Thư Viện Hoa Sen

Sơ Lược Về Kinh Lăng Già & Những Giáo Pháp Quan Trọng Trong Bộ Kinh Nầy

THIỆN PHÚC
SƠ LƯỢC VỀ KINH LĂNG GIÀ &
NHỮNG GIÁO PHÁP QUAN TRỌNG
TRONG BỘ KINH NẦY


Copyright © 2025 by Ngoc Tran. All rights reserved.

No part of this work may be reproduced or transmitted in any form or by any means, electronic or mechanical, including photocopying and recording, or by any information storage or retrieval system without the prior written permission of the author, except for the inclusion of brief quotations. However, staff members of Vietnamese temples who want to reprint this work for the benefit of teaching of the Buddhadharma, please contact Ngoc Tran at (714) 778-2832.


Mục Lục
Mục Lục
Lời Đầu Sách
Chương Một: Đức Phật Thích Ca Mâu Ni & Sự Khai Sanh Của Thiền Định
Chương Hai: Đại Cương Về Thiền Định
Chương Ba: Thiền Trong Giáo Lý Đạo Phật

Chương Bốn: Kinh Luận Về Thiền Trong Phật Giáo

Chương Năm: Tóm Lược Về Cốt Lõi Giáo Thuyết Thiền Tông Phật Giáo

Chương Sáu: Bức Thông Điệp Vô Giá Của Đức Phật Về Tu Tập Thiền

Chương Bảy: Hình Ảnh Của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Theo Quan Điểm Thiền Tông

Chương Tám: Sơ Tổ Bồ Đề Đạt Ma: Người Truyền Trao Kinh Lăng Già Cho Nhị Tổ Huệ Khả

Chương Chín: Kinh Lăng Già: Một Trong Những Triết Lý Cao Tuyệt Trong Đạo Phật

Chương Mười: Duy Tâm Duy Thức Theo Quan Điểm Kinh Lăng Già

Chương Mười Mt: Bốn Nguyên Nhân Khơi Dậy Nhãn Căn Theo Quan Đim Kinh Lăng Già

Chương Mười Hai:Sáu Luận Chứng Về Duy Thức Theo Quan Điểm Kinh Lăng Già99

Chương Mười Ba: Tam Tự Tính Tướng Theo Quan Điểm Kinh Lăng Già

Chương Mười Bốn: Tám Nghĩa Của Duy Tâm Theo Quan Điểm Kinh Lăng Già

Chương Mười Lăm: Pháp Giới Duy Tâm Theo Quan Điểm Kinh Lăng Già

Chương Mười Sáu: Tám Tánh Của Pháp Thân Như Lai Theo Quan Điểm Kinh Lăng Già

Chương Mười Bảy: Năm Loại Duy Thức Theo Quan Điểm Kinh Lăng Già

Chương Mười Tám: Tam Chủng Thức Theo Quan Điểm Kinh Lăng Già

Chương Mười Chín: Tám Thức Theo Quan Điểm Kinh Lăng Già

Chương Hai Mươi: Hai Loại Vận Hành Của Tâm

Chương Hai Mươi Mốt: Nhị Trí Theo Quan Điểm Kinh Lăng Già

Chương Hai Mươi Hai: Nhị Vô Ngã Theo Quan Điểm Kinh Lăng Già

Chương Hai Mươi Ba: Cảnh Giới Như Lai Thánh Trí Tự Giác Theo Quan Điểm Kinh Lăng Già

Chương Hai Mươi Bốn: Tướng Danh Ngũ Pháp Theo Quan Điểm Kinh Lăng Già 165

Chương Hai Mươi Lăm: Tâm Cảnh Như Nhất & Bất Khả Phân Ly Theo Quan Điểm Kinh Lăng Già

Chương Hai Mươi Sáu: Bn Th Bình Đẳng Ca Các Đức Như Lai Theo Quan Điểm Kinh Lăng Già

Chương Hai Mươi Bảy: Năm Đẳng Cấp Chúng Sanh Theo Quan Điểm Kinh Lăng Già

Chương Hai Mươi Tám: Tam Chủng Ba La Mật Theo Quan Điểm Kinh Lăng Già

Chương Hai Mươi Chín: Lục Căn Nhân & Tứ Trợ Duyên Theo Quan Điểm Kinh Lăng Già

Chương Ba Mươi: Tướng Danh Ngũ Pháp Theo Quan Điểm Kinh Lăng Già

Chương Ba Mươi Mốt: Vọng Tưởng Theo Quan Điểm Kinh Lăng Già

Chương Ba Mươi Hai: Tam Chủng Hiện Hữu Theo Quan Điểm Kinh Lăng Già

Chương Ba Mươi Ba: Tám Lý Do Không Nên Ăn Thịt Súc Vt Theo Quan Điểm Kinh Lăng Già

