm trí chúng ta lan man vào tất cả
các loại câu chuyện, sự ngụy tạo và
thực tế đầy giả tạo, và
chúng ta nói với chính mình rằng: “Đó là suy nghĩ”.
Chúng ta nói điều đó với sự
dịu dàng và sự
chuẩn xác. Mỗi lần
chúng ta sẵn sàng
buông bỏ mọi chuyện đi, mỗi lần
chúng ta sẵn sàng
buông bỏ vào cuối
hơi thở ra, đó là sự
từ bỏ về cơ bản. Học cách
buông bỏ sự
chấp thủ và
buông bỏ sự muốn nắm bắt
trở lại.
Con sông chảy nhanh xuống ngọn núi, và rồi bỗng nhiên nó bị kẹt bởi đá sỏi và nhiều cây cối. Nước không thể chảy
xa hơn, mặc dù nó có
sức mạnh to lớn, và có khả năng tiến về phía trước. Nó bị kẹt ở đó. Đó cũng là những gì xảy ra với
chúng ta;
chúng ta cũng bị
mắc kẹt như vậy.
Buông bỏ vào cuối mỗi
hơi thở ra, hãy
để ý nghĩ trôi đi, giống như việc
di chuyển những hòn đá đi để nước có thể
tiếp tục chảy, để
năng lực và sức sống của
chúng ta có thể phát triển một cách
tự nhiên và tiến về phía trước.
Chúng ta, vì
sợ hãi cái không biết mà không cất đi những rào cản này, những con đê này, do đó, về cơ bản,
chúng ta đã từ chối cuộc sống và sự
nhận thức cuộc sống.
Vì vậy sự
từ bỏ tức là
nhận thấy một cách
rõ ràng rằng
chúng ta đã nắm giữ như thế nào,
chúng ta đã dứt bỏ, đã tận diệt như thế nào và rồi học cách cởi mở. Đó là
chấp nhận những gì được đặt trên dĩa của bạn, những ai gõ cửa bạn, những ai gọi bạn dậy qua điện thoại. Để thực sự làm được điều đó,
chúng ta phải
đối đầu với bờ mé của chính mình mà thật ra là giây phút khi
chúng ta học xem
từ bỏ có nghĩa là gì. Có một
câu chuyện về một nhóm người trèo lên đỉnh một ngọn núi. Ngọn núi khá dốc, và khi họ vừa mới leo lên
một độ cao nào đó, một vài người nhìn xuống và thấy nó khá xa, họ
hoàn toàn lạnh cóng; họ phải
đối đầu với bờ mé của họ và họ không thể vượt thoát nó. Nỗi
sợ hãi quá lớn đến nỗi họ không thể
di chuyển được. Những người khác thì vẫn
tiếp tục leo, cười nói, nhưng khi núi dốc hơn và
rùng rợn hơn, nhiều người bắt đầu hoảng sợ và lạnh cóng. Cả
con đường lên núi này có những nơi mà người ta gặp bờ mé của họ và bị lạnh cóng, không thể đi
xa hơn. Người leo được lên đỉnh núi nhìn ra xa và rất
hạnh phúc vì đã leo được lên đỉnh. Bài học của
câu chuyện là thật ra không có sự khác lạ nào khi bạn gặp bờ mé của bạn; chỉ việc gặp nó là điểm
then chốt. Cuộc sống là cả một
hành trình gặp bờ mé của bạn lặp lại nhiều lần. Đó là lúc bạn được
thử thách; đó là lúc mà nếu bạn là một người muốn sống, bạn sẽ tự đặt những câu hỏi như thế này: “Bây giờ, tại sao ta lại hoảng sợ đến như vậy? Cái gì ta không muốn nhìn? Tại sao ta không thể đi
xa hơn nữa?”. Người leo được lên đỉnh núi không phải là người
anh hùng của ngày đó. Đó chỉ là họ không sợ độ cao; họ sắp gặp bờ mé của họ ở một nơi nào đó. Những người bị lạnh cóng dưới chân núi không phải là những người thua cuộc. Họ chỉ dừng lại sớm hơn và
vì vậy bài học của họ đến sớm hơn những người khác.
Tuy nhiên, dù sớm hay muộn,
cuối cùng mọi người đều đi đến bờ mé của mình.
Khi leo núi,
chúng ta đang tạo ra một tình huống trong đó có rất nhiều
không gian. Điều đó nghe có vẻ hay nhưng thật ra nó có thể mất
tự chủ, bởi vì khi có quá nhiều khoảng không, bạn có thể nhìn rất
rõ ràng: Bạn vừa mới cởi bỏ mạng che mặt, áo khoác, kính râm, phone tai, các lớp găng tay của bạn, đôi ủng nặng nề của bạn.
Cuối cùng bạn đang đứng, chạm đất,
cảm giác được
ánh nắng chiếu nơi
thân thể, cảm nhận hơi ấm của
mặt trời,
nghe được tất cả những
tiếng động mà không có vật gì làm
biến đổi âm thanh. Bạn tháo bỏ ống
bảo vệ mũi, và bạn có thể ngửi được, thở được không khí trong lành tươi mát hoặc bạn có thể ở giữa một đống rác hay một hố phân. Bởi vì
Thiền tập có
đặc tính mang bạn lại rất gần với chính bạn và
kinh nghiệm của bạn, bạn có khuynh hướng phải
đối đầu với bờ mé của bạn nhanh hơn. Đó không phải là một bờ mé mà không có ở đó trước đây, nhưng vì sự vật quá
đơn giản và
rõ ràng, bạn nhìn nó và bạn thấy nó một cách
rõ ràng và đậm nét.
