BỬU TẠNG LUẬN
Tác Gỉa: Đại Sư Tăng Triệu - Việt dịch: Hoà Thượng Thích Duy Lực
Xuất Bản Saigon, Việt Nam 2001
PHẨM BẢN TẾ HƯ HUYỀN
(thứ ba)
(
Bản thể của
tự tánh, vốn trống rỗng nhiệm màu, nên gọi
bản tế hư huyền).
Nói
bản tế tức là cái tánh
niết bàn vô ngại của tất cả
chúng sanh. Sao bỗng có
vọng tâm và đủ thứ
điên đảo như thế này? Chỉ vì một niệm
mê hoặc, niệm mê này từ "một"
sanh khởi, "một" từ bất tư nghì
sanh khởi, nói bất tư nghì tức là chẳng có chỗ khởi. Nên Kinh nói "sự bắt đầu của đạo là sanh ra một". "Một" là
vô vi, từ một sanh ra hai, "hai" là
vọng tâm, vì có tâm biết một thì có năng biết sở biết, nên chia thành hai, từ hai sanh ra
âm dương, nói
âm dương cũng là động tịnh vậy. Dương là thanh (trong), âm là trược (đục), thanh khí trống rỗng bên trong là tâm, trược khí kết tụ bên ngoài là sắc, thành có hai pháp tâm và sắc. Tâm
tương ưng nơi dương, dương
tương ưng nơi động; sắc
tương ưng nơi âm, âm
tương ưng nơi tịnh, tịnh với huyền tẩn (loại cái nhiệm màu, chẳng có thật chất) thông nhau nên có trời đất giao hợp. Tất cả
chúng sanh đều bẩm thụ hư khí của
âm dương mà sanh. Cho nên từ một sanh hai, từ hai sanh ba, từ ba sanh
vạn pháp vậy. Đã duyên theo
vô vi mà có tâm, lại duyên theo có tâm mà có sắc, nên Kinh nói "tâm sanh muôn niệm, sắc khởi muôn loài", đủ thứ tâm sắc
hòa hợp thành
nghiệp nhân, bèn thành
hạt giống của
tam giới.
Tại sao có tam giới? Vì có tâm chấp thật làm
căn bản, cái
chấp tâm này
mê muội chơn nhất, thì có ác trược sanh ra vọng khí, vọng khí trong lặng thành
vô sắc giới, cũng gọi là tâm; trược khí
hiện hành thành
sắc giới, cũng gọi là thân,
cặn bã của ác trược
xao động thành
dục giới cũng gọi là cảnh trần vậy. Nên Kinh nói "tam giới
hư vọng chẳng thật, chỉ do một niệm
vọng tâm biến hóa". Bên trong có "một"
sanh khởi tức bên ngoài có
vô vi; bên trong có "hai"
sanh khởi tức bên ngoài có
hữu vi; bên trong có "ba"
sanh khởi tức bên ngoài có
tam giới, trong và ngoài đã
tương ứng với nhau, bèn sanh đủ thứ
chư pháp và
hằng sa phiền não. Hễ "một" chẳng sanh thì chẳng có
vô vi, nếu có người nói ta chứng
vô vi, ấy là
hư vọng; hễ "hai" chẳng sanh thì chẳng có
hữu vi, nếu có người nói ta chứng
hữu vi ấy là
hư vọng; hễ "ba" chẳng sanh thì chẳng có
tam giới, nếu có người
nói thật có
tam giới ấy là
hư vọng. Nên Kinh nói "có hữu tức có khổ, chẳng hữu tức niết bàn", bậc
Thanh Văn chứng quả?
vô vi còn là
hữu dư,
cho đến Thập địa Bồ tát vẫn còn
sự chướng ngại
vi tế của
căn bản vô minh, nên nói "một" là
vô vi, "hai"là
hữu vi, "ba" là
tam giới vậy.