Chương Ba Mươi Bốn: Tam Giới Duy Nhất Tâm Hay Tâm Ngoại Vô Pháp

Chương Ba Mươi Lăm: Thất Chủng Không Theo Quan Điểm Kinh Lăng Già

Chương Ba Mươi Sáu: Tự Tánh Theo Quan Điểm Kinh Lăng Già

Chương Ba Mươi Bảy: Chánh Pháp Theo Quan Điểm Kinh Lăng Già

Chương Ba Mươi Tám: Tạng Nghiệp Theo Quan Điểm Kinh Lăng Già

Chương Ba Mươi Chín: Tu Tập Tâm Ý Thanh Tịnh Theo Quan Điểm Kinh Lăng Già

Chương Bốn Mươi: Quán Tưởng Ba Đối Tượng Về Trí Theo Quan Điểm Kinh Lăng Già

Chương Bốn Mươi Mốt: Bn Loi Thiền Định Theo Quan Điểm Kinh Lăng Già

Chương Bốn Mươi Hai: Thiền Bắc Tông & Tiệm Ngộ Ảnh Hưởng Từ Kinh Lăng Già & Sơ Tổ Bồ Đề Đạt Ma

Chương Bốn Mươi Ba: Như Lai Tạng Theo Quan Điểm Kinh Lăng Già

Chương Bốn Mươi Bốn: Niết Bàn Chính Là Tách Xa Cái Mạt Na Thức Phân Biệt Sai Lầm

Chương Bốn Mươi Lăm: Một Khi Đã Xả Bỏ Tàng Thức, Mạt Na Thức Không Còn Chấp Ngã, Sáu Thức Trước Sẽ Tự Nhiên Chết

Chương Bốn Mươi Sáu: Tu Tập Đắc Hậu Đắc Vô Lậu Trí Đồng Nghĩa Với Không Còn Mạt Na Thức

Chương Bốn Mươi Bảy: Tu Tập Với Tâm Vô Phân Biệt Theo Quan Điểm Kinh Lăng Già

Chương Bốn Mươi Tám: Bồ Tát Nguyện Theo Quan Điểm Kinh Lăng Già

Chương Bốn Mươi Chín: Bồ Tát ThừaNhị Thừa Theo Quan Điểm Kinh Lăng Già

Chương Năm Mươi: Hương Thiền Trong Kinh Lăng Già

Tài Liệu Tham Khảo

Lời Đầu Sách

Người ta nói kinh Lăng Già được đức Phật thuyết giảng trên đảo Lăng Già, bây giờ là Tích Lan. Kinh Lăng Già là giáo thuyết triết học được Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết trên núi Lăng GiàTích Lan. Có lẽ kinh nầy được soạn lại vào thế kỷ thứ tư hay thứ năm sau Tây Lịch. Kinh nhấn mạnh về tám thức, Như Lai Tạng và “tiệm ngộ,” qua những tiến bộ từ từ trong thiền định; điểm chính trong kinh nầy coi kinh điển là sự chỉ bày như tay chỉ; tuy nhiên đối tượng thật chỉ đạt được qua thiền định mà thôi. Kinh có bốn bản dịch ra Hán tự, nay còn lưu lại ba bản. Bản dịch đầu tiên do Ngài Pháp Hộ Đàm Ma La sát dịch giữa những năm 412 và 433, nay đã thất truyền; bản thứ nhì do ngài Cầu Na Bạt Đà La dịch vào năm 443, gọi là Lăng Già A Bạt Đa La Bảo Kinh, gồm 4 quyển, còn gọi là Tứ Quyển Lăng Già; bản thứ ba do Ngài Bồ Đề Lưu Chi dịch sang Hán tự vào năm 513, gồm 10 quyển, gọi là Nhập Lăng Già Kinh; bản thứ tư do Ngài Thực Xoa Nan Đà dịch vào những năm 700 đến 704 đời Đường, gọi là Đại Thừa Nhập Lăng Già Kinh, gồm 7 quyển, nên còn gọi là Thất Quyển Lăng Già. Đây là một trong những bộ kinh mà hai trường phái Du GiàThiền tông lấy làm giáo thuyết căn bản. Kỳ thật bộ kinh nầy được Tổ Bồ Đề Đạt Ma chấp thuận như là bộ giáo điển được nhà Thiền thừa nhận. Trong Kinh Lăng Già, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã tiên đoán rằng, “về sau nầy tại miền nam Ấn Độ sẽ xuất hiện một vị đại sư đạo cao đức trọng tên là Long Thọ. Vị nầy sẽ đạt đến sơ địa Bồ Tátvãng sanh Cực Lạc.” Đây là một trong những bản kinh quan trọng trong trường phái Thiền Đại thừa. Người ta cho rằng đây là kinh văn trả lời cho những câu hỏi của Bồ Tát Mahamati. Kinh còn thảo luận rộng rãi về học thuyết, bao gồm một số giáo thuyết liên hệ tới trường phái Du Già. Trong số đó giáo thuyết về “Bát Thức,” mà căn bản nhất là “Tàng Thức,” gồm những chủng tử của hành động. Kinh văn nhấn mạnh về tư tưởng “Thai Tạng” vì sự xác nhận rằng tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, và Phật tánh ấy chỉ hiển lộ qua thiền tập. Kinh Lăng Giàảnh hưởng rất lớn tại các xứ Đông Á, đặc biệt là trong các trường phái về Thiền.

