Thư Viện Hoa Sen

Tông Chỉ Nguyên Thanh: Soi Thấy Muôn Ngàn Thế Giới

TÔNG CHỈ NGUYÊN THANH:
SOI THẤY MUÔN NGÀN THẾ GIỚI

Nguyên Giác

Ngo Thi Nham Toan TapBài này sẽ phân tích một số quan điểm trong sách Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh, một tác phẩm về Thiền Tông Việt Nam xuất bản lần đầu vào năm 1796. Tác phẩm này được in trong Ngô Thì Nhậm Toàn Tập - Tập V, ấn hành năm 2006 tại Hà Nội, do nhiều tác giả trong Viện Nghiên Cứu Hán Nôm biên dịch.

Những lời dạy trong sách này mang phong cách Thiền Tông Việt Nam, vì ngài Ngô Thì Nhậm (1746-1803) sau khi rời quan trường đã xuất gia, trở thành vị sư có tên là Hải Lượng Thiền Sư, và được nhiều vị sư tôn vinh là vị Tổ Thứ Tư của Dòng Thiền Trúc Lâm.

Phân tích nơi đây sẽ là lời của Hải Âu Thiền Sư, ghi nơi cuối trang 224 và đầu trang 225, chụp lại từ bản PDF của sách Ngô Thì Nhậm Toàn Tập - Tập V. Cũng cần ghi chú, rằng ngài Hải Lượng Thiền Sư là Ngô Thì Nhậm, xuất gia sau khi rời quan trường và được tôn làm Tổ Thứ 4 của Trúc Lâm Thiền Phái, vì ngài là người hồi phục dòng Thiền Trúc Lâm. Trong khi đó, Hải Âu Thiền Sư là một vị sư chú giải trong các buổi thuyết pháp.

Nơi trang 15 sách này, ghi về ngài Hải Âu như sau: “Thanh chú: Chỉ việc chú giải rõ nghĩa thêm cho từng thanh, gồm hai vị, vị Thanh chú thứ nhất là Hải Âu hoà thượng, tức Vũ Trinh, nguyên là Tham tri chính sự, tước Lan Trì hầu, người xã Xuân Lan, huyện Lang Tài (nay Bắc Ninh).”

Chúng ta đánh máy lại cuối trang 224, đầu trang 225 như sau, trích:

Hòa thượng Hải Âu nói: - Trời không sinh sản mà vạn vật đơm hoa, đất không lớn lên mà vạn vật phát dục. Cho nên nói rằng: "Không gì thần diệu như trời, không gì giầu có như đất" mà trời đất thì không nơi nào là không có. Vì vậy Phật có thể coi vô số chúng sinh là nhà, thân tâm bất động, soi thấy muôn ngàn thế giới. Thánh nhân có thể coi ức ngàn muôn đời là nhà, lặng lẽ bất động, cảm hóá mà thông suốt được đạo lớn. Đạo lớn là tâm, mà tâm là trời đất, trời đất thì rộng lớn không có gì ở ngoài nó được. Trong khoảng vũ trụ, hết thảy sự vật, không kể gần xa, tâm đều đến được.

Cho nên, Phật gọi là Phật gia, Nho gọi là Nho gia, nói gộp lại gọi là Pháp (tinh thần), vì vậy nói "Pháp gia" thì nghĩa của chữ "gia" bao hàm rất rộng: Thế giới thượng hạ, không chỗ nào không phải là "gia." Dù có muốn "xuất gia" chăng nữa, nhưng "xuất gia" thì ở vào đâu? Cho nên nói: "Bồ tát không xuất gia, Nho không xuất gia." (hết trích)

PHOTO:

Điểm nổi bật của lời của ngài Hải Âu là quan điểm Phật-Nho một nhà. Đứng về hoàn cảnh xã hội, chúng ta dễ dàng hiểu được. Ngay như bản thân của ngài Hải Lượng Thiền Sư (Ngô Thì Nhậm) và ngài Hải Âu Thiền Sư (Vũ Trinh), gần trọn đời học Nho, lặn lội trong chốn quan trường, trải qua những cuộc chiến cuối thời nhà Lê với cuộc khởi nghĩa của Tây Sơn, cuối đời mới vào chùa xuất gia. Do vậy, quý ngài không thấy có bao nhiêu sự cách biệt. Nho giáo cũng được nhìn như thế giới hữu vi thời phong kiến, trong khi Phật giáocon đường vô vi của pháp giải thoát.