Vô vi có hai: một là chứng diệt
vô vi, hai là tánh vốn
vô vi. Nói chứng diệt
vô vi, ấy là những bậc thánh
tu đạo đoạn chướng, chứng được
bản thể như như, nên Kinh nói "tất cả
hiền thánh đều vì
pháp vô vi mà có sai biệt". Nói tánh vốn
vô vi, ấy là
căn bản của
pháp tánh, vốn như vậy, phi tu phi chứng, chẳng do người làm nên, chẳng do pháp khế hợp, người và pháp vốn không,
bản thể của
chơn đế trong sạch, nên Kinh nói "diệu lý của
thật tướng chẳng
hữu vi, chẳng
vô vi, chẳng bờ bên đây, chẳng
bờ bên kia, cũng chẳng ở giữa". Vì chẳng
hữu vi nên chẳng thể
tu học, chẳng
vô vi nên chẳng thể chứng diệt, nếu có tu có chứng, tức là
bản tánh chẳng phải vốn
vô vi vậy. Nên Kinh nói "tất cả lấy chẳng sanh làm tông", tông nếu chẳng sanh tức chẳng
vô sanh,
vô sanh chẳng sanh thì chẳng thể chứng lấy. Tại sao? Hễ có chứng tức có sanh, hễ chẳng chứng tức
vô sanh, cũng là
thuận theo tự tánh vậy.
Nói chẳng sanh tức là
bản tế, chẳng xuất chẳng nhập, cũng như
hư không, chẳng vật nào để
thí dụ, chỉ vì tất cả
pháp hữu vi hư vọng chẳng thật, nhờ
nhân duyên giã lập
với nhau mà có
sanh diệt, nếu
truy cứu cùng tận nguồn gốc thì
cuối cùng trở về thực tế. Nhưng tất cả
chúng sanh vì thất
lạc căn bản, hướng ngoại tìm cầu,
cam chịu khổ nhọc,
tu tập nhiều kiếp mà chẳng ngộ chơn tánh, cho nên hễ lấy gốc tìm ngọn thì ngọn vọng chẳng chơn, lấy ngọn tìm gốc thì gốc hư chẳng thật, gốc tức chẳng
cần cầu. Tại sao? Vì gốc chẳng cầu nơi gốc, cũng như vàng chẳng cầu nơi vàng vậy. ngọn tức chẳng
cần tu. Tại sao? Vì vọng chẳng cầu nơi vọng, cũng như nắm đất chẳng thể thành vàng. Pháp của
thân tâm hư vọng chẳng thật, mà người
thế gian phần nhiều khổ
tu thân tâm để tìm đạo, cũng như nắm đất để tìm vàng, nếu cho
thân tâm tức là đạo thì tại sao bậc thánh nói lìa thân tâm? Nên biết chẳng phải đạo.
Bản thể chân thật cũng chẳng
cần tu. Tại sao? Vì
tự tánh chẳng có
nhị pháp.
Bậc thánh
thị hiện sống mà chẳng phải có, chết mà chẳng phải không, chẳng có
vọng tâm lấy bỏ, dù
trải qua muôn ngàn
sanh tử chỉ
tùy theo pháp tánh tự nhiên mà chẳng nổi ý
phân biệt, khi ấy chẳng có ngã và
vô ngã;
phàm phu vì có
vọng tưởng, trong tâm
mê hoặc, bèn sanh đủ thứ
tri kiến, vì chẳng chơn thật nên
tự tánh chẳng được
sáng tỏ.
Bản tế của
tự tánh trong sạch,
vi diệu thâm sâu, vốn chẳng cáu bẩn, các bậc
Thánh Hiền đủ thứ
ngôn luận đều là
lời nói tùy cơ giáo hóa. Thật ra, nói chơn thật hay chẳng chơn thật,
giáo hóa hay chẳng
giáo hóa, chỉ là
tùy nghi giả lập.
Bản tế vốn là
vô danh.
Bản tế vô danh mà gán tên nơi
vô danh,
bản tế vô tướng mà gán tên nơi
vô tướng,
danh tướng đã lập thì
vọng tưởng liền sanh, từ đó chơn nhất chôn vùi,
đại đạo ẩn mất.