Nói về tâm, trong Kinh Lăng Già, Đức Phật đã nhắc nhở Ngài Mahamati: “Này Mahamati, huyễn ảo không tạo ra các sai lầm, vì các sai lầm phát xuất từ sự phân biệt hư vọng. Sự vô minh đã câu thúc phàm phu tạo ra sự phân biệt sai lầm về tự tính. Tức là, vì quá mê đắm vào các phạm trù hữu và phi hữu, sinh và diệt, sự tạo lập và sự hủy hoại, vân vân, vốn là những sản phẩm của phân biệt, nên chúng ta không thể nhìn suốt vào chân lýthực tính của các sự vật, chúng ta phải thoát ra khỏi sự câu thúc của cái gọi là sự cần thiết thuộc luận lý về những đối lập và quay trở về với kinh nghiệm cơ bản nếu như chúng ta có được mà nhìn thấy và diễn dịch các sự vật bằng cái trí huệ được hiển lộ ở trong kinh nghiệm cơ bản nầy, vốn không thuộc luận lý mà phát sinh do tu tập, mà ta thủ đắc được sự hiện hữu trong ý nghĩa chân thật của nó, tất cả mọi giàn giá và kiến trúc của tri thức do đó mà bị phá vỡ, và điều được gọi là cái trí vô phân biệt sẽ tỏa sáng, và kết quả là chúng ta thấy rằng tất cả các sự vật là không sinh ra, không được tạo lập và không bao giờ tiêu diệt; và thấy rằng mọi tướng trạng đều giống như những hình tượng được tạo ra bằng ảo thuật, hay giống như một giấc mộng, những cái bóng được phản chiếu trên mặt tấm màn của sự tịch tĩnh miên trường. Điều nầy cũng chưa phải là sự thủ đắc toàn hảo. Muốn được toàn hảo thì ngay cả tấm màn thường hằng cũng phải bị loại bỏ, và chỉ có như thế thì vô minh mới bị xua tan vĩnh viễn để cho chúng ta hoàn toàn tự tại, không còn bị trở ngại trong cái thấy và hành động của chúng ta.” Cũng theo kinh Lăng Già, có ba loại trạng thái tâm. Thứ nhất là Chân Tâm: Còn gọi là Như Lai tạng, tự tính thanh tịnh không uế nhiễm, hay thức A Lại Da, hay thức thứ tám. Thứ nhì là Hiện Tâm: Còn gọi là Tạng Thức hay chân tâm cùng với vô minh hòa hợp mà sinh ra pháp nhiễm, tịnh, xấu tốt. Thứ ba là Phân Biệt Sự Tâm: Còn gọi là Chuyển Thức, do thức với cảnh tướng bên ngoài làm duyên hiện lên mà phát sinh từ ngũ quan (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân). Trong Nghiên Cứu Kinh Lăng Già, Thiền Sư D.T. Suzuki đã phân biệt hai loại vận hành của tâm: Thứ nhất là Vận Hành Tùy Thuộc vào Tâm Phân Biệt: Còn gọi là sự phân biệt trí, được hàng nhị thừa nhận biết. Nó được gọi là Ứng Thân hay cái thân đáp ứng. Vì họ không biết rằng đây là do cái tâm sinh khởi hay chuyển thức phóng chiếu ra, nên họ tưởng nó là cái gì ở bên ngoài họ, và khiến cho nó mang một hình tướngthân thể mà không thể có một cái biết thông suốt về bản chất của nó. Thứ nhì là Vận Hành Tùy Thuộc Vào Nghiệp Thức: Đây là loại vận hành xuất hiện với tâm Bồ Tát nào đã nhập vào con đường Bồ Tát tính cũng như đối với tâm của những vị đã đạt đến địa cao nhất. Loại nầy được gọi là Báo Thân. Cái thân có thể nhìn thấy được trong vô số hình tướng, mỗi hình tướngvô số nét, và mỗi nét cao vời với vô số cách, và cái thế giới trong đó thân trú ngụ cũng được trang nghiêm theo vô số thể cách. Vì thân thể hiện khắp mọi nơi nên nó không có giới hạn nào cả, nó có thể không bao giờ suy diệt, nó vượt khỏi mọi hoàn cảnh. Tùy theo yêu cầu của chúng sanh tín thủ. Nó không bị đoạn diệt cũng không biến mất. Những đặc điểm ấy của thân là những kết quả huân tập của những hành động thuần khiết như các đức hạnh toàn hảo hay Ba La Mật, và cũng là sự huân tập vi diệu vốn sẵn có trong Như Lai Tạng. Vì có được các tính chất vô lượng an lạc như thế nên nó được gọi là Báo Thân. Thứ ba là Tâm Luôn Vận Hành Không Ngăn Ngại: Khi nói đến tâm, người ta nghĩ đến những hiện tượng tâm lý như cảm giác, tư tưởngnhận thức, cũng như khi nói đến vật, chúng ta nghĩ ngay đến những hiện tượng vật lý như núi, sông, cây, cỏ, động vật. Như vậy là khi chúng ta nói đến tâm hay vật, chúng ta chỉ nghĩ đến hiện tượng (tâm tượng và cảnh tượng), chứ không nói đến tâm thể và vật thể. Chúng ta thấy rằng cả hai loại hiện tượng (tâm tượng và cảnh tượng) đều nương nhau mà thành, và thể tính của chúng là sự tương duyên, vậy sao chúng ta không thấy được rằng cả hai loại hiện tượng đều cùng một thể tính? Thể tính ấy có người thích gọi là “tâm”, có người thích gọi là “vật,” có người thích gọi là “chân như.” Dầu gọi là cái gì đi nữa, chúng ta không thể dùng khái niệm để đo lường thể tánh này được. Vì thể tánh ấy không bị ngăn ngại hoặc giới hạn. Từ quan điểm hợp nhất, người ta gọi nó là “Pháp thân.” Từ quan điểm nhị nguyên, người ta gọi nó là “Tâm không ngăn ngại” đối mặt với “thế giới vô ngại.” Kinh Hoa Nghiêm gọi nó là Tâm vô ngại và cảnh vô ngại. Cả hai dung hợp nhau một cách viên mãn nên gọi là “tâm cảnh viên dung.”

