Trong Đạo Phật có hai thuật ngữ cần đặc biệtlưu tâm, và cần phảinhận thứcrốt ráo, đó là Vô Minh và Minh. Vô minh là hiểu biết không đúng sự thật các sự vật và hiện tượng mà theo thuật ngữPhật học gọi là các pháp, còn được gọi là Vọng tưởng, là Tà kiến là Không Liễu tri các pháp. Vô Minh là hiểu biết của phàm phu. Minh là hiểu biết đúng như thật các pháp còn được gọi là Trí tuệ, là Chánh kiến, là Liễu tri hay Tuệ tri các pháp thuộc về bậc Thánh đã Giác ngộ. Toàn bộ sự tu tập của người Phật tửbao gồm Pháp học, Pháp hành và Pháp thành là để chấm dứtVô minh, để khởi lên Minh, làm cho viên mãn và an trú Minh. Điều này đã được Đức Thế tôngiảng giải trong Kinh Pháp Môn Căn Bản, một bản kinh quan trọng vào bậc nhất trong toàn bộkinh điển. Nội dung của bản kinh chỉ ra rằng: Kẽ phàm phu Tưởng tri các pháp mà Không Liễu tri các pháp và vì Không Liễu tri các pháp nên Dục hỷ các pháp. Chính Dục hỷ các pháp là Căn bản (nguyên nhân) của đau khổ. Bậc Thánh Alahan và chư Phật Thắng tri các pháp và Liễu tri các pháp nên không còn Dục hỷ,nên không còn Nguyên nhân của đau khổ. Người trí qua ví dụ sau có thể hình dung ra những điều này. Ví như một đứa trẻ một tuổi khi nhìn thấy một hòn than lửa đỏ, nó sẽ khởi lên hiểu biết về điều được thấy, do hiểu biết đó nó đi đến cầm lấy hòn than lữa đỏ và kết quả là bỏng tay, rất đau khổ. Một người lớn đã có kinh nghiệm, khi nhìn thấy hòn than lữa đỏ, hiểu biết về đối tượng được thấy khởi lên, biết được sự nguy hiểm khi tay chân chạm vào hòn than lữa đỏ và do hiểu biết như vậy người đó không đưa tay cầm lấy hòn than lữa đỏ như đứa trẽ kia. Tóm lại là hiểu biết như thế nào thì sống như thế ấy. Nếu hiểu biết của một người là Vô minh, không đúng với sự thật, thì cuộc sống của người đó sẽ mâu thuẫn với sự thật, xung đột với sự thât, nên sẽ có sầu bi khổ ưu não. Nếu hiểu biết của một người là Minh, đúng với sự thật thì sẽ không mâu thuẫn, không xung đột, và sẽ thích nghi với mọi sự thật và,sẽ không có sầu bi khổ ưu não. ...
MỤC LỤC
VÔ MINH VÀ MINH 3 CẢM THỌ 31 TUỆ TRITHAM SÂN SI 38 THIỀN PHẬT GIÁO 49 BA TRỤ CỘT CỦA PHÁP HÀNH 58 CHẤP THỦ 63 CÓ PHẢI “NGŨ UẨN GIAI KHÔNG” KHÔNG ? 66 CHÁNH TRÍ 73 TUỆ TRI VỊ NGỌT SỰ NGUY HIỂM SỰ XUẤT LY 80 THẤT THÁNH TÀI HAY BẨY TÀI SẢN CỦA BẬC THÁNH 86 BẬC THÁNH A LA HÁN CÓ THẤT THÁNH TÀI KHÔNG 93 THAN KHÓC TRONG GIỚI LUẬT BẬC THÁNH 96 GIỚI KHÔNGSÁT SANH 100 BỐ THÍ 108 NHẤT DẠ HIỀN GIẢ 112 TRI KIẾN PHẬT HAY THẤY BIẾT CỦA PHẬT 119 LÝ DUYÊN KHỞI VÀ VÔ THƯỜNGVÔ NGÃ 126 BỐN ĐIÊN ĐẢO: THƯỜNG LẠC NGÃ TỊNH 137 THẤY SỢI DÂY TƯỞNG LÀ CON RẮN. 144 TỪ BI 148 GIẢI MÃ KINH A DI ĐÀ 151 NỘI KHÔNG VÀ NGOẠI KHÔNG 160 THỰC TƯỚNG LÀ VÔ TƯỚNG 171 THỨC HOÁ SANH VÀ HOÁ SANH 173