Bản tế của
vô danh cùng khắp tất cả, chẳng có tên gọi,
siêu việt số lượng, chẳng một chẳng hai, nên Kinh nói "sum la cập vạn tượng,
nhất pháp chi sở ấn", ấn tức là
bản tế, nhưng
nghĩa lý của
bản tế chẳng mình chẳng người, chẳng một chẳng nhiều, bao hàm
nhất khí (
tự tánh), gồm đủ
vạn hữu. Nếu có người
tự tánh trong sạch, hàm nhất (ôm theo
tự tánh) mà sanh, chẳng có
vọng tưởng tức là bậc thánh. Nếu tự
mê hoặc, loạn khởi
vọng tưởng, tức là
phàm phu. Kỳ thật thì chẳng có bậc thánh cũng chẳng có
phàm phu, thánh phàm chẳng phải khác nhau nên Kinh nói "Phật tánh
bình đẳng,
mênh mông khó lường, thánh phàm
bất nhị, tất cả viên mãn", cây, cỏ, muỗi, kiến đều sẵn đầy đủ,
cho đến một
vi trần, một sợi tóc đều hàm nhất mà có, nên Kinh nói "hễ
liễu tri nhất thì muôn việc đều xong". Bởi vì tất cả
chúng sanh đều từ
nhất thừa mà sanh, nên gọi là
Phật thừa là
nhất thừa, kẻ ngộ tức nhất, kẻ mê tức dị. Kinh nói "tiền niệm là phàm,
hậu niệm là thánh", lại nói "nhất
niệm biết tất cả pháp", cho nên nhất là tất cả, tất cả là nhất, do
công dụng của
nhất pháp mà
thành tựu vạn tượng. Nên Kinh nói "tất cả nếu có, có tâm là mê tất cả
nếu không,
không tâm thì khắp mười phương".
Vậy thì chơn nhất có muôn ngàn
sai biệt, muôn ngàn
sai biệt tức là chơn nhất.
Ví như biển nổi ngàn sóng, ngàn sóng tức biển, nên tất cả đều nhất, chẳng có khác biệt. Nhất là đối với dị (khác biệt) mà nói, dị đã phi dị, nhất cũng phi nhất, phi nhất bất nhất,
giả lập chơn nhất, chơn nhất thì phải lập
văn tự lời nói có thể
diễn tả. Do đó, phi nhất thấy nhất, hễ có sở thấy, tức là có nhị, chẳng được gọi là chơn nhất, cũng chẳng gọi là tri nhất. Nếu dùng nhất để tri nhất, tức gọi là nhị, chẳng gọi là nhất; nếu có
sở tri tất có
vô tri, có tri và bất tri, tức có nhị vậy. Cho nên
đại trí vô tri mà
vô sở bất tri, mãnh
liệt thường tri, thường tri
vô tri giả danh gọi là tri,
phi ngã và
ngã sở,
phi tâm phi ý. Pháp nếu
hữu vi tức có
sở tri, pháp nếu
vô vi, cũng như
hư không, chẳng có bờ bến thì chẳng có tri và bất tri. Bậc thánh
sở dĩ nói tri là vì có tâm có số, có làm có pháp, nên có thể tri;
sở dĩ nói
vô tri là vì chẳng tâm chẳng số, chẳng làm chẳng pháp, nên chẳng thể tri. Nếu dùng hữu tri để tri nơi tri thì chẳng có chỗ đúng,
ví như có người suốt ngày nói không, ấy chỉ là người nói, chớ chẳng phải "không" nói; dùng cái tri để tri
vô tri cũng vậy. Bậc thánh
sở dĩ hoặc nói ta tri, là vì đối với sự mê, để phá
trừ nghi ngờ của những kẻ có bệnh chấp thật. Kỳ thật, tri và
vô tri chẳng phải là hai.
Sở dĩ nói
vô tri, vì
phàm phu chẳng
liễu đạt chơn nhất,
chấp ngã và
ngã sở,
vọng tâm so đo có năng tri
sở tri, nên nói
vô tri vô phân biệt.
Phàm phu nghe xong liền học
vô tri, như người
ngu muội, chẳng thể
phân biệt, nên bậc thánh vì những kẻ
hư vọng mà nói
Như lai liễu
liễu tri kiến, chẳng phải bất tri.
