ĐỐI MẶT VỚI THỰC TẠI Hôm qua, tôi đã nói về cách trau dồi tính chính xác, dịu dàng và cởi mở, đã trình bày một phương pháp Thiền tập giúp chúng ta khơi mở được những phẩm chất mà chúng ta đã sẵn có. Bây giờ, những
chỉ dẫn sẽ
nhấn mạnh đến sự khôn ngoan,
sáng suốt hay sự
minh mẫn mà
chúng ta có. Đôi khi những lời
chỉ dẫn cũng
nhấn mạnh đến những trở ngại,
nhấn mạnh việc
chúng ta bị
mắc kẹt như thế nào trong căn phòng nhỏ
tối tăm của mình... Đây thật sự là
hai mặt của một
vấn đề. Khi được đặt chung
với nhau,
hạnh phúc và khổ đau sẽ nói lên
bản chất cuộc sống
con người. Đó là những gì
chúng ta nhận thức khi
thực tập Thiền.
Chúng ta thấv được sự vật thật là đẹp, thật là
tuyệt vời, thật đáng
ngạc nhiên và
chúng ta cũng thấy
chúng ta bị
mắc kẹt như thế nào. Điều đó không có nghĩa cái này là tốt còn cái kia là xấu, mà đó là một loại chất liệu
hỗn hợp phong phú,
giá trị nhưng cũng khá khó chịu. Khi chúng được trộn lẫn
với nhau, nó chính là chúng ta–là
con người này. Điều này chính là điều
chúng ta đến đây để
nhận biết cho chính mình. Cả
hạnh phúc và khổ đau đều luôn
hiện hữu ở đây, chúng hòa lẫn trong nhau. Đối với một người
thực chứng cao thì sự khác nhau giữa các chứng loạn
thần kinh và sự
thông minh là rất khó
nhận biết do bởi đôi khi các biểu hiện bên ngoài của cả hai đều như nhau.
Năng lực sáng tạo cơ bản của sự sống–sinh lực–dâng trào và lan tỏa trong tất cả
hiện hữu. Nó có thể được
nhận biết như một
năng lực tràn đầy, không đè nén,
tự do và mãnh liệt. Hoặc nó cũng có thể được
nhận biết như một thứ
năng lực hạn hẹp,
xấu xa và gây
thương tổn. Mặc dù có quá nhiều lời hướng dẫn,
chỉ bảo, nhiều
phương pháp thực tập, nhưng tựu trung vẫn là làm sao để trở nên thật sự
chân thành đối với những gì
tồn tại trong trí óc của bạn–những
ý nghĩ, những
cảm xúc những
cảm giác của
thân thể, cả những gì tạo nên cái
chúng ta gọi là “Tôi” hay “Ta”. Không ai khác có thể phân loại cho bạn những gì có thể
chấp nhận và những gì nên chối bỏ, những gì được
xem như có thể giúp bạn
tỉnh dậy hay làm bạn mê ngủ. Không ai khác thật sự có thể chọn lựa cho bạn những gì nên chấp nhận–những gì có thể mở mang thêm
thế giới của bạn; và những gì nên chối bỏ– những gì làm bạn quẩn quanh trong những nỗi khổ đau lập đi lập lại mãi.
Phương pháp Thiền tập này được gọi là
phương pháp vô thần, nó không dạy bạn tin ở
Thượng đế hay không tin ở
Thượng đế, nó dạy rằng không ai khác ngoài bạn có thể nói với bạn điều gì cần
chấp nhận và điều gì nên chối bỏ.
Sự
thực tập Thiền sẽ giúp
chúng ta biết rất rõ cái
năng lực cơ bản này với sự
chân thành và sự
tận tâm thật vĩ đại, và
chúng ta có thể
phân biệt được đâu là
độc dược và đâu là
lương dược; mỗi một loại dược liệu đều có
ý nghĩa khác nhau đối với mỗi
chúng ta. Chẳng hạn, một người nào đó có thể uống rất nhiều cà phê và nó thật sự có thể làm anh ta
tỉnh táo và trở nên
sáng suốt; những người khác chỉ uống một tí thôi cũng đủ làm cho
thần kinh người ấy trở nên quá
căng thẳng. Những loại
thức ăn khác nhau cũng
ảnh hưởng đến mỗi
chúng ta một cách khác nhau.
Vì vậy chỉ có
chúng ta mới thật sự có mối
liên hệ mật thiết nhất với chính những
năng lực của
chúng ta.
Chúng ta là những người
duy nhất biết cái gì có thể
đánh thức mình dậy và cái gì có thể làm mình say ngủ. Vì thế,
chúng ta hãy cứ ngồi đây trên chiếc ghế nệm này trong căn phòng
sáng trưng với những
thành tích rực rỡ kỳ lạ này và với bức ảnh Karmapa
trước mặt. Bên ngoài, tuyết vẫn rơi và gió vẫn gầm rú. Giờ này qua giờ khác,
chúng ta ngồi ở đây và chỉ có gắng
quay trở lại với phút giây
hiện tại,
nhận thức được những gì đang diễn ra trong
tâm trí của
chúng ta,
theo dõi hơi thở ra, đính vào
ý nghĩ của
chúng ta nhãn hiệu: “suy nghĩ”, rồi
quay về với phút giây
hiện tại,
nhận thức được những gì đang diễn ra trong
tâm trí của
chúng ta. Sự
chỉ dẫn ở đây là
chúng ta phải
hết sức chân thành và
tận tâm đối với quá trình
thực tập để
dần dần biết được
buông bỏ có nghĩa là gì đối với những gì cần nắm bắt và cả đối với những gì không cần nắm bắt.
Phải có
niềm tin rằng ở mỗi
chúng ta đều có tất cá những gì cần có để
đạt đến giác ngộ.
Chúng ta có nguồn
năng lượng căn bản vận chuyển trong mỗi
chúng ta. Đôi khi nó biểu hiện như là sự sắc sảo tài ba nhưng đôi khi nó lại biểu hiện như là sự khờ khạo,
lầm lẫn. Bởi vì
chúng ta là những người
đúng đắn, là những người thật sự tốt, nên tự
chúng ta có thề phân tích cho chính mình những gì cần
chấp nhận và những gì cần
buông bỏ.
Chúng ta cần phải phân biệt được cái gì có thể làm cho
chúng ta trưởng thành,
minh mẫn, hoàn thìện và cái gì–nếu
chúng ta quá dính mắc vào nó–có thể làm
chúng ta luôn khờ dại, bé nhỏ... Đây là một tiến trình để tự làm bạn với chính mình và với
thế giới của
chúng ta. Tiến trình này bao hàm không chỉ những gì
chúng ta thích, mà bao hàm cả
một thế giới
sống động với
hai mặt của thực tại– khổ đau và hạnh phúc–nhưng tất cả đều có thể dạy
chúng ta rất nhiều.