Cũng theo kinh Lăng Già, hệ thống năm căn thức phân biệt cái gì thiện với cái gì không thiện. Mạt Na Thức phối hợp với năm căn thức thủ chấp các hình sắc và tướng trạng trong khía cạnh đa phức của chúng; và không có lúc nào ngưng hoạt động cả. Điều nầy ta gọi là đặc tính sát na chuyển (tạm bợ của các thức). Toàn bộ hệ thống các thức nầy bị quấy động không ngừng và vào mọi lúc giống như sóng của biển lớn. Nói về mạt na thức, trong Kinh Lăng Già, Đức Phật bảo: “Niết Bàn của Phật giáo chính là sự tách xa cái mạt na thức phân biệt sai lầm. Vì mạt na thức làm nguyên nhânsở duyên thì sự phát sinh bảy thức còn lại xảy ra. Lại nữa, khi mạt na thức phân biệtchấp thủ vào thế giới của các đặc thù ở bên ngoài thì tất cả các loại tập khí (vasana) được sinh ra theo, và A Lại da được chúng nuôi dưỡng cùng với cái ý tưởng về “tôi và của tôi,” mạt na nắm giữ nó, bám vào nó, suy nghĩ về nó mà thành hình và phát triển. Tuy nhiên, trong bản chất, mạt namạt na thức không khác gì nhau, chúng nhờ A Lại Da làm nguyên nhânsở duyên. Và khi một thế giới bên ngoài thực vốn chỉ là sự biểu hiện của chính cái tâm mình bị chấp chặt mà cho là thực, thì cái hệ thống tâm thức (tâm tụ-citta-kalapa) liên hệ hỗ tương được sinh ra trong tổng thể của nó. Giống như nhưng con sóng biển, được vận hành bởi cơn gió của một thế giới bên ngoài là thế giới do chính cái tâm người ta biểu hiện ra, sinh khởi và biến diệt. Do đó bảy thức kia diệt theo với sự diệt của mạt na thức.” Nói về tạng thức, trong Kinh Lăng Già, Đức Phật nói: “Nầy Mahamati! Như Lai Tạng chứa trong nó những nguyên nhân cả tốt lẫn xấu, và từ những nguyên nhân nầy mà tất cả lục đạo (sáu đường hiện hữu) được tạo thành. Nó cũng giống như những diễn viên đóng các vai khác nhau mà không nuôi dưỡng ý nghĩ nào về ‘tôi và của tôi.’” Nói về Niết Bàn, theo Kinh Lăng Già, Đức Phật bảo Mahamati: “Nầy Mahamati, Niết Bàn nghĩa là thấy suốt vào trú xứ của thực tính trong ý nghĩa chân thật của nó. Trú xứ của thực tính là nơi mà một sự vật tự nó trú. Trú trong chính cái chỗ của mình nghĩa là không xao động, tức là mãi mãi tĩnh lặng. Nhìn thấy suốt vào trú xứ của thực tính đúng như nó nghĩa là thông hiểu rằng chỉ có cái được nhìn từ chính tâm mình, chứ không có thể giới nào bên ngoài như thế cả.” Trong Kinh Lăng Già, Đức Phật bảo: “Niết Bàn của Phật giáo chính là sự tách xa cái mạt na thức phân biệt sai lầm. Vì mạt na thức làm nguyên nhânsở duyên thì sự phát sinh bảy thức còn lại xảy ra. Lại nữa, khi mạt na thức phân biệtchấp thủ vào thế giới của các đặc thù ở bên ngoài thì tất cả các loại tập khí (vasana) được sinh ra theo, và A Lại da được chúng nuôi dưỡng cùng với cái ý tưởng phân biệt sai lầm.”