Phàm phu nghe xong liền học hữu tri, hễ có hữu tri thì bị hữu tri
chướng ngại, ấy là hư tri, cũng gọi là vọng tri, sự tri như thế lại càng xa với đạo vậy. Nên Kinh nói "chúng
sanh thân cận
ác tri thức, sanh trưởng ác tri kiến". Tại sao? Những người
ngoại đạo có
thần thông, biết được
quá khứ vị lai của
thân tâm; vì
thân tâm chẳng
trong sạch nên chẳng ra khỏi
sanh tử. Những kẻ học
vô tri, đều bỏ hữu tri học
vô tri, mà chẳng biết
vô tri tức là tri, còn những kẻ bỏ
vô tri học hữu tri, chẳng biết có tri tức có giác, có giác thì tâm ý
sanh khởi muôn ngàn
tư tưởng, chẳng thể lìa khổ. Hai thứ
kiến chấp tri và
vô tri đều chẳng thể khế
hợp lý như như, nên chẳng thể đến chỗ chơn thật. Chỗ chơn thật vốn lìa hữu tri và
vô tri, vì
siêu việt tất cả số lượng vậy.
Hễ thấy thì có phương, nghe thì có sở, giác thì có tâm, tri thì có lượng (số lượng), nếu
liễu đạt bản tế vốn chẳng
phương sở, chẳng tâm chẳng lượng, thì chẳng có
kiến văn giác tri. Chơn nhất chẳng có hai, mà
hiện ra sự bất đồng, cũng như có người
niệm Phật thì
Phật hiện,
niệm Tăng thì Tăng hiện, nhưng
sự thật thì phi Phật phi phi Phật mà hiện nơi Phật,
cho đến phi Tăng phi phi Tăng mà hiện nơi Tăng. Tại sao? Do người niệm có tâm
hy vọng được hiện, thì
bất giác tự tâm hiện ra. Những việc
thánh hiền do
nhân duyên sanh khởi, luôn luôn
tùy theo ngoại cảnh mà có
sai biệt, kỳ thật chẳng phải Phật với Tăng có khác. Nên Kinh nói "kẻ thấy
sắc thân và
quốc độ của chư Phật có số lượng, mà
vô ngại huệ của
tự tánh thì chẳng có số lượng".
Ví như người làm
ảo thuật nơi
hư không,
tùy sức ảo thuật hóa ra đủ thứ
hình tượng, những kẻ
ngu muội cho là nơi
hư không đã có việc này, kẻ
niệm Phật, Tăng cũng vậy, ở nơi
pháp không, nhờ sức
tâm niệm hóa ra đủ thứ
sắc tướng, mà theo đó vọng khởi
kiến chấp. Nên Kinh nói "tâm như người
ảo thuật, ý như người
phụ tá,
ngũ thức là bạn bè,
vọng tưởng là người xem".
Ví như có người tự làm khuôn hình nơi lò đúc, vuông tròn lớn nhỏ
tùy theo ý muốn, vàng chảy vào khuôn làm ra
hình tượng,
hình tượng tùy theo ý muốn mà thành, kỳ thực
bản thể của
vàng ròng phi tượng phi phi tượng mà hiện nơi tượng, kẻ
niệm Phật Tăng cũng vậy.
Người đúc vàng dụ cho
đại trí của
Như Lai; khuôn hình dụ cho
pháp thân của
chúng sanh, vì trong tâm mong cầu thấy Phật, nên nhờ
nhân duyên niệm Phật, được
hiện ra đủ thứ
thân tướng, mà chẳng biết
pháp thân, phi tướng phi phi tướng. Sao gọi phi tướng? Vốn chẳng có tướng
nhất định vậy. Sao gọi phi phi tướng? Vì có
chư tướng duyên khởi.
Pháp thân phi hiện phi phi hiện, lìa tánh và
vô tánh,
phi hữu phi vô, chẳng tâm chẳng ý, chẳng thể so đo suy lường.
