ĐỪNG XEM ĐÓ LÀ CHÂN LÝ Trong đạo Lão có một câu danh ngôn rất nổi tiếng như sau: “Đạo mà có thể nói ra, đó không phải là Đạo cứu cánh” ( Đạo khả đạo phi thường Đạo). Hoặc bạn cũng có thể nói rằng bạn chưa từng nghe nói về điều này, nhưng “Khi bạn
quá tin vào một điều gì đó thì bạn khó
nhận thức sáng suốt những điều khác”. Cái
chân lý mà bạn đang
tin tưởng và
bám víu vào đôi lúc
sẽ làm bạn không còn thật sự sẵn lòng lắng nghe những điều gì mới mẻ nữa.
Do cách
suy nghĩ và cách
tin tưởng của
chúng ta đối với
vạn vật mà
thế giới quan của
chúng ta được tạo nên. Vào thời Trung cổ, bởi do
sợ hãi mà
mọi người đã
chấp nhận một
ý niệm rằng chỉ có một cách để
tin tưởng; nếu bạn không
tin tưởng theo cách đó, bạn sẽ là
kẻ thù của
mọi người. Sẽ có
án tử hình đối với những ai có những
tư tưởng mới mẻ và
sáng tạo. Có rất nhiều điều mà
con người đã từng
nhận thức, họ không thể
nhận thức gì hơn nữa bởi vì họ không tin vào chúng. Một khi họ bắt đầu
suy nghĩ và
tin tưởng theo một cách thức nào đó, có rất nhiều điều mà họ không thể nghe, thấy, ngửi và xúc chạm một cách
chính xác. Bởi vì những điều này nằm ngoài
hệ thống tín ngưỡng của họ.
Sự
bám víu tín điều làm
hạn chế kinh nghiệm sống của
chúng ta. Điều đó không có nghĩa là những
tín điều, những
ý tưởng hay những
suy nghĩ là
vấn đề, mà sự cứng nhắc trong
thái độ nhận thức sự vật theo một cách riêng, hướng theo những
tín điều và
tư tưởng của
chúng ta, đó là
nguyên nhân tạo nên các
vấn đề. Nói một cách
đơn giản,
sử dụng hệ thống tín ngưỡng của bạn theo cách đó sẽ tạo một tình huống mà trong đó bạn chọn lựa để trở nên
mù quáng thay vì nhìn rõ, bị lãng thay vì nghe rõ, sống như chết và say ngủ thay vì
tỉnh thức.
Đối với
chúng ta, những người đang
thực tập ở đây những người mong muốn sống tốt, đầy đủ không gò bó, nhiều
mạo hiểm nhưng hào hứng. sống trong một cuộc sống thật sự,
chúng ta được hướng dẫn
cụ thể rằng
chúng ta cần đeo đuổ,i cái mà
chúng ta đeo đuổi
trong suốt quá trình
thực tập lâu dài, đó là: Xem nó là cái gì?
Nhận biết nó mà không
xen vào sự phán xét rằng nó đúng hay sai. Để nó trôi đi và
quay trở lại với phút giây
hiện tại. Bất cứ điều gì đến với
chúng ta, hãy xét xem nó là cái gì mà không gọi nó là đúng hay sai.
Nhận biết nó, nhìn rõ nó và rồi để nó đi. Quay lại với phút giây
hiện tại. Từ bây giờ đến lúc bạn chết, bạn có thể làm điều này như một
phương pháp có thể trở nên
yêu thương đối với chính bạn cũng như đối với người khác, như một
phương pháp ít
định kiến, ít tranh cãi, ít xác quyết rằng
tuyệt đối chắc chắn là bạn đúng và những người khác sai, như một
phương pháp để phát triển tính hóm hỉnh về tất cả các thứ, để thắp sáng nó lên, cởi mở nó ra, bạn có thể làm được điều này. Bạn cũng có thế bắt đầu
nhận thấy những lúc bạn tự trách mình hay phê phán người khác. Nếu bạn dùng
thời gian còn lại của
cuộc đời để
nhận thức được như vậy và làm nó
trở thành một cách thức riêng để vén lên những
ngu ngốc trong chính
tình cảnh của mỗi con người–vở bi
hài kịch mà tất cả
chúng ta đều có vai ở trong đó–bạn có thể phát triển nhiều sự khôn ngoan, nhiều sự tử tế và có nhiều
hạnh phúc hơn.
Nhận thấy được bạn đang bào chữa mình và trách cứ người khác không phải là một
lý do để bạn tự
chỉ trích mà đó thật sự là một cơ hội để
nhận biết những gì đã
giam hãm chúng ta trong
một thế giới rất thiếu
hiểu biết này. Đó là một cơ hội dể
nhận thấy rằng bạn đang cố
bám víu vào những
suy diễn của bạn về
thực tại; nó
cho phép bạn
suy diễn rằng đó là tất cả, không hơn, không kém; nhưng đó không phải là
thực tại mà đó chỉ là sự
suy diễn của bạn về
thực tại.