Thêm nữa, muốn thuyết phục các Nho gia để hồi phục dòng Thiền Trúc Lâm, cũng phải biết thuyết phục các Nho gia bạn hữu, các nhà Nho trong quan trường và cả các ông đồ Nho trong các làng xã. Thời đó, đi thi hiển nhiên phải là thi bằng kiến thức Nho gia. Không hề có chuyện đi thi làm quan cho vua mà được hỏi bài về Bát nhã Tâm kinh hay Kim Cang Kinh.

Do vậy, Hải Âu Thiền Sư nói, “Phật gọi là Phật gia, Nho gọi là Nho gia, nói gộp lại gọi là Pháp.” Hiển nhiên, độc giả thời nay có thể sẽ không đồng ý. Tuy nhiên, nếu bạn lùi về nhiều thế kỷ trước, bạn sẽ thấy trí thức toàn là nhà Nho. Thậm chí, có lúc Phật giáo bị Nho gia kỳ thị.

Nhà sử học Nguyễn Lang (cũng là Thầy Thích Nhất Hạnh) trong sách "Việt Nam Phật giáo sử luận" nơi Chương 18: Đạo Phật trong đời Nho học độc tôn, ghi nhận, trích:

"Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép rằng năm 1429, tất cả các tăng sĩ Phật giáođạo sĩ Lão giáo đều phải đến trình diện ngày 20 tháng 10 để kiểm xét khảo thí. Ai thi đậu thì cho làm tăng sĩ và đạo sĩ, còn ai thi hỏng thì bắt hoàn tục. Đây là hành động đầu tiên của chính quyền Nho giáo để kiểm soát Phật giáoLão giáo. Hành động này đã có thể loại ra một số người lợi dụng hai đạo Phật, Lão. Nhưng sự thi cử này đã được tổ chức theo lối khảo hạch từ chương của Nho giáo, những người hay chữ thì được công nhậntu hành chân chính, còn những người khác, dù mộ đạotâm thành đến mấy mà không diễn tả được đức tinkiến thức của mình bằng văn chương thì cho là không phải tu hành chân chính. Điều này, khi áp dụng với đạo Phật, nhất là Phật giáo thiền, là một sự ép uổng." (ngưng trích)

Cũng trong sách trên, ghi rằng ngài Lương Thế Vinh (1441-1496) là "nhà trí thức cự phách nhất của thời đại Lê Thánh Tông chỉsáng tác sách Phật mà sau khi chết không được thờ cúng trong văn miếu."

Do vậy, người tu theo Phật phải cần tôn kính các bậc trí thức Nho gia. Tới đây, chúng ta có thể nhắc rằng, trong thời của Đức Phật, các kinh và các truyện bản sanh ghi rằng các vị Bà La Môn (mà chúng ta quen gọi là ngoại đạo Bà La Môn) tuy không thể giải thoát nhưng những người đạo đức vẫn có thể sinh lên cõi trời. Trong Kinh MN 56, Đức Phật dạy cho gia chủ Upali sau khi gia chủ này quy y Tam Bảo rằng nếu các người trong giáo phái Nigaṇṭha (mà trước đó, gia chủ Upali quy y trong giáo phái này) tới thăm nhà thì hãy cứ tiếp tục cúng dường. Lời Đức Phật dạy trong Kinh MN 56 cho chúng ta hiểu được về mặt thế tục, Phật giaNho gia vẫn có thể hòa hài nhau.

Kinh MN 56 ghi đoạn đối thoại của Đức Phậtgia chủ Upali, trích:

“—Này Gia chủ, đã từ lâu gia đình Ông như là giếng nước mưa nguồn cho các người Nigaṇṭha. Hãy cúng dường các món ăn cho những ai đến với Ông!