Phàm phu tùy theo vọng tưởng cho là thấy Phật,
xưa nay chấp thật ngoài tâm có Phật, chẳng biết do
tự tâm vọng hiện mà có; hoặc nói ngoài tâm chẳng Phật, ấy là
phỉ báng chánh pháp. Nên Kinh nói: "cảnh giới của bậc thánh lìa
phi hữu phi vô, chẳng thể đo lường", nếu chấp thật có
thật không, tức lọt vào
nhị biên, cũng là tà vọng. Tại sao ? Vì vọng sanh
nhị kiến,
sai trái với
chân lý vậy.
Ví như có người ở trong kho chứa đồ vàng, chỉ thấy nơi vàng, chẳng thấy các tướng, dù thấy các tướng, cũng chỉ là vàng. Chẳng bị các tướng
mê hoặc thì lìa
phân biệt, thường thấy
bản thể của vàng nên chẳng
hư vọng, dụ cho bậc thánh thường quán chơn nhất, chẳng thấy các tướng, dù thấy các tướng cũng là chơn nhất,
xa lìa vọng tưởng, chẳng có
điên đảo, trụ nơi
thật tế, nên gọi bậc thánh. Còn như có người ở trong kho chứa đồ vàng, thường thấy các tướng, chẳng thấy
bản thể là vàng, vọng khởi đủ thứ
tri kiến,
phân biệt tốt xấu, làm mất tánh vàng, bèn có
tranh luận, dụ cho
phàm phu, thường thấy
sắc tướng,
nam nữ xấu đẹp, đủ thứ
sai biệt,
mê muội bản tánh,
chấp trước tâm tướng, vọng sanh yêu ghét
lấy bỏ,
kiến chấp điên đảo, trôi lăn
trong vòng sanh tử, thọ thân này thân kia,
vọng tưởng sum la,
che khuất chơn nhất. Cho nên, những
hành giả có đạo,
thông đạt Phật pháp,
xa lìa chư kiến, mới
tương ưng với đạo, khế hợp chơn nhất.
Chơn nhất khó tả, phải nhờ lời
thí dụ để
tỏ bày, kỳ thật lý
cứu cánh của đạo chẳng phải
lời nói có thể
diễn đạt được. Cũng như cho nhãn là nhãn thì sanh nhãn đảo (
điên đảo), cho nhãn là vô nhãn thì sanh vô nhãn đảo, ấy đều là
vọng tưởng. Nếu
chấp có nhãn tức mê nơi vô nhãn, do
chấp có nhãn thì
diệu kiến chẳng thông, nên Kinh nói "vô nhãn, vô sắc"; nếu chấp vô nhãn tức mê nơi nhãn, do chấp vô nhãn thì lạc mất chơn nhãn, như người mù chẳng
phân biệt màu sắc; nên Kinh nói "ví như những người
lục căn bị tàn phế thì chẳng thể
lãnh thọ ngũ dục". Các bậc
Thanh văn cũng vậy. Chỉ có
Như lai được chơn
thiên nhãn, thường ở nơi
chánh định, thấy khắp tất cả
quốc độ Phật, vì chẳng
nhị tướng, nên chẳng đồng với cái
sở kiến của
phàm phu; vì thấy khắp nên khác với cái
vô sở kiến của
Thanh văn. Nói "nhị kiến" ấy là
vọng kiến hữu vô, nhưng
bản thể của chơn nhất chẳng phải
hữu vô, chỉ do
vọng tưởng kiến lập mà có
hữu vô. Nên bậc thánh hoặc nói ta
liễu liễu kiến, hoặc nói chẳng kiến, chỉ là tùy bệnh
phá chấp mà nói kiến và chẳng kiến, kỳ thật
diệu lý của chơn nhất lìa kiến và chẳng kiến,
siêu việt thánh phàm và số lượng, nên được
liễu liễu kiến, chẳng phải
hư vọng. Vì chẳng phải
sắc pháp nên
nhục nhãn chẳng thể kiến; vì chẳng phải pháp chứng nên
pháp nhãn chẳng thể kiến, chỉ có
Phật nhãn trong sạch, phi kiến phi bất kiến, nên
liễu liễu kiến, chẳng thể suy lường, chẳng thể so đo;
phàm phu thì tuyệt phần,
nhị thừa chỉ được ít phần,
Bồ tát được thấy hết mà
mơ hồ, nên biết
Phật tánh khó thấy vậy. Mặc dù như thế, Kinh nói "Phật tánh
phổ biến, chẳng kể thánh phàm". Người
học đạo chỉ cần thể cứu chơn nhất nơi tự thân, đâu cần
tìm kiếm bên ngoài! Nếu
dụng công ngày đêm chẳng ngừng,
cuối cùng sẽ được
tự chứng ngộ, nên Kinh nói "quán thân
thật tướng,
quán Phật cũng vậy".