Làm thế nào để từ bỏ? Làm thế nào để
chúng ta vượt qua được những rào cản đã làm tê cóng và khiến
chúng ta không bước đi
xa hơn về phía những điều chưa biết? Nếu như bờ mé của
chúng ta giống như một bức tường đá lớn với một chiếc cửa, làm thế nào
chúng ta biết cách mở cửa và bước vào đó nhiều lần, để cuộc sống
trở thành một quá trình của
trưởng thành, trở nên
linh động và ít
sợ hãi hơn, có nhiều khả năng đùa giỡn hơn như một con chim ưng đùa giỡn trong gió?
Thời tiết càng hung dữ thì những con chim ưng càng thích. Chúng có khoảng
thời gian vui đùa vào
mùa đông, khi những cơn gió trở nên
mạnh bạo và có rất nhiều băng tuyết, chúng thách thức những cơn gió. Chúng đứng trên những ngọn cây và bám giữ với những móng vuốt của chúng và rồi chúng cũng bám giữ với những chiếc mỏ khoằm của chúng. Một đôi lúc chúng thả mình trong gió và để gió đưa chúng đi. Rồi chúng đùa giỡn, chúng
trôi nổi trong những cơn gió. Sau một lúc, chúng
quay trở lại cành cây và bắt đầu lại trò chơi. Đó là một trò chơi. Một hôm tôi thấy chúng trong một cơn bão
dữ dội, chúng quặp chân lại, thả mình, buông xuôi và bay lượn. Nó giống như những màn xiếc. Muông thú và cây cỏ ở đây trên đảo Cape Breton này thật cứng cáp mạnh mẽ, cùng
vui vẻ chơi đùa; mọi
hiện tượng thiên nhiên đã làm chúng trở nên mạnh mẽ hơn. Để
tồn tại được ở đây, chúng phải phát triển một mềm say mê đối với
thử thách và đối với cuộc sống. Như bạn có thể thấy điều đó, nó thêm vào một vẻ đẹp to lớn, một
cảm hứng và một
cảm giác phấn khích
tinh thần.
Chúng ta cũng
tương tự như vậy.
Nếu
chúng ta hiểu sự
từ bỏ một cách đàng hoàng,
chúng ta sẽ
phục vụ mọi người với một nguồn
cảm hứng to lớn bởi vì
tính chất anh hùng của
chúng ta,
tính chất chiến sĩ của
chúng ta. Mỗi
chúng ta đều gặp sự
thử thách của mình
thường xuyên. Khi một ai đó làm việc khó khăn với
tính cách hài hước
chân tình như một chiến sĩ, khi một ai đó trau dồi sự
dũng cảm của họ,
mọi người sẽ
đáp ứng, bởi vì
chúng ta biết
chúng ta cũng có thể làm điều đó.
Chúng ta biết rằng
con người đó không phải sinh ra đã
hoàn hảo, nhưng đã được gây niềm phấn khích để trau dồi tính chiến sĩ và một trái tim
dịu dàng,
trong sáng.
Bất cứ khi nào
nhận thấy đã gặp bờ mé của bạn–bạn hốt hoảng, tê cứng và mắc kẹt–bạn có thể
nhận ra điều đó bởi vì bạn khá cởi mở để nhìn những gì dang diễn ra. Nó là dấu hiệu của sự sống còn của bạn và
sự kiện rằng bạn đã cởi bỏ rất nhiều, rằng bạn có thể nhìn thấy một cách
rõ ràng và sâu đậm. Thay vì nghĩ rằng bạn đã phạm một
sai lầm, bạn có thể
nhận thức giây phút
hiện tại và bài học của nó, hay nhờ nó mà bạn được
chỉ dẫn. Bạn có thể nghe
thông điệp, mà
đơn giản rằng bạn đã nói lời
chối từ “không”. Khi đó lời
chỉ dẫn không phải là “đập tan và phá vỡ
toàn bộ những diều ấy”. Sự
chỉ dẫn là hãy mềm dịu, để nối kết với con tim của bạn và tạo ra một
thái độ rộng lượng và từ hòa cơ bản đối với chính mình.
Cả
hành trình của tỉnh thức–hành trình của một người
anh hùng huyền thoại–là một sự
đối đầu liên tục với những
thử thách lớn, là một quá trình học cách trở nên mềm dịu và cởi mở. Nói cách khác,
tính chất hèn yếu dường như rất
phổ biến và sự
buông bỏ hay sự
từ bỏ thái độ đó là chỉ
đơn giản cảm nhận
toàn bộ chúng trong tâm bạn, hãy để cho nó xúc chạm trái tim bạn. Bạn trở nên mềm dịu để bạn có thể thật sự ngồi đó với những
cảm giác phiền toái đó và để chúng làm bạn mềm dịu hơn.
Cả
hành trình của
từ bỏ, hoặc bắt đầu
chấp nhận cuộc sống, là đầu tiên hãy
nhận ra rằng bạn vừa mới
đối đầu với bờ vực của bạn, rằng mọi thứ trong bạn đều là sự phản kháng và rồi vào lúc đó, hãy làm êm dịu. Đây còn là một cơ hội để bạn phát triển
lòng nhân từ độ lượng với chính mình, mà kết quả là sự vui thú–học cách
vui đùa như một con chim ưng đùa giỡn với gió.