Quyển sách nhỏ có tựa đề “Sơ Lược Về Kinh Lăng Già & Những Giáo Pháp Quan Trọng Trong Bộ Kinh Nầy” này không phải là một nghiên cứu thâm sâu về giáo lý thiền trong kinh Lăng Già, mà nó chỉ đơn thuần vạch ra những giáo pháp quan trọng trong giáo thuyết kinh Lăng Già cho hàng Phật tử chúng ta tu tập theo. Phật tử thuần thành nên luôn nhớ rằng mục đích của người tu Phậttự giác, nghĩa là tự giác hay tự quán sát bằng cái trí của chính mình chứ không dựa vào kẻ khác; giác tha (sau khi tự mình đã giác ngộ lại thuyết pháp để giác ngộ cho người khác, khiến họ được khai ngộ và giúp họ rời bỏ mọi mê lầmkhổ não trong vòng luân hồi) rồi cuối cùng mới đi đến giác hạnh viên mãn, thoát ra khỏi vòng luân hồi sanh tử, đó chính là Niết Bàn đạt được ngay trong kiếp này. Cuộc hành trình từ người lên Phật còn đòi hỏi nhiều cố gắnghiểu biết liên tục. Chính vì thế mà mặc dù hiện tại đã có quá nhiều sách viết về Phật giáo, tôi cũng mạo muội biên soạn tập sách “Sơ Lược Về Kinh Lăng Già & Những Giáo Pháp Quan Trọng Trong Bộ Kinh Nầy” song ngữ Việt Anh nhằm phổ biến giáo lý nhà Phật cho Phật tử ở mọi trình độ, đặc biệt là những người sơ cơ. Những mong sự đóng góp nhoi nầy sẽ mang lại lợi lạc cho những ai mong cầu có được cuộc sống an bình, tỉnh thứchạnh phúc.

Thiện Phúc