Quán thân thật tướng tức là
nhất tướng.
Nhất tướng tức
không tướng,
không tướng chẳng tướng nên phi dơ phi sạch,
phi phàm phi thánh,
phi hữu phi vô, phi tà phi chánh,
thể tánh thường trụ, chẳng sanh chẳng diệt tức là
bản tế.
Lục căn của
Như Lai tại sao hỗ dụng lẫn nhau? Vì
liễu ngộ chơn nhất, chẳng số lượng, chẳng ngằn mé, thì
pháp thân trống rỗng, tất cả
vô ngại;
lục căn của
phàm phu tại sao chẳng được hỗ dụng lẫn nhau? Vì có
vọng tưởng phân biệt, mỗi căn ngăn cách
với nhau,
tinh thần có
giới hạn, thành có ngằn mé, vì
mê muội chơn nhất, nên chẳng được hỗ dụng. Nên Kinh nói "phàm phu vì có
vọng tưởng,
mê hoặc chẳng thông,
chấp trước căn trần nên có đủ thứ
sai biệt, bậc
thánh thông đạt chơn nhất, chẳng có
vọng tâm ngăn cách
căn trần, tâm chẳng số lượng nên được đồng dụng".
Sao gọi là chơn nhất? Chơn thì chẳng dị, chẳng dị nên
vạn vật hàm nhất mà sanh. Nói
vạn vật cũng là nhất vậy. Tại sao? Vì
bản thể vốn nhất,
nhất tức là
bất nhị, cũng như
cây trầm là
cây trầm, chẳng phải cây nọc. Chơn Nhất có đủ thứ tên gọi, dù có đủ thứ tên gọi, đều đồng một nghĩa, hoặc gọi
pháp tánh, hoặc gọi
pháp thân,
cho đến chơn như,
thực tế,
Hư không,
Phật tánh,
Niết bàn,
Pháp giới,
Bản tế,
Như Lai Tạng vô lượng tên gọi đều là biệt danh của chơn nhất, cùng là một nghĩa.
Nghĩa lý của ba phẩm này đều như thế.
Sao gọi là phẩm Quảng Chiếu? Vì sự chiếu soi của
Đại trí mênh mông khắp nơi, như
huệ nhựt viên chiếu, bao hàm
vật lý, soi thấu
vạn linh, nên gọi
Quảng Chiếu. Sao gọi là phẩm Ly Vi? Vì
tự tánh gồm sẵn chơn ly, cùng tột nguồn gốc nhiệm mầu,
Thật tế trống rỗng, vốn tịnh chẳng nhiễm, nên gọi
ly vi. Sao gọi là phẩm Bản tế? Vì
diệu lý thiên chơn,
bản thể sáng soi, chẳng do tu mà thành, tánh vốn trống rỗng mà sẵn đủ
vạn vật, nên gọi
Bản Tế vậy.
Tự tánh bất nhị, thuyết lý dù chia ba phẩm,
hợp lại chỉ là một nghĩa. Dù một nghĩa mà có sự dụng
vô cùng, tổng danh Thật Tạng, là để
bàn luận căn nguồn của tánh nhận vật, xiển dương
ý nghĩa sum la, trống rỗng
thấu triệt – thái – thanh, âm thầm khế hiệp
diệu lý. Kẻ biết được sẵn đầy đủ thì tự thể khế hợp chơn nhất, kẻ
liễu ngộ thì
huyền chỉ tự thông, nên
lập luận để
tỏ rõ lý
như như của
pháp giới,
hiển bày pháp yếu của
đại đạo vậy.
HẾT