—Bạch Thế Tôn, con lại bội phần hoan hỷ, bội phần thỏa mãn với những lời Thế Tôn nói với con: “Này Gia chủ, đã từ lâu gia đình của Ông như là giếng nước mưa nguồn cho các người Nigaṇṭha. Hãy cúng dường các món ăn cho những ai đến với các Ông”. Bạch Thế Tôn, con nghe như sau: “Sa-môn Gotama đã nói: “Chỉ bố thí cho Ta, chớ bố thí cho các người khác. Chỉ bố thí cho các đệ tử Ta, chớ bố thí cho đệ tử những người khác. Chỉ bố thí cho Ta mới có phước lớn, bố thí những người khác không được phước lớn. Chỉ bố thí cho những đệ tử của Ta mới có phước lớn, bố thí cho những đệ tử của những người khác không có phước lớn”. Nhưng Thế Tôn lại khuyến khích con bố thí cho các vị Nigaṇṭha. Bạch Thế Tôn, và chúng con ở đây sẽ biết thời nên làm. Bạch Thế Tôn, lần thứ ba, con xin quy y Thế Tôn, quy y Phápquy y chúng Tỷ-kheo Tăng. Mong Thế Tôn nhận con làm cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.” (hết trích)

Tới đây, chúng ta trở lại lời của Hải Âu Thiền Sư trong Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh. Tại sao nói rằng “Trời không sinh sản mà vạn vật đơm hoa”?

Trong thế giới hữu vi, các pháp liên tục có sinh, có diệt. Do vậy, đó là hiển lộ pháp ấn vô thường. Đời người có sinh, có tử. Cũng như những đợt sóng trên dòng sông: các đợt sóng, các bọt sóng liên tục sinh rồi diệt. Các niệm sinh khởi rồi biến diệt trong tâm mình vẫn như thế. Nhưng nếu chúng ta nhìn từ nước, thì tánh của nước vẫn là ướt, không dị biệt gì trong các đợt sóng hay bọt sóng, và trong tánh nước thì không hể sanh, không hề diệt.

Tương tự, cũng như ảnh hiện trong gương sáng. Các ảnh liên tục sinh ra rồi biến mất trong gương. Những ảnh này có thể gọi là những cái được thấy. Tuy ảnh tới rồi đi, hiện ra rồi biến mất, nhưng tánh sáng của gương vẫn bất động, không gọi được là sinh hay diệt, và đơn giản thì gọi là pháp vô sinh, vô diệt. Nhìn từ ảnh, sẽ thấy thế giới hữu vi liên tục sinh diệt. Khi nhìn từ gương, sẽ thấy Niết bàn vô vi vốn là bất sinh, bất diệt. Đây cũng là ý nghĩa của câu trong Tâm Kinh: “Sắc chính là Không, và Không chính là Sác.” Có nghĩa là, Sắc, tức là tất cả những cái được thấy, được nghe, được ngửi, được nếm, được cảm thọ, được tư lường cũng chính là Không, là rỗng rang, là hư ảo. Và ngược lại, Không cũng chính là Sắc. Nói cách khác, các pháp do duyên sinh, nên các pháp vô ngã, và vì các pháp vô ngã, nên nói rằng không hề có pháp nào sinh ra, và thực tướng chính là bất sinh, bất diệt.

Ngài Hải Ấn Thiền Sư nói thêm rằng: “Phật có thể coi vô số chúng sinh là nhà, thân tâm bất động, soi thấy muôn ngàn thế giới.”

Phật tức là Cái Biết, là Tánh Giác. Chính nơi đây, Phật coi vô số chúng sinh là nhà, nơi đây gương sáng cũng thấy rằng vô lượng ảnh hiện cũng chính là nhà của Như Lai. Tuy rằng Đức Phật hiện ra nơi vô số chúng sinh, nơi vô số cái được thấy, được nghe, được ngửi, được nếm, được cảm thọ, được tư lường nhưng cái gương sáng này, cái bản tâm này, cái thân tâm Phật đó vẫn là bất động. Và “soi thấy muôn ngàn thế giới.”

Sao lại soi thấy muôn ngàn thế giới? Chỗ này chúng ta có thể nhớ tới Đức Phật dạy trong Kinh SN 35.23 Sutta rằng thế giới này thực ra cũng chính là hiển lộ của ngũ uẩn chúng ta. Chúng sinh đây cũng là tất cả thế gian, là phiền não, thực sự cũng là nhà của Như Lai, của Thế Tôn.

Kinh SN 35.23 Sutta ghi lời Đức Phật dạy, bản dịch của Thầy Minh Châu: “Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết về tất cả. Hãy lắng nghe. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tất cả? Mắt và các sắc; tai và các tiếng; mũi và các hương; lưỡi và các vị; thân và các xúc; ý và các pháp. Như vậy, này các Tỷ-kheo, gọi là tất cả. Này các Tỷ-kheo, ai nói như sau: “Sau khi từ bỏ tất cả này, ta sẽ tuyên bố (một) tất cả khác”, thời lời nói người ấy chỉ là khoa ngôn. Và bị hỏi, người ấy không thể chứng minh gì. Và hơn nữa, người ấy có thể rơi vào ách nạn. Vì sao? Này các Tỷ-kheo, như vậy ra ngoài giới vức (avisaya) của người ấy!” (hết trích)

Trong Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh, ngài Hải Ấn Thiền Sư nơi trên đã nói về pháp giải thoát rằng: “Thánh nhân có thể coi ức ngàn muôn đời là nhà, lặng lẽ bất động, cảm hóathông suốt được đạo lớn. Đạo lớn là tâm, mà tâm là trời đất, trời đất thì rộng lớn không có gì ở ngoài nó được.”

Thánh nhân, có nghĩa là người đã giải thoát. Người đó thấy vô lượng thời giankhông gian đều là nhà (tức là, biến hiện của tâm gương sáng), vốn trong thực tướng luôn luôn lặng lẽ bất động, lúc đó sẽ thấy tâm là trời đất. Ý chỉ này không phải là chuyện lý thuyết, mà là pháp thực hành của Thiền Tông, như đã nêu, trích dẫn từ bài Bát Nhã Tâm Kinh nơi trên. Nghĩa là, pháp giải thoátthường trực thấy trực tiếp (không qua chữ nghĩa, không qua lý luận) gương sáng của tâm: tất cả những cái được thấy, được nghe, được ngửi, được nếm, được cảm thọ, được tư lường đều là hiện tướng của tâm gương sáng của mình. Không cần làm gì khác.

Đức Phật cũng dạy như thế trong Kinh Iti 7 Sutta. Nơi đây, pháp giải thoát là chỉ cần thấy trực tiếp và hiểu trực tiếp, mà không dính mắc tâm và rồi buông tất cả các ảnh hiện đó (vì hiểu thực sự tất cả ảnh hiện đều là Không, là hư ảo). Chúng ta dịch Kinh Iti 7 Sutta như sau:

Này các Tỷ-kheo, nếu không trực tiếp biết và hiểu trọn vẹn cái tất cả, nếu không ly thamtừ bỏ nó, các ông không thể chấm dứt khổ đau. Bằng cách trực tiếp biết và hiểu trọn vẹn cái tất cả, ly thamtừ bỏ nó, các ông có thể chấm dứt khổ đau.”

Chỗ này, ngài Tuệ Trung Thượng Sỹ cũng từng nói rằng, người tu phải thấy tâm mình như con trâu bùn, trâu đất, khi trâu bước xuống sông thì bước tới đâu cũng sẽ thấy tan rã ra tới đó, là sẽ giải thoát, mà không cần làm gì khác hết. Nghĩa là, Thiền Tông chỉ có nghĩa là biết trực tiếp (không qua chữ, không qua lý luận) các hiện tướng của tâm, và hiểu trọn vẹn (tức là thấy nó là hư ảo, là Không, là sẽ tan rã như bùn gặp nước). Khi ảnh bất dị với tâm gương sáng, khi trâu bùn bất dị với nước sông, thì đó là khi thấy tâm là trời đất và soi thấy muôn ngàn thế giới.

THAM KHẢO:

- Nguyễn Lang. Việt Nam Phật giáo sử luận: Chương 18: Đạo Phật trong đời Nho học độc tôn:

https://langmai.org/tang-kinh-cac/vien-sach/giang-kinh/viet-nam-phat-giao-su-luan/chuong-18-dao-phat-trong-doi-nho-hoc-doc-ton/

- Kinh MN 56 Sutta:

https://suttacentral.net/mn56/vi/minh_chau

- Kinh SN 35.23 Sutta (The All Sutta):

https://suttacentral.net/sn35.23/vi/minh_chau

- Kinh Itv 7 Sutta:

https://suttacentral.net/iti7/en/sujato

.

.